Giáo án Khối 5 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 (Bản 2 cột)

Giáo án Khối 5 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 (Bản 2 cột)

 Toán

Tiết 132: QUÃNG ЬƯỜNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.

 - HS vận dụng kiến thức vào làm các bài tập theo yêu cầu.

 - HS làm bài 1, bài 2.

2. Năng lực:

Năng lực chung:Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực đặc thù: Nắm được cách tính quãng đường đi được của một chuyển động đều, vận dụng kiến thức vào làm các bài tập theo yêu cầu.

3. Phẩm chất: Yêu thích môn học

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đồ dùng

 - Giáo viên: Bảng phụ

 - Học sinh: Vở, SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não

 

docx 13 trang cuongth97 06/06/2022 4030
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 27 - Năm học 2020-2021 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27 
NS:27/3/2021
ND:T2/29/3/2021
Tiết 2: Toán
Tiết 131: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết tính vận tốc của chuyển động đều.
2. Kĩ năng:
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
- HS làm bài 1, bài 2 , bài 3.
2. Năng lực: 
Năng lực chung: Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Năng lực đặc thù: Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất: Yêu thích môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
- Giáo viên: Bảng phụ, Bảng nhóm 
- Học sinh: Vở, SGK. 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện" nêu quy tắc và công thức tính vận tốc.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết tính vận tốc của chuyển động đều.
	- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
 - HS làm bài 1, bài 2 , bài 3.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cặp đôi
- GV gọi HS đọc đề toán, thảo luận cặp đôi:
+ Để tính vận tốc của con đà điểu chúng ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét HS
Bài 2: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK, chia sẻ yêu cầu bài toán:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Cho 1 HS làm vở
- GV nhận xét HS
Bài 3: HĐ cá nhân
- Yêu HS đọc đề bài toán
- Cho HS lên bảng làm, chia sẻ kết quả
- GV cùng HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Chốt lời giải đúng.
Bài tập chờ
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài và tự làm bài
- GV giúp đỡ HS khi cần thiết
- HS đọc to đề bài cho cả lớp cùng nghe
- HS thảo luận cặp đôi
+ Ta lấy quãng đường nó có thể chạy chia cho thời gian cần để đà điểu chạy hết quãng đường đó.
- HS làm bài, 1 HS đại diện lên bảng chữa bài, chia sẻ kết quả
- Lớp theo dõi, nhận xét.
Bài giải
Vận tốc chạy của đà điểu là:
5250 : 5 = 1050 (m/phút)
 Đáp số: 1050 m/phút
- 1HS đọc đề bài, chia sẻ yêu cầu bài toán
+ Bài tập cho quãng đường và thời gian, yêu cầu chúng ta tìm vận tốc.
- HS làm vở, chia sẻ kết quả
S
130km
147km
210m
t
4 giờ
3 giờ
6 giây
V
32,5km/ giờ
49km/giờ
35m/giây
- HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS chữa bài, chia sẻ kết quả
Bài giải
Quãng dường người đó đi bằng ô tô là:
25 – 5 = 20 (km)
Thời gian người đó đi bằng ô tô là: 0,5 giờ
Vận tốc của ô tô là:
20 : 0,5 = 40 (km/giờ)
Đáp số: 40km/giờ
- HS đọc bài và làm bài, báo cáo giáo viên
Bài giải
Thời gian đi của ca nô là:
7 giờ 45 phút - 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút
1 giờ 15 phút = 1,25 giờ
Vận tốc của ca nô là:
30 : 1,25 = 24(km/giờ)
 Đáp số: 24 km/giờ
3. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS giải bài toán sau:
Một người đi xe đạp trên quãng đường dài 25km hết 1 giờ 40 phút. Tính vận tốc của người đó ?
- HS giải
 Bài giải
Đổi 1 giờ 40 phút = 1 giờ = giờ
Vận tốc của người đó là:
 25 : = 15 ( km/giờ)
	 Đáp số : 15 km/giờ
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Chia sẻ với mọi người cách tính vận tốc của chuyển động khi biết quãng đường và thời gian.
- HS nghe và thực hiện
NS:28/3/2021
ND:T3/30/3/2021
 Toán
Tiết 132: QUÃNG ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
 - HS vận dụng kiến thức vào làm các bài tập theo yêu cầu.	
 - HS làm bài 1, bài 2.
2. Năng lực: 
