Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp 2 cột)

Thể dục Tiết 39

TUNG VÀ BẮT BÓNG - TRÒ CHƠI

"BÓNG CHUYỀN SÁU"

I. Mục tiêu

1. Về phẩm chất:

- Thực hiện được tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay.

- Thực hiện được nhảy dây kiểu chụm hai chân.

- Trò chơi"bóng chuyền sáu". YC biết được cách chơi và tham gia chơi được.

- Nghiêm túc, tự giác, tích cực trong tập luyện.

2. Về năng lực: Bài học góp phần hình thành và phát triển các năng lực sau đây:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực thể chất.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Yêu cầu thuần thục động tác

- Yêu cầu chơi đúng luật, nhanh nhẹn, hào hứng.

- Biết thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trước tập luyện.

- Biết lắng nghe sự nhắc nhở của giáo viên, quan sát động tác làm mẫu để tập luyện, sửa sai động tác.

- Học sinh kiểm tra thực hiện được động tác cùng bạn tập mẫu.

- Nghiêm túc, tự giác, tích cực trong tập luyện, đảm bảo an toàn trong khi tập luyện

II. Chuẩn bị:

1. Địa điểm. Sân học thể dục trường Tiểu học.

2. Phương tiện.

- Giáo viên. + Còi (1 cái), bóng, kẻ sân trò chơi.

- Học sinh. + Trang phục gọn gàng, vệ sinh sân tập.

 

