Giáo án Lớp 5 - Tuần 35 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 35 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)

PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC

Tiết: 69

BÀI: Ôn tập cuối Học kì II (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp rèn kĩ năng đọc – hiểu (HS Trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 120 tiếng/phút; đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã học; thuộc 5 đến 7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

2. Kĩ năng:

 - Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo yêu cầu của bài tập 2.

 Học sinh năng khiếu đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.

3. Thái độ:

 - Giáo dục HS yêu thích và ham tìm hiểu Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

 - Giáo viên: Bảng phụ.

 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.

 

doc 21 trang cuongth97 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 35 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 35
Thứ hai ngày 20 tháng 5 năm 2019
CHÀO CỜ
---------------------------------------------------------------
PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: 69
BÀI: Ôn tập cuối Học kì II (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 	 - Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp rèn kĩ năng đọc – hiểu (HS Trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc). 
	 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 120 tiếng/phút; đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã học; thuộc 5 đến 7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
2. Kĩ năng: 
 - Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo yêu cầu của bài tập 2.
 Học sinh năng khiếu đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
3. Thái độ:
 - Giáo dục HS yêu thích và ham tìm hiểu Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
30’
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Tiết học này chúng ta ôn luyện đọc và làm bài tập đọc liên quan đến câu kể.
-Lắng nghe.
Hoạt động 1: Ôn tập đọc và học thuộc lòng
- Gọi HS lên bốc thăm chọn bài, sau khi bốc thăm được xem lại bài 1-2 phút. HS đọc đoạn hay bài theo phiếu.
- Yêu cầu HS đọc bài đã bốc thăm được và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- GV gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, rèn kĩ năng đọc cho hs.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài (5HS) về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút, khi 1HS đọc xong thì nối tiếp 1 HS lên bốc thăm theo yêu cầu.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
Bài 2
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Một HS đọc bảng tổng kết kiểu câu Ai làm gì?.
- Hỏi:+Các em đã học những kiể câu nào?
+ Em cần lập bảng tổng kết các kiểu câu nào?
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào trả lời cho câu hỏi nào? Nó có cấu tạo thế nào?
+ Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào trả lời cho câu hỏi nào? Nó có cấu tạo thế nào?
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì trả lời cho câu hỏi nào? Nó có câu tạo thế nào?
+Vị ngữ trong câu kể Ai là gì trả lời cho câu hỏi nào? Nó có cấu tạo thế nào?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả, GV cùng HS cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét lời giải.
+ Em hãy đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
+ Em hãy đặt câu theo mẫu Ai là gì?
- GV nhận xét.
Bài 2
- HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS đọc thành tiếng trước lớp.
+ Các kiểu câu: Ai là gì, Ai thế nào, Ai làm gì?
+ Em cần lập bảng cho kiể câu Ai là gì, Ai thế nào.
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì), chủ ngữ thường do danh từ, cụm danh từ tạo thành.
+ Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào trả lời cho câu hỏi Thế nào. Vị ngữ thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ tạo thành)
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì trả lời cho câu hỏi Ai(cái gì, con gì). Chủ ngữ thường do danh từ, cụm danh từ tạo thành.
+ Vị ngữ trong câu kể Ai là gì trả lời cho câu hỏi Là gì. Vị ngữ thường do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
- HS cả lớp làm vào vở.
- HS làm ra giấy báo cáo kết quả. HS nhận xét bài làm của bạn đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- HS nối tiếp nhau đặt câu. Ví dụ:
+ Bố em rất nghiêm khắc.
+ Cô giáo em rất hiền.
+ Bạn hoàng rất nhanh nhẹn.
 5 HS nối tiếp nhau đặt câu. Ví dụ:
+ Cá heo là con vật rất thông minh.
+ Mẹ là người con yêu quý nhất.
+ Huyền là người bạn tốt nhất của em.
5’
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV hệ thống lại bàì.
