Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học 2021-2022 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học 2021-2022 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

TOÁN (Tiết 19) LUYỆN TẬP

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức

- Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng 1 trong 2 cách “Rút về đơn vị” hoặc “ tìm tỉ số”.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng 1 trong 2 cách “Rút về đơn vị” hoặc “ tìm tỉ số”

- HS cả lớp làm được bài 1, 2. HSNK làm thêm bài 4.

3. Năng lực

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

4. Phẩm chất

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: SGK.

- HS: SGK, vở, bảng con.

 

docx 16 trang cuongth97 08/06/2022 2040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học 2021-2022 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 08 tháng 11 năm 2021
TOÁN (Tiết 19) LUYỆN TẬP 
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng 1 trong 2 cách “Rút về đơn vị” hoặc “ tìm tỉ số”. 
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng 1 trong 2 cách “Rút về đơn vị” hoặc “ tìm tỉ số”
- HS cả lớp làm được bài 1, 2. HSNK làm thêm bài 4.
3. Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
4. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK.
- HS: SGK, vở, bảng con.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV tổ chức chơi trò chơi: Trời - Đất- Nước (GV hô Trời, HS phải nêu tên được 1 con vật sống trên trời, hô Cá, HS phải nói được là Nước,...)
- GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa các đại lượng tỉ lệ nghịch.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động thực hành
*MT: Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng 1 trong 2 cách “Rút về đơn vị” hoặc “ tìm tỉ số”, hoàn thành các bài tập cần đạt.
*PP: Luyện tập, thực hành
Bài 1: 
MT: Củng cố KN giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng cách tìm tỉ số
- GV gọi HS đọc đề.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Cùng số tiền đó, khi giá tiền 1 quyển vở giảm đi số lần thì số quyển vở thay đổi như thế nào?
- GV yêu cầu HS tóm tắt đề.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu bước tìm tỉ số trong bài toán. 
Bài 2: 
*MT: Củng cố kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ lệ.
- GV gọi HS đọc đề.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề:
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Tổng thu nhập của gia đình không đổi, khi tăng số con thì thu nhập bình quân của mỗi người hàng tháng thay đổi như thế nào?
+ Muốn biết trung bình hàng tháng của 1 người giảm bao nhiêu, chúng ta phải làm gì?
- GV yêu cầu HS tóm tắt đề.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét.
- GV giáo dục dân số.
Bài 4: (dành cho HSNK)
*MT: Củng cố kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ lệ.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm tóm tắt đề và giải.
- GV nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng
- GV yêu cầu HS thảo luận giải bài: Cứ 10 công nhân trong một ngày sửa được 40 m đường. Với năng suất như vậy thì 20 công nhân làm trong một ngày sẽ sửa được bao nhiêu mét đường?
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị tiết học sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS tham gia chơi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc đề.
- HS phân tích đề :
+ Bài toán cho biết có một số tiền, mua được 25 quyển vở, giá 3000 đồng 1 quyển.
+ Bài toán hỏi : Cùng số tiền đó, nếu giá mỗi quyển vở là 1500 đồng thì mua được bao nhiêu quyển ?
+ Cùng số tiền đó, khi giá tiền 1 quyển vở giảm đi số lần thì số quyển vở mua được sẽ gấp lên bấy nhiêu lần.
- HS tóm tắt đề.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 3000 đồng gấp 1500 đồng số lần là bước tìm tỉ số trong bài toán. 
- HS đọc đề.
- HS phân tích đề :
+ HS nêu.
+ HS nêu.
+ Tổng thu nhập của gia đình không đổi, khi tăng số con thì thu nhập bình quân của mỗi người hàng tháng sẽ giảm.
+ Muốn biết trung bình hàng tháng của 1 người giảm bao nhiêu, chúng ta phải tính xem khi có 4 người thì thu nhập trung bình hàng tháng của mỗi người là bao nhiêu.
- HS tóm tắt đề.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm tóm tắt đề và giải.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài
Bài giải
20 công nhân gấp 10 công nhân số lần là:
20 : 10 = 2 (lần)
20 công nhân sửa được số m đường là :
