Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2021-2022 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2021-2022 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

TOÁN (Tiết 85) KIỂM TRA CUỐI KÌ I

I.Mục tiêu: Kiểm tra HS về:

- Xác định giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân.

- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.

- Làm các phép tính với số thập phân.

- Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.

II. Đề thi :

* GV phô tô đề thi trong SGV/166-167 cho HS làm.

* Đáp án :

Phần I :3 điểm

 1. C 2. D 3. C

Phần 2 : 7 điểm

Bài 1 : 4 điểm

 a. 808,28 b. 166,12 c. 87.64 d. 25,3

Bài 2 : 1 điểm

 a. 8,375kg b. 7,08 m2

Bài 3 : 2 điểm

Bài giải

Chiều dài đáy của tam giác ABC là :

5 x 2 = 10 (cm)

Chiều cao tương ứng của tam giác ABC là :

4 x 2 = 8 (cm)

Diện tích tam giác ABC là :

10 x 8 : 2 = 40 (cm2)

Diện tích tam giác MBC là :

4 x 10 : 2 = 20 (cm2)

Diện tích phần đã tô đậm là :

40 – 20 = 20 (cm2)

Đáp số 20 (cm2)

 

docx 13 trang cuongth97 2620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2021-2022 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 08 tháng 11 năm 2021
TOÁN (Tiết 85) KIỂM TRA CUỐI KÌ I
I.Mục tiêu: Kiểm tra HS về:
- Xác định giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Làm các phép tính với số thập phân.
- Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
II. Đề thi :
* GV phô tô đề thi trong SGV/166-167 cho HS làm.
* Đáp án :
Phần I :3 điểm
 1. C 2. D 3. C
Phần 2 : 7 điểm
Bài 1 : 4 điểm
 a. 808,28 b. 166,12 c. 87.64 d. 25,3
Bài 2 : 1 điểm
 a. 8,375kg b. 7,08 m2
Bài 3 : 2 điểm
Bài giải
Chiều dài đáy của tam giác ABC là :
5 x 2 = 10 (cm)
Chiều cao tương ứng của tam giác ABC là :
4 x 2 = 8 (cm)
Diện tích tam giác ABC là :
10 x 8 : 2 = 40 (cm2)
Diện tích tam giác MBC là :
4 x 10 : 2 = 20 (cm2)
Diện tích phần đã tô đậm là :
40 – 20 = 20 (cm2)
Đáp số 20 (cm2)
Điều chỉnh – bổ sung
Thứ ba ngày 09 tháng 11 năm 2021
TOÁN (Tiết 86) HÌNH THANG
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức 
- Có biểu tượng về hình thang.
2. Kĩ năng 
- Nhận biết một số đặc điểm của hình thang, phân biệt hình thang với các hình đã học.
- Nhận biết hình thang vuông. 
- HS làm bài 1, 2, 4. HSNK làm thêm bài 3.
3. Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
4. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bộ dùng dạy toán.
- HS: SGK, bảng con.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS tổ chức nêu đặc điểm của hình tam giác, đặc điểm của đường cao trong tam giác, nêu cách tính diện tích tam giác.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
*MT: HS quan sát và nhận biết đặc điểm hình thang.
*PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp, thực hành.
a. Hình thành biểu tượng về hình thang
- GV vẽ lên bảng cái thang.
- GV yêu cầu HS hãy tìm điểm giống nhau giữa cái thang và hình ABCD.
- GV: Vậy hình ABCD giống cái thang được gọi là hình thang.
b. Nhận biết một số đặc điểm của hình thang.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, nhận biết đặc điểm của hình thang:
+ Hình thang ABCD có mấy cạnh?
+ Các cạnh của hình thang có gì đặc biệt?
+ Vậy hình thang là hình như thế nào?
+ Hãy chỉ rõ các cạnh đáy, các cạnh bên của hình thang ABCD.
- GV nhận xét, kết luận: Cạnh AB gọi là cạnh đáy bé, cạnh CD gọi là đáy lớn.
- GV kẻ đường cao AH của hình thang ABCD
+ AH gọi là đường cao. Độ dài AH gọi là chiều cao.
+ Đường cao AH vuông góc với 2 đáy AB và CD
- GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của hình thang. 
3. Hoạt động thực hành
*MT: HS vận dụng hiểu biết về hình thang làm được bài tập.
*PP: Luyện tập thực hành, thảo luận
Bài 1
*MT: Nhận biết một số đặc điểm của hình thang, phân biệt hình thang cc hình đã học.
- GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV cho HS thảo luận để tìm hình thang trong các hình đã cho.
- GV hỏi vì sao H3 không phải là hình thang?
