Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021

Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021

Tiết151:PHÉP TRỪ

Thời gian .phút

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn.

2. Năng lực:

a. Năng lực đặc thù: Củng cố kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn.

Làm đúng các bài tập về phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn.

b. Năng lực chung:

Năng lực Tự chủ và tự học . Năng lực giao tiếp và hợp tác . Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo

3. Phẩm chất: Rèn HS tính toán cẩn thận, chính xác

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đồ dùng

 - GV: SGK, bảng phụ

 - HS : SGK, bảng con, vở.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

 

docx 13 trang cuongth97 06/06/2022 3040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuan 31
NS:23/4/2021
ND:T2/26/4/2021
Toán
Tiết151:PHÉP TRỪ
Thời gian .......phút
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn.
2. Năng lực: 
a. Năng lực đặc thù: Củng cố kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn.
Làm đúng các bài tập về phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn.
b. Năng lực chung: 
Năng lực Tự chủ và tự học . Năng lực giao tiếp và hợp tác . Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo
3. Phẩm chất: Rèn HS tính toán cẩn thận, chính xác 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ 
 - HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Gọi thuyền" với nội dung câu hỏi nhu sau:
+ Nêu tính chất giao hoán của phép cộng.
+ Nêu tính chất kết hợp của phép cộng.
- GV nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò choi
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động ôn tập kiến thức cũ:(15 phút)
*Mục tiêu: HS nắm được các thành phần và tính chất của phép trừ
*Cách tiến hành:
 - Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép trừ
+ Cho phép trừ : a - b = c ; a, b, c gọi là gì ?
+ Nêu cách tìm số bị trừ ? 
+ Nêu cách tìm số trừ ?
- GV đưa ra chú ý :
a - a = 0
a - 0 = a
- HS thảo luận nhóm, chia sẻ trước lớp:
a : Số bị trừ
b : Số trừ
c : Hiệu
+ Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
+ Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: Học sinh làm được bài 1, bài 2, bài 3. 
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân 
- Học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cá nhân 
- Học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài
Bài 3: HĐ cá nhân 
- HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài
- Tính rồi thử lại theo mẫu
- Cả lớp làm vở, 3 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả
a. 8923 – 4157 = 4766
 Thử lại : 4766 + 4157 = 8923
 27069- 9537 = 17559
 Thử lại : 17559 + 9537 = 27069
b.
c. 7,284 – 5,596 = 1,688	
 Thử lại : 1,668 + 5,596 = 7,284
 0,863- 0,298 = 0,565
 Thử lại : 0,565 + 0,298 = 0,863
- Tìm x
- Cả lớp làm vào vở,2 HS lên bảng làm, chia sẻ cách làm 
a. x + 5,84 = 9,16
 x = 9,16 – 5,84
 x = 3,32
b. x – 0,35 = 2,55
 x = 2,55 + 0,35
 x = 2,9
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ. 
Bài giải
Diện tích đất trồng hoa là :
540,8 – 385,5 = 155,3 (ha)
Diện tích đất trồng hoa và trồng lúa là :
540,8 + 155,3 = 696,1(ha)
 Đáp số : 696,1ha
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS giải bài toán theo tóm tắt sau:
4,3 ha
- DT trồng cây ăn quả: 2,7 ha
- DT hồ cá: 0,95 ha
- DT trại nuôi gà: ..?
- HS giải
 Bài giải
Diện tích hồ cá và diện tích trồng cây ăn quả là:
 2,7 + 0,95 = 3,65(ha)
Diện tích trại chăn nuôi gà là: 
 4,3- 3,65 = 0,65 (ha)
 Đáp số: 0,65 ha
- Về nhà tìm các bài tập tương tự để làm thêm.
- HS nghe và thực hiện
NS:24/4/2021
ND:T3/27/4/2021
Tiết 152 Toán
LUYỆN TẬP
Thời gian .......phút
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm vững cách cộng, trừ phân số và số thập phân.
2. Năng lực: 
a. Năng lực đặc thù: Giúp học sinh củng cố cách cộng, trừ trong thực hành tính và giải bài toán.