40 x 2 = 80 (m)
 Đáp số: 80 m.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
Thứ ba ngày 09 tháng 11 năm 2021
TOÁN (Tiết 20) LUYỆN TẬP CHUNG
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
Giúp HS:
- Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách, rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng giải toán liên quan đến tỉ lệ. 
- HS làm bài 1, 2, 3. HSNK làm thêm bài 4.
3. Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
4. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK.
- HS: SGK, bảng con.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS hát và vận động.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hoạt động thực hành
*MT: Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”; hoàn thành các bài tập cần đạt.
*PP: Hỏi đáp, thực hành.
Bài 1
* MT: Rèn kĩ năng giải dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- GV gọi HS đọc đề.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề.
- GV yêu cầu HS tóm tắt.
- GV yêu cầu HS nêu dạng của bài toán.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét.
Bài 2
* MT: Rèn kĩ năng giải dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- GV gọi HS đọc đề.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề.
- GV yêu cầu HS tóm tắt.
- GV yêu cầu HS nêu dạng của bài toán.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét.
Bài 3
*MT: Giải toán liên quan đến tìm tỉ lệ.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV hỏi: Khi quãng đường đi giảm một số lần thì số lít xăng tiêu thụ thay đổi như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét.
Bài 4 (dành cho HSNK)
*MT: Biết giải bài toán. liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách, rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, giải bài.
- GV nhận xét.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị tiết học sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS hát và vận động.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc đề.
- HS phân tích đề.
- HS tóm tắt.
- HS nêu dạng của bài toán: tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- HS nhắc lại các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề.
- HS phân tích đề.
- HS tóm tắt.
- HS nêu dạng của bài toán: tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- HS nhắc lại các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV hỏi: Khi quãng đường đi giảm bao nhiêu lần thì số lít xăng tiêu thụ giảm đi bấy nhiêu lần. 
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm, giải bài.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
Thứ tư ngày 10 tháng 11 năm 2021
TOÁN (Tiết 21) ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng. 
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài. 
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo độ dài.
- HS cả lớp làm được bài 1, 2(a, c), 3. HSNK làm thêm bài 4.
3. Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
4. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bộ đồ dùng gồm các hình vẽ trong SGK.
- HS: SGK, vở viết, bộ đồ dùng học toán.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” với nội dung
+ Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
+ Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hoạt động thực hành
*MT: Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài; hoàn thành bài tập. 
*PP: hỏi đáp, thực hành, luyện tập.
Bài 1
*MT: Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng. 
- GV yêu cầu HS đọc đề.
- GV hướng dẫn:
+ GV viết vào cột mét: 1m = 10dm.
+ Hỏi: 1m bằng bao nhiêu dam?
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng đơn vị đo độ dài.
- GV hỏi: Hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn?
- GV nhận xét.
Bài 2
*MT: Biết chuyển đổi các số đo độ dài.
- GV yêu cầu HS đọc đề.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu cách chuyển đổi số đo độ dài từ đơn vị lớn sang đơn vị bé và ngược lại.
- GV nhận xét.
Bài 3
*MT: Chuyển đổi từ các số đo có hai tên đơn vị đo sang các số đo có tên một đơn vị đo và ngược lại.
- GV yêu cầu HS đọc đề.
- GV yêu cầu HS nêu cách đổi:
 4km37m = m
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét.
Bài 4
*MT: Biết giải bài toán có lời văn.
- GV yêu cầu HS đọc đề.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét.
3. Hoạt động vận dụng