doc 42 trang cuongth97 3410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2021
GDTT:
CHÀO CỜ
Thể dục Tiết 39
TUNG VÀ BẮT BÓNG - TRÒ CHƠI 
"BÓNG CHUYỀN SÁU"
I. Mục tiêu
1. Về phẩm chất: 
- Thực hiện được tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay.
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- Trò chơi"bóng chuyền sáu". YC biết được cách chơi và tham gia chơi được.
- Nghiêm túc, tự giác, tích cực trong tập luyện.
2. Về năng lực: Bài học góp phần hình thành và phát triển các năng lực sau đây:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực thể chất.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Yêu cầu thuần thục động tác 
- Yêu cầu chơi đúng luật, nhanh nhẹn, hào hứng.
- Biết thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trước tập luyện.
- Biết lắng nghe sự nhắc nhở của giáo viên, quan sát động tác làm mẫu để tập luyện, sửa sai động tác.
- Học sinh kiểm tra thực hiện được động tác cùng bạn tập mẫu.
- Nghiêm túc, tự giác, tích cực trong tập luyện, đảm bảo an toàn trong khi tập luyện
II. Chuẩn bị:
1. Địa điểm. Sân học thể dục trường Tiểu học.
2. Phương tiện.
- Giáo viên. + Còi (1 cái), bóng, kẻ sân trò chơi.
- Học sinh. + Trang phục gọn gàng, vệ sinh sân tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học 
Phương pháp - tổ chức
Nội dung
- Đội hình nhận lớp
o o o o o o o o
o o o o o o o o
o o o o o o o o
r GV
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến ngắn gọn nội dung, yêu cầu của tiết học.
A. Phần mở đầu. 
1. ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, sức khỏe của HS.
- Phổ biến nội dung, yêu cầu của bài học.
- Đội hình khởi động.
o o o o o o o o
 o o o o o o o o
o o o o o o o o
r GV
- Lớp tập dưới sự điều hành của cán sự, GV quan sát hướng dẫn HS tập.
2. Khởi động. 2L x 8N
- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay.
- ép dây chằng ngang, dọc.
- Trò chơi “Đứng ngồi theo lệnh”.
- Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay.
+ Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định, do tổ trưởng điều khiển.
 o o o o o o o o N1 
 o o o o o o o o N2 
 o o o o o o o o N3
 r GV
+ GV đi lại quan sát và sửa sai cho HS.
* Thi đua giữa các tổ với nhau 1 lần.GV biểu dương tổ tập đúng.
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
* Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn.
- Chơi trò chơi "Bóng chuyền sáu"
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
 X X
 X X
 X X
 X X
 r
B. Phần cơ bản. 
- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái.
- Cả lớp tập luyện dưới sự hướng dẫn của GV.
- Chia tổ tập luyện theo từng khu vực dưới sự hướng dẫn của tổ trưởng.
- Cho từng tổ lên biểu diễn 
- Ôn nhảy dây
- Học trò chơi "Bóng chuyền sáu"
- GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi và quy định khu vực chơi, sau đó cho HS chơi thử 1-2 lần, rồi cho cả lớp chơi chính thức.
- Đội hình hồi tĩnh
o o o o o o o o
 o o o o o o o o
o o o o o o o o
r GV
- GV nhận xét, đánh giá đến từng hoạt động của HS trong tiết học.
- GV hướng dẫn học sinh tập luyện thêm ở nhà.
C. Phần kết thúc. 
1. Hồi tĩnh. 2L x 8N
- Động tác hít thở sâu. 
- Thả lỏng chân, tay, thân người.
2. Nhận xét, đánh giá giờ học.
- ý thức của HS trong giờ học.
3. Hướng dẫn về nhà.
- Về nhà ôn động tác tung và bắt bóng.
Toán: Tiết 96
LUYỆN TẬP (Trang 96)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.
3. Thái độ: Chăm chỉ làm bài.
4. Năng lực: Tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng nhóm BT2, SGK.
- Học sinh: Vở, SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động: 
- Cho HS tổ chức thi đua: Nêu quy tắc tính chu vi hình tròn
- Gv nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Thực hành luyện tập:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm vào vở, chia sẻ kết quả
- GV chữa bài, kết luận
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi của hình tròn
- Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:
+ BT yêu cầu chúng ta làm gì ?
+ Hãy viết công thức tính chu vi hình tròn biết đường kính của hình tròn đó.
+ Dựa vào cách tính công thức suy ra cách tính đường kính của hình tròn 
