Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)
Tiết: 61
BÀI: Công việc đầu tiên
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến câu chuyện.
- Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
- Cả 3 nhóm HS trả lời được tất cả câu hỏi trong SGK.
2. Kĩ năng:
- HS đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng linh hoạt phù hợp với từng nhân vật.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS nhiệt tình trong công việc,
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31. Thứ hai ngày 22 tháng 4 năm 2019 CHÀO CỜ. --------------------------------------------------------------- PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: 61 BÀI: Công việc đầu tiên I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Đọc trôi chảy toàn bài. Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến câu chuyện. - Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. - Cả 3 nhóm HS trả lời được tất cả câu hỏi trong SGK. 2. Kĩ năng: - HS đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. - Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng linh hoạt phù hợp với từng nhân vật. 3. Thái độ: - Giáo dục HS nhiệt tình trong công việc, II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 30’ 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam trả lời câu hỏi của bài. - GV nhận xét. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: - Cho HS quan sát tranh SGK và mô tả những gì trong tranh. + Người thiếu niên trong tranh chính là bà Nguyễn Thị Định. Bà sinh năm 1920, mất năm 1992. Bà là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong thiếu tướng và giữ trọng trách Phó tư lệnh quân giải phóng miền Nam. Theo trích đoạn hồi kí của bà, chúng ta hiểu được công việc đầu tiên của bà. GTB: Công việc đầu tiên Hát - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - Tranh vẽ thiếu nữ vừa cắp rổ cá vừa rải những mảnh giấy nhỏ trên đường lúc mờ sáng. - Lắng nghe. Hoạt động 1: Luyện đọc. - GV đọc mẫu toàn bài. - Gọi 1 HS đọc chú giải về bà Nguyễn Thị Định. - GV chia bài thành ba đoạn: - Cho HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn, kết hợp luyện đọc các từ khó: truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li, . . . - GV cho HS luyện đọc nối tiếp lượt 2, chỉnh sửa ngắt nghỉ hơi cho HS. - Gọi HS luyện đọc theo cặp. - Gọi 1 HS đọc cả bài. - GV đọc mẫu. - HS lắng nghe + Đoạn 1: Từ đầu . . .Em không biết chữ nên không biết giấy gì. + Đoạn 2: Tiếp theo . . . xách súng chạy rầm rầm. + Đoạn 3: Phần còn lại. - HS luyện đọc. - HS đọc nối tiếp theo yêu cầu của GV - HS luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc cả bài. - HS lắng nghe Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. - GV yêu cầu HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi theo đoạn trong SGK/127. + Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? + Chị Út trong bài là ai? Em hiểu gì về bà Nguyễn Thị Định? + GV yêu cầu HS giải nghĩa từ : truyền đơn, chớ, rủi. - Chốt ý đoạn 1: Nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ. + Tâm trạng của chị Út như thế nào khi lần đầu tiên nhận công việc? + Những chi tiết nào cho biết điều đó? + Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải truyền đơn? + Thế nào là lính mã tà? - Chốt ý đoạn 2: dũng cảm muốn làm việc lớn + Vì sao chị Út muốn được thoát li? + Em hiểu thế nào là thoát li? - Chốt ý đoạn 3: đóng góp công sức cho cách mạng + Nội dung chính của bài là gì? - GV chốt ý, rút ra nội dung của bài. - Gọi 2 HS nhắc lại. - HS đọc và trả lời câu hỏi. + Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là rải truyền đơn. + Chị Út là bà Nguyễn Thị Định - HS giải nghĩa từ SGK - HS lắng nghe + Chị Út hồi hộp, bồn chồn. + Chị thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm, đêm ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm rồi nghĩ cách rải truyền đơn. + Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trong lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. - HS nêu - HS lắng nghe + Vì chị Út rất yêu nước, ham hoạt động, chị muốn làm thật nhiều việc cho cách mạng. - HS giải thích - HS lắng nghe + Nội dung: Bài văn cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng. 2 HS nhắc lại nội dung. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai. GV giúp các em đọc thể hiện đúng lời nhân vật. - Cho cả lớp đọc diễn cảm đoạn: Anh lấy từ mái nhà xuống . . . không biết giấy gì. - Tổ chức cho HS thi đọc. - GV nhận xét. - HS theo dõi. - Cả lớp luyện đọc. - HS thi đọc. 5’ 4. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS nhắc lại nội dung bài văn. - Về nhà xem lại bài, tập trả lời câu hỏi và đọc bài, chuẩn bị bài: Bầm ơi - GV nhận xét tiết học. - HS nhắc lại - HS lắng nghe ................................................................................................................................................................................................................................................................................................ -------------------------------------------------------------------------------- MÔN: TOÁN Tiết: 151 BÀI: Phép trừ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải các bài toán có lời văn. - Cả 3 nhóm HS làm các bài tập 1, 2 và 3 ; sgk trang 160. 2. Kĩ năng: - HS thực hiện đúng, nhanh các phép trừ. Vận dụng giải các bài toán có kiến thức liên quan. 3. Thái độ: - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm tính trừ. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 30’ 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra HS. - GV gọi HS lên bảng tính. - GV nhận xét. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: + Tiết học toán này, các em cùng thực hiện phép trừ các số thập phân, phân số, số tự nhiên qua bài ôn tập phép trừ. Hát - HS làm bài trên bảng. 27,39 + 42,276 - Lắng nghe. Hoạt động 1: Ôn lại tính chất của phép trừ. - GV hướng dẫn HS ôn lại những hiểu biết chung về phép trừ; tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính chất của phép trừ, . . . - HS ôn tập. Hoạt động 2: Làm bài tập 1, 2, 3. Bài 1: sgk trang 160 - Gọi HS đọc đề toán. + Muốn thử lại để kiểm tra kết quả của một phép trừ có đúng hay không chúng ta làm thế nào? - Yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét bài làm của HS. Bài 2: sgk trang 160 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Muốn tìm số hạng chưa biết, ta thực hiện như thế nào? - Muốn tìm số bị trừ, ta thực hiện như thế nào? - GV yêu cầu HS làm bài vào vở. - Nhận xét Bài 3: sgk trang 160 - Gọi HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS tóm tắt và giải vào vở. - Nhận xét. Bài 1 - HS đọc. + Muốn thử lại kết quả của một phép trừ có đúng hay không chúng ta lấy hiệu vừa tìm được cộng với số trừ, nếu có kết quả là số bị trừ thì phép tính đúng, nếu không phải là phép tính sai. - HS làm bài. Bài 2 - HS nêu. + Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. + Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ. a) X + 5,84 = 9,16 X = 9,16 - 5,84 X = 3,32 b) X - 0,35 = 2,55 X = 2,25 + 0,35 X = 2,7 Bài 3 1HS đọc. 1HS tóm tắt bài toán. - HS làm bài vào vở. Bài giải Diện tích trồng hoa là: 540,8 - 385,5 = 155,3 (ha) Diện tích trồng lúa và trồng hoa hồng là: 540,8 + 155,3 = 696,1 (ha) Đáp số: 696,1 ha 5’ 4. Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống lại kiến thức vừa học - Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài: Luyện tập - GV nhận xét tiết học. - HS lắng nghe ................................................................................................................................................................................................................................................................................................ -------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 23 tháng 4 năm 2019 PHÂN MÔN: TẬP LÀM VĂN Tiết: 61 BÀI: Ôn tập về tả cảnh I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong học kì I. Trình bày được dàn ý của một trong những bài văn đó. 2. Kĩ năng: - Đọc một bài văn tả cảnh, biết phân tích trình tự miêu tả của bài văn, nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết, thái độ của người tả. 3. Thái độ: - Giáo dục HS biết say mê sáng tạo khi viết văn tả cảnh. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 35’ 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu cấu tạo của bài văn tả con vật. - Nhận xét câu trả lời của HS. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: + Tiết tập làm văn hôm nay các em ôn tập về văn tả cảnh. Hát - 1HS nêu. - Lắng nghe. Hoạt động 1: HS làm bài tập 1 Bài 1 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập. - GV đính lên bảng tờ phiếu để HS trình bày theo mẫu. GV yêu cầu HS trao đổi cùng bạn bên cạnh làm bài vào vở bài tập. - GV phát phiếu riêng cho 2 HS, yêu cầu 2 em làm bài trên phiếu. - Gọi 2 HS làm bài trên phiếu . - GV chốt lại bằng cách đính lên bảng tờ phiếu đã ghi bài giải. - GV yêu cầu HS tự chọn, viết lại dàn ý của một trong các bài văn đã đọc hoặc đề văn đã chọn. - Gọi HS tiếp nối nhau trình bày dàn ý một bài văn. GV nhận xét. Bài 1 1 HS đọc. - HS lắng nghe. 2 HS làm bài trên phiếu. 2 HS đọc lại. - HS lập dàn ý. - HS trình bày miệng. Hoạt động 2: HS làm bài tập 2. Bài 2 - Gọi HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 2. - Yêu cầu HS làm theo cặp, trao đổi và trả lời câu hỏi cuối bài. + Bài văn miêu tả buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự nào? + Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế. + Vì sao em lại cho rằng sự quan sát đó rất tinh tế? + Hai câu cuối bài Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi! Thuộc loại câu gì? + Hai câu văn đó thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh được miêu tả? - Nhận xét và tuyên dương HS. Bài 2 2 HS nối. 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận . + Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian từ lúc sáng đến lúc sáng rõ. + 7HS nối tiếp nhau nêu những chi tiết quan sát tinh tế. + Vì tác giả phải quan sát rất kĩ, quan sát bằng những giác quan để chọn lọc những đặc điểm nổi bật nhất. + Câu cảm thán. + Hai câu văn đó thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố. 5’ 4. Củng cố, dặn dò: - GV gọi HS nhắc lại dàn ý của bài văn. - GV hệ thống lại bài. - Về nhà đọc trước nội dung của tiết ôn tập, quan sát một cảnh theo đề bài đã nêu để lập dàn ý cho bài văn. - GV nhận xét tiết học. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................ -------------------------------------------------------------------------------- MÔN: TOÁN Tiết: 152 BÀI: Luyện tập I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giúp HS củng cố việc vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán. - Cả 3 nhóm HS làm bài 1, bài 2, bài 3; (bài 3 dành cho học sinh năng khiếu); sgk trang 160& 161 2. Kĩ năng: - HS rèn tính đúng, nhanh khi làm tính. Vận dụng để giải bài toán có liên quan. 3. Thái độ: - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài tập II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 30’ 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Phép trừ - Kiểm tra HS. - GV gọi HS lên bảng làm bài tập, lớp nhận xét. - GV nhận xét. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: + Tiết học toán hôm nay các em cùng vận dụng phép cộng và phép trừ để giải các bài toán tính nhanh giá trị của biểu thức và các bài toán có lời văn. Hát - HS làm bài 87,12 – 34,123 ; 104 1, 233 - Lắng nghe. Hoạt động 1: HS làm bài 1, bài 2, bài 3. Bài 1: sgk trang 160 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - GV cho HS làm vào vở. Bài 2: sgk trang 160 - Gọi HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS nêu cách tính thuận tiện nhất. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. Bài 3: sgk trang 161 - Gọi HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS tóm tắt và giải bài vào vở. - Gọi HS làm bài. - GV đi giúp đỡ cho HS yếu: + Tìm phân số chỉ phần tiền lương gia đình chi tiêu hàng tháng. + Tìm phân số chỉ số tiền lương để dành được. + Tìm tỉ số phần trăm tiền lương để dành mỗi tháng. + Tìm số tiền để dành cho mỗi tháng. - GV nhận xét bài làm. Bài 1 1 HS nêu. - HS thảo luận và cả lớp làm bài vào vở Bài 2 - 1 HS đọc. - HS phát biểu. - HS làm bài vào vở. a) = 1 + 1 = 2 b) c) 69,78 + 35,97 +30, 22 = (69,78 + 30,22) + 35,97 = 100 + 35,97 = 135,97 d) 83,45 – 30,98 – 42,47 = 83,45 – ( 30,98 + 42,47 ) = 83,45 – 73,45 = 10 Bài 3 - 1HS đọc. - HS tóm tắt bài toán và làm bài vào vở. Bài giải Phân số chỉ phần trăm tiền lương gia đình đó chi tiêu hàng tháng là: ( số tiền lương) a) Tỉ số phần trăm tiền lương gia đình đó để dành là: ( Số tiền lương) c) Số tiền mỗi tháng gia đình để dành được là: 4000000 x 15 :100 = 600000 (đồng) Đáp số: a) 15% số tiền lương b) 600000 đồng 5’ 4. Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống lại kiến thức của bài. - Các em về nhà làm bài tập ở nhà, chuẩn bị bài: Phép nhân. - GV nhận xét tiết học. - HS lắng nghe - HS nghe và thực hiện ................................................................................................................................................................................................................................................................................................ -------------------------------------------------------------------------------- MÔN: KHOA HỌC Tiết: 61 BÀI: Ôn tập: thực vật và động vật I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Sau giờ học, giúp HS củng cố và hệ thống: Các kiến thức về hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số loài đại diện. 2. Kĩ năng: - HS rèn các kĩ năng quan sát nhận biết hoa thụ phấn nhờ gió, hoa thụ phấn nhờ côn trùng; thú đẻ con, động vật đẻ trứng. 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 20’ 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS trả lời câu hỏi ở tiết 60. - GV nhận xét. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: + Thực vật và động vật đều có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống, tạo nên sự cân bằng sinh thái cho Trái Đất của chúng ta. Bài học hôm nay các em cùng ôn tập lại các kiến thức về sinh sản của thực vật và động vật. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - Lắng nghe. 5’ Hoạt động 1 : Hoạt động chủ yếu . GV chuẩn bị bảng nhóm và phát cho từng nhóm HS. - GV yêu cầu HS hoàn thành trong khoảng 15 phút. - Gv gọi HS chữa bài - Nhận xét, chốt ý đúng NỘI DUNG HỌC TẬP ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT Tên nhóm:................................................. 1/ Chọn các từ trong ngoặc (sinh dục, nhị, sinh sản, nhụy ) để điền vào chỗ trong các câu trong phù hợp. Hoa là cơ quan . Của thực vật có hoa. Cơ quan đực gọi là cơ quan sinh dục cái gọi là 2/ Viết chú thích vào mỗi hình cho đúng. 3/ Viết dấu x vào cột cho phù hợp: Tên cây Thụ phấn nhờ gió Thụ phấn nhờ côn trùng Râm bụt X Hướng dương X Ngô X 4/ Chọn các từ, cụm từ cho trong ngoặc (trứng, thụ tinh, cơ thể mới, tinh trùng đực và cái) để điền vào chỗ trong các câu sau: Đa số các động vật được chia thành hai giống , con đực có cơ quan sinh dục được tạo ra . Con cái có cơ quan sinh sinh dục cái tạo ra Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là sự , hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành 5/ Đánh dấu x vào cột cho phù hợp: Tên động vật Đẻ trứng Đẻ con Sư tử X Chim cánh cụt X Hươu cao cổ X Cá vàng X 4. Củng cố, dặn dò: - GV yêu cầu HS đọc nội dung bài học trong SGK. - Nhận xét . - Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị Bài 62 - Nhận xét tiết học HS hoạt động theo nhóm 5 em - HS nhận bảng nhóm, nghe yêu cầu. - HS làm bài. - HS chữa bài, nhận xét. - HS nêu - HS nghe và thực hiện ................................................................................................................................................................................................................................................................................................ -------------------------------------------------------------------------------- PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết: 61 BÀI: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Mở rộng vốn từ: Biết được các từ ngữ chỉ phầm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam, các câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Tích cực hóa vốn từ bằng cách đặt câu với các câu tục ngữ đó. - HSNK đặt câu được với mỗi câu tục ngữ ở BT2 ( không làm BT3) 2. Kĩ năng: - HS biết xác định và sử dụng vốn từ chỉ phầm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam bằng cách đặt câu với các câu tục ngữ đó. 3. Thái độ: - Giáo dục HS biết vận dụng từ trong nói và viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 35’ 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS tìm ví dụ nói về 3 tác dụng của dấu phẩy. - GV nhận xét. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: + Bài học hôm nay các em cùng tìm hiểu những từ ngữ, những câu tục ngữ nói lên phẩm chất của phụ nữ Việt Nam. GTB: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ Hát - HS tìm ví dụ. - Lắng nghe. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập1, 2. Bài 1 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập, trả lời lần lượt các câu hỏi a,b. GV phát bút dạ và phiếu cho 4 HS. - Yêu cầu những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả. Bài 2 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS, phát biểu ý kiến. - GV nhận xét. - GV yêu cầu HS nhẩm học thuộc lòng các câu tục ngữ, gọi HS thi đọc thuộc lòng. Bài 1 - HS nêu. - HS làm bài vào vở bài tập. - 4 HS làm bài trên phiếu. - HS trình bày kết quả làm việc. Những từ ngữ chỉ phẩm chất của phụ nữ Việt Nam: chăm chỉ, cần cù, nhân hậu, khoan dung, độ lượng, dịu dàng, biết quan tâm đến mọi người, có đức hi sinh, nhường nhịn. Bài 2 - HS đọc. - Phát biểu ý kiến. - HS học thuộc lòng các câu tục ngữ. 5’ 4. Củng cố, dặn dò: - GV gọi HS nêu lại những từ ngữ chỉ phẩm chất của phụ nữ. - Về nhà làm bài tập, chuẩn bị bài: Ôn tập về dấu câu ( Dấu phẩy) - GV nhận xét tiết học. - HS nêu - HS nghe và thực hiện ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. MÔN: LỊCH SỬ Tiết: 31 BÀI: Các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Bạc Liêu. I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Học sinh nắm được khái quát các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Bạc Liêu. Hiểu được khái niệm di tích và ý nghĩa của việc tìm hiểu di tích lịch sử-văn hóa. 2. Kĩ năng: - Biết phân loại các di tích lịch sử. 3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào và biết tôn trọng giữ gìn di sản của ông cha ta để lại. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 30’ 5’ 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - kiểm tra sự chuẩn bị của hs. - Nhận xét chung. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: + Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu các di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh chúng ta. Hoạt động 1. HS đọc nội dung SGK thảo luận câu hỏi. - Em hãy cho biết di tích là gì? - Hiện nay tỉnh ta có bao nhiêu loại di tích? - Nêu ý nghĩa của việc tìm hiểu lịch sử- văn hóa. - Em hãy cho biết di tích lịch sử văn hóa là gì? - Hiện nay tỉnh ta có bao nhiêu loại di tích? HS trả lời các câu hỏi Nhận xét, kết luận. GV két luận: - Đến năm 2014, có 46 di tích được công nhận. Có 13 di tích quốc gia và 33 di tích cấp tỉnh. Hoạt động 2. - Em hãy kể tên một số lịch sử văn hóa ở địa phương em? 4. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại bài học SGK. - Giáo dục hs biết quý trọng và giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa của ông cha ta để lại. - Xem lại bài. - Chuẩn bị bài: Phần II. - Nhận xét tiết học. HS hát - Di tích lịch sử là những dấu vết của quá khứ còn lưu lại đến ngày nay. - Di tích lịch sử-văn hóa là những kiến trúc, hiện vật, trong quá khứ còn lưu lại, có giá trị lịch sử, văn hóa được nhà nước công nhận.( cấp tỉnh, cấp quốc gia, cấp quốc gia đặc biệt). Phân loại di tích: - Di tích lịch sử ( di tích lưu niệm sự kiện, lưu niệm danh nhân). - Di tích kiến trúc nghệ thuật. - Di tích khảo cổ. - Danh lam thắng cảnh. * Ý nghĩa của việc tìm hiểu di tích lịch sử- văn hóa: - Phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, hiểu rõ giá trị của quá khứ. - Giáo dục thế hệ trẻ truyền thống lịch sử, tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc,biết tôn trọng và giữ gìn di sản của cha ông để lại. - Góp phần sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới, làm giàu thêm kho tàng văn hóa dân tộc. Học sinh quan sát hình ảnh, lần lượt kể tên và sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu. Một số di tích lịch sử- văn hóa tiêu biểu ở tỉnh Bạc Liêu: - Đồng Nọc Nạng, Tháp cổ Vĩnh Hưng, đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đình An Trạch, Thành Hoàng Cổ miếu, Phước Đức Cổ Miếu, chùa KroPum Mean Chey Kos Thum, nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên tỉnh bạc Liêu, khu lưu niệm Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Đồng hồ Thái Dương, Chùa Giác Hoa, chùa Komphir Sakor Preechru, Di tích trận Giồng Bốm. 3 hs nhắc nội dung bài. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................ -------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 24 tháng 4 năm 2019 PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: 62 BÀI: Bầm ơi I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết đọc trôi chảy, đọc đúng những từ ngữ khó. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu lòng yêu thương con nơi quê nhà. - Cả 3 nhóm HS trả lời được tất cả câu hỏi SGK, thuộc lòng bài thơ. 2. Kĩ năng: - HS đọc trôi chảy, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ , nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả , đọc diễn cảm bài thơ với giọng cảm động, trầm lắng thể hiện cảm xúc yêu thương mẹ rất sâu nặng của anh chiến sĩ vệ quốc quân. Học thuộc lòng bài thơ. 3. Thái độ: - Giáo dục HS biết công ơn của mẹ và thể hiện tình yêu thương của mình với mẹ với quê hương đất nước. QPAN: Sự hy sinh của những người mẹ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 30’ 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS đọc bài Công việc đầu tiên trả lời câu hỏi của bài. - GV nhận xét. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: + Cho HS quan sát tranh minh họa và mô tả những gì trong tranh. + Bầm ơi là cách gọi của người miền núi phía Bắc gọi mẹ của mình. Bài thơ Bầm ơi của nhà thơ Tố Hữu nói lên tình cảm mẹ con sâu nặng như thế nào? Các em cùng học bài để hiểu điều đó. Hát - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - Tranh vẽ anh bộ đội trên đường hành quân đang nghĩ tới mẹ mình đi cấy dưới trời mưa lạnh. - HS nhắc lại đề. Hoạt động 1: Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài - GV chia bài thành 4 khổ thơ - Cho HS luyện đọc nối tiếp từng khổ thơ. Hướng dẫn luyện đọc: Đọc trôi chảy, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ và nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. - Gọi HS luyện đọc theo cặp 2 lượt kết hợp uốn nắn cách phát âm và ngắt nghỉ của HS. - GV cho HS luyện đọc theo nhóm đôi - Gọi 1 HS đọc cả bài. - GV đọc mẫu. - HS lắng nghe - HS chú ý - HS luyện đọc. - HS theo dõi - HS đọc nối tiếp bài - HS luyện đọc theo cặp - 1HS đọc toàn bài - HS lắng nghe Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. - GV yêu cầu HS đọc từng khổ thơ và trả lời câu hỏi. + Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ? + Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm của mẹ con thắm thiết, sâu nặng. - Em hiểu thế nào là đon? + Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm mẹ yên lòng? + Em hiểu gì về từ khe? + Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của em? + Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh? + Bài thơ cho em biết điều gì? - GV chốt ý, rút ra nội dung của bài. - Gọi HS nhắc lại nội dung của bài thơ. QPAN: Sự hy sinh của những người mẹ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - HS đọc và trả lời câu hỏi. + Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ nhớ tới người mẹ nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run lên vì lạnh. + Những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm của mẹ với con: Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Thể hiện tình cảm của con với mẹ: Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu. - HS đọc giải nghĩa từ + Anh chiến sĩ an ủi mẹ bằng cách nói so sánh: Con đi trăm núi nghìn khe Chưa bằng muôn nổi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. + HS giải nghĩa từ + Người mẹ của anh là một người phụ nữ chịu thương, chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con. + Anh là một người con hiếu thảo, một chiến sĩ yêu nước, anh thương mẹ, yêu đất nước. + Nội dung: Bài thơ ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ngoài tiền tuyến với người mẹ tảo tần, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà. 2 HS nhắc lại nội dung. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. - Hướng dẫn 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ diễn cảm từng khổ. - Cho cả lớp đọc diễn cảm hai đoạn thơ đầu. - Tổ chức cho HS học thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ. - GV tổ chức cho HS thi học thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ. -GV nhận xét. - HS theo dõi. - Cả lớp luyện đọc. - HS thi học thuộc lòng. 5’ 4. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS nhắc lại nội dung của bài thơ. - Nhận xét . - Yêu cầu HS về nhà thuộc bài thơ, chuẩn bị bài: Út Vịnh - GV nhận xét tiết học. 1 HS đọc - HS lắng nghe ................................................................................................................................................................................................................................................................................................ -------------------------------------------------------------------------------- PHÂN MÔN: CHÍNH TẢ( NHỚ – VIẾT) Tiết: 31 BÀI: Tà áo dài Việt Nam I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nghe – viết đúng chính tả bài Tà áo dài Việt Nam. Tiếp tục luyện viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương. 2. Kĩ năng: - HS trình bày đúng, đẹp bài chính tả; Xác định và viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương. 3. Thái độ: - Giáo dục HS rèn viết đúng đẹp, cẩn thận nắn nót, trình bày đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 30’ 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng viết lại các tiếng từ đã viết sai ở tiết trước lớp viết bảng con. - GV nhận xét bài cũ. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: + Tiết học hôm nay các em cùng viết đoạn đầu của bài Tà áo dài Việt Nam và viết hoa tên các huy chương, danh hiệu, giải thưởng, kỉ niệm chương. Hát - HS lên bảng viết từ khó. - Lắng nghe. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe-viết. - GV đọc đoạn viết chính tả trong bài Tà áo dài Việt Nam. GV chú ý đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác. - Nội dung đoạn văn nói gì? - GV nhắc HS chú ý những từ ngữ viết sai: bỏ buông, buộc thắt, vạt, . . . - GV gọi HS phân tích một số tiếng từ. - GV đọc cho HS viết. - Đọc cho HS soát lỗi. - Nhận xét 5vở. - HS theo dõi trong SGK + Đoạn văn tả về đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền của phụ nữ Việt Nam. - Luyện viết bảng con. - HS phân tích - HS nghe và viết vào vở - HS nghe soát lỗi bài. - HS nộp vở Hoạt động 2: Luyện tập. Bài2 - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - GV cho HS làm bài. - Gọi HS báo cáo kết quả làm việc, HS cả lớp theo dõi, nhận xét theo yêu cầu của bài. - Nhận xét. Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Em hãy đọc tên các danh hiệu, huy chương, kỉ niệm chương được in nghiêng trong hai đoạn văn. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét và tuyên dương HS. Bài 2 - 1 HS nêu + Điền tên các huy chương, danh hiệu, giải thưởng vào dòng thích hợp. + Viết hoa các tên ấy cho đúng. - 1HS làm vào bảng nhóm, HS cả lớp làm bài vào vở. - HS làm vào bảng nhóm báo cáo kết quả, HS khác nhận xét bài làm của bạn . a) Giải nhất: Huy chương Vàng. Giải nhì: Huy chương Bạc. Giải ba: Huy chương Đồng. b) Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ nhân dân Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ ưu tú. c) Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất: Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng. Bài 3 1HS đọc. - 1HS đọc: Nhà giáo Nhân dân, nhà giáo ưu tú, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Huy chương Đồng, Giải nhất tuyệt đối, Huy chương Vàng, giải nhất về thực nghiệm. 4 HS lên bảng viết lại các tên cho đúng. 5’ 4. Củng cố, dặn dò: - GV gọi HS viết lại chữ vừa viết sai, lớp theo dõi nhận xét. - GV nhận xét chung. - Dặn dò viết mỗi lỗi sai viết lại nhiều lần, chuẩn bị bài: Nhớ - viết : Bầm ơi. - GV nhận xét tiết học. - HS lên bảng viết - HS nghe và thực hiện ...........................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_5_tuan_31_nam_hoc_2018_2019_ban_dep.doc