Giáo án Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học 2021-2022 - Phạm Ngọc Anh

Giáo án Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học 2021-2022 - Phạm Ngọc Anh

Đạo đức (Tiết 2)

EM LÀ HỌC SINH LỚP 5(TIẾT 2)

I-YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức:

 + Học sinh lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.

+ Có ý thức học tập, rèn luyện. Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện.

-* Tich hợp tài liệu: Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống:

- Hiểu được tấm lòng yêu thương, sự quan tâm chu đáo của Bác Hồ với các em nhỏ đặc biệt là HS lớp 5.

- Hiểu sự quan tâm của Bác đối với HS lớp 5: “Bác chỉ muốn các cháu được học hành”

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng gương mẫu, tự giác trong học tập, lao động, sinh hoạt.

3. Phẩm chất: Vui và tự hào là học sinh lớp 5.

4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng:

 - GV: Truyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.Tài liệu: Bác Hồ và những bài học đạo đức

 - HS: Bài hát, thơ, tranh vẽ về chủ đề: Trường em

1. Phương pháp, Kĩ thuật dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.

 

doc 42 trang cuongth97 08/06/2022 2110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học 2021-2022 - Phạm Ngọc Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 2
Cách ngôn: “Uống nước nhớ nguồn”
THỨ
MÔN
BÀI DẠY
HAI
13/9/2021
ĐẠO ĐỨC
TẬP ĐỌC
TOÁN
LỊCH SỬ 
Em là học sinh lớp 5 (tiếp theo) (KNS)
Nghìn năm văn hiến
Luyện tập
Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân Đất nước
BA
14/9/2021
CHÍNH TẢ
TOÁN
LUYỆN TVC
KHOA HỌC
Lương Ngọc Quyến
Ôn tập: Phép cộng và phép trừ hai phân số
Mở rộng vốn từ: Tổ quốc
Nam hay nữ (tiếp theo)
TƯ
15/9/2021
MĨ THUẬT
TẬP ĐỌC
TOÁN
ĐỊA LÍ
KỂ CHUYỆN 
Tập vẽ một họa tiết đối xứng đơn giản
Sắc màu em yêu (BVMT)
Ôn tập: Phép nhân và phép chia hai phân số
Địa hình và khoáng sản (BVMT)
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
NĂM
16/9/2021
KỸ THUẬT
TOÁN
KHOA HỌC
TẬP L VĂN
Đính khuy hai lỗ (tiếp theo)
Hỗn số
Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
Luyện tập tả cảnh (BVMT)
SÁU
17/9/2021
ÂM NHẠC
LUYỆN TVC 
TOÁN
TẬP L VĂN
Bài hát: Reo vang bình minh 
Luyện tập về từ đồng nghĩa
Hỗn số (tiếp theo)
Luyện tập làm báo cáo thống kê
Tuần 2
Thứ Hai ngày 13 tháng 9 năm 2021
Đạo đức (Tiết 2)
EM LÀ HỌC SINH LỚP 5(TIẾT 2)
I-YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1.Kiến thức:
 + Học sinh lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
+ Có ý thức học tập, rèn luyện. Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện. 
-* Tich hợp tài liệu: Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống:
- Hiểu được tấm lòng yêu thương, sự quan tâm chu đáo của Bác Hồ với các em nhỏ đặc biệt là HS lớp 5.
- Hiểu sự quan tâm của Bác đối với HS lớp 5: “Bác chỉ muốn các cháu được học hành”
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng gương mẫu, tự giác trong học tập, lao động, sinh hoạt.
3. Phẩm chất: Vui và tự hào là học sinh lớp 5. 
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng:
	- GV: Truyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.Tài liệu: Bác Hồ và những bài học đạo đức
 - HS: Bài hát, thơ, tranh vẽ về chủ đề: Trường em
1. Phương pháp, Kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS hát bài "Em yêu trường em"
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút)
* Mục tiêu: 
+ Học sinh lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
+ Có ý thức học tập, rèn luyện. Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện. 
 (Lưu ý nhóm học sinh (M1,2) nắm được nội dung bài)
* Cách tiến hành:
1 .Hoạt động 1: Thảo luận về kế hoạch phấn đấu.
- Yêu cầu từng nhóm HS trình bày kế hoạch cá nhân của mình trong nhóm nhỏ
- Yêu cầu HS trình bày
- GV nhận xét chung 
- GVKL: Để xứng đáng là HS lớp 5, chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch.
 2. Hoạt động 2: Kể chuyện về những tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.
- GV Giới thiệu thêm về một vài tấm gương khác
