Giáo án Khối 5 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Trần Nữ Cẩm Linh

Giáo án Khối 5 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Trần Nữ Cẩm Linh

TẬP ĐỌC: NGHĨA THẦY TRÒ

I- MỤC TIÊU :

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi , tôn kính tấm gương cụ giáo Chu .

 - Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân ta , nhắc nhở mọi ngươì cần giữ gìn , phát huy truyền thống tốt đẹp đó . ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )

 - Giáo dục các em kính yêu thầy cô giáo và các nhân viên trong trường.

- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ chép đoạn cần luyện.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

1. Khởi động:

Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi « bắn tên » ; đọc thuộc lòng một vài khổ thơ hoặc cả bài « Cửa sông » trả lời câu hỏi.

Việc 2: HS tham gia trò chơi.

Việc 3: Nhận xét đánh giá.

2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

- H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?

HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài:

- Nêu mục tiêu.

 

doc 24 trang cuongth97 06/06/2022 3960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 - Trần Nữ Cẩm Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 26
 Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2021
TẬP ĐỌC: NGHĨA THẦY TRÒ
I- MỤC TIÊU : 
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi , tôn kính tấm gương cụ giáo Chu .
 - Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân ta , nhắc nhở mọi ngươì cần giữ gìn , phát huy truyền thống tốt đẹp đó . ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ) 
 - Giáo dục các em kính yêu thầy cô giáo và các nhân viên trong trường.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ chép đoạn cần luyện.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi « bắn tên » ; đọc thuộc lòng một vài khổ thơ hoặc cả bài « Cửa sông » trả lời câu hỏi.
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?
HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: 1HS giỏi đọc bài
Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài: 
Việc 3: Thảo luận nhóm cách chia đoạn, 1 H nêu cách chia đoạn. (3 đoạn)
Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm.
 Lần 1: Phát hiện từ khó luyện.
 Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ.
Việc 5: Các nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
Việc 6: Nghe GV đọc mẫu.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung:
Thảo luận, trao đổi câu hỏi. 
- Cá nhân đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe. 
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài. 
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài. 
- GV nhận xét, giải nghĩa một số từ khó trong bài.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm: 
Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng 
Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp.
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc. 
Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt. 
Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài.
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Vấn đáp, quan sát.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
Tiêu chí đánh giá: 
HĐ 1:
+ Nắm được các đoạn và giọng đọc của từng đoạn.
+ Đọc đúng tiếng, từ ngữ. Giải thích được nghĩa của từ trong bài.
+ Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Đọc trôi chảy, lưu loát.
HĐ 2:
Hiểu được nội dung của bài
1.Các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy; Chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ: Từ sáng sớm các môn sinh đã tề tựu đông đủ trước sân nhà thầy giáo, họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý, cùng theo thầy đến thăm người mà thầy mang ơn rất nặng.
2. Thầy giáo Chu rất tôn kính người thầy đã dạy mình từ thuở vỡ lòng,Thầ chắp tay cung kính vái lạy cụ đồ, Thầy cung kính thưa với cu “lạy thầy ! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy”.
3. Những thành ngữ, tục ngữ: Tiên học lễ, hậu học văn./ Tôn sư trọng đạo.