- Dặn HS xem lại kiến thức đã học về các loại trạng ngữ .
- GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------
MÔN: TOÁN
Tiết : 171
BÀI: Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
 	 - Giúp HS: Củng cố về thực hành tính và giải toán.
	 - Cả 3 nhóm học sinh làm bài 1 a, b, c; bài 2a; bài 3, bài 4 và bài 5; sgk trang 177 ( bài 4 dành cho học sinh năng khiếu)
2. Kĩ năng: 
 	 - Rèn kĩ năng tính và giải toán.
	 - Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài toán liên quan đến thể tích hình hộp chữ nhật; tính vận tốc, quãng đường và thời gian.
3. Thái độ: 
 	- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
40’
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS nêu lại cách tính tỉ số phần trăm.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Tiết học toán hôm nay các em tiếp tục làm các bài toán luyện tập về bốn phép tính đã học về giải các bài toán có liên quan.
Hát
- HS nêu
- Lắng nghe.
Hoạt động 1:Hướng dẫn làm bài 1, 2, 3.
Bài 1: sgk trang 176
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở, 2 HS làm bảng phụ.
- GV nhận xét kết quả.
- Yêu cầu giải thích cách làm.
Bài 2 : sgk trang 177
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV: Các em cần tính được các phân số và các tử số thành các tích và thực hiện rút gọn chúng.
- Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở.
- GV nhận xét.
Bài 1
- HS đọc đề bài.
-HS làm bài.
a) ; b) ; 
c) 24,6; 
Bài 2:
- 1HS nêu: Bài tập yêu cầu chúng ta tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
- HS lắng nghe, sau đó 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
a) 
Bài 3: sgk trang 177
- Gọi 1 HS đọc đề bài, tóm tắt. Sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn. 
Bài 3
- 1HS đọc.
 Bài giải
 Diện tích đáy của bể bơi là:
 22,5 x 19,2 = 432 ( m2)
 Chiều cao của mực nước trong bể là:
 414,72 : 432 = 0,96 (m)
 Tỉ số chiều cao của bể bơi và chiều cao của mực nước trong bể là .
 Chiều cao của bể bơi là:
 0,96 x .= 1,2 (m)
 Đáp số : 1,2 m
Bài 4: sgk trang 177
( Dành cho học sinh năng khiếu)
Giáo viên giúp học sinh phân tích đề toán, nắm nhiệm vụ và yêu cầu.
Gọi 1 em lên bảng giải, các em khác làm vào vở.
Hướng dẫn học sinh nhận xét, chốt kết quả.
Bài 4: Giải
a) Vận tốc thuyền khi đi xuôi dòng là:
 7,2 + 1,6 = 8,8 (km/giờ)
Vận tốc thuyền khi đi ngược dòng là:
 7,2 – 1,6 = 5,6 (km/giờ)
Quãng sông thuyền đi xuôi dòng trong 3,5 giờ là: 8,8 x 3,5 = 30,8 (km)
b) Thời gian thuyền đi ngược dòng quãng sông 30,8km là:
 30,8 : 5,6 = 5,5 (giờ) = 5 giờ 30 phút.
Đáp số: a) 30,8km; b) 5 giờ 30 phút.
Bài 5: sgk trang 177
Gọi 1 học sinh nhắc lại tính chất 1 số nhân với 1 tổng.
Yêu cầu học sinh làm vào vở
Bài 5: Tìm X:
 8,75 x X + 1,25 x X = 20
(8,75 + 1,25) x X = 20
10 x X = 20
x = 20 : 10
x = 2
5’
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV hệ thống lại kiến thức của bài.
- Yêu cầu HS về nhà ôn lại bài.Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
- Nhận xét tiết học
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 21 tháng 5 năm 2019
PHÂN MÔN: TẬP LÀM VĂN
Tiết : 69
BÀI: Ôn tập cuối Học kì II (Tiết 4)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Củng cố kiến thức về lập biên bản cuộc họp qua bài luyện tập viết biên bản cuộc họp của chữ viết - bài Cuộc họp của chữ viết.
