Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Huyền

Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Huyền

 TOÁN TIẾT: 116

 LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.

 - Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.

 - HS làm bài 1, bài 2( cột 1). HSNK làm thêm bài 3

2. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm: Giáo dục HS ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

 - Giáo viên: Bảng phụ, SGK, 6 hình lập phư¬ơng có cạnh 1cm

 - Học sinh: Vở, SGK, Bộ đồ dùng Toán 5

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não

 

docx 12 trang cuongth97 06/06/2022 4170
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 24
Ngày soạn:5/03/2021
Ngày dạy: T2/8/03/2021
 TOÁN TIẾT: 116
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.
 - Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.
 - HS làm bài 1, bài 2( cột 1). HSNK làm thêm bài 3
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm: Giáo dục HS ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Bảng phụ, SGK, 6 hình lập phương có cạnh 1cm
 - Học sinh: Vở, SGK, Bộ đồ dùng Toán 5
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Khởi động:(5phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi khởi động với câu hỏi:
+ HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
+ HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
 - HS chơi trò chơi
- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao ( cùng đơn vị đo ).
V = a x b x c
- Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh
V = a x a x a
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Luyện tập thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.
 - HS làm bài 1, bài 2( cột 1).
* Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích một mặt, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV kết luận
Bài 2( cột 1): HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu của bài
- Ô trống cần điền là gì ? 
- Yêu cầu HS làm bài
- GV kết luận
- HS đọc
- HS nêu
- Cả lớp làm bài
- HS lên chữa bài rồi chia sẻ
Bài giải:
Diện tích một mặt hình lập phương là:
 2,5 x 2,5 = 6,25 (cm2)
Diện tích toàn phần hình lập phương là:
 6,25 x 6 = 37,5(cm2)
Thể tích hình lập phương là:
 6,25 x 2,5 = 15,625(cm2)
 Đáp số: S 1 mặt: 6,25 cm2
 Stp: 37,5 cm2
 V : 15,625 cm3 
- Viết số đo thích hợp vào ô trống 
- Diện tích mặt đáy, diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật.
- HS làm bài.
- HS chia sẻ kết quả
Hình hộp chữ nhật
Chiều dài
11 cm
Chiều rộng
10 cm
Chiều cao
6 cm
Diện tích mặt đáy
110 cm2
Diện tích xung quanh
252 cm2
Thể tích
660 cm3
Bài 3(Bài tập chờ): HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài và tự làm bài
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh
- HS đọc bài và tự làm bài, báo cáo kết quả cho GV
 Bài giải
Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật là:
 9 x 6 x 5 = 270 (cm3)
Thể tích của khối gỗ hình lập phương cắt đi là:
 4 x 4 x 4 = 64(cm3)
Thể tích gỗ còn lại là :
 270 - 64 = 206 (cm3)
 Đáp số: 206 cm3
Vận dụng:(2 phút)
- Chia sẻ quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật với mọi người
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo:( 1 phút)
- Về nhà tìm cách tính thể của một viên gạch hoặc một viên đá.
- HS nghe và thực hiện
Ngày soạn:6/03/2021
Ngày dạy: T3/9/03/2021
TIẾT 117 Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Nắm được cách tính tỉ số phần trăm của một số và các tính thể tích hình lập phương.
 - Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
	- Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.
 - HS làm bài 1, bài 2. Học sinh năng khiếu làm thêm bài tập 3
2. Năng lực: 
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất: Yêu thích môn học, có thái độ nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Bảng phụ, SGK, 18 hình lập phương có cạnh 1cm.
 - Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS tổ chức trò chơi với các câu hỏi sau:
+ Nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật ?
+ Nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Luyện tập thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
 - Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.
 - HS làm bài 1, bài 2.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS tự tính nhẩm15% của 120 theo cách tính nhẩm của bạn Dung.
- Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ kết quả
- GV nhận xét, kết luận
 Bài 2: HĐ cặp đôi
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận cặp đôi
- Hướng dẫn HS phân tích đề theo câu hỏi:
+ Hình lập phương bé có thể tích là bao nhiêu?
+ Tỉ số thể tích của 2 hình lập phương là bao nhiêu?