* Nội dung: : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân ta , nhắc nhở mọi ngươì cần giữ gìn , phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
HĐ 3: Toàn bài. Giọng nhẹ nhàng, trang trọng. Luyện đọc diễn cảm đoạn 3
Lời thầy giáo Chu nói với học trò- ôn tồn, thân mật; nói với cụ đồ già- kính cẩn.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG:
Chia sẻ với người thân nội dung nội dung bài đọc.
TOÁN: NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU: Biết :
 - Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số 
 - Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế . H làm được bài tập 1
- Giáo dục HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học, GD tính cẩn thận, chịu khó.
- Tích cực hợp tác trong nhóm, cẩn thận và sáng tạo trong thực hành luyện tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Bảng phụ
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho cả chơi một trò chơi.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
* Tìm hiểu ví dụ 1:
- Đọc, nêu phép tính tương ứng rồi tính
 * Ví dụ 2:
 - Thực hiện tương tự.
+ Nêu phép tính 3 giờ 15 phút
+ Thực hiện nhân x 5
+ Nêu kết quả 15 giờ 75 phút
+ Nêu cách đổi. = 16 giờ 15 phút
 * Rút ra nhận xét về cách thực hiện nhân số đo thời gian.
 Bài 1: Tính:
- Cá nhân làm bài vào vở:
 - Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
- Nhận xét, đối chiếu kq.
* Củng cố: Cách đặt tính và thực hiện phép nhân số đo thời gian.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí: 
Ví dụ:
- HS nắm được cách nhân số đo thời gian.
- Vận dụng tính đúng các phép tính theo yêu cầu của SGK.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
Bài 1:
- HS nắm được cách nhân số đo thời gian.
- Vận dụng tính đúng các phép tính theo yêu cầu của BT1.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 Chia sẻ với người thân một số BT.
 ------------------------------------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU:
LỊCH SỬ:	CHIẾN THẮNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”
I. MỤC TIÊU:
- Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta.
- Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”.
- HS trình bày thông tin một cách trôi chảy, mạnh dạn, tự tin.
- Yêu quý môn lịch sử. Tự hào về Dân tộc VN.
- Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Hình minh hoạ SGK
- Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
HĐTQ Tổ chức trò chơi “ai nhanh ai đúng” nhắc lại kiến thức đã học 
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV giới thiệu bài – ghi bảng
- HS viết tên bài vào vở.
- HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Tìm hiểu vì sao quân đội Mĩ âm mưu dùng không quân hủy diệt Hà Nội năm 1972:
Việc 1: Quan sát các hình kết hợp thông tin ở SGK, TL nhóm đôi trả lời câu hỏi:
? Tại sao Mĩ ném bom hòng hủy diệt Hà Nội?
Việc 2: Các nhóm thảo luận , chia sẻ trong nhóm
Việc 3: Đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Tìm hiểu về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972
Việc 1: Quan sát các hình kết hợp thông tin ở SGK, TL nhóm trả lời câu hỏi:
? Nêu ấn tượng mạnh nhất của em về 12 ngày đêm chiến đấu của quân dân miền Bắc đập tan cuộc tấn công hủy diệt của không quân Mĩ?
? Tại sao ngày 30 – 12 – 1972, Tổng thống Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc?
Việc 2: Các nhóm chia sẻ kết quả trong nhóm
Việc 3: Đại diện nhóm trình bày, các bạn còn lại lắng nghe và bổ sung, thống nhất kết quả
- GV nhận xét, đánh giá.
Đánh giá thường xuyên:
+ Phương pháp: Vấn đáp	
+ Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.	
+ Tiêu chí:
1. HS trả lời được: Mĩ dùng không quân hủy diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc năm 1972 với âm mưu buộc chúng ta tuân theo ý muốn của Mĩ: thỏa hiệp theo những điều khoản có lợi cho Mĩ.
2. HS trả lời được: - Với lực lượng không quân hùng hậu cùng vũ khí tối tân hiện đại, âm mưu hủy diệt miền Bắc của Mĩ bị đập tan. Mười hai ngày đêm chiến đấu ngoan cường, quân và dân Hà Nội đã lập kì tích trong chiến dịch phòng không oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc. - Ngày 30-12-1972, Tổng thống Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc vì phải nhận thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mĩ, không thể khuất phục được nhân dân ta bằng bom đạn. 
