Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

Toán

Bài 78: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

- Em ôn tập về tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Tài liệu HDH.

- HS: Vở TH Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2, 3, 4 và hoạt động ứng dụng

* Lưu ý:

- HĐTH 4 hỗ trợ, hướng dẫn HS cách tính thể tích phần gỗ còn lại bằng cách lấy thể tích khối gỗ hình hộp chữ nhật ban đầu trừ đi khối gỗ hình lập phương

- Sau HĐTH4 HS báo cáo, GV và HS nhận xét.

- GV chốt lại kết quả HĐTH 2,3,4

1. HĐTH 2:

Bài giải

 Diện tích một mặt của hình lập phương đó là: 1,5 x 1,5 = 2,25 (dm2)

 Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: 2,25 x 6 = 13,5 (dm2)

Thể tích của hình lập phương đó là: 1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 (dm3)

Đáp số: 2,25 dm2; 13,5 dm2; 3,375 dm3.

 

doc 24 trang cuongth97 3360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ hai, ngày 15 tháng 3 năm 2021
Chào cờ
Sinh hoạt đầu tuần
Toán
Bài 78: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Em ôn tập về tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2, 3, 4 và hoạt động ứng dụng
* Lưu ý:
- HĐTH 4 hỗ trợ, hướng dẫn HS cách tính thể tích phần gỗ còn lại bằng cách lấy thể tích khối gỗ hình hộp chữ nhật ban đầu trừ đi khối gỗ hình lập phương
- Sau HĐTH4 HS báo cáo, GV và HS nhận xét. 
- GV chốt lại kết quả HĐTH 2,3,4
1. HĐTH 2: 
Bài giải
	Diện tích một mặt của hình lập phương đó là: 1,5 x 1,5 = 2,25 (dm2)
	Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: 2,25 x 6 = 13,5 (dm2)
Thể tích của hình lập phương đó là: 1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 (dm3)
Đáp số: 2,25 dm2; 13,5 dm2; 3,375 dm3.
2. HĐTH 3: 
Hình hộp chữ nhật
(1)
(2)
(3)
Chiều dài
11 cm
 dm
2,5 m
Chiều rộng
6,5 cm
3,2 dm
 m
Chiều cao
 cm
4 dm
5,3 m
Diện tích mặt đáy
71,5 cm2
11,2 dm2
0,9375 m2
Diện tích xung quanh
42 cm2
53,6 dm2
30,475 m2
Thể tích
85,8 cm3
44,8 dm3
4,96875 m3
3. HĐTH 4: 
Bài giải
	Thể tích của khối gỗ ban đầu là: 8 x 6 x 5 = 240 (dm3)
	Thể tích của khối gỗ bị cắt đi là: 4 x 4 x 4 = 64 (dm2)
Thể tích của phần gỗ còn lại là: 240 - 64 = 176 (dm3)
Đáp số: 176 dm3
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________
Tiếng Việt
Bài 24A: GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN NINH (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc hiểu bài Luật tục xưa của người Ê - đê.
- Nội dung: Người Ê- đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê- đê, HS hiểu : xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống , làm việc theo pháp luật.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh trong tài liệu HDH
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản 1, 2, 3, 4, 5.
* Lưu ý:
1. HĐCB 1: Luật Dân sự, luật Hình sự, luật Lao động, luật Báo chí, luật Giáo dục. 
2. HĐCB 2:-Giọng đọc toàn bài đọc giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu, thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục.
HĐCB 5: 1. Người xưa đặt ra luật tục để phạt những người có tội, bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
2. Tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội dẫn đường cho địch đến làng.
