Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hải Âu

Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hải Âu

Tiết 164: MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN ĐÃ HỌC

I. MỤC TIÊU:

- Hệ thống hoá một số dạng toán có lời văn đặc biệt đã học.

- Thực hiện giải các bài toán có lời văn ở lớp 5.

- Biết một số dạng toán đã học.

- Biết giải toán liên quan đến tìm số trung bìng cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó, làm được BT 1 và 2. HSNK làm hết các BT.

* Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

* Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bảng phụ, bảng nhóm.

2. Học sinh: SGK, vở.

 

docx 47 trang cuongth97 07/06/2022 3090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hải Âu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34:
Thứ 2 ngày 10 tháng 5 năm 2021
Toán
Tiết 164: MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN ĐÃ HỌC
I. MỤC TIÊU: 
- Hệ thống hoá một số dạng toán có lời văn đặc biệt đã học.
- Thực hiện giải các bài toán có lời văn ở lớp 5.
- Biết một số dạng toán đã học.
- Biết giải toán liên quan đến tìm số trung bìng cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó, làm được BT 1 và 2. HSNK làm hết các BT.
* Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
* Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ, bảng nhóm.
2. Học sinh: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
	TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
30’
5’
1. Hoạt động khởi động:
- Cho HS tổ chức trò chơi "Bắn tên" với nội dung là nêu một số dạng bài toán đã học. (Mỗi bạn nêu tên một dạng)
- GV nhận xét và giới thiệu bài: Để ôn tập và củng cố cách giải một số dạng toán các con đã học. Cô và cả lớp cùng vào bài học hôm nay.
2. Hoạt động luyện tập:
* Mục tiêu: 
- Giải được bài toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó (Bài 1, 2)
- HSNK làm được bài tập 3.
* Cách tiến hành:
Bài 1: 
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV mời HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS nêu cách tính trung bình cộng của các số.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và đánh giá HS.
+ Muốn tính tổng của nhiều số khi biết trung bình cộng ta làm thế nào?
- GV chốt kiến thức của bài.
Bài 2:
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV mời HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ, tìm cách giải bài toán, sau đó mời 1 HS năng kiếu trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- GV nhận xét và đánh giá HS.
- GV chốt kiến thức của bài.
Bài 3:
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV mời HS tóm tắt bài toán
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV chốt kiến thức của bài.
3. Hoạt động ứng dụng, mở rộng:
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức về các dạng toán đã học.
* Cách tiến hành:
- Cho HS vận dụng làm bài sau: 
Một khối gỗ có thể tích 4,5dm3 cân nặng 5,4kg. Vậy một khối gỗ loại đó có thể tích 8,6dm3 cân nặng là:
A. 10,32kg B. 9,32kg
C. 103,3kg D. 93,2kg 
+ Kể tên các dạng toán đã học? Nêu cách giải của từng dạng toán đó?
* Kết luận: ...
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại các bài tập, học bài; chuẩn bị bài sau.
- HS chơi trò chơi: Các dạng toán đã học là:
+ Tìm số trung bình cộng.
+ Tìm 2 số biết tổng và hiệu của 2 số đó.
+ Tìm 2 số biết tổng và tỉ số của 2 số đó.
+ Tìm 2 số biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
+ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
+ Bài toán về tỉ số phần trăm.
+ Bài toán về chuyển động đều.
+ Bài toán có nội dung hình học (chu vi, diện tích, thể tích).
- HS nghe
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.
- 1 HS tóm tắt bài toán.
- HS nêu: Để tính trung bình cộng của các số ta tính tổng các số đó rồi lấy tổng chia cho số hạng của tổng.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Giờ thứ ba người đó đi được quãng đường là:
(12 + 18) : 2 = 15 (km)
Trung bình mỗi giờ người đó đi được là:
(12 + 18 + 15) : 3 = 15 (km)
 Đáp số: 15km
- 1 HS nhận xét, HS cả lớp theo dõi sau đó tự kiểm tra bài của mình.
- Lấy trung bình cộng của chúng nhân với số số hạng.
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.
- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.
- 1 HS khá trình bày, HS khác bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất các bước giải toán:
+ Tính nửa chu vi hay chính là tổng của chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật.