Rèn kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải bài toán chính xác.
b. Năng lực chung: 
Năng lực Tự chủ và tự học . Năng lực giao tiếp và hợp tác . Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo
3. Phẩm chất: Hs tập trung học bài 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ 
 - HS : SGK, bảng con...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi:
+ Nêu cách cộng phân số cùng mẫu số?
+ Nêu cách trừ phân số cùng mẫu số?
+ Nêu cách cộng phân số khác mẫu số?
 + Nêu cách trừ phân số khác mẫu số?
- Gv nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải bài toán.
 - HS làm bài 1, bài 2.
* Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu
-Yêu cầu HS làm bài
- Rèn kĩ năng sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để cộng trừ phân sô và số thập phân
- GV nhận xét chữa bài
Bài tập chờ:
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài cá nhân
- Tính:
- Cả lớp làm vở, 2 HS lên bảng làm bài, chia sẻ cách làm
a) 
b) 578,69 + 181,78 = 860,47
- Tính bằng cách thuận tiện nhất
- HS tự giải, 4 HS lên bảng làm bài, chia sẻ cách làm
c) 69,78 + 35,97 + 30,22 
= ( 69,78 + 30,22) + 35,97 
= 100 + 35,97 = 135,97
d) 83,46 – 30,98 – 72,47
= 83,45 – ( 30,98 + 72,47)
= 83,45 – 73,45 = 10
- HS làm bài cá nhân, báo cáo kết quả với giáo viên
Bài giải
Phân số chỉ số phần tiền lương gia đình đó chi tiêu hàng tháng là:
 + = (số tiền lương)
a) Tỉ số phần trăm số tiền lương gia đình đó để dành là:
 - = (số tiền lương)
 = = 15%
b) Số tiền mỗi tháng gia đình đó để dành được là:
4000000 : 100 x 15 = 600000 (đồng)
Đáp số: a) 15% số tiền lương;
 b) 600000 đồng.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS tính bằng cách thuận tiện nhất:
17,64 - ( 5 - 4,36) =
- HS làm bài
17,64 - ( 5 - 4,36) = 17,64 - 5 + 4,36
 = 17,64 + 4,36 - 5
 = 22 - 5
 = 17
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
- Dặn HS ôn lại giải toán về tỉ số phần trăm.
- HS nghe và thực hiện
NS:25/4/2021
ND:T4/28/4/2021
Tiết 153 Toán
PHÉP NHÂN
Thời gian .......phút
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.
2. Năng lực:
 a. Năng lực đặc thù: Giúp học sinh củng cố lại phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.
Rèn kĩ năng thực hành phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.
b. Năng lực chung: 
Năng lực Tự chủ và tự học . Năng lực giao tiếp và hợp tác . Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo
3. Phẩm chất: Rèn Hs tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ 
 - HS : SGK, bảng con
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở 
2.Hoạt động ôn tập kiến thức cũ:(15 phút)
*Mục tiêu: Nắm được một số tính chất cơ bản của phép nhân.
*Cách tiến hành:
 - GV viết lên bảng: a x b = c
+ Em hãy nêu tên gọi các thành phần của phép nhân?
+ Nêu các tính chất của phép nhân mà em đã được học?
1. Tính chất giao hoán.
2. Tính chất kết hợp.
3. Nhân 1 tổng với 1 số.
4. Phép nhân có thừa số bằng 1.
5. Phép nhân có thừa số bằng 0.
- HS nêu miệng: a, b là thừa số, c là tích.
- Thảo luận nhóm đôi và ghi tính chất vào giấy nháp. Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
a x b = b x a
(a x b) x = a x (b x c)
(a + b) x = a x c + b x c
1 x a = a x 1 = a
0 x a = a x 0 = 0
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: 
 - Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.
 - HS làm bài 1(cột 1), bài 2, bài 3, bài 4.
*Cách tiến hành:
Bài 1(cột 1): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS tự giải
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét chữa bài
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- Bạn đã vận dụng những tính chất nào của phép nhân để giải bài toán 3?
Bài 4: HĐ cá nhân
- HS đọc đề bài
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- Bạn nào có cách giải khác không?
- Tính
- HS làm bài, chia sẻ cách làm
a) 4 802 x 324 = 1 555 848
b) 
c) 35,4 x 6,8 = 240,72
- Tính nhẩm
- HS tự giải, trao đổi bài với bạn.