- Cho HS báo cáo
- GV nhận xét, kết luận 
- Tương tự: Khi đã biết chu vi có thể tìm được bán kính không? Bằng cách nào?
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS làm vào vở, 1 hs làm vào bảng nhóm, chia sẻ. 
- Nhận xét bài làm của HS, chốt kết quả đúng.
- HS tự trả lời câu hỏi để làm bài:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài
- GV kết luận
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Mời 1 HS nêu kết quả, giải thích cách làm 
- GV nhận xét
3.Vận dụng:
- Tìm bán kính hình tròn biết chu vi là 9,42cm
- HS thi đua nêu 
- HS khác nhận xét 
- HS ghi bảng
Bài 1
- Tính tính chu vi hình tròn có bán kính r
- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ
 Giải
b. Chu vi hình tròn là
 4,4 x 2 x 3,14 = 27,632 (dm)
c. Chu vi hình tròn là 
 2 x 2 x 3,14 = 15,7 (cm )
 Đáp số :b. 27,632dm
 c. 15,7cm 
Bài 2: 
- HS thảo luận
- Biết chu vi, tính đường kính (hoặc bán kính)
 C = d x 3,14
Suy ra:
 d = C : 3,14
 C = r x 2 x 3,14
Suy ra:
 r = C : 3,14 : 2
 Bài giải
a. Đường kính của hình tròn là 
 15,7 : 3,14 = 5 (m)
b. Bán kính của hình tròn là 
 18,84 : 3,14 : 2 = 3(dm)
 Đáp số : a. 5dm
 b. 3dm
Bài 3.
- HS tự tìm hiểu đề bài
- Đường kính của bánh xe là 0,65m
a) Tính chu vi của bánh xe 
- HS làm bài, chia sẻ kết quả
Bài giải
 a) Chu vi bánh xe là: 
 0,65 x 3,14 = 2,041 (m)
 b) Nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 10 vòng thì người đó đi được số mét là:
 2,041 10 = 20,41 (m)
Nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 100 vòng thì người đó đi được số mét là:
 2,041 100 = 204,1 (m)
 Đáp số: a) 2,041 m
 b) 20,41 m 
 204,1 m 
Bài 4
- HS làm bài
- HS suy nghĩ tìm kết quả đúng.
*Kết quả:
 - Khoanh vào D
- HS tính: 
9,42 : 2: 3,14 = 1,5(cm)
Tập đọc: Tiết 39
THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.
3. Thái độ: Học đức tính nghiêm minh, công bằng.
4. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc
- Học sinh: Sách giáo khoa 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Cho HS thi đọc phân vai trích đoạn kịch (Phần 2) và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - ghi bảng
2. Luyện đọc: 
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Cho HS chia đoạn: 3 đoạn
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1
- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: Linh Từ Quốc Mẫu, kiệu, chuyên quyền, ...
- Đọc nối tiếp lần 2.
- Giải nghĩa từ.
- Luyện đọc theo cặp.
- Cho HS thi đọc
- GV đọc mẫu
3. Tìm hiểu bài: 
- Cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Khi có một người xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
+ Theo em cách xử sự này của Trần Thủ Độ có ý gì?
+ Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lý ra sao?
+ Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
+ Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?
- Cho HS báo cáo, giáo viên nhận xét, kết luận.
4. Luyện đọc diễn cảm:
- GV đưa bảng phụ ghi sẵn đoạn 3 lên và hướng dẫn đọc.
- Phân nhóm 4 cho HS luyện đọc.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét + khen nhóm đọc hay 
5. Hoạt động ứng dụng:
- Qua câu chuyện trên, em thấy Thái sư Trần Thủ Độ là người như thế nào?
- Về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe
- HS thi đọc
- HS nghe
- HS ghi vở
- 1HS đọc toàn bài
- HS chia đoạn
+ Đoạn 1: từ đấu đến ...ông mới tha cho.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến ...thưởng cho.
+ Đoạn 3: phần còn lại.
- HS nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1
- HS luyện đọc từ ngữ khó đọc.
- HS luyện đọc lần 2
- 3HS giải nghĩa từ (dựa vào SGK).
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- HS thi đọc phân vai hoặc đọc đoạn
- HS nghe
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài TLCH sau đó chia sẻ kết quả
+ Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu người đó phải chặt một ngón chân để phân biệt với những câu đương khác.
+ HS trả lời
+ Ông hỏi rõ đầu đuôi sự việc và thấy việc làm của người quân hiệu đúng nên ông không trách móc mà còn thưởng cho vàng, bạc.
+ Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