*Kết thúc hoạt động: Chúng ta cần học tập các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ.
3.Hoạt động 3: Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đề: Trường em
- Yêu cầu HS giới thiệu tranh vẽ của mình trước lớp
- Yêu cầu HS múa, hát, đọc thơ về chủ đề trường em
*Kết thúc hoạt động: Chúng ta rất vui và tự hào khi là HS lớp 5; rất yêu quý và tự hào về trường lớp mình. Đồng thời chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là HS lớp 5, xây dựng lớp, trường của mình ngày càng tốt hơn..
Liên hệ về Bác Hồ: Chính vì vậy Bác rất quan tâm tới các em lớp 5. 
- Từng HS trình bày kế hoạch của mình trong nhóm 4.
- Nhóm trao đổi góp ý kiến.
- HS trình bày trước lớp.
- Kể về tấm gương tốt của HS lớp 5 
- Thảo luận cả lớp những điều có thể học tập từ tấm gương đó.
- Giới thiệu tranh của mình cho cả lớp cùng biết.
- Suy nghĩ và nhắc lại nội dung một vài bức tranh tiêu biểu.
4. Hoạt động 4: Chơi trò chơi: Em là diễn viên.
- Phổ biến luật chơi
- Hát, múa, ...về chủ đề : Trường em.
- 3 tổ tự xây dựng nội dung kịch bản theo chủ đề bài học (trách nhiệm với trường lớp hoặc không có trách nhiệm) - - Trình diễn
- Nhóm nhận xét đội bạn theo các tiêu chí: nội dung, diễn xuất, thời gian...
3. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Một số HS nêu bài học bổ ích sau khi học xong bài 1.
- HS nêu. 
4. Hoạt động sáng tạo(1 phút)
- Vẽ một bức tranh về trường của em.
- HS nghe và thực hiện.
Tập đọc (Tiết 3)
NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu nội dung: VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
- Thể hiện lòng tự hào về truyền thống hiếu học của Việt Nam. 
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Tự hào là con dân nước Việt Nam, một nước có nền văn hiến lâu đời. Một đất nước hiếu học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Sách giáo khoa, Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê.
 - Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS tổ chức thi đọc bài Quang cảnh ngày mùa và TLCH.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- HS tổ chức thi đọc
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn 
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1.
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2.
- Đọc theo cặp
- HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu cả bài giọng thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào; đọc rõ ràng, rành mạch bảng thống kê.
- 1 HS M3,4 đọc bài, chia đoạn: có thể chia làm 3 đoạn: đoạn đầu, đoạn bảng thống kê, đoạn cuối.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 kết hợp sửa đọc đúng: Hà Nội, lấy, muỗm, lâu đời... 
 - HS nối tiếp đọc lần 2 kết hợp giải nghĩa từ khó SGK
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc toàn bài
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS các từ ngữ trong bài và ND bài : VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. 
* Cách tiến hành:
 - Giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đọc đoạn 1, TLCH 
+ Đến thăm Văn Miếu khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì? 
+ Nêu ý chính đoạn 1:
- Giao nhiệm vụ cho HS đọc lướt bảng thống kê theo nhóm, trả lời câu hỏi
+ Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
+ Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất? 
+ Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hóa VN?
- Nêu ý chính đoạn 2
- Nêu ý chính của bài.
- HS thực hiện yêu cầu. Nhóm trưởng điều khiển.
+ Từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Các triều vua VN đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ.
- VN có truyền thống khoa cử lâu đời
- Nhóm trưởng điều khiển.
+ Triều đại Lê: 104 khoa
+ Triều đại Lê: 1780 tiến sĩ.
+ VN là một đất nước có nền văn hiến lâu đời
+ Chứng tích về một nền văn hiến lâu đời ở VN
- HS nêu ý chính của bài: VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. 
3. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm đoạn có bảng thống kê.
* Cách tiến hành:
 - GV gọi HS đọc toàn bài
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm trong nhóm
- Đọc theo cặp
- Thi đọc
 - 1HS đọc toàn bài phát hiện giọng đọc của bài. 