- GV nhận xét.
* Bài 2: MT: Nhận biết một số đặc điểm của hình thang
- GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV cho HS thảo luận để trả lời các câu hỏi đã cho.
+ Trong 3 hình, hình nào có 4 cạnh, 4 góc?
+ Hình nào có 2 cặp cạnh đối diện song song?
+ Hình nào có 4 góc vuông?
+ Trong 3 hình hình nào là hình thang.
- GV nhận xét.
Bài 3 (dành cho HSNK)
*MT: Vẽ thêm đoạn thẳng để được hình thang.
- GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV cho HS vẽ hình vào vở.
- GV nhận xét.
Bài 4
*MT: Nhận biết biết hình thang vuông. 
- GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV vẽ hình, cho HS thảo luận:
+ Đọc tên hình trên bảng?
+ Hình thang ABCD có những góc nào là góc vuông ?
+ Cạnh bên nào vuông góc với 2 đáy?
- GV nhận xét, rút ra đặc điểm của hình thang vuông.
4. Hoạt động vận dụng
- GV yêu cầu HS so sánh điểm giống và khác nhau giữa hình thang và hình chữ nhật.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị tiết học sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thi đua.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS quan sát.
- Hình ABCD giống như cái thang nhưng chỉ có 2 bậc.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận, trình bày:
+ Hình thang ABCD có 4 cạnh là AB, BC, CD, DA.
+ Hình thang là hình có 4 cạnh trong đó có 2 cạnh song song với nhau
+ Hình thang là hình có 4 cạnh trong đó có 2 cạnh song song với nhau.
+ Hai cạnh đáy AB và DC song song với nhau. Hai cạnh bên là là AD và BC
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát
- HS nhắc lại.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS thảo luận để tìm hình thang trong các hình đã cho.Các hình thang là H1, H2, H4, H5, H6
- Vì H3 không có cặp cạnh đối diện song song
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS thảo luận để trả lời:
+ Cả ba hình đều có 4 cạnh, 4 góc
+ H1 và H2 có 2 cặp cạnh đối diện song song, còn H3 chỉ có một cặp cạnh đối diện song song.
+ Hình 1
+ H3 là hình thang.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS vẽ hình vào vở.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Hình thang ABCD
+ Có góc A và góc B là 2 góc vuông
+ Cạnh bên AD vuông góc với đáy AB và DC
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
Thứ tư ngày 11 tháng 11 năm 2021
TOÁN (Tiết 87) DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức 
- Biết tính diện tích của hình thang.
- Biết vận dụng vào giải các bài tập có liên quan.
2. Kĩ năng 
- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích của hình thang để giải các bài toán có liên quan.
- Bài tập cần làm: Bài 1 a; 2 a. HSNK: Làm thêm bài 1b, 2b, 3.
3. Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
4. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Mảnh bìa có hình vẽ như SGK.
- HS: Giấy ô ly, thước, kéo.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS thi:
+ Nêu công thức diện tích tam giác.
+ Nêu các đặc điểm của hình thang.
+ Hình như thế nào gọi là hình thang vuông?
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
*MT: HS biết công thức tính diện tích hình thang.
*PP: Đàm thoại, giảng giải.
a. Xây dựng công thức tính diện tích hình thang
- GV yêu cầu HS xác định trung điểm M của cạnh BC.
- GV yêu cầu HS vẽ AM.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và xếp hình.
- GV thao tác lại, gắn hình ghép lên bảng.
b. So sánh đối chiếu các yếu tố hình học giữa hình thang ABCD và hình tam giác ADK.
- GV yêu cầu HS hãy so sánh diện tích hình thang ABCD và diện tích tam giác ADK.
- GV viết bảng: SABCD = SADK
- GV yêu cầu HS nêu cách tính diện tích tam giác ADK.
- GV viết bảng: SABCD= SADK= DK x AH : 2 
- GV yêu cầu HS:
+ Hãy so sánh chiều cao của hình thang ABCD và chiều cao của tam giác ADK.
+ Hãy so sánh độ dài đáy DK của tam giác ADK và tổng độ dài 2 đáy AB và CD của hình thang ABCD?
- GV viết bảng:
SABC D = SAD K = DK x AH : 2
 = (DC + AB) x AH : 2 (1)