+ Ông là người cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỷ cương phép nước.
* Nội dung: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ là người cư xử gương mẫu, nghiêm minh không vì tình riêng mà làm sai phép nước .
- HS đọc phân vai: người dẫn chuyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ (nhóm 4).
- 2 - 3 nhóm lên thi đọc phân vai.
- Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
Chính tả Tiết 20
 CÁNH CAM LẠC MẸ 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ.
 - Làm được bài tập 2a.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng điền d/r/gi.
3. Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu quý các loài vật trong môI trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT.
* GDBVMT: Giáo dục HS biết yêu quý các loài vật trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. 
4. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập2a.
2. Học sinh: Vở viết.	
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Cho HS chơi trò chơi "Tìm đúng, tìm nhanh" từ ngữ trong đó có tiếng chứa r/d/gi (hoặc chứa o/ô).
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Hướng dẫn HS viết bài.
Tìm hiểu nội dung bài thơ
- Gọi 1 HS đọc bài thơ.
+ Chú cánh cam rơi vào hoàn cảnh như thế nào?
+ Những con vật nào đã giúp cánh cam?
+ Bài thơ cho em biết điều gì?
*Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được
- Lưu ý HS cách trình bày bài thơ 
- Đọc mẫu lần 1.
- Đọc lần 2 (đọc chậm)
- Đọc lần 3.
3. Thực hành
- Cho HS đọc yêu cầu của câu a.
- GV giao việc:
 + Các em đọc truyện.
 + Chọn r, d hoặc gi để điền vào chỗ trống sao cho đúng.
- HS làm bài tập.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
4. Vận dụng: 
- Điền vào chỗ trống r, d hay gi:
Tôi là bèo lục bình
Bứt khỏi sình đi ....ạo
.....ong mây trắng làm buồm
Mượn trăng non làm ....áo.
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
- 1 HS đọc bài trước lớp.
+ Chú bị lạc mẹ, đi vào vườn hoang. Tiếng cánh cam gọi mẹ khàn đặc trên lối mòn.
+ Bọ dừa, cào cào, xén tóc.
+ Cánh cam lạc mẹ nhưng được sự che chở, yêu thương của bạn bè.
- HS nối tiếp nhau nêu các từ khó viết chính tả. Ví dụ: Vườn hoang, xô vào, trắng sương, khản đặc, râm ran...
- HS dưới viết vào giấy nháp hoặc bảng con.
- HS nghe
- HS theo dõi.
- HS viết theo lời đọc của GV để viết.
- HS soát lỗi chính tả.
Bài 2: 
- Lớp làm vào vở, 1HS làm bài trên bảng phụ.
- Các tiếng cần lần lượt điền vào chỗ trống như sau: ra, giữa, dòng, rò, ra duy, ra, giấu, giận, rồi.
- HS làm bài
Tôi là bèo lục bình
Bứt khỏi sình đi dạo
Dong mây trắng làm buồm
Mượn trăng non làm giáo.
Đạo đức Tiết 20
EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
2. Kĩ năng: Làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
3. Thái độ: Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
- HS biết được vì sao phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây đựng quê hương.
* GDKNS: Kĩ năng xác định giá trị; tư duy phê phán; tìm kiếm và xử lí thông tin; kĩ năng trình bày.
* GDĐĐ HCM: Giáo dục cho HS lòng yêu nước, yêu tổ quốc theo tấm gương Bác Hồ.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Phiếu học tập cá nhân 
2. HS: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Cho HS hát bài "Quê hương tươi đẹp"
- Giới thiệu bài - Ghi bảng	
2. Thực hành luyện tập: 
*Triển lãm nhỏ 
- GV chia lớp thành 3 nhóm, hướng dẫn các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình đã sưu tầm được.
- Các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình.
- Cả lớp xem tranh và trao đổi, bình luận.
- GV nhận xét về tranh, ảnh của HS và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm được những công việc thiết thực để tỏ lòng yêu quê hương.
*Bày tỏ thái độ 
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2 và hướng dẫn HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến.
- Mời một số HS giải thích lí do.
- GV kết luận: 
+ Tán thành với các ý kiến: a, d
+ Không tán thành với các ý kiến: b, c
* Xử lí tình huống 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để xử lí các tình huống của bài tập 3.
- Mời đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: 
