Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 - Năm học 2021-2022 (Mới nhất)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 - Năm học 2021-2022 (Mới nhất)

TẬP ĐỌC

Trí dũng song toàn

 Trần Nhuận Minh

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức – Kĩ năng

- Đọc thành tiếng.

+ Đọc đúng: khóc lóc, Liễu Thăng, cống nạp, nổi dậy, loang, linh cữu,.

+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Phân biệt lời của các nhân vật, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, miêu tả.

+ Đọc diễn cảm toàn bài.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Trí dung song toàn, thám hoa, Liễu Thăng, đồng trụ, tiếp kiến, hạ chỉ, than,cống nạp,.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự cuả đất nước.

- Thêm câu hỏi: Em có nhận xét gì về Sứ thần Giang Văn Minh.

2. Năng lực – Phẩm chất

 - Giáo dục HS yêu quê hương, đất nước.

 - Giáo dục HS thích tìm hiểu về lịch sử đất nước và khâm phục những con người dám xả thân vì nghĩa lớn.

II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: SGK, STK

2. Học sinh: SGK

 

doc 38 trang cuongth97 3050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 - Năm học 2021-2022 (Mới nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2022
TIN HỌC
Giáo viên chuyên
TOÁN
Luyện tập về tính diện tích
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
	- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
2. Năng lực – Phẩm chất
 - Cẩn thận, chính xác khi làm bài. HS tích cực tham gia các hoạt động học tập.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT
2. Học sinh: SGK, VBT
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung là nêu công thức tính diện tích một số hình đã học: Diện tích hình tam giác, hình thang, hình vuông, hình chữ nhật.
- GV NX, giới thiệu bài
2. Khám phá
*Kiến thức
- GV vẽ hình lên bảng, cho các kích thước như hình vẽ.
- Yêu cầu HS làm cá nhân, trao đổi nhóm 4 cách tính diện tích mảnh đất này.
- Chia sẻ trước lớp.
+ Để tính diện tích mảnh đất bạn làm như thế nào?
- Cho HS tính diện tích mỗi hình nhỏ.
- Tính diện tích cả mảnh đất như thế nào?
+ Để tính diện tích của 1 hình phức tạp ta làm như thế nào?
3. Luyện tập: Theo VBT
- HS làm bài cá nhân bài 1, 2
 Bài tập 1
- Chia sẻ trước lớp
+ Nêu cách làm?
=> Củng cố diện tích của một hình phức tạp qua cách tính diện tích HCN
* Bài tập 2 
- Chia sẻ trước lóp.
+ Nêu cách tính diện tích mảnh đất?
=> Củng cố giải toán liên quan đến nội dung thực tế.
4. Vận dụng
- HS về vận dụng cách tính diện tích các hình vào tính hình thực tế.
- HS chơi trò chơi
Ta có thể thực hiện như sau:
- Chia mảnh đất thành hình chữ nhật ABCD và hai hình vuông bằng nhau EGHK và MNPQ.
- Độ dài cạnh DC là:
25+20+25= 70(cm)
- Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
 70 x 40,1=2807 ( )
- Diện tích của hai hình vuông EGHk và MNPQ là:
 20 x 20 x 2=800()
- Diện tích mảnh đất là: 
 2807+ 800= 3607()
- Tìm cách chia hình đó thành các hình đơn gian sau đó tính diện tích các hình đó rồi cộng các hình đó lại với nhau.
NDBT1-VBT trang 17
- Chia mảnh đất thành 2 hình chữ nhật, tính diện tích của từng hình rồi cộng lại.
NDBT2 – VBT trang 17
- HS giải thích cách làm.
IV. Điều chỉnh sau dạy học
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
Trí dũng song toàn
 Trần Nhuận Minh
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng 
- Đọc thành tiếng.
+ Đọc đúng: khóc lóc, Liễu Thăng, cống nạp, nổi dậy, loang, linh cữu,...
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Phân biệt lời của các nhân vật, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, miêu tả.
+ Đọc diễn cảm toàn bài.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Trí dung song toàn, thám hoa, Liễu Thăng, đồng trụ, tiếp kiến, hạ chỉ, than,cống nạp,...
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự cuả đất nước.