3. Đồng bào Ê-đê quy điịnh xử phạt rất công bằng: chuyện nhỏ xử nhẹ, chuyện lớn xử nặng, người phạm tội là bà con anh em cũng xử như vậy.
- Sau HĐCB 5 GVchốt nội dung bài : Người Ê- đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê- đê, HS hiểu : xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống , làm việc theo pháp luật.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiếng Việt
Bài 24A: GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN NINH (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Mở rộng vốn từ: Trật tự, an ninh.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2, 3, 4 và hoạt động ứng dụng.
* Lưu ý:
- HĐTH 1 GV hỗ trợ HS nêu đúng nghĩa của từ an ninh.
1. HĐTH 1b: Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội. 
2. HĐTH 2: An ninh là yên ổn về mặt chính trị và trật tự, xã hội. 
3. HĐTH 4: 
1) Từ ngữ chỉ việc làm
M: kêu lớn để những người xung quanh biết ...
- Nhớ số điện thoại của cha mẹ, địa chỉ và số điện thoại của người thân. 
- Khẩn cấp gọi 113 hoặc 114, 115 để báo tin. 
- Nhanh chóng chạy đến nhà hàng xóm, bạn bè, nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn công an. 
- Đi chơi theo nhóm, tránh chỗ tối vắng, để ý xung quanh. 
- Không mang theo đồ trang sức hoặc vật đắt tiền. 
- Khi ở nhà một mình phải khóa cửa, không cho người lạ biết mình chỉ có một mình và không để người lạ vào nhà.
2) Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức
M: đồn công an ... 
- 113, 114, 115 
- Trường học
3) Từ ngữ chỉ người có thể giúp em tự bảo vệ khi không có cha mẹ ở bên
M: ông bà ... 
- Ông bà, chú bác, người thân 
- Những người xung quanh 
- Hàng xóm, bạn bè, nhân viên nhà hàng, nhân viên cửa hiệu, thầy cô giáo, các chú công an. 
- HĐTH4 GV hỗ trợ HS hoàn thành nội dung ghi trên phiếu học tập.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________________________
Buổi chiều:
Toán
Bài 78: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Em ôn tập về tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH
- HS: VTH Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 5,6,7.
* Lưu ý:
- HĐTH 6 GV hỗ trợ, hướng dẫn HS cách tìm 32,5% của 360 và 45% của 680
- HĐTH 7 GV hỗ trợ, hướng dẫn HS cách làm
- Sau HĐTH7 HS báo cáo, GV và HS nhận xét. 
- GV chốt lại cách tính 3 dạng toán của tỉ số phần trăm
- GV chốt lại kết quả HĐTH 6,7
1. HĐTH 6: 
a) 10% của 360 là 36. 
30% của 360 là 108. 
2,5% của 360 là 9. 
Vậy 32,5% của 360 là 117.
b) 10% của 680 là 68. 
40% của 680 là 272. 
5% của 680 là 34
Vậy 45% của 680 là 306.
2. HĐTH 7: 
Bài giải
	Tỉ số thể tích hình lập phương lớn và hình lập phương bé là .
	Tỉ số phần trăm của thể tích hình lập phương lớn và hình lập phương bé là: 
3 : 2 = 150%
Thể tích của hình lập phương lớn là: 
64 x 3 : 2 = 96 (cm3)
Đáp số: a) 150%; b)96 cm3.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Bài 24: GIỮ GÌN NHÀ CỬA SACH SẼ GỌN GÀNG
I. MỤC TIÊU
- Hs nhận biết và thực hiện những việc làm giúp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng
- HS biết tự đánh giá những việc mình làm để giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn
gàng.
- HS có ý thức làm việc nhà thường xuyên, yêu lao động.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên
- SGK, tranh ảnh minh họa. 
2. Học sinh
- Sách vở .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: - Lớp hát.