+ Tình huống a: Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình; vận động các bạn cùng tham gia đóng góp; nhắc nhở các bạn giữ gìn sách,...
+ Tình huống b: Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội, vì đó là một việc làm góp phần làm sạch, đẹp làng xóm. 
* Trình bày kết quả sưu tầm.
- Cả lớp trao đổi về ý nghĩa của các bài thơ, bài hát, 
3. Vận dụng
- GV nhắc nhở HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng.
- HS hát
- HS ghi vở
Bài tập 4
- Các nhóm trưng bày sản phẩm theo tổ.
- HS xem tranh và trao đổi, bình luận. 
Bài tập 2
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
- HS giải thích lí do.
Bài tập 3
- HS thảo luận và trình bày cách xử lí tình huống của nhóm mình.
- HS trình bày các bài thơ, bài hát sưu tầm được.
- 1- 2 HS đọc phần ghi nhớ.
Đạo đức Tiết 21
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM(Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Bước đầu biết vai trò quan trọng của UBND xã (phường) đối với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của UBND xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
2. Kĩ năng : Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trong UBND xã (phường).
3. Thái độ: Có ý thức tôn trọng UBND xã (phường).
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: 
- HS: SBT
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1. Khởi động:
- Cho HS quan sát ảnh UBND xã Minh Thanh.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng	
2. Khám phá:
Tìm hiểu chuyện Đến Uỷ ban nhân dân xã phường
- Gọi 2 HS đọc truyện trong SGK
- HS thảo luận
+ Bố Nga đến UBND phường để làm gì?
+ UBND xã làm các công việc gì?
+ UBND xã có vai trò quan trọng nên mỗi người dân đều phải có thái độ như thế nào đối với UBND?
GVKL: UBND xã giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân địa phương .Vì vậy mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ UB hoàn thành công việc
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
3. Thực hành, luyện tập
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ 
- HS thảo luận nhóm
- Gọi đại diện nhóm trình bày
KL: UBND xã phường làm các việc b, d, đ, e, h, i 
+ Mục tiêu: HS nhận biết được các hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã, phường
+ Cách tiến hành
- GV giao nhiệm vụ cho HS 
- HS làm việc cá nhân
- GV gọi hS trình bày ý kiến
KL: (b) , ( c) là hành vi việc làm đúng
 ( a ) Là hành vi không nên làm.
- Tìm hiểu về UBND xã em tại nơi em ở, các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà UBND xã đã làm.
4. Vận dụng
- HS về nhà tìm hiểu và ghi chép lại kết quả các việc sau:
1. Gia đình em đã từng đến UBND phường, xã để làm gì? Để làm việc đó cần đến gặp ai?
2. Liệt kê các hoạt động mà UBND phường, xã đã làm cho trẻ em.
- Nhận xét giờ học.
- Quan sát, lắng nghe
- 2 HS đọc truyện trong SGK
- HS thảo luận
+ Bố dẫn Nga đến phường để làm giấy khai sinh
+ Ngoài việc cấp giấy khai sinh UBND xã , phường còn làm nhiều việc: xác nhận chỗ ở, quản lí việc xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em...
+ UBND phường, xã có vai trò quan trọng vì UBND xã , phường là cơ quan chính quyền đại diện cho nhà nước và pháp luật bảo vệ các quyền lợi cho người dân địa phương
- Mọi người phải có thái độ tôn trọng và có trách nhiệm tạo điều kiện và giúp đỡ để UBND xã, phường hoàn thành nhiệm vụ
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
- HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả 
- HS tự đọc và làm bài tập trong SGK
- HS trình bày ý kiến của mình 
- HS nghe và thực hiện
Thứ ba ngày 19 tháng 1 năm 2021
Toán: Tiết 97
DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết quy tắc tính diện tích hình tròn.
- HS làm bài 1(a,b), bài 2(a,b), bài 3.
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính diện tích hình tròn.
3.Thái độ: Chăm chỉ làm bài.
4. Năng lực: Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.Năng lực tư duy và lập luận toán học
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: chuẩn bị hình tròn bán kính 10cm và băng giấy mô tả quá trình cắt, dán các phần của hình tròn.
