Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021

Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết xác định phân số; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự.

HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 4, bài 5a.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực đặc thù: - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đồ dùng

 - GV: SGK, bảng phụ

 - HS : SGK, bảng con, vở.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

 - Kĩ thuật trình bày một phút

 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành

 

docx 11 trang cuongth97 4030
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
 NS:9/4/2021
ND:T2/12/4/2021 Toán
Tiết 141: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ ( Tiếp theo )
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Biết xác định phân số; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự.
HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 4, bài 5a.
2. Năng lực: 
- Năng lực chung: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực đặc thù: - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ 
 - HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Điền đúng, điền nhanh" : Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- Mỗi đội chơi gồm có 3 học sinh thi.
- HS dưới lớp cổ vũ cho 2 đội chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết xác định phân số; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự.
 - HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 4, bài 5a.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS tự làm bài, chia sẻ cách tính
- GV nhận xét , kết luận
Bài 4: HĐ cá nhân 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS tự làm bài, chữa bài
- GV nhận xét , kết luận
 Bài 5a: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- Yêu cầu HS nhắc lại các cách so sánh phân số
Bài tập chờ
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm bài rồi chia sẻ kết quả
- GV kết luận
- Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng 
- HS quan sát băng giấy và làm bài
Phân số chỉ phần tô màu là: D . 
- Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng 
- HS tính và khoanh vào trước câu trả lời đúng, chia sẻ cách tính 
Giải
Có 20 viên - 3 viên bi màu nâu 
 - 4 viên bi màu xanh
 - 5 viên bi màu đỏ
 - 8 viên bi màu vàng
số viên bi có màu b ) đỏ
- So sánh các phân số
- HS làm vở
- 2 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm
vì nên 
b ) Ta thấy cùng tử số là 5 nhưng
MS 9 > MS 8 nên 
c)vì ; nên ta có
a ) Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn
- HS làm bài, chữa bài, chia sẻ cách làm
vì nên các PS dược xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là 
- HS nêu miệng và giải thích cách làm
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- Cho HS vận dụng làm các câu sau: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
 ....	 .... 
... 1 ... 
- HS làm bài
 <	 < 
 > 1 = 
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà tìm thêm các bài tập tương tự để làm thêm
- HS nghe và thực hiện
NS:10/4/2021
ND:T3/13/4/2021 
 Toán
Tiết 142: ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Biết cách đọc, viết số thập phân và so sánh các số thập phân.
HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 4a, bài 5. 
2. Năng lực: 
- Năng lực chung: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực đặc thù: - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ 
 - HS : SGK, bảng con...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, 
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" với nội dung như sau: 
 Một bạn nêu một số thập phân bất kì, gọi bạn khác bạn đó phải nêu được một số thập phân khác lớn hơn số thập phân đó. 
- GV nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết cách đọc, viết số thập phân và so sánh các số thập phân.
 - HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 4a, bài 5. 
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm 
- Trình bày kết quả
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cá nhân
- GV gọi HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm 
- GV nhận xét chữa bài 
Bài 4a: HĐ cá nhân
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài.Yêu cầu HS nêu cách viết phân số thập phân dưới dạng số thập phân.
- Nêu nhận xét về số chữ số 0 trong mẫu số của phân số thập phân và số chữ số của phần thập phân viết được.
Bài 5: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ kết quả
- GV nhận xét 
Bài tập chờ
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm bài rồi chia sẻ kết quả
- GV kết luận