+ Tính chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật (giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó).
+ Tính diện tích mảnh đất.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Nửa chu vi của hình chữ nhật hay tổng chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật là:
120 : 2 = 60 (m)
Chiều rộng của mảnh đất là:
(60 - 10) : 2 = 25 (m)
Chiều dài của mảnh đất là:
25 + 10 = 35 (m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:
25 35 = 875 (m2)
Đáp số: 875 m2
- 1 HS nhận xét, HS cả lớp theo dõi sau đó tự đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau.
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.
- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Khối kim loại 4,5cm3 cân nặng là:
22,4 : 3,2 4,5 = 31,5 (g)
Đáp số: 31,5g
- HS làm bài; báo cáo, nhận xét.
A. 10,32kg 
- 2 HS lần lượt trả lời; lớp nhận xét, bổ sung.
Tập đọc
Tiết 66: SANG NĂM CON LÊN BẢY
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu được điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên từ giả tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối bài).
- Đọc diễn cảm bài thơ.
* Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
* Phẩm chất: Giáo dục niềm tự hào về truyền thống dân tộc của người phụ nữ Việt Nam. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK; Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
2. Học sinh: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
	TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
20’
10’
5’
1. Hoạt động khởi động:
- Cho HS tổ chức thi đọc lại bài Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trả lời câu hỏi về bài đọc trong SGK:
- Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam ? 
- Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng: Bài thơ Sang năm con lên bảy của nhà thơ Vũ Đình Minh là lời của một người cha nói với đứa con đã đến tuổi tới trường. Điều nhà thơ muốn nói là một phát hiện rất thú vị về thế giới tuổi thơ của trẻ em. Các em hãy lắng nghe bài thơ. 
2. Hoạt động khám phá:
* Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ, đọc đúng câu, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Đọc đúng các từ khó trong bài.
- Hiểu được điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thực sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối bài).
 * Cách tiến hành:
a) Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn: 3 đoạn (mỗi đoạn là 1 khổ thơ).
- Gọi HS đọc phần chú giải trong SGK.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp
 - GV nhận xét HS làm việc.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm bài thơ, hướng dẫn giọng đọc: giọng nhẹ nhàng, tự hào, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tâm sự của người cha với con khi con đến tuổi tới trường. Hai dòng thơ đầu “Sang năm con lên bảy tới trường” đọc với giọng vui, đầm ấm.
b) Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc khổ thơ 1, 2:
+ Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp?
? Em có cảm nhận như thế nào về thế giới trẻ thơ? 
- Cho HS đọc khổ thơ 2, 3:
+ Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?
+ Từ giã tuổi thơ con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
- GV chốt ý
+ Bài thơ là lời của ai nói với ai?
+ Bài thơ muốn nói với các em điều gì?
- GV chốt ý: Thế giới của tuổi thơ rất vui và đẹp vì đó là thế giới của chuyện cổ tích. Khi lớn lên, dù phải từ biệt thế giới cổ tích đẹp đẽ và thơ mộng ấy nhưng ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay ta gây dựng nên. 
? Qua bài thơ người cha muốn nói với con diều gì?
? Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng: Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên.
3. Hoạt động luyện tập: Đọc diễn cảm - Học thuộc lòng
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do; 3,4 đọc thuộc và diễn cảm được bài thơ.
* Cách tiến hành:
-Mời HS 3 nối tiếp đọc bài thơ.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi khổ thơ.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm khổ 1, 2.
+ GV treo bảng phụ có đoạn 1, 2.
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét tuyên dương.
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng từng câu
- Gọi HS đọc thuộc lòng toàn bài 
- GV nhận xét tuyên dương.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:
* Mục tiêu: Củng cố nội dung bài.
* Cách tiến hành:
? Bài thơ cho em biết điều gì?
? Khi khôn lớn, con người giành được hạnh phúc từ đâu ? 
* GV kết luận:...
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
- Đọc trước bài: Người gác rừng tí hon.
- HS thi đọc 
- Điều 15, 16, 17.
- Điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.
+ Điều 16: Quyền học tập của trẻ em.
+ Điều 17: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em.
- HS nghe
- HS ghi vở 
- 1 HS đọc.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài
+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho HS.