a) 3,25 x 10 = 32,5
3,25 x 0,1 = 0,325
b) 417,56 x 100 = 41756
417,56 x 0,01 = 1,1756
c) 28,5 x 100 = 2850
 28,5 x 0,01 = 0,285
- Tính bằng cách thuận tiện nhất
- HS tự giải, 2 HS lên bảng làm sau đó chia sẻ kết quả
a) 2,5 x 7,8 x 4 = ( 2,5 x 4) x 7,8
 = 10 x 7,8 
 = 78
- Tính chất giao hoán, kết hợp.
- HS đọc đề bài, phân tích đề.
- Tính quãng đường, biết vận tốc và thời gian.
- HS tự giải, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ
Bài giải
Đổi 1giờ 30 phút = 1,5 giờ
Quãng đường ô tô đi được trong 1,5 giờ là:
48,5 x 1,5 = 72,75 ( km)
Quãng đường xe đạp đi được trong 1,5 giờ là :
33,5 x 1,5 = 50,25 ( km)
Quãng đường AB dài là:
72,75 + 50,25 = 123( km)
 Đáp số: 123km
- HS nêu : Tính tổng vận tốc rồi lấy tổng vận tốc nhân với thời gian hai xe gặp nhau.( 48,5 + 33,5) x 1,5 = 123km
Bài giải
Tổng vận tốc của ô tô và xe máy là:
48,5 + 33,5 = 82 (km/ giờ)
Đổi 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
Quãng đường AB dài là:
82 x1,5 = 123 (km)
	 Đáp số: 123 km.
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS nhân nhẩm các phép tính sau:
0,23 x 10 =.... 5,6 x 100 =....
5,67 x 0,1=.... 123 x 0,01 =....
- HS nêu kết quả
0,23 x 10 = 2,3 5,6 x 100 =560
5,67 x 0,1=.0,567 123 x 0,01 =1,23
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
- Về nhà tự ôn lại kiến thức nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số.
- HS nghe 
- HS nghe và thực hiện
------------------------------------------------------------
NS:26/4/2021
ND:T5/29/4/2021
Tiết 154 Toán
LUYỆN TẬP
Thời gian .......phút
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành, tính giá trị của biểu thức và giải toán.
2. Năng lực: 
a. Năng lực đặc thù: Giúp học sinh củng cố về ý nghĩa phép nhân, vận dụng kĩ năng thực hành phép nhân trong tính giá trị của biểu thức và giải bài toán.
Rèn kĩ năng thực hành phép nhân trong tính giá trị của biểu thức và giải bài toán.
b. Năng lực chung: 
Năng lực Tự chủ và tự học . Năng lực giao tiếp và hợp tác . Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo
3. Phẩm chất: Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ khi làm bài 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ
 - HS : SGK, vở , bảng con
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Cho HS làm bảng con: Đặt tính và tính:
a) 345 x 6780 b) 560,7 x 54
c) 34,6 x 76,9 
- Nêu các tính chất của phép nhân. 
- Gv nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- 3 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào bảng con.
- 1 HS trình bày các tính chất của phép nhân.
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
- Biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành, tính giá trị của biểu thức và giải toán.
- HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
* Cách tiến hành:
Bài tập1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài. 
Bài tập 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
Bài tập 3: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc đề bài
- Hướng dẫn HS phân tích đề toán
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài tập chờ:
Bài 4: HĐ cá nhân
- Học sinh nhắc lại công thức chuyển động thuyền.
 - Chuyển thành phép nhân rồi tính:
- HS tự giải, 3 HS lên bảng làm sau đó chia sẻ kết quả
* Lời giải:
a) 6,75 kg + 6,75 kg + 6,75 kg 
 = 6,75 kg x 3 
 = 20,25 kg
b) 7,14 m2+ 7,14 m2 + 7,14 m2 x 3
 = 7,14 m2 ( 1 + 1+ 3 ) 
 = 7,14m2 x 5
 = 35,7m2
c) 9,26dm3 x 9 + 9,26dm3
 = 9,26dm3( 9 + 1)
 = 9,26dm3x 10
 = 92,6dm3
- Tính
- HS tự giải, 2 HS lên bảng làm bài
- HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong dãy tính.
a) 3,125 + 2,075 x 2 = 3,125 + 4,15
 = 7,275
b) ( 3,125 + 2,075) x 2 = 5,2 x 2
 = 10,4
- HS đọc đề bài
- HS trao đổi nhóm đôi, Cả lớp làm vở, 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ, yêu cầu HS tìm cách giải khác
Bài giải
Số dân của nước ta tăng thêm trong năm 2001 là :
77 515000 :100 x 1,3 = 100795(người)