- Thêm câu hỏi: Em có nhận xét gì về Sứ thần Giang Văn Minh.
2. Năng lực – Phẩm chất
	- Giáo dục HS yêu quê hương, đất nước.
	- Giáo dục HS thích tìm hiểu về lịch sử đất nước và khâm phục những con người dám xả thân vì nghĩa lớn. 
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK
2. Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Cho HS tổ chức trò chơi"Hộp quà bí mật" bằng cách đọc và trả lời câu hỏi trong bài "Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng."
- Giáo viên nhận xét.
- Giới thiệu bài- ghi bảng 
2. Khám phá
a) Luyện đọc:
- Mời 1 HS đọc, chia đoạn.
- HS tạo nhóm 4 đọc bài, tìm từ khó đọc, câu dài.
- 4 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1 
+ Luyện đọc từ khó, câu dài.
- 4 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2 
- Giải nghĩa từ
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 3, chia sẻ cách đọc.
- GV đọc toàn bài.
+ Toàn bài cô đọc với giọng lưu loát, diễn cảm.
b)Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc thầm đoạn 1, 2 thảo luận nhóm hai và trả lời câu hỏi, chia sẻ trước lớp.
+ Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?
+ Vua Minh phán như thế nào?
+ Giang Văn Minh tâu tiếp như thế nào?
+ Vua Minh nói như thế nào?
+ Giang Văn Minh đã khôn khéo như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3:
+ Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh?
+) Rút ý1: 
- Cho HS đọc đoạn còn lại:
+ Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
+ Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
+) Rút ý 2: 
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1-2 HS đọc lại.
3. Luyện đọc diễn cảm
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn từ chờ rất lâu đến sang cúng giỗ trong nhóm 3.
- Thi đọc diễn cảm.
3. Vận dụng
- Về đọc bài cho người thân nghe.
- Em có nhận xét gì về Sứ thần Giang Văn Minh.
- Em học được điều gì ở ông Giang Văn Minh ?
- HS chơi trò chơi
- Đoạn 1: Từ đầu đến mời ông đến hỏi cho ra nhẽ.
- Đoạn 2: Tiếp cho đến đền mạng Liễu Thăng.
- Đoạn 3: Tiếp cho đến sai người ám hại ông.
- Đoạn 4: Đoạn còn lại.
- Liễu Thăng, nổi dậy, linh cữu
- Ngắt: Thấy sứ thần Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại / Nam Hán,/ Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng /để đối lại,/ vua Minh giận quá, /sai người ám hại ông.//
- Lưu ý hai vế đối:
Đồng trụ /đến giờ /rêu vẫn mọc
Bạch Đằng/ thuở trước /máu còn loang
- SGK
- vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. 
- Không phải giỗ người đã chết 5 đời.
- Vậy tướng Liễu Thăng tử trận mấy trăm năm sao nhà vua vẫn bắt 
- Từ nay bãi bỏ góp giỗ Liễu Thăng.
- Ông đã đẩy nhà vua vào tình thế thừa nhận sự vô lý bắt góp giỗ Liễu Thăng.
- HS nhắc lại.
+ Ý 1: Những lí lẽ sắc bén của Giang Văn Minh.
- Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng và thấy ông 
- Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí vừa bất khuất .
+ Ý 2: Giang Văn Minh đã lấy lại được danh dự và lòng tự hào dân tộc.
- HS nêu.
- HS đọc.
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai.
- HS thi đọc.
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC
Ủy ban nhân dân xã, phường em ( tiết 1)
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Biết Uỷ ban nhân dân (UBD ) xã, phường là cơ quan hành chính nhà nước. Luôn chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em. Vì vậy, mọi người đều phải tôn trọng và giúp đỡ UBND làm việc
2. Năng lực – phẩm chất
- HS thực hiện nghiêm túc các quy định của UBNND phường, xã. HS tham gia tích cực các hoạt động do UBND phường , xã tổ chức.
- Nhận thức chuẩn mực hành vi, đánh giá hành vi của bản thân và người khác, điều chỉnh hành vi, tự nhận thức bản thân, ...
- HS tôn trọng UBND phường, xã, đồng tình với những hành động, việc làm biết tôn trọng UBND xã, phường và không đồng tình với những hành động không lịch sự, thiếu trách nhiệm đối với UBND phường, xã.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Theo sách thiết kế trang 81
