Giáo án Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương

Giáo án Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương

TOÁN

Tiết 36: SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Giúp HS nhận biết: viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải số thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải số thập phân thì giá trị của số thập phân vẫn không thay đổi.

- Rèn HS kĩ năng nhận biết, đổi số thập phân bằng nhau nhanh, chính xác.

2. Năng lực:

NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

3. Phẩm chất:

- GDHS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bảng phụ, SGK

- SGK, vở nháp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

1. Hoạt động Mở đầu

Gợi nhớ kiến thức

* Mục tiêu: giúp hs nhớ lại kiến thức cũ

* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi

* Cách tiến hành

- Gọi 2 HS lên bảng; điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 2m 34cm = cm b) 5m 7dm = cm

- Nhận xét

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.

Tìm hiểu hình thành số thập phân qua đơn vị đo

* Mục tiêu: Giúp HS hình thành được số thập phân

* Phương pháp, kĩ thuật: Gợi mở - vấn đáp, Đặt câu hỏi, động não

* Cách tiến hành:

Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài.

- Ví dụ:

- Yêu cầu HS điền số thích hợp vào chỗ trống:

9dm = cm; 9dm = m; 90cm = m.

+ Em hãy so sánh 0,9m và 0,90m và giải thích.

- GV nhận xét ý kiến của HS rồi kết luận lại (như sgk).

- GV nêu: Biết 0,9m = 0,90m; em hãy so sánh 0,9 và 0,90.

- Nhận xét.

+ Em hãy tìm cách để viết 0,9 thành 0,90. HS rút nhận xét 1(SGK).

+ Dựa vào kết luận, hãy tìm các số thập phân bằng với 0,9; 8,75; 12

+ Em hãy tìm cách để viết 0,90 thành 0,9. HS rút nhận xét 2(SGK).

+ Dựa vào kết luận, hãy tìm các số thập phân bằng với 0,9000; 8,75000; 12,000

 