+ Vậy tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 3(Bài tập chờ): HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài
- GV nhận xét, chữa bài cho HS
- HS đọc
- HS nêu cách tính nhẩm
- HS chia sẻ kết quả
 a) 10% của 240 là 24
 5 % của 240 là 12
 2,5% của 240 là 6
 17,5% của 240 là : 
 24 + 12 +6 = 42
 b) 10% của 520 là 52
 5 % của 520 là 26
 20% của 520 là 104
 35% của 520 là : 
 52 + 26 +104 = 182
- Cả lớp theo dõi
- HS thảo luận
- HS hỏi nhau:
+ Hình lập phương bé có thể tích là 64 cm3
+ Tỉ số thể tích của 2 hình lập phương là 3 : 2
+ Tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé là 
- 2 HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả
Giải
- Tỉ số thể tích hình lập phương lớn so với hình bé là Như vậy tỉ số phần trăm của thể tích hình lập phương lớn và hình lập phương bé là 
 3 : 2 = 1,5 = 150 % (thể tích hình lập phương bé)
b)Thể tích hình lập phương lớn là:
 64 x 150% = 96 ( m3 )
hoặc: 64 : 100 x 150 = 96 ( m3 )
 Đáp số : 150%; 96 m3
- HS làm bài cá nhân
 Bài giải 
a) Hình vẽ trong SGK có tất cả:
8 × 3 = 24 (hình lập phương nhỏ)
b) Mỗi hình lập phương A, B, C (xem hình vẽ)có diện tích toàn phần là:
2 × 2 × 6 = 24(cm2)
Do cách sắp xếp các hình A, B, C nên hình A có 1 mặt không cần sơn, hình B có 2 mặt không cần sơn, hình C có 1 mặt không cần sơn, cả 3 hình có :
1 + 2 + 1 = 4 (mặt) không cần sơn.
Diện tích toàn phần của 3 hình A, B, C là:
24 × 3 = 72(cm2).
 Diện tích không cần sơn của hình đã cho là:
2 × 2 × 4 = 16 (cm2).
 Diện tích cần sơn của hình đã cho là:
72 – 16 = 56 (cm2).
3. Vận dụng:(3 phút)
- HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương.
- HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- HS nêu
- Tìm cách tính thể tích của một số đồ vật không có hình dạng như các hình đã học.
- HS nghe và thực hiện
Ngày soạn:7/03/2021
Ngày dạy: T4/10/03/2021
TOÁN TIẾT: 118
GIỚI THIỆU HÌNH TRỤ - GIỚI THIỆU HÌNH CẦU
(Chuyển thành bài đọc thêm)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS nắm vững các đơn vị đo thể tích ; mối quan hệ giữa chúng.
-Tính thành thạo thể tích hình hộp chữ nhật
2. Năng lực: 
Năng lực chung: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Năng lực đặc thù: - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học: HS nắm vững các đơn vị đo thể tích ; mối quan hệ giữa chúng. Tính thành thạo thể tích hình hộp chữ nhật
3. Phẩm chất: Yêu thích môn học, cẩn thận, tỉ mỉ.
II. CHUẨN BỊ
2. Đồ dùng 
- Giáo viên: Bảng phụ, SGK.
- Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: - HS nắm vững các đơn vị đo thể tích ; mối quan hệ giữa chúng.
 - Tính thành thạo thể tích hình hộp chữ nhật
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
Điền dấu > , < hoặc = vào chỗ chấm.
a) 3 m3 142 dm3 .... 3,142 m3
b) 8 m3 2789cm3 .... 802789cm3
Bài 2:HĐ cá nhân
 Điền số thích hợp vào chỗ chấm
a) 21 m3 5dm3 = ...... m3
b) 2,87 m3 = m3 ..... dm3
c) 17,3m3 = dm3 .. cm3
d) 82345 cm3 = dm3 cm3
Bài 3: HĐ cá nhân
 Tính thể tích 1 hình hộp chữ nhật có chiều dài là 13dm, chiều rộng là 8,5dm ; chiều cao 1,8m.
Bài 4: HĐ cá nhân
Một bể nước có chiều dài 2m, chiều rộng 1,6m; chiều cao 1,2m. Hỏi bể có thể chứa được bao nhiêu lít nước ? (1dm3 = 1 lít)
- HS đọc yêu cầu .
- HS làm bài,chia sẻ trước lớp
a) 3 m3 142 dm3 = 3,142 m3
b) 8 m3 2789cm3 > 802789cm3
- HS đọc yêu cầu .
- HS làm bài,chia sẻ trước lớp
 a) 21 m3 5dm3 = 21,005 m3
 b) 2,87 m3 = 2 m3 870dm3
 c) 17,3dm3 = 17dm3 300 cm3
 d) 82345 cm3 = 82dm3 345cm3
 - HS đọc yêu cầu .
- HS làm bài,chia sẻ trước lớp
 Bài giải
Đổi: 1,8m = 18dm.
Thể tích 1 hình hộp chữ nhật đó là:
 13 x 8,5 x 1,8 = 1989 (dm3)
 Đáp số: 1989 dm3.
- HS đọc yêu cầu .
- HS làm bài,chia sẻ trước lớp
 Bài giải
Thể tích của bể nước đó là:
 2 x 1,6 x 1,2 = 3,84 (m3)
 = 3840dm3.
Bể đó có thể chứa được số lít nước là:
3840 x 1 = 3840 (lít nước).
 Đáp số: 3840 lít nước.
3.Vận dụng:(2 phút)
- Vận dụng cách tính thể tích của các hình khối vào cuộc sống.
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Tính thể tích của bể nước nhà em(nếu có)
- HS nghe và thực hiện
Ngày soạn:9/03/2021
Ngày dạy: T5/11/03/2021
 TOÁN TIẾT 119
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
- Vận dụng kiến thức để tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
 - HS làm bài 1a , bài 3 
2. Năng lực: 
Năng lực chung: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Năng lực đặc thù:- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Bảng phụ, SGK, các hình minh họa SGK.
- Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:(5phút)
- Cho HS thi nêu cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi nêu