2. Kĩ năng: 
- Rèn viết đúng nội dung của biên bản cuộc họp.
* KNS: Giúp HS ra quyết định giải quyết vấn đề. Xử lí thông tin.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS + KNS: Giúp HS ra quyết định giải quyết vấn đề. Xử lí thông tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
5’
35’
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra dụng cụ học của HS
- Nhận xét.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay các em thực hành kĩ năng lập biên bản cuộc họp qua bài Cuộc họp của chữ viết.
Hát
- Lắng nghe.
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS luyện tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc lại bài Cuộc họp của chữ viết, trả lời các câu hỏi:
+ Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?
+ Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng?
+ Đề bài yêu cầu gì?
+ Biên bản là gì?
+ Nội dung của biên bản là gì?
 GV cùng cả lớp trao đổi, thống nhất mẫu biên bản cuộc họp của chữ viết. GV đính lên bảng tờ phiếu ghi mẫu biên bản.
- Gọi HS đọc lại.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập. GV phát bút dạ và giấy khổ to để 4 HS làm bài.
- Gọi HS lần lượt đọc biên bản vừa viết xong.
- GV nhận xét biên bản viết tốt, đầy đủ nội dung, sửa bài.
- HS đọc yêu cầu của bài tập..
- HS đọc lại bài.
+ Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng vì bạn không dùng dấu câu nên đã viết những dấu câu rất kì quặc.
+ Giao cho anh dấu chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu.
+ Viết biên bản cuộc họp chữ viết.
+ Biên bản là văn bản ghi lại nội dung một cuộc họp hoặc một sự việc đã diễn ra để làm bằng chứng.
- Nội dung biên bản gồm có:
+ Phần mở đầu ghi quốc hiệu, tiêu ngữ (hoặc tên tổ chức), tên biên bản.
+ Phần chính ghi thời gian, địa điểm thành phần có mặt, nội dung sự việc.
+ Phần kết thúc ghi tên, chữ kí của chủ tọa và người lập biên bản hoặc nhân chứng.
- HS đọc thành tiếng.
- HS làm bài cá nhân, 4HS làm vào giấy khổ to.
- HS nối tiếp nhau đọc biên bản của mình.
5’
4. Củng cố - Dặn dò:
* KNS: Giúp HS ra quyết định giải quyết vấn đề. Xử lí thông tin.
- Dặn những HS viết chưa đạt về nhà viết lại cho hoàn chỉnh.
- GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------
MÔN: TOÁN
Tiết: 172
BÀI: Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Giúp HS: Củng cố tiếp về tính giá trị của biểu thức; tìm số trung bình cộng giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm; toán chuyển động đều.
- Cả 3 nhóm học sinh làm được bài 1, bài 2a, bài 3 và bài 4, bài 5 sgk trang 177& 178 (Bài 4 và 5 dành cho học sinh năng khiếu).
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng tính đúng nhanh các dạng kiến thức của bài.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
35’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS nhắc lại công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
- Nhận xét .
- GV nhận xét .
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay các em tiếp tục làm các bài tập về tính giá trị của biểu thức, tìm số trung bình cộng, giải các bài toán lien quan đến tỉ số phần trăm, toán chuyển động đều.
Hát
- HS nhắc lại
- Lắng nghe.
*Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài các bài tập.
Bài 1: sgk trang 177
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và giải bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- Gọi HS nêu lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức, nêu cách thực hiện phép tính giá trị biểu thức có số đo đại lượng chỉ thời gian.
- GV đánh giá.
Bài 1
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài.
- HS trao đổi vở, sửa bài.
Bài 2: sgk trang 177
- Gọi HS đọc đề bài tập.
- GV kiểm tra kết quả làm bài của một số HS.
- GV yêu cầu HS nêu lại cách tính tỉ số phần trăm.
- GV nhận xét.
Bài 2
- HS đọc đề, HS cả lớp đọc thầm SGK.