(AB, CD : độ dài 2 đáy hình thang
 AH : Chiều cao) 
- GV hỏi: Để tính diện tích hình thang ta làm như thế nào?
- GV giới thiệu công thức: 
S = (a xb) x h : 2 
- GV gọi HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình thang. 
3. Hoạt động thực hành
*MT: Vận dụng công thức tính diện tích của hình thang để giải các bài toán có liên quan.
*PP: Thảo luận, luyện tập thực hành.
Bài1
*MT: Rèn HS tính diện tích hình thang. 
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở câu a. HSNK làm thêm câu b.
- GV Nhận xét.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích hình thang.
Bài 2
*MT: Củng cố cách tính diện hình thang và hình thang vuông.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS nêu số đo độ dài hai đáy và chiều cao mỗi hình.
- GV yêu cầu HS làm vở câu a. HSNK làm thêm câu b.
- GV Nhận xét.
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm hình thang vuông.
Bài 3(dành cho HSNK) 
*MT: Vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải toán.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề.
- GV yêu cầu HS làm vở. 
- GV nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng
- Cho HS tính diện tích hình thang có độ dài hai cạnh đáy là 24m và 18m, chiều cao là 15m. 
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thi đua.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS xác định trung điểm M của BC.
- HS dùng thước vẽ.
- HS xếp hình và đặt tên cho hình.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS quan sát và so sánh: Diện tích hình thang bằng diện tích tam giác ADK.
- HS lắng nghe, quan sát.
- Diện tích tam giác ADK: độ dài đáy DK nhân với chiều cao AH chia 2.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS nêu:
+ Bằng nhau (đều bằng AH).
+ DK = AB + CD.
- HS lắng nghe, quan sát.
- Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2. 
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS nêu.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
Bài giải
a. Diện tích hình thang là:
 (12 + 8 ) x 5 : 2 = 50 (cm2)
 Đáp số: 50 cm2
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS nêu số đo độ dài hai đáy và chiều cao mỗi hình.
- HS làm bài.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS phân tích, tóm tắt đề.
- HS làm vở. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS làm.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
Thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2021
TOÁN (Tiết 88) LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức 
- Biết tính diện tích hình thang.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang (kể cả hình thang vuông) trong các tình huống khác nhau để giải toán.
- HS làm bài 1; 3 a. HS NK làm thêm bài 2, 3b.
3. Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
4. Phẩm chất 
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK.
- HS: SGK, bảng con.
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS tổ chức thi đua:
+ Nêu quy tắc tính diện tích hình thang
+ Viết công thức tính diện tích
+ Tính đáy lớn: 15 cm. Đáy bé: 11cm. Chiều cao: 10cm.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hoạt động thực hành
*MT: Vận dụng công thức tính diện tích hình thang (kể cả hình thang vuông) trong các tình huống khác nhau để giải toán.
*PP: Luyện tập thực hành, thảo luận, đàm thoại.
Bài1
*MT: Rèn kĩ năng tính diện tích hình thang trên số tự nhiên và số thập phân.
- GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS làm bảng con.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu qui tắc và công thức tính diện tích hình thang.
Bài 2 (dành cho HSNK)
*MT: Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải toán.
- GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề.
- GV yêu cầu HS làm vở. 
- GV nhận xét.
Bài 3
*MT: Rèn kĩ năng quan sát hình và ước lượng để giải toán về diện tích.
- GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề.
- GV yêu cầu HS làm vở. 
- GV nhận xét.