 C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà kể lại trận chiến “Điện Biên Phủ trên không” cho người thân nghe.
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
ĐỊA LÝ:	CHÂU MĨ
I. MỤC TIÊU:
- Mô tả được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Mĩ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
+ Địa hình châu Mĩ từ Tây sang Đông: núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên.
+ Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Mĩ.
- Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ.
- GD HS lòng say mê, thích khám phá thế giới.
- Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bản đồ các nước châu Mĩ.
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
- Tranh ảnh hoặc tư liệu về rừng A-ma zôn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ1: Làm việc với quả địa cầu
Việc 1: Cặp đôi đọc thông tin SGK kết hợp quan sát quả địa cầu và trao đổi với nhau:
- Theo dõi cô giáo chỉ trên quả Địa Cầu đường phân chia bán cầu Đông và Tây	
- Kể tên những châu lục nằm ở bán cầu Đông và châu lục nằm ở bán cầu Tây
Việc 2: HĐTQ cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá.
HĐ2: Xác định vị trí và giới hạn châu Mĩ
HĐ cá nhân
Quan sát hình 1, đọc thông tin SGK
HĐ nhóm đôi
Trả lời câu hỏi: - Cho biết châu Mĩ giáp với những đại dương nào?
	 - Châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong các châu lục trên thế giới
HĐ nhóm
Việc 1: Nhóm trưởng lần lượt gọi các bạn báo cáo kết quả, các bạn còn lại lắng nghe và bổ sung, thống nhất kết quả
Việc 2: Chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá.
*Đánh giá thường xuyên: 
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng.
- Tiêu chí :
HĐ 1 : HS kể được tên những châu lục nằm ở bán cầu Đông và châu lục nằm ở bán cầu Tây.
HĐ 2: Nêu được vị trí châu Mỹ.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Cùng người thân tìm hiều thêm về địa lý thế giới.
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
ĐẠO ĐỨC: 	 EM YÊU HÒA BÌNH (T1)
I.MỤC TIÊU:
 - Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em. Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày.
 - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
 - Yêu hoà bình và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự tin, giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn hát bài Trái đất này là của chúng em.
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu & ghi đề bài.
HĐ 1: Tìm hiểu thông tin: 
- Y/CHS quan sát tranh ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh.
? Em thấy gì qua các bức ảnh đó.
- Đọc các thông tin, thảo luận nhóm các câu hỏi sgk.
- Đại diện các nhóm chia sẻ ý kiến.
- GV kết luận.	
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
BT1: Bày tỏ thái độ:
- GV lần lượt đọc từng ý kiến, HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước-> Một số HS giải thích lý do
BT2: Những hành động, việc làm nào thể hiện lòng yêu hòa bình?
- Đọc các hành động, việc làm ở BT2 và trao đổi với bạn bên cạnh
- HĐTQ cho các bạn chia sẻ->phỏng vấn nhau:
BT3: Em biết những hoạt động yêu hòa bình nào trong các hoạt động dưới đây:
- Nhóm trưởng điều hành thảo luận BT 3.
- Chia sẻ
- GV nhận xét, bổ sung. 
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí:
BT1: HS biết được trẻ em có quyền sống trong hòa bình và có trách nhiệm bảo vệ hòa bình.
Các ý kiến đúng: a,d; các ý kiến b,c là sai.
BT2: HS hiểu được những biểu hiện của lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hằng ngày (b,c)
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
BT3: HS biết được những hoạt động cần làm để bảo vệ hòa bình.
=> Rút ra ghi nhớ. HS nắm ND cần ghi nhớ
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân ND bài học; biết thể hiện lòng yêu hòa bình bằng những việc làm cụ thể hằng ngày
 ------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2021
CHÍNH TẢ(Nghe – viết): LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
I- MỤC TIÊU : 