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Luyện tập thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
 - HS làm bài 1a, bài 3 
* Cách tiến hành:
Bài 1a: HĐ nhóm
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán, 
- HS thảo luận tìm cách vẽ hình và vẽ thêm đường cao BH của hình thang và hỏi nhau : BH có độ dài là bao nhiêu?
- GV cho 1 HS đại diện lên bảng làm bài sau đó chia sẻ
- GV nhận xét , kết luận
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài
- GV yêu cầu HS quan sát hình
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét, kết luận 
Bài 2(Bài tập chờ): HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét HS bài làm của HS
- HS đọc đề bài, cả lớp đọc lại đề bài trong SGK
- BH có độ dài là 3cm vì là đường cao của hình thang ABCD.
- HS làm bài nhóm, đại diện lên chia sẻ
Bài giải
Diện tích của tam giác ABD là:
4 x 3 : 2 = 6 (cm2)
Diện tích của hình tam giác BDC là:
5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2)
 Đáp số: 6 cm2 và 7,5 cm2
- HS đọc
- HS quan sát hình
- Cả lớp làm vào vở, chia sẻ kết quả
Bài giải
Bán kính của hình tròn là:
5 : 2 = 2,5 (cm)
Diện tích của hình tròn là:
2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 (cm2)
Diện tích hình tam giác là:
3 x 4 : 2 = 6 (cm2)
Diện tích phần được tô màu là:
19,625 – 6 = 13,625 (cm2)
 Đáp số: 13,625 cm2
- HS làm bài cá nhân, báo cáo giáo viên
Bài giải
Diện tích hình bình hành MNPQ là: 
 12 x 6 = 72 (cm2)
Diện tích hình tam giác KQP là:
 12 x 6 : 2 = 36 (cm2)
Tổng diện tích của hai hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP là:
 72 - 36 = 36(cm2)
Vậy diện tích hình tam giác KQP bằng tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP.
3.Vận dụng:(2 phút)
- Chia sẻ với mọi người cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
- HS nghe và thực hiện
- Về nhà tìm mối liên hệ cách tính diện tích của hình tam giác, hình thang, hình bình hành.
- HS nghe và thực hiện
Ngày soạn:8/03/2021
Ngày dạy: T6/12/03/2021
TOÁN TIẾT:120
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 - Rèn kĩ năng tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 - HS làm bài 1(a,b), bài 2.
2. Năng lực: 
Năng lực chung- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Năng lực đặc thù - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất: Yêu thích môn học, cẩn thận, tỉ mỉ, sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Các hình minh họa trong SGK
 - Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS phát biểu:
+ Muốn tính diện tích hình thang ta làm thế nào?
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS trả lời
- HS mở sách, vở
2. Luyện tập thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 - HS làm bài 1(a,b), bài 2.
* Cách tiến hành:
 Bài 1(a,b): HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- GV cho HS thảo luận để tìm ra cách giải
- Yêu cầu các nhóm làm bài
- GV cùng cả lớp nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cá nhân
- GV mời 1 HS đọc đề bài toán
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình lập phương
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét 
Bài 3(Bài tập chờ): HĐ cá nhân
- HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét bài làm của học sinh
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS thảo luận nhóm
- Các nhóm làm bài
- Đại diện HS lên làm bài, chia sẻ trước lớp
Bài giải
1m = 10dm ; 50cm = 5dm;
60cm = 6dm
Diện tích kính xung quanh bể cá là:
(10 + 5) x 2 x 6 = 180 (dm2)
 Diện tích kính mặt đáy bể cá là:
10 x 5 = 50 (dm2)
 Diện tích kính để làm bể cá là:
180 + 50 = 230 (dm2)
 Thể tích của bể cá là:
50 x 6 = 300 (dm3)
300 dm3 = 300 lít 
Đáp số: a: 230 dm2
 b: 300 dm3 
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS nêu quy tắc
- Cả lớp làm vào vở
- HS lên làm bài, chia sẻ trước lớp
Bài giải
a, Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
(1,5 x 1,5) x 4 = 9 (m2)
b, Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
(1,5 x 1,5) x 6 = 13,5 (m2)
c, Thể tích của hình lập phương là:
1,5 x1,5 x 1,5 = 3,375 (m3)
Đáp số: a, 9m2 ; b, 13,5m2
c, 3,375m3
- HS làm bài, báo cáo giáo viên
- Diện tích toàn phần của hình M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N. 
- Thể tích của hình M gấp 27 lần thể tích của hình N.	
3.Vận dụng:(2 phút)
- Chia sẻ với mọi người về cách tính diện tích, thể tích thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo:( 1 phút)
- Vận dụng kiến thức tính nguyên vật liệu làm các đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- HS nghe và thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_5_tuan_24_nam_hoc_2020_2021_tran_thi_huyen.docx