Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021

Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021

 Toán Tiết:156

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết:

 - Thực hành phép chia.

 - Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân.

 - Tìm tỉ số phần trăm của hai số.

2. Năng lực:

a. Năng lực đặc thù: Giúp học sinh củng cố lại phép chia; Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số thập phân. Tìm tỉ số phần trăm của hai số.

Rèn kĩ năng làm bài.

b. Năng lực chung:

Năng lực Tự chủ và tự học . Năng lực giao tiếp và hợp tác . Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo

3. Phẩm chất: Rèn tính cẩn thận khi làm bài

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đồ dùng

 - GV: SGK, bảng phụ

 - HS : SGK, bảng con, vở.

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

 

docx 12 trang cuongth97 07/06/2022 4850
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 32
NS:1/5/2021
ND:T2/3/5/2021
 Toán Tiết:156
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết:
 - Thực hành phép chia.
 - Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân.
 - Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
2. Năng lực: 
a. Năng lực đặc thù: Giúp học sinh củng cố lại phép chia; Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số thập phân. Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
Rèn kĩ năng làm bài.
b. Năng lực chung: 
Năng lực Tự chủ và tự học . Năng lực giao tiếp và hợp tác . Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo
3. Phẩm chất: Rèn tính cẩn thận khi làm bài 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ 
 - HS : SGK, bảng con, vở...
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Thực hành phép chia.
 - Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân.
 - Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
 - HS làm bài 1(a, b dòng 1), bài 2 (cột 1, 2), bài 3.
* Cách tiến hành:
Bài 1(a, b dòng 1): HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Nêu cách chia phân số cho số tự nhiên và chia số tự nhiên cho phân số?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2(cột 1, 2): HĐ cá nhân 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét chữa bài
- Yêu cầu HS nêu cách chia nhẩm một sồ cho 0,1 ; 0,01 ; 0,25 ; 0,5
Bài 3: HĐ cá nhân
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 
- GV cho HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
Bài tập chờ
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài vào vở sau đó chia sẻ.
- GV quan sát, giúp đỡ học sinh.
- Tính
- HS nêu lại
- HS ở dưới làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng làm bài, chia sẻ
b)72 : 42 = 1,6 
281,6 : 8 = 35,2 
300,72 : 53,7 = 5,6
- Tính nhẩm
- Cả lớp làm vào vở.
- 3 HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả
a) 3,5 : 0,1 = 35 8.4 ; 0,01 = 840 
 7,2 : 0,01 = 720 6,2 : 0,1 = 62 
b) 12 : 0,5 = 24 20 : 0,25 = 80 
 11 : 0,25 = 44 24 : 0,5 = 48
- 1 HS nêu
- Cả lớp làm vào vở
- 3 HS lên bảng làm bài,chia sẻ cách làm
- HS tự làm bài, chia sẻ kết quả
- Khoanh vào D.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS nêu kết quả của phép tính:
a) 7,05 : 0,1 =......
b) 0,563 : 0,001 = .....
c) 3,73 : 0,5 = .....
d) 9,4 : 0,25 = ......
- HS nêu
a) 7,05 : 0,1 = 70,5
b) 0,563 : 0,001 = 563
c) 3,73 : 0,5 = 7,46
d) 9,4 : 0,25 = 37,6
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà ôn lại bài, tập làm các bài tập tương tự.
- HS nghe và thực hiện
NS:2/5/2021
ND:T3/4/5/2021
 Toán Tiết:157
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết:
 - Tìm tỉ số phần trăm của 2 số.
 - Thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
 - Giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
2. Năng lực: 
a. Năng lực đặc thù: HS nắm được cách
Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
Thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
Giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
Vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực hành 
b. Năng lực chung: 
Năng lực Tự chủ và tự học . Năng lực giao tiếp và hợp tác . Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo
3. Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ 
 - HS : SGK, bảng con...
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
Biết:
 - Tìm tỉ số phần trăm của 2 số.
 - Thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
 - Giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
 - HS làm bài 1(c, d); bài 2, bài 3.
* Cách tiến hành:
Bài 1(c, d): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- Em hãy nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số ?
- Yêu cầu HS làm bài 
- HS làm bài , chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 2: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc đề bài, nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ trước lớp 
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
Bài tập chờ
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài và tự làm bài.
- GV quan sát, uốn nắn học sinh
- Tìm tỉ số phần trăm của 
+ Bước 1: Tìm thương của hai số
+ Bước 2: Nhân thương đó với 100 rồi viết thêm kí hiệu % vào tích.
- Cả lớp làm vở.
- 2 HS lên bảng làm bài, chia sẻ cách làm
c) 3,2 : 4 = 0,8 = 80%
d) 7,2 : 3,3 = 2,25 = 225%
- Tính
- HS tự giải, 3 HS lên bảng làm bài, chia sẻ trước lớp
a) 2,5% + 10,34% = 12,84%
b) 56,9% - 34,25% = 22,65%
c) 100% - 23% - 47,5% = 29,5%
- Cả lớp theo dõi
- Lớp làm vào vở.
-1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ
Bài giải
a) Tỉ số phần trăm giữa diện tích đất trồng cây cao su và cây cà phê là:
 480 : 320 = 1,5 = 150%
b) Tỉ số phần trăm giữa diện tích đất trồng cây cà phê và cây cao su là:
 320 : 480 = 0,6666 = 66,66%
 Đáp số : a) 150% 
 b) 66,66%
- HS đọc bài, tự làm bài báo cáo kết quả với giáo viên
 Giải
Số cây lớp 5A đã trồng được là:
 180 x 45 : 100 = 81(cây)
Số cây lớp 5A còn phải trồng theo dự định là:
 180 - 81 = 99(cây)
 Đáp số: 99 cây
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Tính tỉ số phần trăm của 9 và 15; 4,5 và 12
- Tỉ số phần trăm của 9 và 15 là: 60%
- Tỉ số phần trăm của 4,5 và 12 là: 37,5%
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV củng cố nội dung luyện tập
- Hoàn thiện bài tập chưa làm xong
- Chuẩn bị bài sau
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
NS:3/5/2021
ND:T4/5/5/2021
 Toán Tiết:158
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được cách thực hiện các phép tính với số đo thời gian.
2. Năng lực:
a. Năng lực đặc thù: 
HS nắm được cách thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với các số đo thời gian.
HS nắm được cách giải bài toán có liên quan đến số đo thời gian.
Vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực hành 
b. Năng lực chung: 
Năng lực Tự chủ và tự học . Năng lực giao tiếp và hợp tác . Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo
3. Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ, bảng nhóm
 - HS : SGK, bảng con
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Gọi thuyền" với các câu hỏi:
+ Kể tên các đơn vị đo đã học
+ 1 năm thường có bao nhiêu ngày ?
+ 1 năm nhuận có bao nhiêu ngày ?
+ Những tháng nào có 31 ngày ?
+ 1 ngày có bao nhiêu giờ ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi 
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết thực hành tính với số đo thời gian và vận dụng trong giải toán.
 - HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- Yêu cầu HS nêu lại cách cộng, trừ và các chú ý khi thực hiện các phép tính cộng, trừ số đo thời gian.
Bài 2 : HĐ cá nhân
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- Yêu cầu HS nêu lại cách nhân, chia và các chú ý khi thực hiện các phép tính nhân , chia số đo thời gian.