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi, không mắc quá 5 lỗi. Tìm được các tên riêng theo yêu cầu của BT2 và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ.
- Rèn luyện kĩ năng viết.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Rèn luyện kĩ năng tự học, hợp tác nhóm.
*ĐC theo CV 405:Giảm chính tả đoạn bài nghe-viết thành chính tả nghe-ghi; Viết hoa thể hiện sự tôn kính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
 - Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát 1 bài.
 - Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*Việc 1: Tìm hiểu về bài viết- luyện viết từ khó: 
- Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp.
- Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết.
- Chia sẻ với GV về cách trình bày.
- Tìm từ khó viết và trao đổi cùng bạn bên cạnh.
- Luyện viết vào nháp, chia sẻ cùng GV. 
*Việc 2: Viết chính tả 
- GV đọc bài viết, lưu ý cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết và ý thức luyện chữ viết. 
- Gọi 1HS đọc lại đoạn viết, lớp nhẩm thầm.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn cho học sinh viết chưa đẹp.
- GV đọc chậm - HS dò bài.
*Việc 3: Làm bài tập 
Bài 2: Tìm các tên riêng trong câu chuyện “Tác giả bài Quốc tế ca” và cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào?
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, tìm các tên riêng, nêu quy tắc viết hoa.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt: 
+ Tên người, tên các thời đại: Ơ - gien Pô - chi - ê, Pi - e Đơ - gây - tê, Pa - ri. 
+ Quy tắc viết hoa tên riêng.
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Vấn đáp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Tiêu chí đánh giá: 
Việc 1:
 + Hiểu nội dung bài viết.
+ Nắm được cách trình bày hình thức bài văn xuôi.
Việc 2:
 Kĩ năng viết chính tả của HS
+ Viết chính xác từ khó: Ngày Quốc tế Lao động, làn sóng, Niu Y-oóc, Pít-sbơ-nơ.
+ Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp.
Việc 3:
Phân tích cấu tạo âm vần, phân biệt âm vần dễ lẫn lộn.
 (Chi-ca- gô, Mĩ, Niu Y-oóc, Ban- ti- mo, Pit - sbơ - nơ,....) + Nắm chắc quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
+ Tìm đúng các tên riêng có trong đoạn văn. 
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 Chia sẻ cùng người thân cách viết hoa tên riêng nước ngoài.
TOÁN: CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ
I- MỤC TIÊU : Biết : 
- Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số 
- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế; H làm được bài tập 1 
- Giáo dục HS ý thức tính toán cẩn thận, trình bày bài khoa học. 
- Tích cực hợp tác trong nhóm, cẩn thận và sáng tạo trong thực hành luyện tập, rèn luyện NL tính toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho cả chơi một trò chơi ưa thích.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
* Tìm hiểu ví dụ 1,2 sgk:
- Đọc, nêu phép tính tương ứng rồi tính
 * Ví dụ 2:
 - Thực hiện tương tự, trao đổi cần đổi 3 giờ ra phút, cộng với 40 phút rồi chia tiếp.
 * Rút ra nhận xét về cách thực hiện nhân số đo thời gian.
Bài 1: Tính:
 - Cá nhân làm bài vào vở:
- Nhận xét, đối chiếu kq.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí: 
Ví dụ 1, 2:
- HS nắm được cách thực hiện phép chia số đo thời gian.
- Vận dụng tính đúng các phép tính theo yêu cầu của SGK.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
Bài 1:
- HS nắm được cách chia số đo thời gian( Đặt tính và thực hiện tính)
- Vận dụng tính đúng các phép tính theo yêu cầu của BT1.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Chia sẻ với người thân về bài học ngày hôm nay.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG
I. MỤC TIÊU:
 - Biết một số từ liên quan đến Truyền thống dân tộc.
 - Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: Truyền thống gồm từ truyền (trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ Thống (nối tiếp nhau không dứt); làm được BT 2,3; ĐC: Không làm BT 1
- GD HS biết cách sử dụng từ ngữ hợp lí, đúng chủ đề.
- HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.Từ điển Tiếng Việt.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi. 
 - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 2: Xếp các từ trong ngoặc đơn thành 3 nhóm.
 - Đọc và làm bài tập.
 - Chia sẻ kết quả.
 - Chia sẻ trước lớp, lớp thống nhất:
a)Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác: truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống.
b)Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết: truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng.
c) Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người: truyền máu, truyền nhiễm.
Bài 3: Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc.
- Trao đổi, thống nhất kq.
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết
Kĩ thuật: thực hành, đặt câu hỏi, ghi chép ngắn..
Tiêu chí đánh giá:
Bài 2: Biết xếp các từ đã cho vào các nhóm thích hợp.
Tiêu chí
HTT
HT
CHT
1. Xếp đúng các từ ngữ vào ba nhóm thích hợp. 
2. Hợp tác tốt
3. Phản xạ nhanh
3. Trình bày đẹp
Bài 3: Nắm được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Truyền thống, vận dụng để tìm được từ ngữ ở BT3.
+ Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.
+ Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng 
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ cùng người thân các từ ngữ thuộc chủ điểm An ninh- trật tự.
 ------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ tư ngày 24 tháng 3 năm 2021
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Biết : 
- Nhân , chia số đo thời gian 
- Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán có nội dung thực tế; HS làm BT1(c, d), 2(a, b), 3, 4
- Giáo dục HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học, GD tính cẩn thận, chịu khó.
- Tích cực hợp tác trong nhóm, cẩn thận và sáng tạo trong thực hành luyện tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: VBT bài 2.Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “Xì điện”: Hỏi - đáp về cách thực hiện phép nhân, chia số đo thời gian. 
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Tính:
- Gọi HS đọc nội dung bài tập.
-YC cá nhân làm bàng con.
- Gọi 4 HS lên bảng (HSTB chỉ làm câu c;d; HSNK làm thêm câu a;b) 
- HĐTQ điều hành chia sẻ kết quả trước lớp.
* C cố: Cách nhân,chia số đo thời gian cho 1 số tự nhiên.
c) 7 phút 26 giây ; 14 giờ 28 phút 7
 x 2 0 giờ 28 phút 2 giờ 4 phút
 14 phút 52 giây 0 
Bài 2: Tính:
- Cá nhân làm bài.
- Trao đổi, chia sẻ kq. 
- Một số H nêu ý kiến, lớp thống nhất kq.
a) (3giờ 40 phút + 2giờ 25 phút ) x 3
 	= 5 giờ 65 phút x 3
 = 15 giờ 195 phút
 = 18 giờ 15 phút
 	b) 3giờ 40 phút + 2giờ 25 phút x 3
 = 3giờ 40 phút + 6 giờ 75 phút = 9 giờ 115 phút = 10 giờ 55 phút
C cố: Cách nhân, chia số đo thời gian cho 1 số tự nhiên qua thực hiện tính.
Bài 3: Giải toán:
- Thảo luận, nêu các bước giải
 - Cá nhân làm bào
 - Trình bày kq trước lớp, lớp thống nhất kq.
C cố: Các bước giải và QT nhân, chia số đo thời gian cho 1 số.
Bài 4: So sánh (> < =)
- YC HĐ cá nhân.
- Gọi 3HS lên bảng làm.
* C cố: QT cộng, trừ, nhân, chia số đo TG với 1 số và cách SS 2 số có đơn vị đo T gian.
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
Tiêu chí: 
Bài 1:
- HS nắm chắc cách nhân,chia số đo thời gian cho 1 số tự nhiên.
- Vận dụng tính đúng các phép tính theo yêu cầu của BT1c,d.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
Bài 2:
- HS nắm chắc cách nhân,chia số đo thời gian cho 1 số tự nhiên qua thực hiện tính.
- Vận dụng tính đúng các phép tính theo yêu cầu của BT2
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
Bài 3:
- HS nắm chắc cách nhân,chia số đo thời gian cho 1 số.
- Vận dụng giải đúng bài toán theo yêu cầu của BT3.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
Bài 4:
- HS nắm chắc cách cộng, trừ, nhân,chia số đo thời gian cho 1 số và cách so sánh 2 số có đơn vị đo thời gian.
- Vận dụng tính và so sánh đúng các phép tính theo yêu cầu của BT4
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ cùng người thân cách nhân, chia số đo thời gian.
TẬP ĐỌC: HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN
I- MỤC TIÊU :
 - Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả .
 - Hiểu nội dung và ý nghĩa : Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hoá của dân tộc 
( trả lời được các câu hỏi trong SGK ) 