- HS nối tiếp đọc đoạn phát hiện giọng đọc đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn có bảng thống kê, chú ý ngắt nghỉ giữa các cụm từ Triều đại/ Lý / Số khoa thi /6/ Số tiến sĩ/ 11 / Số trạng nguyên / 0...
- HS luyện đọc nhóm đôi
- HS thi đọc diễn cảm.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3 phút)
- Liên hệ thực tế: Để noi gương cha ông các em cần phải làm gì ?
- HS trả lời
- Nếu em được đi thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, em thích nhất được thăm khu nào trong di tích này ? Vì sao ?
- HS trả lời
Toán (Tiết 6)
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Học sinh biết đọc, viết các phân số thập phân trên 1 đoạn của tia số. Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân
 + HS làm bài tập 1, 2, 3
- HS thực hiện thành thạo cách đọc, viết phân số, chuyển một PS thành PS thập phân.
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
- GV: SGK
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học 
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS tổ chức trò chơi "Ai nhanh, ai đúng": Viết 3 PSTP có mẫu số khác nhau.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS tổ chức thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4 bạn. Khi có hiệu lệnh chơi, đội nào viết nhanh và đúng thì đội đó thắng.(Mỗi bạn viết 3 phân số không được giống nhau)
- HS nghe
- HS ghi vở
2. HĐ thực hành: (27 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS biết đọc, viết các phân số thập phân trên 1 đoạn của tia số. Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân và làm bài tập 1, 2, 3.
 (Lưu ý: Nhắc nhở nhóm HS M1,2 hoàn thành các bài tập theo yêu cầu)
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- GV giao nhiệm vụ cho HS vẽ tia số, điền và đọc các phân số đó.
- GV nhận xét chữa bài.
- Kết luận:PSTP là phân số có mẫu số là 10;100;1000;....
 Bài 2: HĐ cá nhân
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Muốn chuyển 1 PS thành PSTP ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét chữa bài.
- Kết luận: Muốn chuyển một PS thành PSTP ta phải nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số với cùng một số tự nhiên nào đó. Sao cho mẫu số có kết quả là 10, 100, 1000, 
 Bài 3: HĐ cặp đôi
 - 1 học sinh đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu học sinh làm bài cặp đôi
 - GV nhận xét chữa bài yêu cầu học sinh nêu cách làm
- GV củng cố BT 2; 3: Cách đưa PS về PSTP
- Viết PSTP 
- HS viết các phân số tương ứng vào nháp, đọc các PSTP đó
- HS nghe
- Viết thành PSTP
- Nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số với cùng một số tự nhiên nào đó. Sao cho mẫu số có kết quả là 10, 100, 1000, 
- Học sinh làm vở, báo cáo 
- Viết thành PSTP có MS là 10; 100; 1000;..
- Làm cặp đôi vào vở sau đó đổi chéo vở để kiểm tra
- HS nghe 
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(43phút)
- Củng cố cho HS cách giải toán về tìm giá trị một phân số của số cho trước.
- HS nghe
- Tìm hiểu đặc điểm của mẫu số của các phân số có thể viết thành phân số thập phân.
- HS nghe và thực hiện
 Lịch sử (Tiết 2)
 NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS nắm được một vài đề nghị về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh:
+ Đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước.
+ Thông thương với thế giới, thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản.
+ Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc
	*Học sinh HTT: Biết những lí do khiến cho những cải cách của Nguyễn Trường Tộ không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện: Vua quan nhà Nguyễn không biết tình hình các nước trên thế giới và cũng không muốn có những thay đổi trong nước.
- Đánh giá được tác dụng của việc canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
- Tôn trọng, biết ơn những người đã có công xây dựng, đổi mới đất nước. - Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
- Phẩm chất : 
+ HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động
+ Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước
+ HS yêu thích môn học lịch sử