Năng lực chung:Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực đặc thù: Nắm được cách tính quãng đường đi được của một chuyển động đều, vận dụng kiến thức vào làm các bài tập theo yêu cầu.
3. Phẩm chất: Yêu thích môn học
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Bảng phụ 
 - Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" tính vận tốc khi biết quãng đường và thời gian(Trường hợp đơn giản) 
- Ví dụ: s = 70km; t = 2 giờ
 s = 40km, t = 4 giờ
- GV nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
*Cách tiến hành:
 Hình thành cách tính quãng đường
* Bài toán 1: 
- Gọi HS đọc đề toán
- GV cho HS nêu cách tính quãng đường đi được của ô tô
- Hướng dẫn HS giải bài toán.
- GV nhận xét và hỏi HS:
+ Tại sao lại lấy 42,5 × 4= 170 (km) ?
- Từ cách làm trên để tính quãng đường ô tô đi được ta làm thế nào?
- Muốn tính quãng đường ta làm như thế nào?
Quy tắc
- GV ghi bảng: S = V × t
* Bài toán 2: 
- Gọi HS đọc đề toán
- Cho HS chia sẻ theo câu hỏi:
+ Muốn tính quãng đường người đi xe đạp ta làm ntn?
+ Tính theo đơn vị nào?
+ Thời gian phải tính theo đơn vị nào mới phù hợp?
- Lưu ý hs: Có thể viết số đo thời gian dưới dạng phân số: 2 giờ 30 phút = giờ
 Quãng đường người đi xe đạp đi được là: 12 = 30 (km)
- HS đọc đề toán.
- HS nêu
- HS thảo luận theo cặp, giải bài toán.
Bài giải
Quãng đường đi được của ô tô là:
42,5 × 4 = 170 (km)
Đáp số: 170 km
+ Vì vận tốc ô tô cho biết trung bình cứ 1giờ ô tô đi được 42,5 km mà ô tô đã đi 4 giờ.
- Lấy quãng đường ô tô đi được trong 1giờ (hay vận tốc ô tô nhân với thời gian đi.
- Lấy vận tốc nhân với thời gian.
- 2 HS nêu.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài vào nháp 1 HS lên bảng giải
- HS(M3,4)có thể làm 2 cách:
+ Vận tốc nhân với thời gian.
+ Vận tốc của xe dạp tính theo km/giờ.
+ Thời gian phải tính theo đơn vị giờ.
 Bài giải
Đổi: 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
 Quãng đường người đó đi được là:
12 × 2,5 = 30 (km)
 Đáp số: 30 km
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: 
 - HS vận dụng kiến thức vào làm các bài tập theo yêu cầu.	
 - HS làm bài 1, bài 2.
*Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc yêu cầu của bài
- HS tự làm vào vở
- GV kết luận
Bài 2: HĐ cá nhân
- Yêu cầu HS đọc đề.
- Yêu cầu HS làm bài 
- HS nhận xét bài làm của bạn
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập chờ
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài và làm bài
- GV giúp đỡ HS nếu cần
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ cách làm.
Bài giải
Quãng đường đi được của ca nô là:
15,2 × 3 = 45,6 (km)
Đáp số: 45,6 km
- HS đọc.
- HS làm vào vở, 1 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ cách làm
Bài giải
15 phút = 0,25 giờ
Quãng đường đi được của người đó là:
12,6 × 0,25 = 3,15 (km)
 Đáp số: 3,15 km
- HS làm bài cá nhân
Bài giải
Thời gian đi của xe máy là
11 giờ - 8 giờ 20 phút = 2 giờ 40 phút
2 giờ 40 phút = 8/3 giờ
Quãng đường AB dài là:
42 : 3 × 8 = 112( km)
 Đáp số: 112km
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS vận dụng kiến thức làm bài sau:
Một người đi bộ với vận tốc 5km/giờ. Tính quãng đường người đó đi được trong 6 phút. 
- HS giải:
Bài giải
6 phút = 0,1 giờ
Quãng đường người đó đi trong 6 phút là:
5 × 0,1 = 0,5(km)
 Đáp số: 0,5km
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Chia sẻ với mọi người cách tính quãng đường của chuyển động khi biết vận tốc và thời gian.
- HS nghe và thực hiện
NS:29/3/2021
ND:T4/31/3/2021
 Toán
Tiết 133: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
 - HS vận dụng kiến thức vào làm các bài tập theo yêu cầu.
 - HS làm bài 1, bài 2.
4. Năng lực: 
Năng lực chung: Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Năng lực đặc thù: Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
- Giáo viên: Bảng phụ, SGK.
- Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Gọi thuyền" với các câu hỏi về tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian. Ví dụ:
+ v = 5km; t = 2 giờ
+ v = 45km; t= 4 giờ
+ v= 50km; t = 2,5 giờ
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
 - HS làm bài 1, bài 2.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu, cặp đôi thảo luận theo câu hỏi, làm bài và chia sẻ