2. Các hoạt động.
Hoạt động 1: Làm đâu sạch đấy
*Mục tiêu: HS nhận biết và thực hiện những việc làm giúp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS suy nghĩ thảo luận nhóm đôi:
+ Chỉ ra những đồ dùng chưa được sắp xếp gọn gàng?
+ Các đồ dùng cần được sắp xếp như thế nào để nhà cửa gọn gàng hơn?
- GV gọi đại diện các nhóm lên chia sẻ
- GV gọi HS nhận xét
- GV: Em hiểu thế nào là làm đâu, gọn sach đấy?
- Gv nhận xét và kết luận: Các em phải luôn có yw thức và cùng chung trách nhiệm với bố mẹ để giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng.
Hoạt động 2: Dọn dẹp thường xuyên
*Mục tiêu: Giúp HS hiểu, để nhà cửa hay lớp học gọn gàng, sạch sẽ, mọi thành viên cần lau chùi, dọn dẹp thường xuyên.
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và cùng nhau thảo luận nhóm 2 TLCH:
+ Nêu những việc làm hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng?
+ Vì sao những việc đó lại được làm hằng ngày, hằng tuần , hằng tháng?
- GV gọi các nhóm chia sẻ
- GV gọi HS nhận xét
- GV tổ chức cho HS thực hành dọn dẹp các góc học tập của lớp học và sắp xếp chỗ ngồi của mình theo số nhóm tương ứng
- GV quan sát và hỗ trợ, đôn đốc công việc của các nhóm
- GV: sau khi làm việc xong e có cảm nghĩ gì về việc làm của mình?
- GV nhận xét tuyên dương HS
- GV tổng kết hoạt động và dặn dò HS xây dựng thời khóa biểu làm việc nhà và thực hiện những việc làm đó để nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng.
Hoạt động 3: Tổ chức đánh giá tổng hợp
*Mục tiêu: GV đánh giá HS trong lớp qua các hoạt động giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, từ đó phát triển các kỹ năng đánh giá.
*Cách tiến hành:
- Gv cho HS làm việc nhóm 4 và TLCH:
+ Bạn nào luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng?
+ Bạn nào biết làm đâu sach đấy?
- GV mời các nhóm tổng kết và báo cáo
+ Gv tuyên dương HS làm tốt và động viên HS chưa tích cực để thực 
Hoạt động 4: Thường xuyên làm việc nhà
*Mục tiêu: Giúp HS có ý thức thường xuyên làm việc nhà, yêu lao động và chăm chỉ làm việc.
*Cách tiến hành:
- GV cho HS làm việc theo nhóm 4 chia sẻ trong nhóm dự định giúp gia đình làm những công việc gì và làm vào khi nào?
- GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạc làm việc nhà: Việc nào là hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng
- GV yêu cầu HS thực hiện đúng dự định rèn luyện
3. Tổng kết
- GV chốt lại chủ đề 
- Gv dặn HS về nhà thực hành và tự đánh giá hiệu quả công việc mình làm
_________________________________
Giáo dục thể chất
Bài 47: PHỐI HỢP CHẠY VÀ BẬT NHẢY
TRÒ CHƠI: QUA CẦU TIẾP SỨC
I. MỤC TIÊU:
- Tiếp tục ôn phối hợp chạy- mang vác, bật cao. Yêu cầu thực hiện đúng động tác tương đối đúng.
- Học mới phối hợp chạy và bật nhảy. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. 
- Chơi trò chơi: Qua cầu tiếp sức .Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: trên sân trường, vệ sinh nơi tập sạch, an toàn
- Phương tiện: còi, dây nhảy, cầu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. GV giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động thực hành
1. Khởi động
Ôn định tổ chức, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
+ Chạy chậm thành, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