doc 28 trang cuongth97 09/06/2022 4200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 	 CHỦ ĐỀ: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN	
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 36: SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Giúp HS nhận biết: viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải số thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải số thập phân thì giá trị của số thập phân vẫn không thay đổi. 
- Rèn HS kĩ năng nhận biết, đổi số thập phân bằng nhau nhanh, chính xác. 
2. Năng lực:
NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu thích môn học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bảng phụ, SGK
- SGK, vở nháp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động Mở đầu
Gợi nhớ kiến thức
* Mục tiêu: giúp hs nhớ lại kiến thức cũ
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Gọi 2 HS lên bảng; điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 2m 34cm = cm	b) 5m 7dm = cm
- Nhận xét 
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
Tìm hiểu hình thành số thập phân qua đơn vị đo 
* Mục tiêu: Giúp HS hình thành được số thập phân 
* Phương pháp, kĩ thuật: Gợi mở - vấn đáp, Đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành: 
Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài. 
- Ví dụ:
- Yêu cầu HS điền số thích hợp vào chỗ trống: 
9dm = cm; 	9dm = m; 	90cm = m.
+ Em hãy so sánh 0,9m và 0,90m và giải thích.
- GV nhận xét ý kiến của HS rồi kết luận lại (như sgk).
- GV nêu: Biết 0,9m = 0,90m; em hãy so sánh 0,9 và 0,90.
- Nhận xét.
+ Em hãy tìm cách để viết 0,9 thành 0,90. HS rút nhận xét 1(SGK).
+ Dựa vào kết luận, hãy tìm các số thập phân bằng với 0,9; 8,75; 12 
+ Em hãy tìm cách để viết 0,90 thành 0,9. HS rút nhận xét 2(SGK).
+ Dựa vào kết luận, hãy tìm các số thập phân bằng với 0,9000; 8,75000; 12,000 
3.Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Xác định giá trị của số thập phân
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng khi bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, bút đàm
* Cách tiến hành: 
Bài 1: 
- GV yêu cầu HS đọc, xác định yêu cầu đề, tự làm.
- Hỏi: Khi bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì giá trị của số thập phân có thay đổi không? ( ) 
- Lớp nhận xét bổ sung 
- GV nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc, giải thích yêu cầu đề 
- Lớp làm vào vở, nêu cách làm 
- Cả lớp cùng nhận xét, bổ sung 
- GV nhận xét, .
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: nhằm giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 37: SO SÁNH SỐ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Giúp HS biết cách so sánh hai số thập phân và biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại. 
- Rèn HS so sánh 2 số thập phân và biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại).
2. Năng lực:
NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất.: 
- GDHS yêu thích môn học, vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- SGK, bảng phụ ghi sẵn nội dung cách so sánh hai số thập phân như trong sgk. 
- SGK. Bảng con .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động Mở đầu.
Nêu vấn đề
* Mục tiêu: giúp học sinh xác định nhiệm vụ của tiết học
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nêu vẫn đề
* Cách tiến hành:
- GV nêu vấn đề: Theo em, nếu có 2 số thập phân bất kì ta có tìm được số lớn hơn, hay số nhỏ hơn không? 
- HS phát biểu ý kiến
- GV nhận xét, giới thiệu bài
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
So sánh các số thập phân 
* Mục tiêu: Giúp các em so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau.
* Phương pháp, kĩ thuật: động não
* Cách tiến hành
- So sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau.
- GV nêu bài bài toán: Sợi dây thứ nhất dài 8,1m , sợi dây thứ hai dài 7,9m. Em hãy so sánh độ dài của hai sợi dây.
- Gọi HS trình bày cách so sánh của mình trước lớp.
- GV nhận xét các cách so sánh mà HS đưa ra, sau đó chốt lại như SGK
 + Hãy so sánh phần nguyên của 8,1 và 7,9.
 + Dựa vào kết quả so sánh trên, em hãy tìm mối liên hệ giữa việc so sánh phần nguyên của hai số thập phân với so sánh bản thân của chúng.
Huớng dẫn so sánh 2 số thập phân có phần nguyên khác nhau.
* Mục tiêu:Giúp các em so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau.
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành:
- GV nêu bài toán: Cuộn dây thứ nhất dài 35,7m và cuộn dây thứ hai dài 35,698m. hãy so sánh độ dài của hai cuộn dây.
- GV hỏi: Nêu sử dụng kết luận vừa tìm được về so sánh hai số thập phân thì có so sánh được 35,7m và 35,698m không? Vì sao?