+ Lần 2: HS đọc - GV sửa lỗi ngắt giọng cho HS kết hợp giải nghĩa từ khó.
- 1 HS đọc chú giải trong SGK.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc thành tiếng
- Lắng nghe tìm cách đọc đúng.
- HS đọc thầm, trả lời câu hỏi:
+ Giờ con đang lon ton/ Khắp sân trường chạy nhảy/ Chỉ mình con nghe thấy/ 
+ Thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Thế giới trẻ trhơ thay đổi ngược lại với những suy nghĩ mà trẻ thơ cảm nhận:
Chim không còn biết nói
Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây 
Đại bàng chẳng về đây
+ Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật
- Lời của cha nói với con 
+ Thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp
+ Khi lớn lên từ giã tuổi ấu thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên.
- HS nêu.
- 3 HS đọc.
- HS tìm giọng đọc cho mỗi khổ thơ.
- HS nêu: giọng nhẹ nhàng, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tâm sự của người cha với con khi con đến tuổi tới trường.
+ Theo dõi GV đọc mẫu tìm cách đọc.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất, nhóm đọc hay nhất.
- HS học thuộc lòng tưng câu của bài
- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ
- Lớp nhận xét 
- 2 HS nêu : 
+ Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên.
+ Từ sức lao động của chính mình.
Khoa học
 Tiết 67: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC
I. MỤC TIÊU 
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm
- Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước
*Hình thành năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: Nhận thức thế giới con người; Tìm tòi, khám phá thế giới vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
- Phẩm chất: tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, con người.
* KNS:
- Kĩ năng phân tích sử lí thông tin và kinh nghiệm của bản thân để nhận ra những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí, nước bị ô nhiễm.
- Kĩ năng phê phán bình luận phù hợp khi thấy tình huống môi trường không khí bị ô nhiễm.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm của bản thân và tuyên truyền tới người thân cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường không khí, nước.
* BVMT: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường không khí và nước.
*BVMTBĐ: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường biển, chủ yếu đến từ các hoạt động của con người.
II. CHUẨN BỊ 
GV: Hình vẽ trong SGK trang 138, 139. 
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
5’
15’
10’
5’
1. Hoạt động khởi động:
? Nêu nguyên nhân khiến môi trường đất bị thu hep và suy thoái? 
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Hoạt động khám phá:
Hoạt động 1: Nguyên nhân gây ô nhiễm bầu không khí và nguồn nước.
*Mục tiêu: Nêu những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm
*Cách tiến hành:	
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa SGK thảo luận nhóm 4 nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ô nhiễm bầu không khí và nguồn nước.
- Nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ô nhiễm bầu không khí và nguồn nước.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu những con tàu lớn bị đắm hoặc những đường dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ?
+ Tại sao một cây số trong hình bị trụi lá? Nêu mối liên quan giữa sự ô nhiễm môi trường không khí vối sự ô nhiễm môi trường đất và nước.
-GV liên hệ giáo dục BVMT
*Kết luận:
	¨	Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nước, phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp và sự lạm dụng công nghệ, máy móc trong khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất.
Hoạt động 2: Thảo luận.
*Mục tiêu: Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
*Cách tiến hành:
Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp thảo 
luận cặp đôi 
+ Liên hệ những việc làm của người dân dẫn đến việc gây ra ô nhiễm môi trường không khí và nước.
+ Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
? Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí và môi trương nước chúng ta cần làm gì? 
*Kết luận: Môi trường ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến 
Gọi HS Đọc toàn bộ nội dung ghi nhớ.
3. Hoạt động luyện tập:
*Mục tiêu: HS hoàn thành các bài tập
*Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS làm các bài tập trong VBT (bài 1; 2)
? Em sẽ làm gì để giữ gìn bảo vệ môi trường nước và không khí? 
*Kết luận: GV chốt đáp án đúng.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:
*Mục tiêu: Củng cố kiến thức về tác hại của môi trường ô nhiễm.
*Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS thi vẽ tranh về tác hại của môi trường ô nhiễm.
*Kết luận: nhận xét, khen ngợi sản phẩm của các nhóm.
GV nhận xét tiết học 
- 2HS trả lời
Có nhiều nguyên nhân làm cho đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái:
- Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy, người ta phải tìm cách tăng năng suất cây trồng, trong đó có biện pháp bón phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, Những việc làm đó khiến môi trường đất, nước bị ô nhiễm.
- Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.-
 Lớp nhận xét
Nhóm trưởng điều khiển quan sát các hình trang 138 / SGK và thảo luận.
Quan sát các hình trang 139 / SGK và thảo luận.
Đại diện các nhóm trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
*Tranh 1: Hình ảnh minh họa các khu nhà ở, khu công nghiệp, tất cả đang đổ chất thải ra nguồn nước và không khí.
* Tranh 2: Tiếng ồn của các phương tiên giao thông, khói bụi của các nhà máy.. khiến cho con người cảm tháy khó chịu.
+ Tranh 3: Một con tàu chở dầu đang vượt dại dương
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, do sự hoạt động của nhà máy và các phương tiện giao thông gây ra.
+Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước:
+ Nước thải từ các thành phố, nhà máy và đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu.
+ Sự đi lại của tàu thuyền trên sông biển, thải ra khí độc, dầu nhớt, 
+ Nhưng con tàu lớn chở dầu bị đắm hoặc đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ.
-Tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ dẫn đến hiện tượng bị ô nhiễm làm chết những động vật , thực vật sống ở biển và chết cả những loài chim kiếm ăn ở biển .
-Trong không khí chứa nhiều khí thải độc hại của các nhà máy , khu công nghiệp . Khi trời mưa cuốn theo những chất độc hại đó xuống làm ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước , khiến cho cây cối những vùng đó bị trụi lá và chết
HS thảo luận cặp đôi 
Học sinh trả lời.
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí các phương tiện giao thông gây ra, rác thải sinh hoạt hằng ngày chưa được xử lí đúng cách .
+Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước: Nước thải từ đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu. Sự đi lại của tàu thuyền trên sông biển, thải ra khí độc, dầu nhớt, 
+ Tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước: loài người dần dần bị diệt vong,...
Phải xử lí chất thải theo đúng 
cách, nên sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch thân thiện với môi trường, 
1 HS đọc lớp theo dõi.
- HS làm và chữa bài.
- hS vẽ tranh theo nhóm.
Đạo đức
Tiết 33: PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số biểu hiện bị xâm hại.
- Biết vì sao phải phòng tránh bị xâm hại.
- Nêu được một số quy định cơ bản của Pháp luật về phòng tránh xâm hại trẻ em.
- Thực hiện được một số kĩ năng để phòng tránh xâm hại.
* Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
* Phẩm chất: Bảo vệ bản thân mình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bài giảng điện tử; Một số quy định trong Luật Trẻ em, Bộ luật hình sự về phòng tránh xâm hại trẻ em; Mỗi nhóm 1 hình vẽ cơ thể người; Cánh hoa đủ cho HS trong lớp ghi các tình huống.
2. Học sinh: Tranh ảnh sưu tầm; Giấy A4, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
	TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
25’
5’
1. Hoạt động khởi động:
- Hướng dẫn HS chơi trò chơi.
- Trò chơi: Chanh chua, cua cắp
- Hướng dẫn chơi: HS đứng thành vòng tròn, tay trái giơ lên gần ngang vai, bàn tay ngửa, xòe ra; ngón trỏ của bàn tay phải để vào lòng bàn tay trái của người đứng cạnh, phía tay phải của mình.
- Khi người điều khiển hô “chanh” cả lớp hô “chua” tay của mọi người vẫn để nguyên. Khi người điều khiển hô: “cua” cả lớp hô “cắp” đồng thời bàn tay trái nắm lại để cắp người khác, còn ngón tay phải của mình rút nhanh ra khỏi để khỏi bị “cắp”. Người bị “cắp” là người thua cuộc.
- GV nhận xét HS tham gia chơi.
- Qua trò chơi, các em rút ra bài học gì?
- GV giới thiệu bài - Ghi bảng.
2. Hoạt động luyện tập:
* Mục tiêu: Thực hiện được một số kĩ năng để phòng tránh xâm hại.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Giải quyết tình huống
- Cho HS xem video Kĩ năng thoát hiểm khi bị xâm hại.