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm miệng. Đọc số thập phân; nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số đó.
- HS tiếp nối nhau trình bày
- Viết số thập phân có:
- Cả lớp làm vào vở
- 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả
a. 8,65 b. 72,493 c. 0,04
- Viết các số sau dưới dạng số thập phân
- Cả lớp làm vào vở.
- Cho 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả, cách làm
a. = 0,3 
 = 4,25 = 2,002
- HS đọc, chia sẻ yêu cầu
+ Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số thập phân.
- Cả lớp làm vào vở
- GV gọi HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả:
78,6 > 78,59 28,300 = 28,3
9,478 0,906
- HS làm bài rồi báo cáo kết quả
- Kết quả như sau:
74,60 ; 284,43 ;401,25 ; 104,00
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- Nêu giá trị của các hàng của những số thập phân sau: 28,024; 145,36; 56,73
- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà tự viết các số thập phân và phân tích cấu tạo của các số đó.
- HS nghe và thực hiện
NS:11/4/2021
ND:T4/14/4/2021 
 Toán
Tiết 143: ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết viết số thập phân và một số phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm, viết các số đo dưới dạng số thập phân, so sánh các số thập phân.
 - HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2(cột 2,3), bài 3(cột 3,4), bài 4.
2. Năng lực: 
- Năng lực chung: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực đặc thù: - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK,Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ 
 - HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, 
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Phản xạ nhanh": Một bạn nêu một phân số thập phân, một bạn viết số thập phân tương ứng .
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết viết số thập phân và một số phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm, viết các số đo dưới dạng số thập phân, so sánh các số thập phân.
 - HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2(cột 2,3), bài 3(cột 3,4), bài 4.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Giáo viên nhận xét , kết luận
Bài 2(cột 2,3): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
Bài 3(cột 3,4): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
Bài 4: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét , kết luận
Bài tập chờ
Bài 5: HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm bài rồi chia sẻ kết quả
- GV kết luận
- Viết các số đo sau dưới dạng phân số thập phân.
- Học sinh tự làm vào vở sau đó chia sẻ kết quả
a) 0,3 = ; 	0,72 = 
1,5 = ; 	0,347 = 
b) = ; = ; = ; = 
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài, chia sẻ kết quả
 a) 0,5 = 50%
 8,75 = 875 %
b) 5% = 0,05 
 625 % = 6,25
- Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân.
- Học sinh làm vở
- 2 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ cách làm:
a) giờ = 0,75 giờ.
 phút = 0,25 phút.
b) km = 0,3 km ; 
 kg = 0,4 kg
- Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn
- HS cả lớp làm vở 
- 2 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ cách làm:
a) 4,203 ; 4,23 ; 4,5 ; 4,505
b) 69,78 ; 69,8 ; 71,2 ; 72,1
- HS tự làm bài rồi báo cáo kết quả
- Cách làm: Viết 0,1 <.....< 0,2 thành 0,10 <....< 0,20. Số vừa lớn hơn 0,10 vừa bé hơn 0,20 có thể là 0,11 ; 0,12 ;...; 0,19....Theo yêu cầu của bài chỉ cần chọn một trong các số trên để điền vào chỗn chấm, ví dụ: 0,1 < 0,15 < 0,2.
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- Viết các số thập phân sau dưới dạng tỉ số phần trăm(theo mẫu):
0,018 = 1,8% 15,8 =.....
0,2 =..... 11,1 =......
- HS nêu:
0,018 = 1,8% 15,8 = 1580%
0,2 = 20% 1,1 = 110%
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà tìm thêm các bài toán về tỉ số phần trăm để làm.
- HS nghe và thực hiện
NS:12/4/2021
ND:T5/15/4/2021 
 Toán
Tiết 144: ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết:	
 - Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng.
 - Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
 - HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2(a), bài 3(a, b, c; mỗi câu một dòng).
2. Năng lực: 
- Năng lực chung: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực đặc thù: - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ 
 - HS : SGK, vở , bảng con
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, 
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Điền đúng, điền nhanh" lên bảng viết các số sau dưới dạng phân số thập phân: 23,23; 10,01; 24,001; 12,3; 24,123