- Vậy theo em, để so sánh được 35,7m và 35,698m ta nên làm theo cách nào?
- GV gọi HS trình bày cách so sánh của mình, sau đó chốt lại như SGK
 + Nếu cả phần nguyên và hàng phần mười của hai số đó bằng nhau thì ta làm thế nào? 
3. Hoạt động Luyện tập thực hành 
* Mục tiêu: HS biết giải những bài toán liên quan đến đơn vị đo khối lượng 
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, bút đàm
* Cách tiến hành 
Bài 1:
- HS đọc và xác định yêu cầu đề bài 
 + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- HS làm vào vở
Bài 2:
- HS đọc và xác định yêu cầu đề bài 
 + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 + Để sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì?
- HS làm vào vở
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: Trình bày một phút
* Cách tiến hành:
- GV hỏi cách so sánh 2 số thập phân. HS trả lời
- GV nhận xét tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 38:	LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Củng cố các kiến thức về so sánh số thập phân theo thứ tự đã xác định 
- Làm quen với một số đặc điểm về thứ tự của số thập phân. 
- Rèn kĩ năng làm đúng, chính xác.
2. Năng lực:
NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chât: 
- GDHS tính cẩn thận, trình bày khoa học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, bảng phụ
- SGK, vở nháp, vở BT Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Hoạt động Mở đầu
Gợi nhớ kiến thức
* Mục tiêu: Giúp kiểm tra kiến thức cũ của hs
* Phương pháp, kĩ thuật: động não
* Cách tiến hành:
 - GV ghi bảng: 
+ Sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 
8,123; 7,645; 8,231; 9,01; 7,546.
+ Sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 
9,012; 5,435;7,832; 7,328; 5,345; 9,12.
- Gọi 2 HS lên bảng làm 
- Lớp làm vào vở nháp, nhận xét. 
- GV nhận xét, .
- Hỏi HS về cách so sánh hai số thập phân.
- GV giới thiệu bài: Trong tiết toán này, chúng ta cùng làm một số bài tập về so sánh các số thập phân, sắp xếp các số thập phân theo thứ tự xác định. 
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Giới thiệu khái niệm về số thập phân (tiếp theo).
* Mục tiêu: Nắm được số thập phân
* Phương pháp, kĩ thuật: gợi mở - vấn đáp, giao nhiệm vụ, bút đàm
* Cách tiến hành: 
Bài 1:
- HS đọc nội dung và xác định yêu cầu đề 
- 1 em lên bảng làm, giải thích 
- Lớp làm vào vở, nhận xét, bổ sung 
- GV nhận xét, .
Bài 2:
- HS đọc và xác định yêu cầu đề 
- Lớp làm vào vở 
- 1 em lên bảng làm, nêu rõ các sắp xếp của mình 
- Lớp nhận xét, bổ sung 
- GV nhận xét, .
Bài 3:
- HS đọc nội dung, xác định yêu cầu đề bài toán 
- GV gợi ý thêm: Tìm chữ số x biết 9, 7x8 < 9,758 ; h.s có thể trao đổi để tìm ra kết quả đúng 
- Lớp làm vào vở 
- 1 em lên bảng làm 
- Lớp nhận xét, bổ sung 
- GV . 
Bài 4:
- HS đọc nội dung, xác định yêu cầu đề bài toán 
- GV gọi 1em khá lên bảng làm và giải thích (dựa vào phần nguyên ở hai số thập phân: 0 < 1; 1 < 1,2) HS có thể trao đổi để tìm ra kết quả đúng 
- Lớp làm vào vở 
- 1 em lên bảng làm 
- Lớp nhận xét, bổ sung 
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
	Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 39: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Củng cố về đọc, viết, so sánh các số thập phân 
- Củng cố về tính nhanh giá trị của biểu thức. 	
- Rèn HS đọc, viết, so sánh số thập phân, tính nhanh giá trị của biểu thức.
2. Năng lực:
NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 	
- GDHS tính chính xác, trình bày khoa học, cẩn thận, yêu thích môn học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, SGK
- Bảng con, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs và giới thiệu bài
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nêu vấn đề
* Cách tiến hành
- GV treo bảng phụ
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con 
- Tìm chữ số x, biết: a). 56,2x3 67,785
- Tìm số tự nhiên x, biết: c). 12,31 x 13,57
Dạy bài mới :
- Gv giới thiệu bài: 
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành 
Ôn lại cách đọc, viết số thập phân.
* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại các cách đọc, viết số thập phân. 
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, làm việc theo nhóm
* Cách tiến hành
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu cách đọc số thập phân. 	
- HS thực hành đọc nhóm đôi – nghe và sửa cho nhau.
- Gọi vài HS đọc to cả lớp cùng nghe; nhận xét sửa sai.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu cách viết số thập phân.
- HS làm bảng con + bảng lớp 