- HS làm bài vào vở.
a) (19 + 34 + 46) : 3 = 33
Bài 3: sgk trang 177
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- HS dưới lớp làm vào vở.
- GV đi giúp đỡ một số em:
+ Nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
+ Vậy để tính tỉ số phần trăm của của số HS gái (HS trai) với số HS cả lớp chúng ta làm thế nào?
+ Để tính được số HS cả lớp chúng ta biết điều gì?
- GV nêu lại các bước giải bài toán.
- GV nhận xét.
Bài 4: sgk trang 178
( Dành cho học sinh năng khiếu)
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- GV nhận xét .
Bài 5: sgk trang 178
( Dành cho học sinh năng khiếu) 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài.
- GV nhận xét. 
Bài 3
- HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm SGK.
- HS cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải
Số học sinh gái của lớp đó là:
 19 + 2 = 21 ( học sinh)
Số học sinh của lớp đó là:
 21 + 19 = 40 (học sinh)
Tỉ số phần trăm của số học sinh trai với học sinh của lớp đó là:
 19 : 40 = 0,475 = 47,5%
Tỉ số phần trăm của số học sinh gái với học sinh của lớp đó là:
 21 : 40 = 0,525 = 52,5%
 Đáp số : 47,5% ; 52,5%
Bài 4:
- 1HS đọc đề, HS cả lớp đọc thầm SGK.
- HS làm bài vào vở.
Bài giải
Sau năm thứ nhất số sách của thư viện tăng thêm là:
 6000 x 20 : 100 = 1200 (quyển)
Sau năm thứ nhất số sách của thư viện là: 
 6000 + 1200 = 7200 (quyển)
Sau năm thứ hai số sách của thư viện tăng thêm là:
 7200 : 100 x 20 = 1440 (quyển)
Sau năm thứ hai số sách của thư viện là:
+ 1440 = 8640 (quyển)
 Đáp số: 8640 quyển
Bài 5
- HS làm bài.
 Bài giải
Vận tốc của dòng nước là:
 ( 28,4 – 18,6 ) : 2 = 4,9 ( km/giờ)
Vận tốc của tàu thủy khi nước lặng là:
 18,6 + 4,9 = 23,5 (km/giờ)
 Đáp số: 23,5 km/giờ
 4,9 km/giờ
5’
4. Củng cố - Dặn dò:
GV hệ thống lại kiến thức vừa học.
- Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------
MÔN: KHOA HỌC
Tiết:69
BÀI: Ôn tập: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Sau giờ học, HS củng cố được kiến thức liên quan tới: Khái niệm và các thuật ngữ thường dùng khi nói về môi trường. Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng hiểu được khái niệm và các thuật ngữ, nguyên nhân, biện pháp về bảo vệ môi trường.
3. Thái độ: 
- Tỏ thái độ gương mẫu thực hiện tốt nếp sống văn minh, đảm bảo vệ sinh môi trường.
- MT: Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
20’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS làm bài tập VBT khoa 
học tiết 68. 
- GV nhận xét. 
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Bài học hôm nay củng cố các kiến thức về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số biện pháp bảo vệ môi trường.
Hát
- HS đọc bài và làm bài.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 1 : Trò chơi “ Đoán chữ”
- GV vẽ lên bảng ô chữ như SGK.
- Mời 2HS lên điều khiển trò chơi.
- HS tiến hành trò chơi đoán chữ.
1. Bạc màu
2. Đồi trọc
3. Rừng
4. Tài nguyên
5. Bị tàn phá
Kết luận: Trò chơi vừa rồi đã giúp các 
em nhớ lại những khái niệm từ ngữ thường dùng để nói về môi trường.
- HS khá lên điều khiển trò chơi. Khi 1HS dưới lớp xung phong đoán 1 ô chữ. Nếu HS đó đoán đúng thì 1HS điều khiển viết ô chữ vào dòng đó.