3. Hoạt động vận dụng
- Dựa vào công thức tính diện tích hình thang tìm cách tính chiều cao của hình thang.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị tiết học sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thi đua.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS làm bảng con.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu qui tắc và công thức tính diện tích hình thang.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS phân tích, tóm tắt đề.
- HS làm vở. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS phân tích, tóm tắt đề.
- HS làm vở. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
Thứ sáu ngày 10 tháng 11 năm 2021
TOÁN (Tiết 89) LUYỆN TẬP CHUNG
I. Yêu cầu cần đạt	
1. Kiến thức 
- Tính diện tích hình thang vuông.
- Giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
2. Kĩ năng 
- Củng cố về kĩ năng giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số %.
- Bài tập cần làm: Bài 1; 2. HS NK làm thêm bài 3.
3. Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
4. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ.
- HS: SGK, vở.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS:
+ Tính diện tích hình thang: Đáy lớn: 20,5 cm. Đáy bé: 15,2 cm. Chiều cao: 7,8 cm.
+ Nêu công thức tính diện tích hình thang.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hoạt động thực hành
*MT: Biết tính diện tích hình thang vuông. Giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
*PP: Thực hành, thảo luận, hỏi đáp
Bài 1
*MT: Củng cố kĩ năng tính diện tích hình tam giác vuông với số đo cạnh là số thập phân và phân số.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS nêu qui tắc và công thức tính diện tích tam giác vuông.
- GV cho HS làm lần lượt từng bài vào bảng con.
- GV nhận xét.
Bài 2
*MT: Vận dụng công thức tính diện tích hình thang trong tình huống có yêu cầu phân tích hình vẽ tổng hợp.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề.
- GV yêu cầu HS nêu qui tắc và công thức tính diện tích tam giác, diện tích hình thang.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở. 
- GV nhận xét.
Bài 3 (Dành cho HSNK)
*MT: Củng cố giải toán liên quan đến tỉ số % và diện tích hình thang.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề.
- GV yêu cầu HS nêu cách tìm một số phần trăm của một số.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở. 
- GV nhận xét.
3. Hoạt động vận dụng
- GV yêu cầu HS: Tính diện tích hình tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông là 1,25m và 0,48m.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS chơi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS nêu qui tắc và công thức tính diện tích tam giác vuông.
- HS làm:
a) S = = 6 (cm2)
b) S = = 2 (cm2)
c) S = ( x ): 2 = (dm2)
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS phân tích, tóm tắt đề.
- HS nêu qui tắc và công thức tính diện tích tam giác, diện tích hình thang.
- HS làm bài vào vở. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS phân tích, tóm tắt đề.
- HS nêu cách tìm một số phần trăm của một số.
- HS làm bài vào vở. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS tính.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
Thứ bảy ngày 13 tháng 11 năm 2021
TOÁN (Tiết 90) HÌNH TRÒN, ĐƯỜNG TRÒN
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức 
- Nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn.
2. Kĩ năng 
- Biết sử dụng Compa để vẽ hình tròn.
- HS làmbài 1; 2. HSNK làm thêm bài 3.
3. Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
4. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bộ đồ dùng học toán.
- HS: SGK, bảng con, bộ đồ dùng học toán.
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS tổ chức thi: 
+ Tính diện tích hình tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là 20cm và 55cm.
+ Tính diện tích hình thang có đáy lớn: 34m. Đáy bé: 26m. Chiều cao: 18m.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