- Mỗi nhóm bốc thăm tình huống và giải quyết (khuyến khích sắm vai giải quyết tình huống)
* Nhóm tình huống nguy cơ:
- TH1: Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình. Có người lạ đến nhà em sẽ làm gì?
- TH2: Tan học rồi, Lan chờ mãi chưa có ai đón, đang lang thang chơi ngoài cổng trường thì có một bác tới gần. Bác nói: “Muộn rồi mà chưa có ai đến đón, chắc cháu đói lắm, đi ra đằng kia bác mua cái bánh ăn cho đỡ đói cháu ạ”.
* Nhóm tình huống ứng phó:
- TH3: Khi có người lạ trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu đối với bản thân em sẽ làm gì?
--> Xem video về cách ứng phó khi bị xâm hại
+ Khi có nguy cơ bị xâm hại, em sẽ làm gì?
* Nhóm tình huống đã bị xâm hại:
- TH4: Bạn A mỗi lần chơi ở sân nhà văn hóa được ông B cho kẹo và có những hành vi động chạm vào vùng riêng tư. Trong trường hợp này, theo em bạn A cần phải làm gì?
-GV nhận xét, chốt: Nếu trường hợp đã bị xâm hại các em có thể gọi điện đến tổng đài chăm sóc và bảo vệ trẻ em 111 để tìm sự hỗ trợ, hoặc chia sẻ, tâm sự với những người mà mình tin cậy.
Hoạt động 2: Vẽ bàn tay tin cậy
- Xem video về quy tắc 5 ngón tay
- Yêu cầu vẽ bàn tay và viết tên những người có thể giúp đỡ mình lên các ngón tay.
--> Chốt: Xung quanh chúng ta có nhiều người đáng tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ trong lúc khó khăn. Chúng ta có thể chia sẻ tâm sự để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp những chuyện lo lắng, sợ hãi, bối rối, khó chịu...
Hoạt động 3: Thực hành kĩ năng thoát hiểm:
- Thực hành cách thoát hiểm.
- GV nhận xét, chốt: Để có thể thoát khỏi những tình huống này ngoài việc tự trang bị cho mình những kĩ năng thoát hiểm thì các con cũng cần có một sức khỏe tốt. Muốn vậy chúng ta phải rèn luyện...
3. Hoạt động vận dụng, mở rộng:
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài.
* Cách tiến hành:
+ Khi thấy tình huống bị xâm hại em cần làm gì?
* Kết luận: 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học; bài chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe phổ biến luật chơi.
- HS tham gia chơi.
- 2-3 HS trả lời. 
- HS lắng nghe.
- HS xem video.
- HS bốc thăm, trao đổi trong nhóm.
- Các nhóm báo cáo và bổ sung cho nhau.
- HS vẽ và giới thiệu trước lớp. Chia sẻ bàn tay tin cậy với bạn bên cạnh
- 2-3 HS chia sẻ trước lớp.
- HS thực hành một số kĩ năng thoát hiểm trong tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
- HS nêu.
- HS lắng nghe, thực hiện yêu cầu.
Thứ 3 ngày 11 tháng 5 năm 2021
Toán
Tiết 165: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS củng cố về:
- Biết giải một số bài toán có dạng đã học.
- HS làm được các BT 1, 2, 3. HSNK thực hiện được tất cả các bài tập trong tiết học.
* Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
* Phẩm chất: Giáo dục lòng say mê, yêu thích môn Toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ, bảng nhóm.
2. Học sinh: Vở, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
	TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
30’
5’
1. Hoạt động khởi động:
- Tổ chức cho HS trò chơi "Hòm thư di động".
+ GV chuẩn bị các lá thư có các câu hỏi yêu cầu học sinh nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số, tìm giá giá trị một số phần trăm của 1 số, tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó. 
- GV nêu tên và luật chơi: Khi cô bật một bài hát bất kì, các bạn có nhiệm vụ vừa hát, vừa chuyển hộp thư. Bài hát dừng lại mà hộp thư trên tay bạn nào, bạn đó sẽ mở hộp thư, chọn lấy một lá thư rồi đọc và trả lời câu hỏi hoặc yêu cầu trong thư. Trong vòng 30 giây, nếu bạn đó trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà, nếu trả lời chưa đúng sẽ phải nhường quyền trả lời cho bạn khác.