* Hoạt động 2 : Ôn tập các kiến thức cơ bản
- GV phát bảng nhóm cho HS thảo luận theo 3 nhóm
- GV yêu cầu HS hoàn thành trong 15 phút.
- GV viết biểu điểm lên bảng.
- GV gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét chung
GV kết luận.
- Đưa ra một số câu hỏi gợi ý để HS giải thích vì sao em chỉ chọn đáp án đó mà không chọn đáp án còn lại
- Củng cố một số kiến thức về môi trường
MT: Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.
- HS bảng nhóm và làm bài.
- HS nhận xét
5’
4. Củng cố - Dặn dò: 
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài học trong SGK.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị Kiểm tra.
- Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------
PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết : 69
BÀI: Ôn tập cuối Học kì II ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 	 - Tiếp tục ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
	 - Hoàn chỉnh bảng tổng kết về trạng ngữ theo yêu cầu ở BT2.
2. Kĩ năng: 
 	- Biết lập bảng tổng kết về các loại trạng ngữ (trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện) để củng cố, khắc sâu kiến thức về trạng ngữ.
 3. Thái độ: 
 	- Giáo dục HS biết vận dụng các loại trạng ngữ trong viết và nói.
II. :ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
35’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay các em tiếp tục ôn đọc và lập bảng tổng kết về trạng ngữ.
Hát
- Lắng nghe.
Hoạt động 1: Ôn tập đọc và học thuộc lòng
- Gọi HS lên bốc thăm chọn bài, sau khi bốc thăm được xem lại bài 1-2 phút. HS đọc đoạn hay bài theo phiếu.
- Yêu cầu HS đọc bài đã bốc thăm được và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- GV gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, rèn kĩ năng đọc cho hs.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài (5HS) về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút, khi 1HS đọc xong thì nối tiếp 1 HS lên bốc thăm theo yêu cầu.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Hỏi:
+ Trạng ngữ là gì?
+ Có những loại trạng ngữ nào?
+ Mỗi trạng ngữ trả lời cho câu hỏi nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, kết luận chung.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- Nhận xét câu HS đặt.
Bài 2
 1HS đọc.
+ Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, của sự việc trong câu. Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hoặc chen giữa chủ ngữ, vị ngữ.
+ Trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện.
+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu.
+ Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi bao giờ, khi nào, mấy giờ.
+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi tại sao, nhờ đâu, tại đâu.
+ Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi Để làm gì, Nhằm mục đích gì, Vì cái gì, 
+ Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi bằng cái gì, với cía gì,..
- HS làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
5’
4. Củng cố - Dặn dò:
GV hệ thống lại kiến thức của bài.
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài: Ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------
MÔN: LỊCH SỬ
Tiết 35
BÀI: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
.................................................................................................................................
Thứ tư ngày 22 tháng 5 năm 2019
PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: 70
BÀI: Ôn tập cuối Học kì II ( Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Tiếp tục ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
2. Kĩ năng: 
- Củng cố kĩ năng lập bảng thống kê qua bài tập lập bảng thống kê về tình hình phát triển giáo dục tiểu học ở nước ta. Từ các số liệu, biết rút ra những nhận xét đúng.
- Kĩ năng sống; Kĩ năng thu thập, xử lí thông tin; thu thập số liệu và lập bảng thống kê.
3. Thái độ: 
- Học sinh có khái niệm ban đầu về sự phát triển tình hình giáo dục ở nước ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
35’
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra dụng cụ học của HS.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Tiết học này các em tiếp tục ôn đọc và lập bảng thống kê.
Hát
- Lắng nghe.
Hoạt động 1: Ôn tập đọc và học thuộc lòng
- Gọi HS lên bốc thăm chọn bài, sau khi bốc thăm được xem lại bài 1-2 phút. HS đọc đoạn hay bài theo phiếu.
- Yêu cầu HS đọc bài đã bốc thăm được và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- GV gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, rèn kĩ năng đọc cho hs.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài (5HS) về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút, khi 1HS đọc xong thì nối tiếp 1 HS lên bốc thăm theo yêu cầu.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2: HS làm bài tập 2.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Hỏi:
+ Các số liệu về tình hình phát triển giáo dục tiểu học ở nước ta trong mỗi năm học được thống kê theo những mặt nào?