 + Thực hiện trò chơi Lăn bóng
2. Ôn phối hợp chạy - mang vác
- TN tổ chức các bạn ôn 
-TBHT tổ chức cho từng nhóm lên tập
- Nhận xét, đánh giá
3. Tập bật cao.
- TN tổ chức các bạn luyện tập theo nhóm
- TBHT tổ chức cho từng nhóm tập, lớp quan sát nhận xét
 + Thi bật nhảy theo cách với tay chạm vật: 1 - 2 lần
- GV nhận xét, đánh giá chung
4. Học phối hợp chạy và bật nhảy
- GV nêu tên và giải thích bài tập, kết hợp chỉ dẫn, thực hiện mẫu 1 – 2 lần
- Lớp thực hiện theo hàng dọc
- Chia nhóm tập, GV quan sát, nhận xét, sửa sai
5. Trò chơi : Qua cầu tiếp sức
- GV yêu cầu học sinh nêu cách chơi và qui định chơi, luật chơi. 
- Các nhóm chơi thử - chơi chính thức.
- Tổ nhận xét, đánh giá cuộc chơi
6. Phần kết thúc 
- TBHT cho lớp tập một số động tác chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu
- GV cùng HS hệ thống bài 
- Nhận xét tiết học
 B. Hoạt động ứng dụng
- Ôn lại động tác bật cao tại nhà
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Kỹ năng sống
Bài 47. KĨ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH
( Có giáo án in sẵn kèm theo)
____________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 16 tháng 3 năm 2021
Tiếng Việt
Bài 24A: GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN NINH (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài thơ Núi non hùng vĩ.
- Viết hoa đúng tên người, tên địa lí Việt Nam .
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 5,6,7,8.
* Lưu ý:
- HĐTH5 GV lưu ý HS viết các từ khó trong bài: tày đình, hiểm trở, lồ lộ, Phan- xi-păng, thẳng ruổi
1. HĐTH 6: Tây Nguyên, Đăm Săn, Y Sun, Mơ-nông, Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ-hao, Ba. 
2. HĐTH7: GV hỗ trợ HS giải đáp các câu đố: Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lê Thánh Tông.
3. HĐTH8: GV khắc sâu cách viết hoa tên riêng của người, tên địa lí Việt Nam.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
________________________________________________
Toán
Bài 79: GIỚI THIỆU HÌNH TRỤ, HÌNH CẦU 
I. MỤC TIÊU:
- Em nhận dạng được hình trụ, hình cầu và xác định một số đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH, một số đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu..
- HS: Vở BTTH Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện HĐCB 1,2,3 và HĐTH1,2.
* Lưu ý:
- HĐCB 1 GV hỗ trợ HS trả lời dạng hình của một sô đồ vật.
- Sau HĐTH2 HS báo cáo, GV và HS nhận xét. 
- GV chốt lại kết quả HĐTH 1,2
- GV khắc sâu đặc điểm hình trụ , hình cầu
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________
Lịch sử
Bài 9: NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA.
ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN HUYỀN THOẠI (Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU:
- Sau bài học, em trình bày được những đóng góp to lớn của Nhà máy Cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước
II. CHUẨN BỊ:
-GV: Tài liệu HDH, tranh ảnh tư liệu.
- HS: Vở BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản 1,2, 6 ý 1 và HĐTH 1 và hoạt động ứng dụng 3
* Lưu ý:
- HĐCB6 GV hỗ trợ HS tìm nội dung các ô chữ
-Sau HĐTH1, HS báo cáo GV và HS nhận xét.
- Thực hiện các hoạt động cơ bản 1,2, 6 ý 1 và HĐTH 1 và hoạt động ứng dụng 3
* Lưu ý:
1. HĐCB 1c: 