- GV yêu cầu HS đo chiều dài, chiều rộng bàn học rồi đổi sang đơn vị mét.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS tham gia chơi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc đề.
- HS lắng nghe, quan sát, trả lời:
+ HS quan sát, 
+ 1m bằng 1/10 dam?
- HS hoàn thành bảng đơn vị đo độ dài.
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị lớn.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề.
- HS làm bài, trình bày.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề.
- HS nêu cách đổi:
4km37m = 4km + 37m
 = 4000m + 37m
 = 4037m.
- HS làm bài vào vở.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề.
- HS phân tích đề.
- HS làm bài theo nhóm.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
Thứ năm ngày 11 tháng 11 năm 2021
TOÁN (Tiết 22) ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng .
- Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các đo khối lượng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đổi số đo khối lượng và giải toán.
- HS làm bài 1, 2, 4. HSNK làm thêm bài 3.
3. Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
4. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ.
- HS: SGK, vở .
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS tổ chức chơi trò chơi “truyền điện” nêu các dạng đổi:
+ Đổi từ đơn vị lớn đến đơn vị bé 
+ Đổi từ đơnvị bé đến đơn vị lớn
+ Đổi từ nhiêu đơn vị lớn đến 1 đơn vị
+ Viết một đơn vị thành tổng các đơn vị đo.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hoạt động thực hành
*MT: Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các đo khối lượng, hoàn thành các bài tập. 
*PP: giảng giải, quan sát, hỏi đáp
Bài 1
*MT: Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng. 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
a. 
- GV hướng dẫn HS làm bài. GV hỏi:
+ 1kg =? hg (GV ghi kết quả)
+ 1kg = ? yến (GV ghi kết quả)
- GV yêu cầu HS làm tiếp các cột còn lại trong bảng.
- GV nhận xét.
b. 
- GV hỏi: Dựa vào bảng cho biết 2 đơn vị đo khối lượng liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc nhận xét.
Bài 2
*MT: Củng cố cách đổi từ đơn vị đo khối lượng
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS nêu cách chuyển đổi số đo khối lượng từ đơn vị lớn sang đơn vị bé và ngược lại.
Bài 3 (dành cho HSNK)
*MT: Củng cố cách so sánh đơn vị đo khối lượng
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS nêu cách làm của trường hợp: 2kg50g......2500g.
- GV hỏi: Muốn điền dấu so sánh đúng, trước hết ta cần làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét.
Bài 4
*MT: Rèn kĩ năng giải toán
- GV gọi HS đọc đề.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét.
3.Hoạt động vận dụng
- GV yêu cầu HS cân chiếc cặp của em và đổi ra đơn vị đo là hg, dag và gam. 
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị tiết học sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS tham gia chơi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
a. 
- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi:
+ 1kg =10hg 
+ 1kg = 1/10 yến 
- HS làm các cột còn lại trong bảng.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
b. 
- HS nêu: 2 đơn vị đo khối lượng liền kề nhau hơn kém nhau 10 lần?
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nhận xét.
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài.
- HS nêu cách chuyển đổi số đo khối lượng từ đơn vị lớn sang đơn vị bé và ngược lại.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề bài.
- HS nêu cách làm của trường hợp: 2kg50g......2500g.
- HS nêu: Để so sánh được đúng chúng ta cần đổi các số đo về cùng một đơn vị đo rồi so sánh.
- HS làm bài.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề.
- HS phân tích đề.
- HS làm bài vào vở.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2021
TOÁN (Tiết 23) LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông. - Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng. 
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tính toán nhanh, chính xác.
- HS làm bài 1, 3. HSNK làm thêm bài 2.
3. Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
4. Phẩm chất 
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK.
- HS: SGK, bảng con.
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS tổ chức chơi trò chơi “Bắn tên” với nội dung:
5km 750m = .. m
3km 98m = .. m
12m 60cm = .. cm
2865m = .. km .. m
4072m = .. km .. m
684dm = .. m .. dm
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hoạt động thực hành