+ Bảng thống kê có mấy cột? Nội dung mỗi cột là gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Hỏi: Bảng thống kê có tác dụng gì?
* KNS: HS thu thập sử lí thông tin: Lập bảng thống kê.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét .
Bài 2
- 1HS đọc.
- Số liệu được thống kê theo 4 mặt:
+ số trường.
+ Số học sinh.
+ Số giáo viên.
+ Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số.
- Bảng thống kê có 5 cột, nội dung mỗi cột là:
1.Năm học.
2.Số trường.
3.Số học sinh.
4.Số giáo viên.
5.tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số.
-Bảng thống kê có 6 hàng, nội dung mỗi hàng là:
1.Tên các mặt cần thống kê.
2. 2000 – 2001
3. 2001 – 2002
4/. 2002 – 2003
5. 2003 – 2004
6. 2004 – 2005
+ Bảng thống kê giúp cho người đọc dễ dàng tìm thấy các số liệu để tính toán, so sánh một cách nhanh chóng, thuận tiện.
Bài 3
- 1HS đọc thành tiếng.
- 2HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi, thảo luận làm bài.
- 4HS nối tiếp nhau phát biểu.
a. Tăng.
b. Giảm
c. Lúc tăng lúc giảm
d. Tăng
5’
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV hệ thống lại kiến thức của bài.
- Dặn HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê để biết lập bảng khi cần..
- GV nhận xét tiết học.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------
PHÂN MÔN: CHÍNH TẢ
Tiết : 35
BÀI: Ôn tập cuối Học kì II (Tiết 6)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nghe viết đúng 11 dòng đầu của bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ. 
- Thực hành viết đoạn văn tả người theo đề bài cho sẵn.
2. Kĩ năng: 
- Viết đúng nội dung bài chính tả và đoạn văn tả người.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS ý thức trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
30’
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS
- Nhận xét .
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay các em cùng nghe viết 11 dòng thơ đầu của bài thơ Trẻ em ở Sơn Mĩ và Thưc hành viết đoạn văn tả người theo đề bài cho sẵn.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1: Viết chính tả
a.Tìm hiểu nội dung đoạn thơ:
Gọi HS đọc đoạn thơ.
Hỏi: Nội dung của đoạn thơ là gì?
b.Hướng dẫn viết từ khó: 
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
c. Viết chính tả.
d. Thu, nhận xét bài.
- HS nối nhau đọc thành tiếng.
+ Đoạn thơ là những hình ảnh sống động về các bạn nhỏ đang chơi đùa trên bãi biển.
HS tìm và nêu các từ khó.
Hoạt động 2: Làm bài tập 
 Bài 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và đề bài.
GV phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ:
a) đám trẻ, chơi đùa, chăn trâu, chăn bị.
b) buổi chiều tối, một đêm yên tĩnh, làng quê.
Yêu cầu HS tự làm bài.
Gợi ý HS: Em viết đoạn văn ngắn không chỉ dựa vào hiểu biết của riêng mình mà cần dựa vào những hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ co Ở Sơn Mĩ, đưa ra những hình ảnh thơ đó vào đoạn văn của mình.
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình.
Nhận xét.
HS nối nhau đọc thành tiếng.
- HS làm bài.
- HS đọc đoạn văn của mình cho cả lớp và GV nghe.
5’
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV gọi HS lên bảng viết lại chữ đã viết sai.
- Nhận xét.
Về nhà rèn viết đúng chính tả.
Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng viết
- HS lắng nghe
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------
MÔN: TOÁN
Tiết : 173
BÀI: Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Giúp HS ôn tập, củng cố về: Tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm. Tính diện tích và chu vi của hình tròn.