- Trong niềm hân hoan, phấn khởi của cán bộ Đảng, Nhà nước ta cùng với các chuyên gia Liên Xô và đặc biệt là của đồng bào Thủ đô, lễ khanh thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội được tổ chức trọng thể. Đây là nhà máy hiện đại có quy mô vào loại lớn nhât khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ.
- Nhà máy Cơ khí Hà Nội được khánh thành thể hiện sự phát triển vượt bậc của đất nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. 
- Câu trích dẫn gợi cho em suy nghĩ về một dân tộc Việt Nam anh hùng trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. 
2. HĐCB 2b: Nêu những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước: 
- Từ Nhà máy Cơ khí Hà Nội, những máy phay, máy tiện, máy khoan, ... đã ra đời để phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Không ít sản phẩm của Nhà máy đã có mặt cùng bộ đội trên chiến trường đánh Mĩ, tiêu biểu là tên lửa A12 đã góp phần cho việc đâh tranh thống nhất đất nước. 
- Việc Bác Hồ 9 lần về thăm Nhà máy Cơ khí Hà Nội cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Bác đối với nhà máy và những hiệu quả vô cùng quan trọng mang tầm chiến lược trong hoạt động sản xuất của nhà máy.
3. HĐTH 1:
PHIẾU HỌC TẬP
Nhà máy Cơ khí Hà Nội
- Thời gian xây dựng: từ tháng 12 - 1955 đến tháng 4 - 1958.
 - Địa điểm: Thủ đô Hà Nội.
- Quy mô: lớn nhất khu vực Đông Nam Á. 
- Nước giúp đỡ xây dựng: Liên Xô.
- Các sản phẩm: máy móc hiện đại, máy phay, máy tiện, máy khoan, vũ khí, tên lửa. 
- GV chốt lại vai trò của nhà máy cơ khí Hà Nội ; những đóng góp của nhà máy cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây dựng và bảo vê đất nước.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________
Địa lí
BÀI 11: CHÂU ÂU ( TIẾT 1)/ 73
I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học, em:
- Mô tả vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu .
- Nêu đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên , dân cư của châu Âu .
- Đọc đúng tên và vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên lược đồ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH, tranh ảnh, bản đồ thế giới.
- HS: Vở BT. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện HĐCB1,2,3,4,5
* Lưu ý:
1. HĐCB 1b: 
- Châu Âu có màu hồng trên lược đồ. 
- Châu Âu nằm ở phía Tây so với châu Á và phía Bắc so với châu Phi. 
- Châu Âu tiếp giáp châu Á, Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. 
- Diện tích châu Âu gần bằng diện tích châu Á và bằng diện tích châu Phi. 
2. HĐCB 2b: 
- Tên các đồng bằng, dãy núi và sông lớn của châu Âu ở hình 1 là: 
+ Đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Trung Âu, đồng bằng Tây Âu. 
+ Dãy núi Xcan-đi-na-vi, dãy U-ran, dãy Các-pat, dãy An-pơ, dãy Cáp- ca.
+ Sông Von-ga, sông Đa-nuýp. 
- Ở châu Âu, diện tích đồng bằng chiếm diện tích, đồi núi chiếm diện tích. Vì vậy diện tích của đồng bằng lớn hơn diện tích của đồi núi ở châu Âu. 
- Hệ thống núi cao nằm ở phía nam của châu Âu. 
- a) Dãy An-pơ ở phía nam châu Âu. 
b) đồng bằng Trung Âu ở giữa trung tâm châu Âu, giáp biển Ban-tích. 
c) Phi-o ở bán đảo Xcan-đi-na-vi ở phía Bắc. 
d) rừng lá kim ở đông bắc châu Ầu. 
3. HĐCB 3: 
b) - Châu Âu nằm trong đới khí hậu ôn đới. 
 - Rừng cây lá kim tập trung ở vùng phía bắc và trên các sườn núi cao.