2. HS: Mỗi HS đều có một hình tròn bằng bìa mỏng, bán kính 5cm. Chuẩn bị sẵn kéo cắt giấy, hồ dán và thước kẻ thẳng.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Cho HS tổ chức thi hỏi đáp:
+ Nêu quy tắc và công thức tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi?
+ Nêu quy tắc và công thức tính bán kính của hình tròn khi biết chu vi?
- Nhận xét
- Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu tiết học. 
2. Khám phá:
*Giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn 
- Cho HS thảo luận nhóm tìm ra quy tắc tính diện tích hình tròn rồi báo cáo.
- GV giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn thông qua bán kính như SGK.
+ Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.
+ Ta có công thức : S = r x r x 3,14
Trong đó :
S là diện tích của hình tròn
r là bán kính của hình tròn.
- GV yêu cầu: Dựa vào quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn em hãy tính diện tích của hình tròn có bán kính là 2dm.
- Nhận xét và nêu lại kết quả của bài
- Cho HS đọc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn 
3. Thực hành luyện tập: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình tròn.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chữa bài
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét chung, chữa bài.
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét kết luận
4. Vận dụng:
- Về nhà tính diện tích bề mặt một đồ vật hình tròn của gia đình em.
- HS nêu
+ d = C : 3,14
+ r = C : 2 : 3,14
- HS nghe
- HS ghi vở
- HS báo cáo.
- HS làm bài vào giấy nháp, sau đó HS đọc kết quả trước lớp.
Diện tích của hình tròn là :
2 x 2 x 3,14 = 12,56 (dm2)
- Lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14
- HS ghi vào vở:
 Stròn= r x r x 3,14
Bài 1
- Cả lớp theo dõi
- HS nêu
- HS làm vào vở, chia sẻ trước lớp
Bài giải
a, Diện tích của hình tròn là :
 5 x 5 x 3,14 = 78,5 (cm2)
b, Diện tích của hình tròn là :
 0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (dm2)
Bài 2
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp làm vào vở, báo cáo kết quả 
Bài giải
a, Bán kính của hình tròn là :
12 : 2 = 6 (cm)
Diện tich của hình tròn là :
6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2)
b, Bán kính của hình tròn là :
 7,2 : 2 = 3,6 (dm)
Diện tích của hình tròn là :
 3,6 x 3,6 x 3,14 = 40,6944 (dm2)
Bài 3
- Tính S của mặt bàn hình tròn biết 
r = 45cm 
- Cả lớp làm vào vở, chia sẻ kết quả 
Bài giải
Diện tích của mặt bàn hình tròn là :
 45 x 45 x 3,14 = 6358,5 (cm2)
 Đáp số: 6358,5cm
- HS nghe và thực hiện
Luyện từ và câu: Tiết 39
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu nghĩa của từ công dân( BT1).
2. Kĩ năng: - Xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2.
- Nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh (BT3, BT4)
- HS làm được BT4 và giải thích lí do không thay được từ khác.
3. Thái độ: Sử dụng từ ngữ chính xác.
4. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Sách giáo khoa
2. Học sinh: Vở viết, SGK	.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Cho HS lần lượt đọc đoạn văn đã viết ở tiết Luyện từ và câu trước, chỉ rõ câu ghép trong đoạn văn, cách nối các vế câu ghép.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài- Ghi bảng
2. Thực hành luyện tập:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 1, đọc 3 câu a, b, c.
- GV giao việc: 
+ Các em cần đọc 3 câu a, b, c.
+ Khoanh tròn trước chữ a, b hoặc c ở câu em cho là đúng.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bài kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2
- GV giao việc: 
 + Đọc kỹ các từ đã cho.
 + Đọc kỹ 3 câu a, b, c.
 + Xếp các từ đã đọc vào 3 nhóm a, b, c sao cho đúng.
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bài kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc: 
 + Đọc các từ BT đã cho.
 + Tìm nghĩa của các từ.
 + Tìm từ đồng nghĩa với công dân.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bài kết quả.
- Nhận xét và chốt lại kết quả đúng
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
- Giao công việc :
- Các em đọc câu nói của nhân vật Thành
- Chỉ rõ có thể thay thế từ “công dân” trong câu nói đó bằng từ đồng nghĩa được không?