- Nhận xét sửa bài.
Ôn so sánh các số thập phân.
* Mục tiêu: Ôn lại cách so sánh các số thập phân 
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, bút đàm
* Cách tiến hành : 
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS sắp xếp các số theo yêu cầu.
- HS làm bài vào vở – 1 HS làm bảng phụ.
- Nhận xét, sửa bài.
Bài 4:
- HS nêu yêu cầu tính ( không yêu cầu : Tính bằng cách thuận tiện )
- HS tính bằng nhiều cách
- HS làm bài vào vở – một HS làm bài vào bảng phụ.
- Nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: giúp hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật:
* Cách tiến hành
- GV nhận xét tiết học, 
- Dặn dò h.s về làm bài vào vở bài tập. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
	Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 40: VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Giúp HS ôn: Bảng đơn vị đo độ dài. Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa 1 số đơn vị đo thông dụng. Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. 
- Rèn cho HS đổi đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân nhanh, chính xác. 
2. Năng lực:
NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu thích môn học. Vận dụng cách đổi đơn vị đo độ dài vào thực tế cuộc sống. .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẵn, để trống một số ô bên trong.
- SGK, vở bài tập toán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Kiểm tra bài cũ.
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Trình bày một phút
* Cách tiến hành
- Ghi tên các đơn vị đo độ dài đã học từ bé đến lớn.
- Nhận xét
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài
* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại các đơn vị đo độ dài.
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành
- HS nêu lại các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé đã học.
- Hai đơn vị đo độ dài đứng liền nhau thì gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần.
- Quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng. 
Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được các số đo dộ dài dưới dạng số thập phân
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm, đặt câu hỏi
* Cách tiến hành:
Ví dụ 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 6m 4dm = m.
- Hướng dẫn HS đưa về hỗn số trước m rồi số thập phân sau.
- HS thảo luận theo nhóm bài để điền số thập phân vào chỗ chấm.
- HS nêu kết quả thảo luận 
- Nhận xét.
Ví dụ 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 3m 5cm = .. m
- Hướng dẫn HS làm tương tự như ví dụ 1.
- Để viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân ta làm như thế nào?
- Nhận xét.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết các đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân. 
* Phương pháp, kĩ thuật: Bút đàm
* Cách tiến hành
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài. 
- Hướng dẫn HS làm bài 
- HS làm bài bảng con + bảng lớp.
- Nhận xét sửa bài.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài.
- Hướng dẫn HS làm từng câu a; b.
- Một HS lên bảng làm câu a, 1 HS làm câu b vào bảng phụ – lớp làm vào vở.
- Nhận xét sửa bài.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài cho Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP ĐỌC
Tiết 15: KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 	
- Đọc trôi chảy toàn bài.
- Biết đọc diễn cảm lời văn với giọng tả nhẹ nhàng, nhấn giọng ở từ ngữ miêu tả vẻ đẹp rất lạ, những tình tiết bất ngờ, thú vị của cảnh vật trong rừng, sự ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng. 
- Cảm nhận vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì diệu của rừng. 
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất:
- HS hiểu được lợi ích của rừng xanh: mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người.
-GDBVMT: phải biết yêu quý thiên nhiên, bảo vệ rừng, bảo vệ mơi trường sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa trang 75, SGK. Tranh vẽ về rừng và con vật sống trong rừng 
- SGK. Tranh vẽ về rừng và con vật sống trong rừng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Khởi động
* Mục tiêu: giúp kiểm tra kiến thức cũ của Hs và giới thiệu bài mới
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thuyết trình
* Cách tiến hành:
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ: “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà”, và trả lời câu hỏi về nội dung bài
+ Những chi tiết nào trong bài thơ cho thấy cảnh trên công trường sông Đà vừa yên tĩnh, vừa sinh động?
- Nhận xét
Dạy – học bài mới: 
Giới thiệu bài mới:
- Các em có bao giờ được đi chơi rừng hoặc ngắm nhìn vẻ đẹp của rừng chưa? Học sinh trả lời.
® GV ghi bảng tựa bài
Hoạt động Hình thành kiến thức mới
Luyện đọc 
* Mục tiêu : Giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc
* Phương pháp, kĩ thuật: đọc hợp tác
* Cách tiến hành
- HS khá giỏi đọc toàn bài 1 lần.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn bài (2 lượt).
Lần 1: Sửa phát âm, ngắt nghỉ và giọng đọc: loanh quanh, lúp xúp, khổng lồ 
Lần 2: Giải thích từ khó: lúp xúp, ấm tích, tân kỳ, vượn bạc má, khộp 
Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: Cảm thụ bài và trả lời câu hỏi .
* Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ
* Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS đọc thầm và thảo luận theo nhóm bàn để trả lời các câu hỏi:
+ Tác giả đã miêu tả những sự vật nào của rừng? 
+ Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? 
+ Những liên tưởng về cây nấm của tác giả làm cho rừng đẹp hơn như thế nào? 
+ Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào
 + Sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng? 
 + Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”? 
- GV mời HS rút nội dung bài học: Thấy được vẻ đẹp của rừng, ta càng thêm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường. Phá rừng là một hành vi phạm pháp, cần lên án
- GDHS: bảo vệ môi trường rừng ,bảo vệ môi trường sống của con người .
- HS nhắc lại
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành
Luyện đọc diễn cảm: 
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm
* Phương pháp, kĩ thuật: thi đua
* Cách tiến hành
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn đế hết bài. Lớp theo dõi, sau đó 1 em nêu giọng đọc, HS khác bổ sung và thống nhất giọng đọc phù hợp. 
- Thi đọc diễn cảm
- Nhận xét
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Gọi HS trả lời: 
 + Nhắc lại nội dung bài học
- Đọc trước bài “Trước cổng trời”
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
Ngày dạy: / / 
CHÍNH TẢ ( Nghe– viết)
Tiết 8: KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Nghe - viết đúng một đoạn của bài “Kì diệu rừng xanh”. 
- Làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê, ya. 
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- GDHS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. 
- Giáo dục HS BVMT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3, SGK
- Vở, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ và giới thiệu bài mới
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- 1 HS đọc cho cả lớp viết vào bảng con các câu thành ngữ, tục ngữ: Sớm thăm tối viếng – Ở hiền gặp lành – Liệu cơm gắp mắm – Một điều nhịn, chín điều lành. 
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về quy tắc đánh dấu thanh trên các tiếng có nguyên âm đôi iê?
- GV nhận xét. Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
Hướng dẫn viết chính tả
* Mục tiêu: HS viết đúng chính tả đoạn Kì diệu rừng xanh
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, bút đàm	
* Cách tiến hành: 
- -Tìm hiểu nội dung bài
 + Gọi HS đọc thành tiếng đoạn văn.
+ Sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng? 
* Hướng dẫn viết từ khó 
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS đọc viết các từ vừa tìm được vào bảng con, bảng lớp. 
* Viết chính tả:
- GV đọc chậm rãi cho HS viết. 
- GV đọc lai 
- HS soát lỗi. Thu bài chấm.
- GV nhận xét bài viết của HS.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành
Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Mục tiêu: HS nắm được mô hình cấu tạo vần
* Phương pháp, kĩ thuật: bút đàm, làm việc theo cặp
* Cách tiến hành:
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài 
- 1 em lên làm vào bảng phụ 
- Lớp làm vào vở, nhận xét, đối chiếu chữa bài 
- GV chốt bài giải đúng. Hỏi: Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh ở các tiếng trên?
- Gọi HS đọc lại.
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài 
- 1 em lên làm vào bảng phụ 
- Lớp làm vào vở, nhận xét, đối chiếu chữa bài 
- GV chốt bài giải đúng đồng thời yêu cầu HS đọc từng câu thơ. 
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- GV nhận xét giờ học 
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi ia/iê và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
 Ngày dạy: / / 
KỂ CHUYỆN
Tiết 8: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
- Biết kể bằng lời nói của mình một câu chuyện đã được nghe và đã được đọc nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Biết trao đổi với các bạn ý nghĩa truyện. 
- Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- Ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số sách truyện, bài báo nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. 
- SGK, truyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Kiểm tra
* Mục tiêu: Ôn kiến thức tiết trước
* Phương pháp, kĩ thuật: thuyết trình, đặt câu hỏi
* Cách tiến hành: 
- 2 HS nối tiếp nhau kề lại chuyện “Cây cỏ nước Nam” 
- Gọi HS trả lời câu hỏi về ý nghĩa của truyện. 
- Nhận xét
Dạy bài mới: 
Hoạt động Hình thành kiến thức mới
Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài : 
* Mục tiêu: HS tìm hiểu truyện được câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- HS đọc yêu cầu của đề bài 
- GV gạch chân những từ cần chú ý. 
+ Nghe, đọc,quan hệ giữa con người với thiên nhiên
- 4 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1-2-3 SGK 
- HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
	3. Hoạt động Luyện tập, thực hành. 
	HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu truyện. 
* Mục tiêu: HS kể được câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc.
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm, kể chuyện
* Cách tiến hành
- HS kể theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- Thi kể chuyện trước lớp:
- Mỗi nhóm kể xong trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện 
+ Chi tiết nào trong câu chuyện bạn thích nhất? 
+ Qua câu chuyện bạn hiểu được điều gì ? 
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào đối với quan hệ giữa con người với thiên nhiên? 
+ Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. Hướng dẫn HS kể chuyện.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại cho người thân nghe và chuẩn bị câu chuyện về một cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________
	Ngày dạy: / / 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 15: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Hiểu nghĩa từ “thiên nhiên” - Tiếp tục mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa các từ ngữ miêu tả thiên nhiên. 
- Làm quen với các thành ngữ, tục ngữ mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những vấn đề đời sống, xã hội. 
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
- GDBVMT
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, Ghi sẵn bài 1, 2 trên bảng phụ.
- SGK, vở bài tập Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Khởi động
* Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ của học sinh
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Gọi 2 HS lên bảng lấy ví dụ về một từ nhiều nghĩa và đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đó. 
- Nhận xét, 
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
* Mục tiêu: HS biết đặt câu với những từ ngữ nói về Hòa bình
* Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm đôi, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- HS đọc nội dung, xác định yêu cầu bài 
- 1 HS lên bảng làm 
- Lớp nhận xét, bổ sung
Bài 2:
- HS đọc nội dung, xác định yêu cầu bài 
- HS trao đổi, thảo luận theo nhóm bàn để làm bài theo hướng dẫn 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Bài 3:
- Đọc nội dung, xác định yêu cầu bài 
- HS trao đổi, thảo luận theo nhóm bàn để làm bài theo hướng dẫn
- Lớp nhận xét, bổ sung
Bài 4:
- HS đọc nội dung và xác định yêu cầu bài tập 
- HS trao đổi, thảo luận theo nhóm bàn để làm bài theo hướng dẫn (Tìm từ theo yêu cầu ghi vào giấy, đặt câu miệng với từ mà nhóm tìm được) 
- HS phát biểu ý kiến 
 - Lớp nhận xét, bổ sung 
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- GV chốt: 
+Tả tiếng sóng: ì ầm, ầm ầm, rì rào, ào ào, ì oạp, oàm oạp, lao xao, thì thầm.
 	+Tả làn sóng nhẹ: lăn tăn, dềnh, lửng lơ, trườn lên, bò lên , đập nhẹ lên, liếm nhẹ, 
 	+Tả đợt sóng mạnh: cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, cuộn trào, điên cuồng, dữ dội, khủng khiếp, 
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Nhận xét tiết học
- Dặn về nhà ghi nhớ các từ miêu tả không gian, sông nước học thuộc các câu thành, tục ngữ và chuẩn bị bài sau 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
Ngày dạy: / / 
TẬP ĐỌC
Tiết 16: TRƯỚC CỔNG TRỜI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ.
- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn khó 
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp của thơ 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp vừa hoang sơ, vừa thơ mộng, vừa ấm cúng, thân thương của bức tranh cuộc sống vùng cao.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao, nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cùng với những con người chịu thương chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương. 