 - Rừng cây lá rộng có nhiều ở đới ôn hòa thuộc Tây Âu. 
c) - Các mùa trong ảnh: (a) xuân, (b) hạ, (c) thu, (d) đông. 
 - xuân - đỏ rực, hạ - xanh um, thu - vàng ối, đông - trắng xóa.
4. HĐCB 4: 
a) - Dân số của châu Âu là 740 triệu người. 
 - Số dân ở châu Âu gần bằng số dân ở châu Á. 
b) Người dân châu Âu có màu da trắng. 
- Sau HĐCB5 HS báo cáo. GV và HS nhận xét.
- GV chốt lại vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu, địa hình và cảnh quan thiên nhiên.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 17 tháng 3 năm 2021
Tiếng Việt
Bài 24B: NGƯỜI CHIẾN SĨ TÌNH BÁO (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc- hiểu bài Hộp thư mật.
Nội dung: Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
II. CHUẨN BỊ:
- GV:Sách HDH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản 1, 2, 3 ,4, 5, 6, 7.
* Lưu ý:
HĐCB 4: Giọng đọc toàn bài đọc với giọng kể chuyện, thay đổi giọng linh hoạt cho phù hợp.
HĐCB 5: 1. NLL ngụy trang hộp thư rất khéo léo: dặt hộp thư ở nơi dễ tìm mà ít bị ai chú ý nhất, ở một cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng hòn đá hình mũi tên trỏ vào nơi giấu hộp thư, báo cáo đc đặt trong một vỏ đựng thuốc đánh răng.
2. b
3. Chú dừng xe .làm như đã sửa xong xe.
4. Chú làm như vậy để đánh lạc hướng chú ý của người khác, không ai có thể nghi ngờ.
5 .Những thông tin mà chú lấy đc từ phía kẻ địch, giúp ta hiểu hết ý đồ của địch để có biện pháp ngăn chặn đối phó kịp thời.
- GVchốt nội dung bài : Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiếng Việt
Bài 24B: NGƯỜI CHIẾN SĨ TÌNH BÁO (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập tả đồ vật.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH. 
- HS: Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2,3 và hoạt động ứng dụng 2.
* Lưu ý:
- HĐTH1 GV lưu ý HS đọc kĩ bài văn.
- HĐTH3 GV hỗ trợ HS tìm các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài văn.
- GV chốt lại những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả đồ vật
1. HĐTH 2: 
Mở bài
- Từ đầu đến màu cỏ úa. 
- Cách mở bài: mở bài theo kiểu trực tiếp.
Thân bài
- Từ chiếc áo sờn vai đến của ba. 
- Các chi tiết thể hiện cách thức miêu tả cái áo: 
+ Tả bao quát: cái áo xinh xinh, trông rất oách. 
+ Tả những bộ phận có đặc điểm cụ thể: những đường khâu, hàng khuy, cố áo, cầu vai, măng - sét. 
+ Nêu công dụng và tình cám với cái áo: rất hãnh diện, chừng chạc như anh lính tí hon. 
- Có cảm giác như vòng tay mạnh mẽ và yêu thương của ba đang ôm lấy, như dược dựa vào lồng ngực ấm áp của ba. 
Kết bài 
- Phần còn lại 
- Cách kết bài: kết bài theo kiểu mở rộng
2. HĐTH 3: 
+ So sánh: Đường khâu đều đặn như khâu máy, hàng khuy thẳng tắp như hàng quân danh dự, cố áo như cái lá non, có cảm giác như được ba ôm, như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba, tôi chững chạc như một anh lính tí hon, chiếc áo còn nguyên như ngày nào. 
+ Nhân hóa: Người bạn đồng hành quý báu, cái mãng - sét ôm khít lấy cổ tay tôi.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
________________________________________
Buổi chiều
Toán 
Bài 80: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC 
I. MỤC TIÊU:
- Em ôn tập về tính diện tích hình tam giác; diện tích hình thang, hình bình hành và hình tròn.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH Toán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động: + Thực hành 1, 2, 3
 + Ứng dụng 1, 2
*Lưu ý:
- HĐTH 2 GV hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài.
- HĐTH 3 GV hỗ trợ HS tính diện tích phần đã tô màu của hình tròn bằng cách lấy diện tích hình tròn trừ đi diện tích hình tam giác.
- Sau HĐTH3 HS báo cáo, GV và HS nhận xét. 
1. HĐTH 2: 
Bài giải
	Vì MNPQ là hình bình hành nên MN = PQ = 18cm.
Diện tích của hình tam giác KQP là: 
18 x 9 : 2 = 81 (cm2)
Diện tích hình bình hành MNPQ là: 
18 x 9 = 162 (cm2)
Tổng diện tích tam giác MKQ và tam giác KNP là: 
162 - 81 = 81 (cm2)
Vậy diện tích của hình tam giác KQP bằng tổng diện tích tam giác MKQ và tam giác KNP. 
2. HĐTH 3: 
Bài giải
	Bán kính của hình tròn là: 5 : 2 = 2,5 (cm)
	Diện tích của hình tròn là: 2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 (cm2)
	Diện tích của hình tam giác ABC là: 3 x 4 : 2 = 6 (cm2)
	Diện tích của phần được tô màu là: 19,625 - 6 = 13,625 (cm2)
Đáp số: 13,625 cm2.
- GV y/c hs nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác và diện tích hình tròn.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________
Tiếng Việt
Bài 24B: NGƯỜI CHIẾN SĨ TÌNH BÁO (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập về tả đồ vật
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Sách HDH Tiếng Việt 5, các câu chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 5, 6 và HĐƯD1. 
* Lưu ý:
- HĐTH5 yêu cầu HS quan sát kĩ các đồ vật kết hợp đọc gợi ý để trao đổi với bạn về hình dáng hoặc công dụng của đồ vật.
- HĐTH6 GV lưu ý HS đọc kĩ yêu cầu để thực hiện HĐ.
1. HĐTH 5: 
Ví dụ: Vật gần gũi với em nhất là chiếc cặp sách: 
- Chiếc cặp dài 5 tấc, rộng 4 tấc. 
- Cặp có 4 ngăn được đóng, mở nhờ các dây kéo.
- Chất liệu bằng xi-mi-li giả da. 
- Ngoài hai quai xách, cặp còn có hai quai để đeo như ba lô. 
- Nắp cặp được gắn với cặp bơi hai khóa kim loại bóng loáng. 
- Hai bên cặp có hai ngăn nhỏ được bọc bằng vải lưới để nước và sữa.
- Bên trong dùng để sách, vở, dụng cụ học tập.
2. HĐTH 6: Tả hình dáng cây bút: 
Cây bút mực là người bạn thân thiết của em. Vỏ thân bút bằng nhựa cứng có màu đỏ nâu. Nắp bút bằng kim loại mạ vàng bóng loáng. Nối thân với nắp là một khoen kim loại sáng trắng. Nắp bút còn có một thanh cài vào túi áo trông thật chững chạc. Tháo nắp ra, ngòi bút hình lá tre lấp lánh còn lem mực. Bút đã giúp em viết những nết chữ tròn trịa, đẹp đẽ. 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________
Thể dục
Bài 48: PHỐI HỢP CHẠY VÀ BẬT NHẢY
TRÒ CHƠI: CHUYỂN NHANH, NHẢY NHANH
I. MỤC TIÊU:
- Ôn phối hợp chạy và bật nhảy, chạy - mang vác. Yêu cầu thực hiện đúng động tác tương đối đúng.
- Học trò chơi: "Chuyển nhanh- nhảy nhanh".Yêu cầu biết cách chơi 
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: trên sân trường, vệ sinh nơi tập sạch, an toàn
- Phương tiện: còi, kẻ sân chơi, bóng
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. GV giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động thực hành
1. Khởi động
- Ôn định tổ chức, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
- + Chạy chậm thành, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
 + Thực hiện trò chơi Lăn bóng
2. Ôn chạy và bật nhảy