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, Tư liệu về Nguyễn Trường Tộ. 
 - HS: SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
 - Cho HS tổ chức trò chơi "Hộp quà bí mật" theo nội dung câu hỏi: 
 + Câu hỏi 1, SGK, trang 6. 
 + Câu hỏi 2, SGK, trang 6.
 + Phát biểu cảm nghĩ của em về Trương Định ?
- GV nhận xét
- Sử dụng phần in chữ nhỏ SGK, trang 6, nêu mục tiêu bài để giới thiệu nội dung bài học. 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(26phút)
* Mục tiêu: HS nắm được tiểu sử NTT cũng như một vài đề nghị về cải cách của ông với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh
* Cách tiến hành:
* HĐ1: Tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ. 
- Giao nhiệm vụ thảo luận cho HS với các câu hỏi:
 + Năm sinh, năm mất của Nguyễn Trường Tộ.
 + Quê quán của ông.
 + Trong cuộc đời của mình ông đã được đi đâu và tìm hiểu những gì?
 + Ông đã có suy nghĩ gì để cứu nước nhà khỏi tình trạng lúc bấy giờ?
 + Triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp?
- Đại diện nhóm báo cáo, lớp theo dõi và bổ sung ý kiến (nếu cần). 
* Nhận xét, ghi một vài nét chính về Nguyễn Trường Tộ và nêu vấn đề để chuyển sang việc 2. 
*HĐ 2: Tình hình đất nước ta trước sự xâm lược của thực dân Pháp
- Hướng dẫn HS thảo luận theo nội dung câu hỏi: 
 + Theo em tại sao thực dân Pháp lại có thể dễ dàng xâm lược nước ta? 
 + Điều đó cho thấy tình hình đất nước ta lúc đó như thế nào?
 - Nhận xét và nêu câu hỏi 
 + Theo em tình hình đất nước như trên đã đặt ra yêu cầu gì để khỏi lạc hậu?
* Kết luận: Tình hình đất nước vào nửa cuối thế kỉ XIX nghèo nàn, lạc hậu lại bị thực dân Pháp xâm lược. Yêu cầu hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ là phải thực hiện đổi mới đất nước. Hiểu được điều đó, Nguyễn Trường Tộ đã dâng lên vua Tự Đức và triều đình nhiều bản điều trần đề nghị canh tân đất nước. 
* HĐ3: Những đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ. 
- Hoạt động cá nhân: Đọc SGK phần còn lại, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 
+ Nguyễn Trường Tộ đưa ra những đề nghị gì để canh tân đất nước?
 + Nhà vua và triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào với những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ?
 + Việc vua quan nhà Nguyễn phản đối đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ cho thấy họ là người như thế nào? Lấy một số ví dụ chứng minh?
 * Kết luận: Với mong muốn canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ, những nội dung hết sức tiến bộ đó không được chấp nhận. Chính điều đó đã làm cho đất nước ta thêm suy yếu, chịu sự đô hộ của thực dân Pháp.
 * Chốt nội dung toàn bài. 
 - Hoạt động theo nhóm: Đọc SGK từ đầu đến giàu mạnh, thông tin sưu tầm và chọn lọc thông tin để hoàn thành nội dung thảo luận 
- Sinh năm 1830 mất năm 1871 
- Nghệ An
- Năm 1860 ông sang Pháp chú ý tìm hiểu sự giàu có văn minh của nước Pháp. 
- Phải thực hiện canh tân đất nước
- Triều đình nhà Nguyễn nhu nhược 
+ Triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ TDP.
+ Kinh tế đát nước nghèo nàn, lạc hậu
+ Đất nước không đủ sức để tự lập tự cường 
+ Nước ta cần đổi mới để đủ sức tự lập, tự cường.
+ Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước.
+ Thuê chuyên gia nước ngoài giúp ta phát triển kinh tế. 
+ XD quân đội hùng mạnh. 
+ Mở trường dạy cách sử dụng máy móc, đóng tàu, đúc súng.
+ Không cần thực hiện các đề nghị của ông 
+ Họ là người bảo thủ, lạc hậu, không hiểu gì về thế giới bên ngoài 
- Nêu nội dung ghi nhớ SGK
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(4 phút)
+ Nhân dân ta đánh giá như thế nào về con người và những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ ?
+ Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ ? 
- HS trả lời
- Sưu tầm tài liệu về Chiếu Cần Vương, nhân vật lịch sử Tôn Thất Thuyết và ông vua yêu nước Hàm Nghi.
- HS nghe và thực hiện
Thứ Ba ngày 14 tháng 9 năm 2021
Chính tả (Tiết 2)
NGHE - VIẾT: LƯƠNG NGỌC QUYẾN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 - 10 tiếng) trong BT2, chép đúng vần của các tiếng vào mô hình, theo yêu cầu (BT3)