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu thiên nhiên, có những hành động thiết thực bảo vệ thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa trang 80 – SGK. Tranh ảnh về thiên nhiên, cuộc sống của những người dân vùng cao. 
- SGK, Tranh ảnh về thiên nhiên, cuộc sống của những người dân vùng cao (nếu có). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs và giới thiêu bài mới
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Gọi HS trả lời:
 + Em thích nhất cảnh vật nào trong rừng khộp? Vì sao?
 + Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”?
 + Bài văn cho em cảm nhận được điều gì?
- GV nhận xét, giới thiệu bài mới “Trước cổng trời” qua tranh minh họa
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới
Luyện đọc
* Mục tiêu: Giúp HS luyện đọc 
* Phương pháp, kĩ thuật: đọc hợp tác
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng đoạn thơ. (2 lượt) 
- Lần 1: Sửa phát âm, ngắt nghỉ và giọng đọc: khoảng trời, ngút ngàn, ráng chiều, vạt nương, hoang dã, sương giá, 
- Lần 2: Giải thích từ khó: nguyên sơ, vạt nương, tuôn, sương giá, áo chàm, nhạc ngựa, thung 
- 1 HS đọc toàn bài.
- Gv nhận xét học sinh hoạt động
Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu được nội dung bài
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ, thảo luận nhóm
* Cách tiến hành:
- Gọi HS giải thích các từ ngữ: áo chàm, nhạc ngựa, thung, 
- Yêu cầu HS đọc thầm và thảo luận theo nhóm tổ để trả lời các câu hỏi:
 + Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là cổng trời?.
 + Hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ? 
 + Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao? 
 + Điều gì đã khiến cho cánh đồng sương giá như ấm lên 
 + Hãy nêu nội dung chính của bài thơ. 
- Nhận xét
- Rút kết luận 
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Luyện đọc diễn cảm
* Mục tiêu: HS luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
* Phương pháp, kĩ thuật: thi đua, làm việc nhóm đôi
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp nhau đọc toàn bài thơ.
- Lớp theo dõi, sau đó 1 em nêu giọng đọc, các HS khác bổ sung và thống nhất giọng đọc phù hợp.
- Tổ chức cho hs đọc diễn cảm khổ thơ 2. (treo bảng phụ viết sẵn khổ thơ 2).
- GV đọc mẫu 
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi khổ thơ 2.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Gọi HS nhắc lại nội dung của bài
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ và đọc trước bài “Cái gì quý nhất”.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP LÀM VĂN
Tiết 15: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương 
- Một dàn ý với các ý riêng của mỗi HS. 
- Biết chuyển một phần trong dàn ý đã lập thành đoạn văn hoàn chỉnh (thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét đặc sắc của cảnh; cảm xúc của người tả đối với cảnh). 
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- GDHS ý thức được trong việc miêu tả nét đặc sắc của cảnh, tả chân thực, không sáo rỗng. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, bảng phụ, một số tranh về cảnh đẹp của đất nước.
- SGK, vở nháp, một số tranh về cảnh đẹp của đất nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Kiểm tra bài cũ.
* Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: Trình bày 1 phút
* Cách tiến hành
- Kiểm tra HS đọc dàn ý đã lập ở tiết trước. 
- Nhận xét, . 
Dạy bài mới:
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 
Hoạt động Hình thành kiến thức mới
Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài:
* Mục tiêu: Nắm được yêu cầu tả cảnh 
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc đề bài ở SGK trang 81. 
+ Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì? 
+ Hãy nêu những việc cần làm để có thể viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của địa phương em? HS đọc phần gợi ý ở SGK trang 81. 
Hoạt động Luyện tập, thực hành
HS viết đoạn văn
* Mục tiêu: HS nắm được cách viết đoạn văn tả cảnh. 
* Phương pháp, kĩ thuật: bút đàm, động não
* Cách tiến hành:
- HS tự viết đoạn văn vào vở- 1 HS viết bảng phụ. 
- HS tiếp nối đọc đoạn văn.
- HS trình bày bài làm, nhận xét và sửa những lỗi sai cho HS. 
- GV nhận xét bình chọn người viết đoạn văn hay nhất, có nhiều mới và sáng tạo
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Gọi H

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_8_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi_huong.doc