- TN tổ chức các bạn ôn
- TBHT các nhóm lên thực hiện theo hàng dọc
- Tổ chức đánh giá, nhận xét, sửa sai
3. Ôn phối hợp chạy - mang vác
- TN tổ chức các bạn ôn
- TBHT tổ chức cho từng nhóm lên tập
- Nhận xét, đánh giá
4. Trò chơi : Chuyển nhanh - nhảy nhanh
- GV yêu nêu cách chơi và qui định chơi, luật chơi. 
- Các nhóm chơi thử - chơi chính thức.
- Tổ nhận xét, đánh giá cuộc chơi
5. Phần kết thúc 
- TBHT cho lớp tập một số động tác chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu
- GV cùng HS hệ thống bài 
- Nhận xét tiết học
 B. Hoạt động ứng dụng
- Ôn lại động tác chạy đà bật cao tại nhà
 .
_______________________________________________________
Kỹ năng sống
Bài 48. ĐỐI PHÓ VỚI TIN ĐỒN
 ( Có giáo án in sẵn kèm theo)
___________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 18 tháng 3 năm 2021
Tiếng Anh
Gv chuyên dạy (2 Tiết)
____________________________________
Âm nhạc
Gv chuyên dạy ( 2 Tiết)
______________________________________________________
Buổi chiều
Đ/ Hường dạy- soạn giảng
Khoa học(2 Tiết) - Đạo đức- Kĩ thuật
Thứ sáu, ngày 19 tháng 3 năm 2021
Tiếng Việt 
Bài 24C: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS : Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản 1, 2, 3, 4, 5 và hoạt động thực hành 1. 
*Lưu ý:
- HĐCB3 GV lưu ý HS đọc kĩ các gợi ý về dàn ý miêu tả đồ vật sau đó thực hiện các yêu cầu. 
- HĐCB4 GV lưu ý HS nói về đồ vật mà em đã chọn để lập dàn ý theo gợi ý
1. HĐCB 1: 
- A: Đồ vật đó cao, to là nơi cất giữ quần áo của tôi.
- B: Đó là tủ đựng quần áo. 
- A: Đồ vật đó giúp tôi giải trí, nắm bắt tin tức hằng ngày. 
- B: Đó là chiếc ti vi màu. 
- A: Đó là một đồ chơi bằng bông có hình tượng con vật sống ở Bắc Cực, có dáng đi lặc lè. 
- B: Đó là chú gấu bông trắng muốt. 
- A: Đồ vật đó giúp tôi vẽ hình trong môn Toán. 
- B: Đó là cây bút chì. 
2. HĐCB 3: Lập dàn ý tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích: Tả chiếc máy vi tính 
I. Mở bài: 
- Ở nhà em, cái máy vi tính là vật em yêu thích nhất. 
- Bố mua nó từ lúc em vào lớp bốn. 
II. Thân bài: 
a. Tả bao quát chung: Vừa như một chiếc ti vi, vừa như một máy hát đĩa lại vừa như một máy đánh chữ. 
b. Tả từng bộ phận: 
- CPU: bộ não của máy vi tính, trông nó như một cái thùng, cũng màu trắng sữa, bên trong toàn là các mạch điện tử và dây cáp điện chằng chịt, phía trước của CPU ngoài công tắc để mở máy còn có một rãnh nhỏ, đó là khe để đưa đĩa mềm vào sử dụng. Bên trên rãnh nhỏ là ổ đĩa CD, bộ phận này khiến máy vi tính giống máy hát đĩa; ấn vào nút nhỏ, một khay chứa đĩa CD chạy ra, bỏ đĩa vào và cho máy chạy. Em xem phim, nghe nhạc, chơi trò chơi thỏa thích. 
- Màn hình: giống chiếc ti vi là ở cái màn hình, vỏ bằng nhựa màu trắng đen, phía trước cũng có các nút điều chỉnh như của ti vi, phía dưới có đế hình vuông khớp với màn hình, nhờ đó màn hình xoay được, không xem được ti vi nhưng xem được các đĩa phim. 
- Bàn phím: dẹt, trên bề mặt có các phím chữ, phím số để gõ chữ. 
- Con chuột: tên gọi của bộ phận này là do hình dáng của nó, nó hỗ trợ cho bàn phím khi ta làm việc với máy tính, hoặc chơi trò chơi. 
+ Công dụng cúa máy: 
- Máy tính thật là hay, gõ chữ, làm tính, vẽ hình, x

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_24_nam_hoc_2020_2021_ban_dep.doc