* Bổ sung
1. Khởi động
2. Khám phá
3. Luyện tập
HS làm vở bài tập trang 25
4. Vận dụng
IV. Điều chỉnh sau dạy học
...............................................................................................................................
.................................................................................................................................
 ................................................................................................................................
CHÍNH TẢ 
Viết lời cảm ơn cho người bán bánh giò- người thương binh đã cứu người trong đám cháy.
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
	- Viết được lời cảm ơn người bán bánh giò- người thương binh đã cứu người trong đám cháy.
2. Năng lực – Phẩm chất
- Hiểu nội dung bài viết
- Có ý thức giữ vở sạch, chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK
2. Học sinh: SGK, vở chính tả
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- HS hát
2. Khám phá
- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm bài
-Trao đổi nhóm đôi trả lời các câu hỏi:
+ Câu chuyện diễn ra vào thời gian nào?
+ Người dũng cảm cứu em bé là ai?
+ Tìm một số chi tiết miêu tả ngoại hình của người bán bánh giò?
+ Người bán bánh giò thực chất là ai?
+ Anh thương binh đã làm gì? 
+ Em có suy nghĩ gì về anh thương binh?
3. Luyện tập
- HS dựa vào các câu hỏi gợi ý viết lời cảm ơn người bán bánh giò- anh thương binh đã cứu người trong đám cháy.
-GV hướng dẫn HS cách trình bày.
- HS đọc bài
- GV và HS chia sẻ ý kiến
- Em học được điều gì từ người bán bánh giò?
4. Vận dụng
- HS về đọc đoạn viết của mình cho người thân nghe.
- HS hát tập thể
- HS đọc bài, lớp đọc thầm
- HS chia sẻ:
 + Vào đêm khuya tĩnh mịch.
+ là người bán bánh giò.
+ cao, gầy, khập khiễng.
+ là một anh thương binh.
+ phát hiện đám cháy, đã báo động và cứu một gia đình.
+ Anh rất dũng cảm.
- HS viết lời cảm ơn.
- HS chia sẻ bài 
Người bán bánh giò, em thật sự cảm kích, khâm phục trước tấm lòng dũng cảm, nhân hậu của anh. 
Anh đã không nguy hiểm mà đã lao vào trong nhà, để cứu một em bé trong đám cháy. Tuy anh là một thương binh, bình thường đi còn khó khăn mà trong lúc hiểm nguy, anh mạnh mẽ thế, can đảm thế. Thật may là không ai bị thương cả. Em cũng như tất cả mọi người, xin cảm ơn anh, cảm ơn vì sự dũng cảm của anh. Em xin chúc cho anh và gia đình luôn mạnh khỏe.
- HS chia sẻ ý kiến
IV. Điều chỉnh sau dạy học
...............................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2022
 TIẾNG ANH
Giáo viên chuyên ( 2 tiết )
TOÁN
Luyện tập về tính diện tích (tiếp theo) 
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
	- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
2. Năng lực – Phẩm chất
	- HS biết tự giải quyết vấn đề và sáng tạo khi làm việc nhóm.
	- HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.
	- Cẩn thận, chính xác khi làm bài. HS tích cực tham gia các hoạt động học tập.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung là nêu công thức tính diện tích một số hình đã học: Diện tích hình tam giác, hình thang, hình vuông, hình chữ nhật.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Khám phá
* Kiến thức:
- GV vẽ hình lên bảng.
- HS thảo luận nhóm đôi kết hợp tham khảo phần nội dung bảng xanh trong SGK để tính được diện tích mảnh đất.
- Chia sẻ trước lớp.
- Có thể chia hình trên bảng thành những hình như thế nào?
- GV đưa ra bảng số liệu. Em hãy xác định kích thước của mỗi hình mới tạo thành?
- Cho HS tính diện tích mỗi hình nhỏ.
- Tính diện tích cả mảnh đất như thế nào?
3. Luyện tập: Theo VBT
- HS làm cá nhân các bài tập
- Bài 1, 2 trao đổi nhóm đôi cách làm
* Bài tập 1 
- Chia sẻ trước lớp.
+Để tính diện tích mảnh đất bạn làm như thế nào?
+ Muốn tính diện tích hình vuông bạn làm như thế nào?