- Cho HS làm bài + trình bày kết quả 
- Nhận xét chữa bài.
3.Vận dụng:
- Từ nào dưới đây chứa tiếng "công" với nghĩa "không thiên vị": công chúng, công cộng, công minh, công nghiệp. 
- Về nhà viết một đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ của một công dân nhỏ tuổi đối với đất nước.
- HS đọc
- HS nghe
- HS ghi vở
Bài 1: 
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- HS dùng bút chì đánh dấu trong SGK 
- Một số HS phát biểu ý kiến.
Ý đúng: Câu b
Bài 2: 
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào vở (tra từ điển để tìm nghĩa của các từ đã cho).
- Một số HS trình bày miệng bài làm của mình.
+ Công bằng: Phải theo đúng lẽ phải, không thiên vị.
+ Công cộng: thuộc về mọi người hoặc phục vụ chung cho mọi người trong xã hội.
+ Công lý: lẽ phải phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.
+ Công nghiệp: ngành kinh tế dùng máy móc để khai thác tài nguyên, làm ra tư liệu sản xuất hoặc hàng tiêu dùng.
+ Công chúng: đông đảo người đọc, xem, nghe, trong quan hệ với tác giả, diễn viên ...
+ Công minh: công bằng và sáng suốt.
+ Công tâm: lòng ngay thẳng chỉ vì việc chung không vì tư lợi hoặc thiên vị.
Bài 3: 
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân; tìm từ đồng nghĩa với từ công dân.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
+ Các từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân.
Bài 4: 
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS theo dõi.
- HS làm bài, chia sẻ kết quả
- Trong các câu đã nêu không thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa với nó vì từ công dân trong câu này có nghĩa là người dân của một nước độc lập, trái nghĩa với từ nô lệ ở vế tiếp theo. Các từ đồng nghĩa : nhân dân, dân, dân chúng không có nghĩa này
- HS nêu: công minh
- HS nghe về thực hiện.
Kể chuyện Tiết 20
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
2. Kĩ năng: HS kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. 
3. Thái độ: Tôn trọng những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. 
*GDĐĐ HCM: Giáo dục ý thức chấp hành nội qui của Bác trong câu chuyện Bảo vệ như thế là tốt.
4. Năng lực: Tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.năng lực ngôn ngữ.
II. Đồ dùng dạy học:	
1. Giáo viên: SGK, một số sách báo, truyện đọc,...viết về các tấm gương sống làm vịệc theo pháp luật theo nếp sống văn minh.
2. Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết, các câu chuyện,...
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Khởi động: 
- Cho HS thi kể lại câu chuyện “Chiếc đồng hồ” và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Khám phá: 
- Giáo viên chép đề lên bảng 
- Đề bài yêu cầu làm gì?
-Thế nào là sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh? 
3. Thực hành:
- Gọi học sinh đọc gợi ý trong SGK.
- Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình định kể.
- Kể trong nhóm- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Gợi ý HS:
+Giới thiệu tên câu chuyện.
+ Mình đọc, nghe truyện khi nào?
+ Nhân vật chính trong truyện là ai?
+ Nội dung chính mà câu chuyện đề cập đến là gì?
+ Tại sao em lại chọn câu chuyện đó để kể?
- Học sinh thi kể trước lớp 
- GV tổ chức cho HS bình chọn.
+ Bạn có câu chuyện hay nhất?
+ Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất?
- Giáo viên nhận xét và đánh giá.
4. Vận dụng:
- Em học tập được điều gì qua các câu chuyện các em vừa kể ? 
- Về nhà kể lại câu chuyện cho cả nhà cùng nghe.
- HS kể
- HS nghe
- HS ghi vở
 Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật , theo nếp sống văn minh.
- HS nêu
+Là người sống, làm việc theo đúng quy định của pháp luật, nhà nước.
+ Là người luôn đấu tranh chống các vi phạm pháp luật.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc gợi ý.
- Học sinh nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình định kể trước lớp (nêu rõ câu chuyện đó nói về ai)
- HS kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Học sinh thi kể trước lớp và trao đổi cùng bạn. 
- HS khác nhận xét bạn kể chuyện theo các tiêu chí đã nêu.
- Lớp bình chọn
- HS nghe và thực hiện
Tiếng Việt