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc và tóm tắt đề bài.
- Hướng dẫn HS cách giải.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
Bài tập chờ
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài, tự làm bài.
- GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần thiết.
- Tính	
- Lớp làm vào vở.
- 2 HS lên bảng làm, chia sẻ kết quả	
 12 giờ 24phút 
 + 3 giờ 18phút 
 15 giờ 42phút
 14 giờ 26 phút 
 - 5 giờ 42 phút 
 5,4 giờ 
+ 11,2 giờ
 17,6 giờ
Hay
 13 giờ 86 phút
- 5 giờ 42 phút
 8 giờ 44 phút
 20,4 giờ
- 12,8 giờ
 7,6 giờ
- Tính
- Cả lớp làm vào vở.
- 2 HS lên bảng làm, chia sẻ kết quả
8 phút 54 giây 2 = 17 phút 48 giây 
38 phút 18 giây : 6 = 6 phút 23 giây
4,2 giờ 2 = 8, 4 giờ
37,2 phút : 3 = 12,4 phút
- Cả lớp theo dõi
- HS thảo luận cách giải
- Cả lớp làm vở, 1 HS chia sẻ kết quả
Bài giải
Thời gian cần có để người đi xe đạp đi hết quãng đường là:
18 : 10 = 1,8 ( giờ)
 1,8 giờ = 1giờ 48 phút
 Đáp số: 1giờ 48 phút
- HS đọc bài, tự làm bài sau đó chia sẻ kết quả.
Bài giải
Thời gian ô tô đi trên đường là:
8 giờ 56 phút - (6 giờ 15 phút + 0 giờ 25 phút) = 2 giờ 16 phút
 2 giờ 16 phút = giờ
Quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng là: 
 45 x = 102 (km)
 Đáp số: 102 km
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- GV tóm lại nội dung bài học
- HS nghe
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau: Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
NS:3/5/2021
ND:T5/6/5/2021
 Toán Tiết:159
ÔN TẬP VỀ TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thuộc công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học và biết vận dụng vào giải toán.
2. Năng lực: 
a. Năng lực đặc thù: HS nắm được cách tính chu vi và diện tích của các hình đã học.
Vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực hành giải các bài tập có liên quan.
b. Năng lực chung: 
Năng lực Tự chủ và tự học . Năng lực giao tiếp và hợp tác . Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo
3. Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ, bảng nhóm...
 - HS : SGK, vở , bảng con
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS tổ chức trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi như sau:
+ Em hãy nêu tên các hình đã học ?
+ Nêu cách tính chu vi của hình chữ nhật ?
+ Nêu cách tính chu vi của hình chữ vuông ?
+ Nêu cách tính diện tích của hình chữ nhật ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
- Thuộc công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học và biết vận dụng vào giải toán.
- HS làm bài 1, bài 3.
* Cách tiến hành:
*Ôn tập về công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học.
- Nêu công thức tính chu vi và diện tích của một số hình đã học?
- Nhận xét.
*Thực hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài. Yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài. Yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi, diện tích hình vuông, hình tròn, hình tam giác
Bài tập chờ:
Bài 2: HĐ cá nhân
- GV quan sát, nhận xét, giúp đỡ 
 - HS nối tiếp nêu (mỗi HS chỉ nêu công thức của một hình)
- HS đọc đề.
- HS cả lớp làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ
Bài giải
Chiều rộng của khu vườn trồng cây là:
120 x 2 : 3 = 80 (m)
Chu vi của khu vườn đó là:
( 80 + 120 ) x 2 = 400 (m)
Diện tích của khu vườn đó là:
80 x 120 = 9600 (m2) 
 9600 m2 = 0,96 ha
 Đáp số: a) 400 m
 b) 9600m2; 0,96ha
- HS đọc đề.
- HS cả lớp làm vào vở. 
- 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả
Bài giải:
Diện tích hình vuông bằng diện tích của 4 tam giác có diện tích bằng diện tích tam giác AOB và bằng:
(4 4 : 2) 4 = 32 (cm2)
Diện tích của hình tròn tâm O là:
4 4 3,14 = 50,24 (cm)
Diện tích của phần hình tròn được tô màu là:
50,24 – 32 = 18,24 (cm)
 	 Đáp số: 18,24 cm 
- HS làm bài cá nhân, báo cáo kết quả cho GV
Bài giải
Đáy lớn là:
5 x 1000 = 5000 (cm)
5000 cm = 50 m
Đáy bé là: 
3 x 1000 = 3000 (cm)
3000 cm = 30 m
Chiều cao là: 
2 x 1000 = 2000 (cm)
2000 cm = 20 m
Diện tích mảnh đất hình thang là:
(50 + 30) x 20 : 2 = 800 (m2)
Đáp số: 800 m2
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Chia sẻ với mọi người về cách tính chu vi, diện tích một số hình đã học
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- Về nhà vận dụng tính chu vi, diện tích một số vật dụng trong thực tế.
- HS nghe và thực hiện
---------------------------------------------------------------
NS:4/5/2021
ND:T6/7/5/2021
 Toán Tiết:160
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học. 
 - Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ.
2. Năng lực: 
a. Năng lực đặc thù: HS nắm được cácht tính và giải toán có liên quan đến tính chu vi và diện tích của một số hình đã học.
Rèn kĩ năng giải toán.
b. Năng lực chung: 
Năng lực Tự chủ và tự học . Năng lực giao tiếp và hợp tác . Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo
3. Phẩm chất: Rèn hs tính toán cẩn thận, tự giác 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ 
 - HS : SGK
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với các câu hỏi: 
+ Nêu cách tính diện tích HCN ?
+ Nêu cách tính diện tích HV ?
+ Nêu cách tính diện tích HBH ?
+ Nêu cách tính diện tích H.thoi ?
+ Nêu cách tính diện tích hình thang ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học. 
 - Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ.
 - HS làm bài 1, bài 2, bài 4. 
* Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài
- Hướng dẫn HS tính độ dài thực tế của sân bóng rồi mới tính
- Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 2: HĐ cặp đôi
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gọi HS nêu cách giải bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 4: HĐ cá nhân
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chữa bài
Bài tập chờ
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài rồi tự làm bài.
- GV giúp đỡ nếu thấy cần thiết
- Đọc đề và tóm tắt.
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ
Bài giải
Chiều dài thật của sân bóng là:
11 1000 = 11000( cm )
11000 cm = 110 m
Chiều rộng thật của sân bóng là:
9 1000 = 9000 (cm )
9000 cm = 90 m
Chu vi của sân bóng là:
(110 + 90) x 2 = 400 (m)
Diện tích sân bóng là:
110 90 = 9900 (m2)
 Đáp số: a) 400m
 b) 9900m2
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp làm vào vở, đổi chéo để kiểm tra, chia sẻ trước lớp
Bài giải
Cạnh của sân hình vuông là:
48 : 4 = 12 (cm)
Diện tích của sân hình vuông là:
12 12 = 144 (cm2)
 Đáp số: 144 cm2
- Cả lớp theo dõi	
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ trước lớp
Bài giải
Diện tích của hình vuông hay cũng chính là diện tích của hình thang là:
10 10 = 100 (cm)
Chiều cao của hình thang là:
100 : (12 + 8) 2 = 10 (cm)
 Đáp số: 10 cm. 
- HS làm bài, báo cáo kết quả với giáo viên
Bài giải
Chiều rộng thửa ruộng là:
 100 : 5 x 3 = 60 (m)
Diện tích thửa ruộng là:
 100 x 60 = 6000 (m2)
6000m2 gấp 100m2 số lần là:
 6000 : 100 = 60 (lần)
Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng là:
 55 x 60 = 3300 (kg)
 Đáp số: 3300 kg
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS về nhà làm bài sau:
 Một khu vườn trồng cây ăn quả hình chữ nhật có chiều rộng 80m. chiều dài bằng 3/2 chiều rộng.
a)Tính chu vi khu vườn đó.
b)Tính diện tích khu vườn đó với đơn vị đo là mét vuông, là héc-ta.
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Vận dụng kiến thức để tính diện tích các hình trong thực tế như diện tích khu vườn, thửa ruộng, vườn cây, ao, nền nhà,...
- HS nghe và thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_5_tuan_32_nam_hoc_2020_2021.docx