*MT: Nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính
*PP: Quan sát, làm mẫu, giảng giải.
a. Nhận biết hình tròn và đường tròn
- GV đưa cho HS xem các mảnh bìa đã chuẩn bị và khẳng định: Đây là hình tròn.
- GV hỏi: Người ta thường dùng dụng cụ gì để vẽ hình tròn?
- GV kiểm tra sự chuẩn bị com - pa của HS, sau đó yêu cầu các em sử dụng com-pa để vẽ hình tròn tâm O vào giấy nháp. 
- GV vẽ hình tròn trên bảng lớp và đọc tên hình vừa vẽ được.
- GV chỉ vào hình tròn của mình trên bảng và hình tròn HS vẽ trên giấy và nêu kết luận 1 của bài : Đầu chì của com pa vạch trên tờ giấy một đường tròn.
- GV có thể hỏi lại HS: Đường tròn là gì ?
b. Giới thiệu đặc điểm bán kính, đường kính của hình tròn.
- GV yêu cầu HS vẽ bán kính OA của hình tròn tâm O.
- GV yêu cầu HS nêu cách vẽ, sau đó nhận xét chỉnh sửa lại cho chính xác:
+ Chấm 1 điểm A trên đường tròn.
+ Nối O với A ta được bán kính OA.
- GV yêu cầu HS cả lớp vẽ bán kính OB, OC của hình tròn tâm O.
- GV nhận xét hình của HS, sau đó yêu cầu HS so sánh độ dài của bán kính OA, OB, OC của hình tròn tâm O.
- GV kết luận.
+ Nối tâm O với 1 điểm A trên đường tròn. Đoạn thẳng OA là bán kính của hình tròn.
+ Tất cả các bán kính của hình tròn đều bằng nhau : OA = OB = OC.
- GV yêu cầu HS vẽ đường kính MN của hình tròn tâm O ?
- GV cho HS nêu cách vẽ đường kính MN, sau đó chỉnh lại cho chính xác.
- GV yêu cầu HS so sánh độ dài của đường kính MN với các bán kính đã vẽ của hình tròn tâm O.
- GV kết luận :
+ Đoạn thẳng MN nối hai điểm M, N của đường tròn và đi qua tâm O là đường kính của hình tròn.
+ Trong một hình tròn đường kính gấp hai lần bán kính.
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ đã vẽ trong bài học và nêu rõ tâm, các bán kính, đường kính của hình tròn.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Biết sử dụng compa để vẽ hình tròn
*PP: Thực hành, quan sát, làm mẫu
Bài1 
*MT: Rèn kĩ năng sử dụng compa vẽ hình tròn.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS vẽ hình tròn vào vở.
- GV nhận xét.
Bài 2
*MT: Rèn kĩ năng sử dụng compa vẽ hình tròn.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS vẽ hình tròn vào vở.
- GV nhận xét.
Bài 3 (dành cho HSNK)
*MT: Rèn kĩ năng vẽ phối hợp đường tròn và 2 nửa đường tròn.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV hỏi: Hình vẽ có những hình nào?
- GV hướng dẫn HS vẽ vào vở: Đếm số ô vuông để xác định tâm, bán kính của các hình tròn cần vẽ, sau đó dùng compa để vẽ hình.
- GV nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng
- GV yêu cầu HS: Vẽ hình tròn có đường kính là 7cm. 
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị tiết học sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS chơi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS quan sát.
- Người ta dùng com-pa để vẽ hình tròn.
- HS dùng com pa để vẽ hình tròn sau đó chấm điểm O.
- HS quan sát.
- HS : Hình tròn tâm O.
- HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
- HS nêu lại cách vẽ
- HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào giấy nháp.
- HS dùng thước thẳng kiểm tra độ dài của bán kính và nêu kết quả kiểm tra trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS lên bảng vẽ hình, HS dưới lớp vẽ vào giấy nháp.
- HS vừa vẽ hình trên bảng nêu, sau đó HS khác nhận xét bổ sung và thống nhất cách vẽ.
- HS so sánh và nêu: đường kính gấp hai lần bán kính.
- HS lắng nghe.
- HS nêu : 
+ Hình tròn tâm O.
+ Các bán kính đã vẽ là OA, OB, OC (OM, ON)
 + Đường kính MN
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS vẽ hình tròn vào vở.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS vẽ hình tròn vào vở.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS nêu.
- HS vẽ.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS vẽ.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_5_tuan_15_nam_hoc_2021_2022_truong_th_so_3.docx