Số dân của nước ta tính đến cuối năm 2001 là:
77515000+1007695=78522695(người)
Đáp số: 78 522 695 người.
C2 : Tỉ số phần trăm dân số năm 2001 so với năm 2000 là 101,3 %
Số dân nước ta năm 2001 là:
77 515 000 : 100 x 101,3 = 78 522 695 ( người )
- HS nhắc lại
* Vthuyền đi xuôi dòng = Vthực của thuyền + Vdòng nước
* Vthuyền đi ngược dòng = Vthực của thuyền – Vdòng nước
- HS làm bài, báo cáo kết quả
Bài giải
Vận tốc của thuyền máy khi xuôi dòng là:
22,6 + 2,2 = 24,8 (km/giờ)
Thuyền máy đi từ bến A đến bến B hết 1 giờ 15 phút hay 1,25 giờ. 
Độ dài quãng sông AB là:
24,8 x 1,25 = 31 (km)
 Đáp số: 31 km
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Nhắc lại cách giải toán về tỉ số phần trăm 
- HS nhắc lại
4. Hoạt động sáng tạo:(1phút)
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
- Dặn HS ôn lại các dạng toán chuyển động.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
NS:27/4/2021
ND:T6/30/4/2021
Tiết 155 Toán
PHÉP CHIA
Thời gian .......phút
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được cách chia số tự nhiên, số thập phân, phân số.
2. Kĩ năng:
	- Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
 - HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
2. Năng lực:
 a. Năng lực đặc thù: Giúp học sinh củng cố lại cách chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
Củng cố kĩ năng thực hành phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
b. Năng lực chung: 
Năng lực Tự chủ và tự học . Năng lực giao tiếp và hợp tác . Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo
3. Phẩm chất: Yêu thích môn học
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ 
 - HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở 
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm của phép chia hết, chia có dư
*Cách tiến hành:
 * Phép chia hết
- GV viết phép tính lên bảng a : b = c
- Yêu cầu HS nêu các thành phần của phép tính.
- Em hãy nêu các tính chất của phép chia?
* Phép chia có dư
- GV viết lên bảng phép chia 
 a : b = c( dư r)
- Nêu mối quan hệ giữa số dư và số chia?
- a là số bị chia, b là số chia, c gọi là thương.
- Tính chất của phép chia: 
+ a : 1 = a
+ a: a = 1 ( a khác 0 )
+ 0 : b = 0 ( b khác 0 )
- HS nêu thành phần của phép chia.
- Số dư bé hơn số chia ( r < b)
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
 - HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
*Cách tiến hành:
Bài tập 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét chữa bài.
Bài tập 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét chữa bài.
Bài tập 3: HĐ cặp đôi
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét chữa bài.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách làm
+ Bạn hãy nêu cách chia nhẩm với 0,1 ; 0,01; 0,001
+ Muốn chia một số cho 0,25; 0,5 ta làm thế nào ?
Bài tập chờ
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài cá nhân
- Tính rồi thử lại (theo mẫu)
- Cả lớp làm vở, 2HS lên bảng làm bài.
a) 8192 : 32 = 256
thử lại : 256 x 32 = 8192
b) 
- Tính
- HS làm bài , chia sẻ, nhắc lại cách chia hai phân số
- Tính nhẩm
- HS tự giải và trao đổi bài kiểm tra cho nhau.
a) 25 : 0,1 = 250 b) 11 : 0,25 = 44
 25 x 10 = 250 11 x 4 = 44
 48 : 0,01 = 4800 32 : 0,5 = 64	
 48 x 100 = 4800 32 x 2 = 64	
 95 : 0,1 = 950 75 : 0,5 = 15,0
 72 : 0,01 = 7200 125 : 0,25 = 500
 - Muốn chia một STP cho 0,1; 0,01; 0,001 ta chỉ việc lấy số đó nhân với 10; 100; 1000
- ta chỉ việc lấy số đó nhân với 4; 2
- HS làm bài cá nhân, báo cáo kết quả
a) 
b) 10
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Qua bài học vừa rồi, em biết được điều gì ?
- Qua bài học và rồi em biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm.
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
- Dặn HS về nhà tự rèn kĩ năng chia bằng các bài toán tương tự.
- HS nghe 
- HS nghe và thực hiện
-----------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_5_tuan_31_nam_hoc_2020_2021.docx