- Cả 3 nhóm học sinh làm được các bài tập sgk trang 178& 179 
2. Kĩ năng: 
- Rèn tính đúng các bài toán về tỉ số phần trăm và tính diện tích chu vi hình tròn.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác và phát triển trí tưởng tượng không gian của HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
30’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng làm bài tập 5 của tiết học trước.
- GV chữa bài, nhận xét .
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài:
- Tiết học này các em tiếp tục làm các bài tập toán luyện tập về tỉ số phần trăm, tính chu vi và diện tích của hình tròn.
- HS thực hiện
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn tập.
PHẦN 1: trang 178
( Bài 3 dành cho học sinh năng khiếu)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của phần I.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, chỉ ghi kết quả, không chép lại đề.
- Sửa bài:
+ Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài của mình.
+ GV nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu.
- Khoanh vào các ý sau trong các bài đã cho.
Bài 1: C
Bài 2: C
Bài 3: D
- HS nêu
- HS nhận xét.
PHẦN II:
Bài 1: sgk trang 179 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu làm bài.
- GV sửa bài.
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích và chu vi của hình tròn.
- GV nhận xét.
Bài 2: sgk trang 179 
- Gọi HS đọc đề bài tập.
- GV gợi ý.
- Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- Sửa bài:
+ Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài của mình.
+ GV nhận xét, đánh giá.
Bài 1
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở.
a) Diện tích của phần đã tô màu là:
 10 x 10 x 3,14 = 314 (cm2)
b) Chu vi của phần không tô màu là:
 10 x 2 x 3,14 = 62,8 (cm)
 Đáp số: a) 314 cm2
 b) 62,8 cm
Bài 2
1HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở, 1HS làm trên bảng.
Bài giải
Số tiền mua cá bằng 120% số tiền mua gà nên tỉ số tiền mua cá và mua gà là:
 120% 
Như vậy nếu số tiền mua gà là 5 phần thì số tiền mua cá là 6 phần như thế:
Tổng số phần bằng nhau là:
 5 + 6 = 11 ( phần)
Số tiền mua cá là:
 88 000:11 x 6 = 48 000 (đồng)
 Đáp số : 48 000 đồng
5’
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV hệ thống lại kiến thức của bài.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục ôn tập các kiến thức vừa củng cố.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Tiết 35
BÀI: Thực hành, tổng kết cuối Học kì II
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ. Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi hoặc khi làm phiền đến người khác. 
- Biết cảm ơn, xin lỗi là tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác. 
2. Kĩ năng: 
- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi khi cần trong cuộc sống. 
3. Thái độ: 
- Có thái độ tôn trọng những người xung quanh. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
20’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS nhắc lại phong tục tập quán của địa phương mình.
- Em cần làm gì giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán đó?
- Nhận xét .
- GV nhận xét .
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay các em tổng kết kiến thức đã học và thực hành kiến thức đó.
Hát
- HS nhắc lại
- Lắng nghe.
*Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức đã học
- Học sinh tổng kết lại các bài đã học và kiến thức đã học ở học kì II.
- GV nhận xét và tổng kết.
- HS trình bày.
* Hoạt động 2: Thực hành
- HS trả lời câu hỏi: 
+ Khi đưa và nhận đồ từ tay thầy , cô em thực hiện như thế nào ?
 + Để cùng học , cùng chơi với bạn . em cần phải đối xử với bạn như thế nào ?
 + Để đi học đúng giờ em cần phải làm gì ? 
+ Chúng ta cần đi bộ như thế nào là đúng quy định ? 
- GV nhận xét. 
- HS trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2 : Thảo luận và đóng vai 
- HS thực hành đóng vai nội dung kiến thức trên.
 - GV nhận xét – chốt. 
- HS đóng vai.
5’
4. Củng cố - Dặn dò:
GV hệ thống lại kiến thức vừa học.
Tổng kết môn học.
Vận dụng thực hành những kiến thức đã học.
- Nhận xét tiết học
.....................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_35_nam_hoc_2018_2019_ban_dep.doc