 - GD HS ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống của quê hương.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ chép đoạn cần luyện.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp trò chơi : đọc một đoạn và trả lời câu hỏi bài Nghĩa thầy trò.
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 - H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?
 HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu.
	B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: 1HS giỏi đọc bài
Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài: 
Việc 3: Thảo luận nhóm cách chia đoạn, 1 H nêu cách chia đoạn. (4 đoạn)
Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm.
 Lần 1: Phát hiện từ khó luyện.
 Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ.
Việc 5: Các nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
Việc 6: Nghe GV đọc mẫu.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung:
-Thảo luận, trao đổi câu hỏi. 
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe. 
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài. 
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ-> phỏng vấn nhau trước lớp. 
* Nội dung: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hoá của dân tộc.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:
Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng 
Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp.
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc. 
Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt. 
Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài.
	 - H nhăc lại nội dung bài.
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Vấn đáp.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
Tiêu chí đánh giá: 
HĐ 1:
+ Nắm được các đoạn và giọng đọc của từng đoạn. Giọng đọc của toàn bài.
+ Đọc đúng tiếng, từ ngữ. Giải thích được nghĩa của từ trong bài.
+ Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Đọc trôi chảy, lưu loát.
HĐ 2:
Hiểu được nội dung của bài, trả lời đúng các câu hỏi
Câu 1: Hội bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy ngày xưa.
Câu 2: 2HS thi kể kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm - một việc làm khó khắn, thử thách sự khéo léo của mỗi đội.
Câu 3: Trong khi một thành viên của đội lo việc lấy lửa, những người khác - mỗi người một việc: người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông, người giã thóc, người giần sàng thành gạo. Có lửa, người ta lấy nước, nấu cơm. Vừa nấu cơm, các đội vừa đan xen uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ của người xem.
Câu 4: Vì giật được giải trong cuộc thi là bằng chứng cho thấy đội thi rất tài giỏi, khéo léo, phối hợp với nhau rất nhịp nhàng, ăn ý.
HĐ 3:
Đọc diễn cảm toàn bài, giọng kể dồn dập, náo nức thể hiện không khí vui tươi, náo nhiệt của hội thi.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG:
Chia sẻ với người thân nội dung nội dung bài đọc.
------------------------------------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU:
KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I- MỤC TIÊU : 
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam; hiểu nội dung chính của câu chuyện.
- Rèn luyện kỹ năng nghe và kể chuyện
- Giáo dục HS có ý thức hiếu học, đoàn kết với bạn bè ...
- HS biết kể chuyện và biểu diễn tự tin, ngôn ngữ diễn đạt lưu loát, thể hiện được giọng nói của nhân vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
+ GV:Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
+ HS: 1 số sách, truyện, bài báo nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*Khởi động:
 - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi hoặc hát. 
 - Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1. Xác định y/c:
- 1 HS đọc đề bài, em gạch chân dưới những từ ngữ cần lưu ý. 
- NT cho các bạn tiếp nối nhau đọc các gợi ý trong SGK. 
- Một số HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện cần kể. 
2. Kể trong nhóm
- NT cho các bạn lần lượt giới thiệu câu chuyện mình kể.
- Cá nhân lần lượt kể trong nhóm.
- Cả nhóm nêu câu hỏi, nhận xét, đánh giá.