ÔN TẬP: TIẾT 1
Khoa học Tiết 39
NĂNG LƯỢNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng. 
2. Kĩ năng: Nêu được ví dụ về mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng.
3. Thái độ: Yêu thích khoa học, góp phần bảo vệ môi trường.
- GDBVMT: bảo vệ môi trường khi sử dụng các dạng năng lượng để hoạt động và biến đổi.
4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Hình ảnh trang 82, 83 hoặc băng bình về các hoạt động lao động, vui chơi, học tập của con người
2. HS : Nến, diêm, ô tô chạy pin có đèn và còi đủ cho các nhóm
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Cho HS hát
- Nêu một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài: GV chỉ lọ hoa và quyển sách trên bàn và hỏi: 
+ Lọ hoa đang ở vị ví nào trên bàn?
- GV cầm lọ hoa để xuống bàn HS và hỏi: Lọ hoa đang ở vị trí nào?
+ Tại sao lọ hoa từ trên bàn giáo viên lại có thể nằm trên bàn của bạn A
- Như vậy là thầy đã cung cấp năng lượng cho lọ hoa. Vậy năng lượng là gì? Hôn nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài: Năng lượng
2. Khám phá
*Nhờ cung cấp năng lượng mà các vật có thể biến đổi vị trí, hình dạng.
- GV tiến hành làm từng thí nghiệm cho HS quan sát, trả lời câu hỏi để đi đến kết luận: Muốn làm cho các vật xung quanh biến đổi cần có năng lượng.
1. Thí nghiệm với chiếc cặp.
+ Chiếc cặp sách nằm ở đâu?
+ Làm thế nào để có thể nhấc nó lên cao?
- Yêu cầu 2 HS nhấc chiếc cặp lên khỏi mặt bàn và đặt vào vị trí khác.
- Chiếc cặp thay đổi vị trí là do đâu?
- Kết luận: Muốn đưa cặp sách lên cao hoặc đặt sang vị trí khác ta có thể dùng tay để nhấc cặp lên. Khi ta dùng tay nhấc cặp là ta đã cung cấp cho cặp sách một năng lượng giúp cho nó thay đổi vị trí.
2. Thí nghiệm với ngọn nến.
- GV đốt cắm ngọn nến vào đĩa.
- Tắt điện trong lớp học và hỏi:
+ Em thấy trong phòng thế nào khi tắt điện?
- Bật diêm, thắp nến và hỏi
+ Khi thắp nến, em thấy gì được toả ra từ ngọn nến?
+ Do đâu mà ngọn nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng?
- Kết luận: Khi thắp nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến bị cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt.
3. Thí nghiệm với đồ chơi	
- GV cho HS quan sát chiếc ô tô khi chưa lắp pin.
+ Tại sao ô tô lại không hoạt động?
- Yêu cầu HS lắp pin vào ô tô và bật công tắc, nêu nhận xét
+ Khi lắp pin vào ô tô và bật công tắc thì có hiện tượng gì xảy ra?
+ Nhờ đâu mà ô tô hoạt động, đèn sáng còi kêu?
- Kết luận: Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làm ô tô chạy, đén sáng, còi kêu.
- GV hỏi: Qua 3 thí nghiệm, em thấy các vật muốn biến đổi cần có điều kiện gì?
- Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết trang 82 SGK.
* Một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, phương tiện
- GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 83 SGK.
- GV nêu: Em hãy quan sát các hình minh hoạ 3, 4, trang 83- SGK và nói tên những nguỗn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, máy móc.
- GV đi giúp đỡ những HS còn gặp khó khăn.
- Gọi 2 HS làm mẫu.
- Gọi HS trình bày.
+ Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người cần phải làm gì?
+ Nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người được lấy từ đâu?
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 83 SGK
3. Vận dụng
- Chia sẻ với mọi người cần có ý thức bảo vệ các nguồn năng lượng quý. 
- Về nhà tìm hiểu thêm về các nguồn năng lượng sạch có thể thay thế các nguồn năng lượng cũ.
- HS hát 
- 2 HS nêu 
- Lớp nhận xét 
+ Lọ hoa ở phía bên trái của góc bàn.
+ Lọ hoa ở trên bàn học của bạn A.
+ Lọ hoa ở trên bàn học của bạn A là do thầycầm lọ hoa từ bàn giáo viên xuống bàn của bạn A.
- HS ghi vở
- Quan sát GV làm thí nghiệm, trao đổi với bạn ngồi bên cạnh để trả lời câu hỏi:
+ Chiếc cặp sách nằm yên ở trên bàn.
+ Có thể dùng tay nhấc cặp hoặc dùng que, gậy móc vào quai cặp rồi nhấc cặp lên.
- 2 HS thực hành.
- Chiếc cặp thay đổi là do tay ta nhấc nó đi.
- Lắng nghe.
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Khi tắt điện phong trở nên tối

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_20_nam_hoc_2020_2021_ban_dep_2_cot.doc