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- Chia lớp thành 2 đội chơi, mối đội 5 bạn. HS dưới lớp cổ vũ cho các bạn chơi.
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: Biết:	
 - Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng.
 - Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
 - HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2(a), bài 3(a, b, c; mỗi câu một dòng).
* Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu
-Yêu cầu HS làm bài tập 
- GV nhận xét chữa bài
- Củng cố lại cách đọc đổi các đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng.
* GV cho học sinh chốt lại kiến thức 
- Trong bảng đơn vị đo độ dài hoặc bảng đơn vị đo khối lượng hai đơn vị liền nhau gấp hoặc kém nhau 10 lần . 
Bài 2a: HĐ cá nhân
- HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và các đơn vị đo khối lượng.
Bài 3(a,b,c; mỗi câu một dòng).
- HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét chốt lại kiến thức
- 2 HS đọc 
- HS làm bài vào vở, 
-1 HS làm bảng lớp, sau đó chia sẻ
Lớn hơn mét
Mét
Bé hơn mét
Kí hiệu
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
Quan hệ giữa các đơn vị đo
- Viết theo mẫu
- HS làm bài. 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm
a. 1m = 10dm = 100cm = 1000mm
 1km = 1000m 1kg = 1000g
 1 tấn = 1000kg
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu)
- HS làm bài vào vở. 
- 3 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ cách làm
a. 1827m = 1km 827m = 1,827km
b. 34dm = 3m 4dm = 3,4m
c. 2065g = 2kg 65g = 2,065kg
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- GV cho HS vận dụng làm bài:
Điền số thích hợp vào chỗ chấm
2030m = ....km	 150 g .... 0,15kg
750m = .....km 3500g .... 3,5kg
- HS làm bài
2030m = 2,03km	 150 g = 0,15kg
750m = 0,75km 3500g = 3,5kg
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà ôn lại các kiến thức về đơn vị đo độ dài và đo khối lượng, vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- HS nghe và thực hiện
NS:13/4/2021
ND:T6/16/4/2021 
 Toán
Tiết 145: ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG ( Tiếp theo) 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Biết:
 - Viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
 - Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đo khối lượng thông dụng.
 - HS vận dụng kiến thức làm bài 1a, bài 2, bài 3.
2. Năng lực: 
- Năng lực chung: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực đặc thù: - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phảm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ 
 - HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, 
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": nêu bảng đơn vị khối lượng và mối quan hệ trong bảng đơn vị đo khối lượng.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
 - Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đo khối lượng thông dụng.
 - HS vận dụng kiến thức làm bài 1a, bài 2, bài 3.
* Cách tiến hành:
 Bài 1a: HĐ cá nhân
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, kết luận
- Củng cố lại cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân .
Bài 2: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài 
- GV nhận xét, kết luận
- Củng cố cách viết số đo khối lượng
 dưới dạng số thập phân . 
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV chốt lại kết quả đúng
Bài tập chờ
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm bài rồi chia sẻ kết quả
- GV kết luận
- Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân
- HS tự làm bài, 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả
a. 4km 382m = 4,382km
 2km 79m = 2,079km
 700m = 0,7km
- Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm
a. 2kg 350g = 2,35 kg
 1kg 65g = 1,065kg
b. 8 tấn 760kg = 8,76 tấn
 2 tấn 77kg = 2,077 tấn
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
- HS làm bài vào vở, đổi chéo vở để kiểm tra
 a) 0,5m = 50cm 
b) 0,075km = 75m
c) 0,064kg = 64g 
d) 0,08tấn = 80kg 
- HS làm bài
- HS chia sẻ kết quả
a) 3576m = 3,576km
b) 53cm = 0,53m
c) 5360kg = 5,36 tấn
d) 657g = 0,657kg
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS vận dụng làm bài tập sau:
Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
0,15m =....cm 0,00061km =...m
0,023 tấn = ......kg 7,2g =....kg
- HS nêu:
0,15m = 15cm 0,00061km = 0,61m
0,023 tấn = 23kg 7,2g = 0,0072kg
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà ôn lại bảng đợn vị đo độ dài và đo khối lượng, áp dụng vào thực tế.
- Chuẩn bị bài: Ôn trước bảng đơn vị đo diện tích.
- HS nghe và thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_5_tuan_29_nam_hoc_2020_2021.docx