+ Để tính diện tích hình chữ nhật bạn làm như thế nào?
=> Củng cố cách tính diện tích các hình.
* Bài tập 2 
- Chia sẻ trước lớp.
=> Củng cố cách tính diện tích của hình.
3. Vận dụng
- HS vận dụng cách tính diện tích các hình vào thực tế.
- HS chơi trò chơi
Thành hình chữ nhật ABCD và hình tam giác ADE.
- HS xác định các kích thước theo bảng số liệu
- HS tính.
- HS trả lời
NDBT1 - VBT trang 18,19
- HS giải thích cách làm.
NDBT2 - VBT trang 19
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
 ................................................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Công dân
I. Yêu cầu cần đạt 
1. Kiến thức – Kĩ năng
	- Viết được đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân theo yêu cầu của BT3.
 	 - Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán : bổn phận, 
	- Viết hoa danh từ chung “ Tổ quốc”
2. Năng lực – Phẩm chất
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, ...
- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 
II. Đồ dùng dạy học
	1. Giáo viên: SGK, STK, VBT
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động 
2. Luyện tập: Theo VBT
- HS làm cá nhân các bài tập
- Trao đổi nhóm đôi bài 1.
* Bài tập 1
- Chia sẻ trước lớp.
+ Quyền công dân nghĩa là gì?
+ Nghĩa vụ công dân nghĩa là gì?
+ Ý thức công dân là gì?
* Bài tập 2
- Chia sẻ trước lớp.
- Yêu cầu HS đặt câu với mỗi cụm từ ở cột B.
*Bài tập 3 
- GV hướng dẫn.
- HS viết bài cá nhân.
- Chia sẻ trước lớp.
3. Vận dụng
- HS về đọc đoạn văn của mình cho người thân nghe.
- HS hát
NDBT1- VBT trang 16
- Điều mà xã hội hoặc pháp luật công nhận cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi.
- HS trả lời
- HS trả lời.
NDBT2- VBT trang 16
 1A – 2B
 2A – 3B
 3A – 1B
- Các doanh nghiệp phải nộp thuế vì đó là nghĩa vụ công dân.
- Câu chuyện" tiếng rao đêm" làm thức tỉnh ý thức công dân của mỗi người.
- Mỗi người dân đều có quyền công dân của mình.
NDBT3- VBT trang 16
* VD về một đoạn văn:
 Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. Với tinh thần yêu nước ấy, chúng ta đã chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Để xứng đáng là các con cháu của các Vua Hùng, mỗi người dân phải có ý thức, có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Câu nói của Bác không chỉ là lời dạy bảo các chú bộ đội, mà là lời dạy bảo toàn dân, trong đó có chúng em – những công dân nhỏ tuổi. Chúng em sẽ tiếp bước cha ông giữ gìn và xây dựng Tổ quốc Việt Nam tươI đẹp hơn.
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
KHOA HỌC
Sử dụng năng lượng chất đốt ( tiết 2, 3)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Kể tên một số loại chất đốt.
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất: sử dụng năng lượng than đá, dàu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy,...
- Giáo dục HS ý thức bảo quản và sử dụng chất đốt hợp lí tránh lãng phí và làm ô nhiễm môi trường.
2. Năng lực – Phẩm chất
	- Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi, tìm tòi nghiên cứu khoa học, giữ gìn và bảo vệ môi trường. 
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT.
2. Học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Theo sách thiết kế trang 57
* Bổ sung
1. Khởi động
2. Khám phá
3. Luyện tập
HS làm vở bài tập trang 14
4. Vận dụng
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 16 tháng 2 năm 2022
TOÁN
Luyện tập chung
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
	- Tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học.
	- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
2. Năng lực – Phẩm chất
	- Cẩn thận, chính xác khi làm bài. HS tích cực tham gia các hoạt động học tập.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT.
2. Học sinh: SGK, VBT.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Hãy nếu các bước tính diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học ? 
- GVnhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Luyện tập: Theo VBT
- HS làm cá nhân các bài tập
- Trao đổi nhóm đôi bài 2
*Bài tập 1
- Chia sẻ trước lớp.
+ Nêu cách tính chiều cao hình tam giác?
=> Củng cố tính diện tích hình tam giác
* Bài tập 2
- Chia sẻ trước lớp.
+ Nêu cách tính chu vi sân vận động?
=> Củng cố tính chu vi của 1 hình có nội dung thực tế.
*Bài tập 3
- Chia sẻ trước lớp
+ Nêu cách tính diện tích phần nền không trải thảm ?
+ 16 là diện tích của cái gì?.
+ Cách tính diện tích hình chữ nhật?
+ Nêu cách tính diện tích hình vuông?
=> Củng cố tính diện tích HCN, hình vuông
3. Vận dụng
- Vận dụng cách tính diện tích các hình vào thực tế.
- HS nêu
NDBT1- VBT trang 20
- HS trả lời.
NDBT2- VBT trang 20
- Tính chu vi của hình tròn có đường kính 50m, sau đó cộng thêm 2 lần 110m.
NDBT3- VBT trang 21
- Diện tích phần nền không được trải thảm chính bằng diện tích nền căn phòng trừ đi diện tích tấm thảm.
- Của tấm thảm hình vuông
- HS trả lời.
- HS trả lời.
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
Tiếng rao đêm
 Theo Nguyễn Lê Tín Nhân
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Đọc thành tiếng.
+ Đọc đúng các tiếng, từ khó: lửa, lom khom, nạn nhân, nằm lăn lóc. 
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả. 
+ Đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể chuyện, thay đổi giọng linh hoạt phù hợp với nội dung, diễn biến của truyện.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: té quỵ, rầm, thất thần, thảng thốt, 
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi hành động cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn.
- HS nghe ghi nội dung chính của bài.
- Lồng ghép kiến thức về chủ đề, kết thúc câu chuyện, chuyện có thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện.
- Viết lời cảm ơn người bán bánh giò-người thương binh đã cứu người trong đám cháy.
2. Năng lực – Phẩm chất
- HS biết giao tiếp, hợp tác nhóm khi học bài.
	- Chăm học, hăng say trong học tập và nhiệt tình tham gia công việc chung . 
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK
2. Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Học sinh thi đọc bài “Trí dũng song toàn” 
- Em học được điều gì qua bài tập đọc?
- GV nhận xét.
- GV chiếu tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Giới thiệu: Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều con người dũng cảm, họ dám xả thân mình vì người khác. Bài học Tiếng rao đêm hôm nay sẽ giới thiệu với các em một tấm gương dũng cảm như vậy.
2. Khám phá
a) Luyện đọc:
- Mời 1 HS đọc bài, chia đoạn.
- Yêu cầu HS tạo nhóm 4, luyện đọc nối tiếp, thảo luận tìm các từ khó đọc, dễ phát âm sai và câu dài trong bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. Chia sẻ từ khó đọc, câu dài.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2, chia sẻ chú giải
- HS đọc nối tiếp lần 3
- GV đọc toàn bài.
+ Toàn bài cô đọc với giọng kể chuyện chậm, trầm buồn ở đoạn đầu.
b) Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc thầm đoạn 1,2:
+ Tác giả nghe thấy tiếng rao của người bán bánh giò vào những lúc nào?
+ Nghe tiếng rao, tác giả có cảm giác như thế nào?
+ Đám cháy xảy ra lúc nào? Được tả như thế nào?
+) Rút ý1:
- Cho HS đọc thầm đoạn còn lại:
+ Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? 
+ Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
+ Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc?
-Trao đổi nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
+ Câu chuyện trên em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống?
+) Rút ý 2:
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1-2 HS đọc lại.
- Yêu cầu HS: Viết lời cảm ơn cho người bán bánh giò - người thương binh đã cứu sống người trong đám cháy.
c. Luyện đọc diễn cảm
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn Rồi từ trong nhà đến chân gỗ! trong nhóm 2.
- Thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn.
3. Vận dụng
- Nhắc học sinh về đọc bài cho người thân nghe
- HS thi đọc
- HS nêu
- HS nghe
- HS quan sát và TL: tranh vẽ mọi người đang vây quanh một chú thương binh và một em bé. Sau lưng họ là một đám cháy lớn, ngọn lửa đương bùng cháy.
- Đoạn 1: Từ đầu đến nghe buồn não ruột.
- Đoạn 2: Tiếp cho đến khói bụi mịt mù 
- Đoạn 3: Tiếp cho đến thì ra là một cái chân gỗ!
- Đoạn 4: Đoạn còn lại.
- lom khom, sập xuống, nằm lăn lóc.
- Bấy giờ /người ta mới để ý tới chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường/ và những chiếc bánh giò tung tóe...
- SGK
+ Vào các đêm khuya tĩnh mịch.
+ Buồn não ruột.
+ Vào nửa đêm. Ngôi nhà bốc lửa phừng 
Ý 1: Cảnh tượng của đám cháy trong đêm.
+ Người bán bánh giò.
+ Là một thương binh nặng, chỉ còn 1 chân 
+ Phát hiện ra một cái chân gỗ. Kiểm tra giấy tờ thì biết anh là một thương binh. Để ý đến 
- HS chia sẻ:
+ Mỗi công dân cần có ý thức giúp đỡ mọi người, cứu người khi gặp nạn .
Ý 2: Hành động dũng cảm của anh thương binh.
- HS nêu.
- HS đọc.
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
+Toàn bài đọc với giọng kể chuyện chậm, trầm buồn ở đoạn đầu, dồn dập, căng thẳng, bất ngờ ở đoạn tả đám cháy, giọng trầm, ngỡ ngàng ở đoạn cuối khi người ta phát hiện ra nạn nhân. Các tiếng rao, tiếng la, tiếng kêu đọc giọng phù hợp.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
IV. Điều chỉnh sau dạy học
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN
Lập chương trình hoạt động
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
	- Lập được một chương trình hoạt động tập thể theo 5 hoạt động gợi ý trong 
GSK (hoặc một hoạt động đúng chủ điểm đang học, phù hợp với thực tế địa 
phương).
	- Lập được chương trình hoạt động có sử dụng bảng biểu.
2. Năng lực – Phẩm chất
- HS có kĩ năng giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Nói lại tác dụng của việc lập chương trình hoạt động.
- Nói lại cấu tạo của chương trình hoạt động.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
 2. Khám phá
*Hướng dẫn HS lập chương trình hoạt động:
a) Tìm hiểu yêu cầu của đề bài
- Một HS đọc yêu cầu của đề bài. Cả lớp theo dõi SGK.
- GV nhắc HS lưu ý: Đây là một đề bài rất mở. Các em có thể lập CTHĐ cho 1 trong 5 hoạt động mà SGK đã nêu hoặc lập CTHĐ cho 1 hoạt động khác mà trường mình định tổ chức.
- HS đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ lựa chọn hoạt động để lập chương trình.
- Một số HS nối tiếp nhau nói tên hoạt động các em chọn để lập CTHĐ.
- GV treo bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động. HS đọc lại
b) HS lập CTHĐ:
- HS tự lập CTHĐ và vở. GV phát bút dạ và bảng nhóm cho 4 HS lập CTHĐ khác nhau làm vào bảng nhóm.
- GV nhắc HS nên viết vắn tắt ý chính, khi trình bày miệng mới nói thành câu.
- GV dán phiếu ghi tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ lên bảng.
- Mời một số HS trình bày, sau đó những HS làm vào bảng nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét từng CTHĐ.
- GV giữ lại trên bảng lớp CTHĐ viết tốt hơn cả cho cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh. HS tự sửa lại CTHĐ của mình.
- Cả lớp và GV bình chọn người lập được bản CTHĐ tốt nhất, người giỏi nhất trong tổ chức công việc, tổ chức hoạt động tập thể.
3. Vận dụng
- GV nhận xét giờ học; khen những HS tích cực học tập; dặn HS về nhà hoàn thiện CTHĐ của mình.
- HS nêu
- HS đọc đề.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS nói tên hoạt động chọn để lập CTHĐ.
- HS đọc.
- HS lập CTHĐ vào vở.
- HS trình bày.
- Chia sẻ.
- HS sửa lại chương trình hoạt động của mình.
- HS bình chọn.
IV. Điều chỉnh sau dạy học
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................
ÂM NHẠC
Giáo viên chuyên
KĨ THUẬT
Sử dụng tủ lạnh ( tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt 