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài
- Giáo viên lưu ý học sinh đổi đơn vị đo ở cột 3 trước khi tính:
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán chia sẻ cách làm
+ Để tính được độ dài quãng đường AB chúng ta phải biết những gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét chữa bài
Bài tập chờ
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài và làm bài
- GV giúp đỡ HS nếu cần
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Tính quãng đường với đơn vị là km rồi viết vào ô trống.
- Học sinh làm vở, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ kết quả
- Với v = 32,5 km/giờ; t = 4 giờ thì
S = 32,5 × 4 = 130 (km)
- Đổi: 36 km/giờ = 0,6 km
Hoặc 40 phút = giờ
- Học sinh đọc 
- HS tóm tắt bài toán, chia sẻ cách làm
- Để tính được độ dài quãng đường AB chúng ta phải biết thời gian ô tô đi từ A đến B và vận tốc của ô tô.
- Học sinh làm vở, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ kết quả.
Bài giải
Thời gian người đó đi từ A đến B là:
12 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 45 phút
Đổi 4 giờ 45 phút = 4,75 giờ
Quãng đường AB dài là:
4,75 × 46 = 218,5 km
 Đáp số: 218,5 km
- HS làm bài, báo cáo giáo viên
Bài giải
Đổi 15 phút = 0,25 giờ
Quãng đường ong mật bay được là:
8 × 0,25 = 2(km)
Đáp số: 2km
3. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS vận dụng làm bài sau:
Một con ngựa phi với vận tốc 35km/giờ trong 12 phút. Tính độ dài con ngựa đã đi.
- HS giải:
 Bài giải
Đổi 12 phút = 0,2 giờ
Độ dài quãng đường con ngựa đi là:
 35 × 0,2 = 7(km)
 Đáp số: 7km
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà tính quãng đường đi được của một một chuyển động khi biết vận tốc và thời gian.
- HS nghe và thực hiện
NS:30/3/2021
ND: T5/1/4/2021
 Toán 
Tiết 134: THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.
 - Vận dụng cách tính thời gian của một chuyển động đều để giải các bài toán theo yêu cầu.
 - HS làm bài 1(cột 1,2), bài 2.
2. Năng lực: 
Năng lực chung: Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Năng lực đặc thù: Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
2. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Bảng phụ 
 - Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên"để: Nêu cách tính vận tốc, quãng đường.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.
*Cách tiến hành:
Bài toán 1: HĐ nhóm
- GV dán băng giấy có đề bài toán 1 và yêu cầu HS đọc, thảo luận nhóm theo câu hỏi rồi chia sẻ trước lớp:
+ Vận tốc ô tô 42,5km/giờ là như thế nào ?
+ Ô tô đi được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét ?
+ Biết ô tô mỗi giờ đi được 42,5km và đi được 170km. Hãy tính thời gian để ô tô đi hết quãng đường đó ?
+ 42,5km/giờ là gì của chuyển động ô tô ?
+ 170km là gì của chuyển động ô tô ?
+ Vậy muốn tính thời gian ta làm thế nào ?
- GV khẳng định: Đó cũng chính là quy tắc tính thời gian. 
 - GV ghi bảng: t = s : v
 Bài toán 2: HĐ nhóm
- GV hướng dẫn tương tự như bài toán 1.
- Giải thích: trong bài toán này số đo thời gian viết dưới dạng hỗn số là thuận tiện nhất; đổi số đo thành 1 giờ 10 phút cho phù hợp với cách nói thông thường.
- GV cho HS nhắc lại cách tính thời gian, nêu Công thức tính thời gian, viết sơ đồ về mối quan hệ giữa ba đại 
lượng : s, v, t
- HS đọc ví dụ
+ Tức là mỗi giờ ô tô đi được 42,5km.
+ Ô tô đi được quãng đường dài 170km.
+ Thời gian ô tô đi hết quãng đường đó là :
 170 : 42,5 = 4 ( giờ )
 km km/giờ giờ
+ Là vận tốc ô tô đi được trong 1 giờ.
+ Là quãng đường ô tô đã đi được.
- Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc
- HS nêu công thức
- HS tự làm bài, chia sẻ kết quả
 Bài giải
 Thời gian đi của ca nô
 42 : 36 = (giờ)
 giờ = 1 giờ = 1 giờ 10 phút.
 Đáp số: 1 giờ 10 phút 
- HS nhắc lại cách tính thời gian, nêu công thức.
3. HĐ luyện tập: (15 phút)
*Mục tiêu: 
 - Vận dụng cách tính thời gian của một chuyển động đều để giải các bài toán theo yêu cầu.
 - HS làm bài 1(cột 1,2), bài 2.
*Cách tiến hành:
Bài 1(cột 1,2): HĐ cá nhân
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính thời gian 
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: HĐ cá nhân
- HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS tóm tắt từng phần của bài toán, chia sẻ cách làm:
+ Để tính được thời gian của người đi xe đạp chúng ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập chờ
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài và làm bài
- GV quan sát, giúp đỡ HS
- HS đọc
- Yêu cầu tính thời gian 
- HS nêu 
- Cả lớp làm vào vở sau đó chia sẻ cách làm:
s (km)
35
10,35
v (km/h)
14
4,6
t (giờ)
2,5
2,25
- 1 HS đọc đề bài
- HS tóm tắt, chia sẻ cách làm
- Lấy quãng đường đi được chia cho vận tốc
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ cách làm:
Bài giải
Thời gian đi của người đó là :
23,1 : 13,2 = 1,75 (giờ)
Đáp số : 1,75 giờ
- HS đọc bài và làm bài sau đó báo cáo giáo viên
Bài giải
Thời gian bay của máy bay là:
2150 : 860 = 2,5 (giờ)
2,5 giờ = 2 giờ 30 phút
Máy bay bay đến nơi lúc:
8 giờ 45 phút + 2 giờ 30 phút = 11 giờ 15 phút
 Đáp số: 11 giờ 15 phút
4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)
- GV chốt: s = v × t; 
 v = s : t
 t = s : v
- Nêu cách tính thời gian?
- HS nghe
- HS nêu
- Chia sẻ với mọi người cách tính thời gian khi biết vận tốc và quãng đường của một chuyển động đều.
- HS nghe và thực hiện
NS:31/3/2021
ND:T6/2/4/2021
Toán 
Tiết 135: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Biết tính thời gian của một chuyển động đều. 
 - Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
 - Vận dụng kiến thức làm các bài tập có liên quan
 - HS làm bài 1, bài 2, bài 3.	
2. Năng lực: 
Năng lực chung: Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Năng lực đặc thù: Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh đức tính cẩn thận, tỉ mỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Bảng phụ, bảng lớp
 - Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu cách tính v, s, t.
- Gv nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết tính thời gian của một chuyển động đều. 
 - Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
 - HS làm bài 1, bài 2, bài 3.	
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc đề bài, thảo luận theo câu hỏi, chia sẻ kết quả:
- Bài tập yêu cầu làm gì ?
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- Lưu ý: Mỗi trường hợp phải đổi ra cách gọi thời gian thông thường.
- GV nhận xét chữa bài 
Bài 2 : HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc đề bài, thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:
+ Để tính được thời gian con ốc sên bò hết quãng đường 1,08 m ta làm thế nào?
+ Vận tốc của ốc sên đang được tính theo đơn vị nào? Còn quãng đường ốc sên bò được tính theo đơn vị nào ?
- HS tự làm bài, chia sẻ cách làm
- GV nhận xét chữa bài 
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV giúp đỡ HS hạn chế trong quá trình giải bài toán này.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
Bài tập chờ
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài và làm bài
- GV quan sát, giúp đỡ HS
- Viết số thích hợp vào ô trống 
- Tính thời gian chuyển động
- HS làm bài theo nhóm, chia sẻ kết quả
s (km)
261
78
165
96
v(km/giờ)
60
39
27,5
40
t (giờ)
4,35
2
6
2,4
- 1 HS đọc đề bài, thảo luận cặp đôi
- Ta lấy quãng đường đó chia cho vận tốc của ốc sên.
- Vận tốc của ốc sên đang được tính theo đơn vị là cm/phút. Còn quãng đường ốc sên bò được lại tính theo đơn vị mét.
 - Đại diện HS làm trên bảng lớp, chia sẻ cách làm:
Bài giải
Đổi 1,08m = 108 cm
Thời gian con ốc bò đoạn đường đó là :
108 : 12= 9 (phút)
Đáp số : 9 phút
- 1 HS đọc đề.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp, chia sẻ cách làm
Bài giải
Thời gian để con đại bàng bay hết quãng đường là :
72 : 96 = 3/4 (giờ)
3/4 giờ = 45 phút
 Đáp số : 45 phút
- HS làm bài sau đó báo cáo kết quả
Bài giải
Đổi 10,5km = 10 500m
Thời gian để rái cá bơi là:
10 500 : 420 = 25 phút
 Đáp số : 25 phút
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- Nêu công thức tính s, v, t ?
- Nhận xét giờ học, giao bài về nhà.
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà vận dung cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian vào cuộc sống.
- HS nghe và thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoi_5_tuan_27_nam_hoc_2020_2021_ban_2_cot.docx