- Chọn bạn kể hay nhất thi kể trước lớp.
3. Kể trước lớp:
 -Các nhóm thi kể chuyện.
- Đại diện mỗi nhóm thi kể chuyện.
- Cả lớp đặt câu hỏi yêu cầu bạn nêu ý nghĩa câu chuyện sau khi kể.
*Đánh giá thường xuyên: 
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, kể chuyện, tôn vinh HS.
Tiêu chí đánh giá: 
1. X/đ y/c:
+ Dựa vào gợi ý ở SGK, chọn được một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh.
+ Trình tự kể một câu chuyện: Giới thiệu câu chuyện; kể diễn của câu chuyện; có thể nêu cảm nghĩ của bản thân về câu chuyện.
3. Kể trước lớp:
+ Nội dung câu chuyện có phù hợp với yêu cầu đề bài không, có hay, mới và hấp dẫn không?
+ Cách kể (giọng điệu cử chỉ).
+ Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
+ Nắm được ý nghĩa câu chuyện.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân câu chuyện. 
ÔN TOÁN: 	CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU: Ôn lại:
- Cách cộng, trừ, nhân , chia số đo thời gian.
- Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán có nội dung thực tế; 
- Giáo dục HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học, GD tính cẩn thận, chịu khó.
- Tích cực hợp tác trong nhóm, cẩn thận và sáng tạo trong thực hành luyện tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
 - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. 
 - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
9 ngày 5 giờ + 7 ngày 10 giờ	2 giờ 18 phút + 5 giờ 36 phút
27 phút 42 giây + 8 phút 58 giây	4 năm 6 tháng + 5 năm 7 tháng
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
a. 7 phút 42 giây – 5 phút 18 giây	b. 12 giờ 15 phút – 4 giờ 38 phút
c. 10 ngày 8 giờ - 7 ngày 17 giờ	d. 32 phút 10 giây – 19 phút 40 giây
e. 4 thế kỉ 72 năm – 3 thế kỉ 39 năm	f. 11 tuần 2 ngày – 7 tuần 5 ngày
Bài 3: Đặt tính rồi tính:
a. 2 giờ 15 phút x 4	b. 7 phút 42 giây x 5
c. 1 giờ 30 phút x 6	d. 11 phút 28 giây x 7
e. 3 năm 8 tháng x 9	f. 4 ngày 12 giờ x 8
Bài 4: Đặt tính rồi tính:
a, 30 phút 24 giây : 6	b, 7 giờ 15 phút : 5
c, 1 giờ 40 phút : 5	d, 27 phút 48 giây : 3
Bài 5: Trong một buổi thực hành môn kĩ thuật, để làm được 5 bông hoa một bạn đã làm hết 15 phút 45 giây. Hỏi trung bình mỗi bạn đó làm được một bông hoa trong thời gian bao lâu?
Bài 6: Một người làm việc từ 8 giờ đến 12 giờ được 5 sản phẩm. Hỏi trung bình người đó làm 1 sản phẩm hết bao nhiêu thời gian?
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG:
Chia sẻ với người thân nội dung nội dung bài đọc.
------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ năm ngày 25 tháng 3 năm 2021
TẬP LÀM VĂN: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I. MỤC TIÊU: 
- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và gợi ý của giáo viên, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch đúng nội dung văn bản.
- Rèn kĩ năng diễn đạt đoạn đối thoại trôi chảy có nhiều sáng tạo. 
- GD HS học tập tính thẳng thắn, nghiêm minh của Thái sư Trần Thủ Độ.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ, phát huy tính sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Tranh minh hoạ truyện kể “ Thái sư Trần Thủ Độ’’
+ Tranh minh ho¹ chuyÖn kÓ “Th¸i s­ TrÇn Thñ §é”.
+ Mét sè trang phuc ®¬n gi¶n ®Ó häc sinh tËp ®ãng kÞch.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
 - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. 
 - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1: Đọc đoạn trích của truyện Thái sư Trần Thủ Độ:
 - Cá nhân đọc bài.
Bài tập 2: Viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch theo các gợi ý:
- Cùng các bạn trong nhóm thảo luận, viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch.
- Đại diện một số nhóm nêu kq. Cô giáo nhận xét, chốt kq.
Bài tập 3: Phân vai đọc lại màn kịch ( hoặc diễn kịch).
- GV giao nhiệm vụ: Các em có thể chọn đọc phân vai hoặc diễn kịch.
- Đọc phân vai (6 em sắm vai: người dẫn chuyện, một vài người lính và gia nô, Trần Thủ Độ, người quân hiệu và Linh Từ Quốc Mẫu)
- Nhóm trưởng điều hành các bạn sắm vai người dẫn chuyện, một vài người lính và gia nô, Trần Thủ Độ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_26_nam_hoc_2020_2021_tran_nu_cam_linh.doc