- GV tổ chức cho HS chơi. 
- GV nhận xét, đánh giá.
+ Qua trò chơi, các em đã được ôn lại kiến thức gì? 
- GV nhận xét và giới thiệu bài: Trong tiết học này chúng ta cùng tiếp tục làm các bài toán về các dạng toán có lời văn đặc biệt đã được học.
2. Hoạt động luyện tập:
* Mục tiêu: 
- Biết giải một số bài toán có dạng đã học.
- HS làm bài 1, bài 2, bài 3, 4.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- GV mời HS đọc đề toán và tóm tắt bài toán.
- GV hỏi: 
+ Theo em để tính được diện tích của từ giác ABCD chúng ta cần biết được những gì?
+ Có thể tính diện tích của hình tứ giác ABED và diện tích của tam giác BCE như thế nào?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và đánh giá HS.
- GV chốt kiến thức của bài toán.
Bài 2:
- GV mời HS đọc đề toán và tóm tắt bài toán.
- GV hỏi: Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao em biết điều đó?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và đánh giá HS.
- GV chốt kiến thức của bài toán.
Bài 3:
- GV mời HS đọc đề toán 
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét bài làm và đánh giá HS.
- GV chốt kiến thức của bài toán.
Bài 4:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, quan sát kĩ biểu đồ và tự làm bài.
- GV nhận xét bài làm và đánh giá HS.
- GV chốt kiến thức của bài toán.
3. Hoạt động ứng dụng, mở rộng:
* Mục tiêu: Củng cố về dạng toán Tìm hai số khi biết Tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
* Cách tiến hành:
- Cho HS nêu lại cách giải bài toán Tìm hai số khi biết Tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
* Kết luận: ...
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại các bài tập, học bài; chuẩn bị bài sau.
- Nghe, nắm luật chơi, cách chơi.
- HS cử đại diện lên chơi trò chơi
- ...tìm tỉ số phần trăm của 2 số, tìm giá giá trị một số phần trăm của 1 số, tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó.
- Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.
- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.
- HS lần lượt trả lời:
+ Diện tích của hình tứ giác ABCD bằng tổng diện tích của hình tứ giác ABED và diện tích hình tam giác BCE nên chúng ta cần tính diện tích của hai hình này.
+ Chúng ta biết hiệu số và tỉ số diện tích của hai hình này nên có thể dựa vào bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Diện tích của hình tam giác BCE là:
13,6 : (3 - 2) 2 = 27,2 (cm2)
Diện tích của tứ giác ABED là:
27,2 + 13.6 = 40,8 (cm2)
Diện tích của tứ giác ABCD là:
40,8 + 27,2 = 68 (cm2)
Đáp số: 68cm2
- HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.
- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.
+ Bài toán thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. Vì bài toán cho tổng số HS, cho tỉ số giữa HS nam và HS nữ. Để tính được số HS nữ hơn số HS nam bao nhiêu em trước hết ta phải tính số HS nam và số HS nữ.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Theo sơ đồ, lớp 5A có số HS nam là:
35 : (4 + 3) 3 = 15 (học sinh)
Số HS nữ của lớp 5A là:
35 – 15 = 20 (học sinh)
Số HS nữ nhiều hơn số HS nam là:
20 – 15 = 5 (học sinh)
 Đáp số: 5 học sinh
- HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán, HS cả lớp tóm tắt trong vở
100 km :
12l
75km :
 l ?
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Ô tô đi 75km thì tiêu thụ hết số lít xăng là:
12 : 100 75 = 9 (l)
Đáp số: 9l xăng
- 1 HS làm được bài như sau:
Bài giải
Tỉ số phần trăm của số HS khá là:
100% - 25 % - 15% = 60%
Số HS khối 5 của trường là:
120 100 : 60 = 200 (học sinh)
Số HS giỏi là:
200 25 : 100 = 50 ( Học sinh)
Số HS trung bình là :
200 15 : 100 = 30 (học sinh)
Số HS khá là:
200- (50 + 30) = 120 (học sinh)
Đáp số: 50 HS giỏi; 30 HS trung bình;
120 HS khá
- 2 HS trả lời; lớp nhận xét, bổ sung.