*MT: Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng; hoàn thành các bài tập. 
*PP: Luyện tập, thực hành.
Bài 1
*MT: Biết cách giải bài toán với các số đo khối lượng. 
- GV gọi HS đọc đề.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề:
+ Muốn biết được từ số giấy vụn cả hai trường thu gom được, có thể sản xuất được bao nhiêu cuốn vở cần biết gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
+ Đổi:
1 tấn 300kg = ? kg
2 tấn 700kg = ?kg
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét .
Bài 2 (dành cho HSNK)
*MT: Củng cố giải toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé với số đo khối lượng.
- GV gọi HS đọc đề.
- GV hướng dẫn HS phân tích.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét.
Bài 3
*MT: Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- GV gọi HS đọc đề.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề:
+ Mảnh đất gồm những hình nào tạo thành?
+ Muốn tính được diện tích hình bên ta làm thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét .
- GV yêu cầu HS nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông.
- GV nhận xét.
3. Hoạt động vận dụng
- Cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập sau:
Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là 20m, chiều rộng là 12m. Giữa vườn người ta xây một bể nước hình vuông cạnh là 2m, còn lại là trồng rau và làm lối đi. Tính diện tích trồng rau và làm lối đi ?
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị tiết học sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS tham gia chơi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc đề.
- HS lăng nghe, trả lời câu hỏi:
+ Muốn biết được từ số giấy vụn cả hai trường thu gom được, có thể sản xuất được bao nhiêu cuốn vở cần biết cả hai trường thu gom được bao nhiêu kg giấy vụn.
+ Bài toán thuộc dạng toán: Toán về quan hệ tỉ lệ.
+ Đổi:
1 tấn 300kg = 1300 kg
2 tấn 700kg = 2700kg
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài vào vở.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề.
- HS phân tích.
- HS làm bài.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề.
- HS phân tích đề:
+ Mảnh đất gồm những hình tạo thành: Hình chữ nhật ABCD và hình vuông CEMN.
+ Muốn tính được diện tích hình bên ta tính diện tích hình chữ nhật ABCD và hình vuông CEMN từ đó tính diện tích cả mảnh đất.
- HS làm bài vào vở.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài
Giải
Diện tích mảnh vườn: 
20 x 12 = 240 (m2)
Diện tích xây bể nước: 
4 x 4 = 16 (m2)
Diện tích trồng rau và làm lối đi
240 – 16 = 224 (m2)
 Đáp số: 224 m2
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
Thứ bảy ngày 13 tháng 11 năm 2021
TOÁN (Tiết 24) ĐỀ-CA-MÉT VUÔNG. HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích: đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. Biết mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông với mét vuông; đề-ca-mét vuông với héc-tô-mét vuông.
- Biết chuyển đổi số đo diện tích (trường hợp đơn giản). 
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc, viết, đổi đơn vị đo với dam2, hm2. 
- HS làm bài 1, 2, 3/26. HSNK làm thêm bài 4. 
3. Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
4. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK.
- HS: SGK, bảng con.
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV tổ chức cho HS thi đua nhau đọc bản đơn vị đo độ dài.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
*MT: HS biết đọc,kí hiệu và quan hệ các đơn vị đo diện tích đề-ca- mét vuông, héc-tô-mét vuông.
*PP : Quan sát, giảng giải, hỏi đáp 
a. Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề-ca-mét vuông
* Hình thành biểu tượng về đề-ca-mét vuông
- GV yêu cầu HS quan sát hình biểu diễn của hình vuông có cạnh 1dam như SGK.
- GV yêu cầu HS: Hình vuông có cạnh dài 1 dam, em hãy tính diện tích của hình vuông.
- GV giới thiệu: 
+ 1dam x 1dam = 1dam2, đề-ca-mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dam.
+ Đề-ca-mét vuông viết tắt là dam2, đọc là đề-ca-mét vuông.
* Tìm mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông và mét vuông
- GV hỏi : 1dam = ? m.
- GV yêu cầu HS chia cạnh hình vuông 1dam thành 10 phần bằng nhau, sau đó nối các điểm để tạo thành các hình vuông nhỏ.
- GV hỏi: 
+ Mỗi hình vuông nhỏ có cạnh dài bao nhiêu mét?
+ Chia cạnh hình vuông lớn có cạnh dài 1dam thành các hình vuông nhỏ cạnh 1m thì được tất cả bao nhiêu hình vuông nhỏ?
+ Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích bao nhiêu mét vuông?
+ 100 hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu mét vuông?
+ Vậy 1dam2 bằng bao nhiêu mét vuông? 
+ Đề-ca-mét vuông gấp bao nhiêu lần mét vuông?
b. Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-tô-mét vuông ?
* Hình thành biểu tượng về héc-tô-mét vuông.
- GV yêu cầu HS quan sát hình biểu diễn của hình vuông có cạnh dài 1hm như SGK.
- GV nêu: Hình vuông có cạnh dài 1hm, em hãy tình diện tích của hình vuông.
- GV giới thiệu: 
+ 1hm x 1hm = 1hm2. héc-tô-mét vuông chính là diện tích của hình vuồng có cạnh dài 1hm.
+ Héc-tô-mét vuông viết tắt là hm2, đọc là héc-tô-mét vuông.
*Tìm mối quan hệ giữa héc-tô-mét vuông và đề-ca-mét vuông
- GV hỏi: 1hm = ? dm?
- GV yêu cầu HS chia cạnh hình vuông 1dam thành 10 phần bằng nhau, sau đó nối các điểm để tạo thành các hình vuông nhỏ.
- GV hỏi:
+ Mỗi hình vuông nhỏ có cạnh dài bao nhiêu đề-ca-mét vuông?
+ Chia hình vuông lớn thành các hình vuông nhỏ cạnh 1dam thì được tất cả bao nhiêu hình vuông nhỏ?
+ Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu đề-ca-mét vuông?
+ 100 hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu đề-ca-mét vuông?
+ Vậy 1hm2 = ?dam2
+ Héc-tô-mét vuông gấp bao nhiêu lần đề-ca-mét vuông?
- GV yêu câu HS nêu lại mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông và mét vuông, giữa héc-tô-mét vuông và đề-ca-mét vuông.
3, Hoạt động thực hành
*MT: Biết chuyển đổi số đo diện tích (trường hợp đơn giản). 
*PP: Luyện tập, thực hành
Bài 1
*MT: Rèn kĩ năng đọc số đo đơn vị diện tích.
- GV gọi HS đọc đề.
- GV viết các số đo diện tích lên bảng và yêu cầu HS đọc, có thể viết thêm các số đo khác.
- GV nhận xét.
Bài 2
*MT: Rèn kĩ năng viết số đo đơn vị diện tích.
- GV gọi HS đọc đề.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét.
Bài 3
*MT: Biết chuyển đổi số đo đơn vị diện tích.
- GV gọi HS đọc đề.
- GV viết lên bảng các trường hợp sau :
Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
2dam2 = ...m2
3dam2 5m2 = ....m2
3m2 = ... dam2
- GV yêu cầu HS tiếp tục làm các phần còn lại của bài.
- GV nhận xét.	
Bài 4 (dành cho HSNK)	
*MT : Biết chuyển đổi số đo diện tích có đơn vị là dam2.
- GV gọi HS đọc đề.
- GV hướng dẫn mẫu.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng
- Cho HS vận dụng làm các câu sau: 
 5 dam2 = ......m2
 3 hm2 = ....... m2 
 2 km2 = ........ hm2 
 4 cm2 = ........ mm2 
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị tiết học sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thi đua đọc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS quan sát hình.
- HS tính: 1dam x 1dam = 1dam2
- HS lắng nghe và đọc.
+ HS lắng nghe.
+ HS viết: dam2 . HS đọc: đề-ca-mét vuông.
- HS nêu: 1dam = 10m.
- HS thực hiện thao tác chia hình vuông cạnh 1dam thành 100 hình vuông nhỏ cạnh 1m.
- HS trả lời:
+ Mỗi hình vuông nhỏ có cạnh dài 1m.
+ Được tất cả 10 x 10 = 100 (hình)
+ Mỗi hình vuông nhỏ có dịên tích là 1m2.
+ 100 hình vuông nhỏ có diện tích là 
1 x 100 = 100 (cm2).
+ Vậy 1dam2 = 100m2 .
HS viết và đọc 1dam2 = 100m2
+ Đề-ca-mét vuông gấp 100 lần mét vuông.
- HS quan sát hình.
- HS tính: 1hm x 1hm = 1hm2.
- HS lắng nghe và đọc.
+ HS lắng nghe
+ HS viết: hm2 . HS đọc: héc-tô-mét vuông.
- HS trả lời: 1hm = 10dam
- HS thực hiện thao tác chia hình vuông cạnh 1hm thành 100 hình vuông nhỏ cạnh 1dam.
- HS trả lời: 
+ Mỗi hình vuông nhỏ có cạnh dài 1dam.
+ Được tất cả 10 x 10 = 100 hình.
+ Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là 1dam2.
+ 100 hình vuông nhỏ có diện tích là:
1 x 100 = 100 (dam2)
+ 1hm2 = 100dam2
HS viết và đọc: 1hm2 = 100dam2
+ Héc-tô-mét vuông gấp 100 lần đề-ca-mét vuông.
- HS nêu.
- HS đọc đề.
- HS đọc.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề.
- HS làm vào bảng con.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề.
- HS thực hiện:
+ 2dam2 = ...m2
Ta có : 1dam2 = 100m2
Vậy: 2dam2 = 200m2
 3dam2 15m2 = ....m2
+ Ta có 3dam2= 300m2
Vậy :
3dam215m2=300m2+15m2=315m2
+ 3m2 = ...dam2
Ta có : 100m2 = 1dam2
1m2 = dam2
Suy ra 3m2= 3/100 dam2
- HS làm vào vở.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề.
- HS quan sát.
- HS làm bài.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS vận dụng làm.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_5_tuan_4_nam_hoc_2021_2022_truong_th_so_3_n.docx