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Trình bày được tác dụng của tủ lạnh trong gia đình.
- Nhận biết được vị trí, vai trò các khoang khác nhau trong tủ lạnh.
- Thực hiện được việc sắp xếp, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, an toàn.
- Vận dụng được các kiến thức đã học vào quá trình sử dụng tủ lạnh trong gia đình đảm bảo đúng cách và an toàn.
2.Năng lực – Phẩm chất
- Rèn kỹ năng làm việc nhóm. 
- Có ý thức sử dụng tủ lạnh đúng cách và an toàn.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Tranh ảnh minh họa
2. Học sinh: Quan sát tìm hiểu trước tính năng và công dụng của tủ lạnh ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Sử dụng tủ lạnh thế nào là đúng cách và an toàn ?
- Giới thiệu bài- Ghi bảng
2. Khám phá
Hoạt động 1: Thực hành để thực phẩm đúng cách và an toàn.
- GV đưa ra một số loại thực phẩm cho HS thảo luận nhóm các thực phẩm để vào vị trí nào trong tủ lạnh cho đúng.
- Yêu cầu HS trình bày
Hoạt động 2: Xử lý tình huống 
+ GV đưa ra các tình huống sử dụng tủ lạnh trong thực tế để nhóm HS thảo luận và đưa ra phương án xử lí phù hợp.
a. Hoa và Dũng giúp mẹ cất thực phẩm vừa đi chợ vào trong tủ lạnh. Hai anh em tranh luận cách sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh.
b. Các loại thực phẩm nặng mùi như mít, sầu riêng nên bảo quản trong tủ lạnh như thế nào?
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
3. Vận dụng
- HS biết cách để thực phẩm đúng cách và an toàn.
- HS hát
- HS trả lời
- HS làm việc nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung nếu thiếu.
- HS thảo luận nhóm 
- HS trình bày
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 17 tháng 2 năm 2022
THỂ DỤC
Tung và bắt bóng. Nhảy dây, bật cao
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
	- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người, ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác.
	- Làm quen với động tác bật cao, yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
2. Năng lực – Phẩm chất
- Giáo dục tinh thần đồng đội, chủ động, tích cực, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
II. Địa điểm, phương tiện
1. Địa điểm: sân trường
2. Phương tiện: Còi, kẻ sân và dụng cụ chơi trò chơi.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Theo sách giáo viên trang 110
*Bổ sung
1. Khởi động
2. Khám phá
3. Luyện tập
HS tập luyện và chơi trò chơi
4. Vận dụng
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương
I. Yêu cầu cần đạt 
1. Kiến thức – Kĩ năng
	- Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
	- Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
	- Biết các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
2. Năng lực – Phẩm chất
- HS có kĩ năng giao tiếp, hợp tác khi làm việc nhóm.
- HS biết tư duy và lập luận khi chia sẻ.
- Chăm chỉ, cẩn thận khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK,STK, VBT
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
2. Khám phá
a) Hình hộp chữ nhật:
- GV giới thiệu các mô hình trực quan về HHCN.
- HHCN có mấy mặt? Các mặt đều là hình gì? Có những mặt nào bằng nhau?
- HHCN có mấy đỉnh? Mấy cạnh?
- Cho HS tự nêu các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật.
b) Hình lập phương:
(Các bước thực hiện tương tự như phần a)
3. Luyện tập: Theo VBT
- HS làm cá nhân các bài tập
- Bài 2 đổi vở kiểm tra chéo
- Bài 3 trao đổi nhóm đôi
* Bài tập 1
- Chia sẻ trước lớp.
=> Củng cố đặc điểm của HHCN, HLP.
* Bài tập 2 
- Chia sẻ trước lớp.
=> Củng cố về HHCN
*Bài 3
- Chia sẻ trước lớp.
+ Để tính diện tích mặt đáy ABCD bạn làm như thế nào?
+ Mặt bên DCPQ có các kích thước như thế nào?
+Mặt bên AMQD có chiều dài là bao nhiêu? Chiều rộng là bao nhiêu?
=> Củng cố đặc điểm HHCN, cách tính diện tích mặt đáy.
* Bài tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_21_nam_hoc_2021_2022_moi_nhat.doc