Tập đọc
 Tiết 67: LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU 
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
- Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
*Đ/C: Liên hệ với cuộc sống: 1.Đặt mình vào vai Rê-mi, nêu suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em? 
2. Xung quanh em có ai gặp hoàn cảnh như Rê-mi không? Em có cảm nghĩ gì về những bạn có hoàn cảnh đó?
- Ghi lại ý chính của bài bằng 1-2 câu
* Hình thành và phát triển năng lực: 
+ Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL thẩm mĩ, NL ngôn ngữ, NL đọc hiểu văn bản.
+ Phẩm chất: Tình yêu con người
* Giáo dục đạo đức: lòng yêu 
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Máy tính, máy chiếu
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
10’
12’
8’
5’
1. Hoạt động khởi động
GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy và trả lời các câu hỏi: 
- Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên ? 
- Bài thơ nói với các em điều gì ? 
- GV nhận xét đánh giá. 
2. Hoạt động khám phá
a, Luyện đọc
*Mục tiêu: HS đọc đúng các từ ngữ trong bài.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên ghi bảng các tên riêng nước ngoài: Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV Chia đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu đến “Không phải ngày một ngày hai mà đọc được”.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi”.
- Đoạn 3: Phần còn lại.
-Gọi 3 HS nối tiếp đọc bài.
+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải trong SGK.
+ Lần 2: HS đọc - GV cho HS giải nghĩa từ khó.
? Thông minh là gì? 
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp 
- GV nhận xét HS làm việc.
- Gọi HS đọc toàn bài.
*Kết luận: Khi đọc bài các em chú ý các từ ngữ phiên âm, đọc thể hiện lời nhân vật. GV đọc mẫu.
 b, Tìm hiểu bài:
*Mục tiêu: Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
*Cách tiến hành:
- Học sinh đọc thành tiếng đoạn 1.
? 	Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?
- 1 học sinh đọc câu hỏi 2.
? Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
- Giáo viên giảng thêm: 
? Nêu nội dung chính đoạn 1?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2.
?Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau thế nào?
? Nêu nội dung chính đoạn 2? 
- Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm lại truyện, suy nghĩ, tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học?
? Nêu nội dung chính của đoạn 3? 
- Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em? ( HSG)
? Nêu nội dung chính của bài? 
*Kết luận: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi.
3. Hoạt động luyện tập:
*Mục tiêu: Luyện đọc diễn cảm câu chuyện.
*Cách tiến hành:
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn từ “ Cụ Vi – ta – li hỏi tôi: Bây giờ con có muốn học nhạc không? ...đứa trẻ có tâm hồn” 
+ GV treo bảng phụ có đoạn luyện đọc.
+ Gv đọc mẫu.
? Nêu cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng? 
-Gọi HS đọc thể hiện.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
*Kết luận: Gv nhận xét đánh giá.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:
*Mục tiêu: Vận dụng, liên hệ cuộc sống
*Cách tiến hành:
1.Đặt mình vào vai Rê-mi, nêu suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em? 
2. Xung quanh em có ai gặp hoàn cảnh như Rê-mi không? Em có cảm nghĩ gì về những bạn có hoàn cảnh đó?
*Kết luận: Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương của cụ Vi- ta – li; và tấm gương học tập của bạn Rê- mi.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS:
- Trong thế giới ấy, chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây, đại bàng chẳng về đậu trên cành khế nữa; chỉ còn trong đời thật tiếng người nói với con.
- Thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp vì đó là thế giới của truyện cổ tích. Khi lớn lên, dù phải từ biệt thế giới cổ tích đẹp đẽ và thơ mộng ấy nhưng ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay ta gây dựng nên.
- HS đọc
- 1 HS đọc.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài
+ Lần 1: HS đọc - sửa lỗi phát âm cho HS.
- 1 HS đọc chú giải trong SGK.
+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó
+ Thông minh có sự hiểu biết, linh hoạt, hiểu rõ vấn đề.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc thành tiếng
- Lắng nghe tìm cách đọc đúng 
khó.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
+	Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm ăn.
+	Lớp học rất đặc biệt:	Có sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặc được trên đường.
+ Hoàn cảnh học của Rê - mi
Lớp đọc thầm
+	Ca-pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_34_nam_hoc_2020_2021_nguyen_thi_hai_au.docx