- Viết đúng tốc độ chữ viết đều, đẹp, đúng mẫu, làm đúng các bài tập theo yêu cầu.
- HS cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần bài 3
- Học sinh: Vở viết.	
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
 - Cho HS tổ chức trò chơi "Ai nhanh, ai đúng", viết các từ khó: ghê gớm, nghe ngóng, kiên quyết...
- 1 HS phát biểu quy tắc chính tả viết đối với c/k; gh/g; ng/ngh
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS tổ chức thành 2 nhóm chơi, mỗi nhóm 3 HS. Khi có hiệu lệnh, các thành viên trong mỗi đội chơi mau chóng viết từ (mỗi bạn chỉ được viết 1 từ) lên bảng. Đội nào viết nhanh hơn và đúng thì đội đó thắng.
- HS nêu quy tắc.
- HS nghe
- HS ghi bảng
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới 
2.1. Chuẩn bị viết chính tả:(7 phút)
*Mục tiêu: 
- HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó.
- HS có tâm thế tốt để viết bài.
*Cách tiến hành:
- GV đọc toàn bài
- GV tóm tắt nội dung chính của bài. 
- Em hãy tìm những từ dễ viết sai ?
- GV cho HS luyện viết từ khó trong bài 
- HS theo dõi.
- mưu, khoét, xích sắt, trung với nước, và các danh từ riêng: Đội Cấn.
- HS viết bảng con từ khó
2.2. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS Nghe - viết đúng bài chính tả.
*Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu lần 1.
- GV đọc lần 2 (đọc chậm)
- GV đọc lần 3.
- HS theo dõi.
- HS viết theo lời đọc của GV.
- HS soát lỗi chính tả.
2.3. HĐ chấm và nhận xét bài (4 phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
*Cách tiến hành:
- GV chấm 7-10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
- Thu bài chấm 
- HS nghe
3. HĐ luyện tập, thực hành: (8 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS tìm được phần vần theo yêu cầu của BT2, thực hiện đúng BT3.
* Cách tiến hành:
 Bài 2: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài. Viết phần vần của từng tiếng in đậm. 
- GV chốt lời giải đúng 
- Kết luận:Tiếng nào cũng phải có vần.
Bài 3: HĐ cặp đôi
 - HS đọc bài xác định yêu cầu đề bài
+ Nêu mô hình cấu tạo của tiếng ?
+ Vần gồm có những bộ phận nào ?
 (GV treo bảng phụ )
- Tổ chức hoạt động nhóm đôi
- Gọi đại diện các nhóm chữa bài
- Hướng dẫn học sinh rút ra nhận xét.
* GV chốt kiến thức: Bộ phận không thể thiếu trong tiếng là âm chính và thanh.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc cá nhân ghi đúng phần vần của tiếng từ 8- 10 tiếng trong bài, báo cáo kết quả
Tiếng 
Vần
Hiền 
Khoa
Làng
Mộ 
Trạch
iên
oa
ang
ô
ach
- HS đọc yêu cầu.
+ Âm đầu, vần và thanh
+ Âm đệm, âm chính và âm cuối
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm chữa bài
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung:
+ Phần vần của các tiếng đều có âm chính.
+ Có vần có âm đệm có vần không có; có vần có âm cuối, có vần không.
- HS nghe
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
 - Yêu cầu HS lấy VD tiếng chỉ có âm chính & dấu thanh, tiếng có đủ âm đệm, âm chính, âm cuối....
- A, đây rồi!
- Huyện Ân Thi
- Yêu cầu HS ghi nhớ mô hình cấu tạo vần.
- HS nghe và thực hiện
Toán (Tiết 7)
ÔN TẬP: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS biết cộng (trừ) hai phân số có cùng mẫu số, hai phân số không cùng mẫu số
- Rèn cho HS cách thực hiện thành thạo cách cộng hai phân số.
- HS làm bài 1, 2(a, b), bài 3.
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ ghi 2 quy tắc cộng , trừ phân số
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học 
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung tìm phân số của một số, chẳng hạn: Tìm của 50 ; của 36
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động ôn tập lí thuyết:(10phút)
*Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại cách cộng, trừ hai phân số cùng MS và khác MS.
*Cách tiến hành:
* Ôn lại cách cộng, trừ 2 phân số
- GV nêu ví dụ:
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính và thực hiện
- Muốn cộng (trừ) 2 PS có cùng MS ta làm thế nào? 
- Muốn cộng (trừ) 2 PS khác MS ta làm thế nào? 
* Kết luận: Chốt lại 2 quy tắc.
- HS theo dõi
- HĐ nhóm: Thảo luận để tìm ra 2 trường hợp: 
- Cộng (trừ) cùng mẫu số
- Cộng (trừ) khác mẫu số
- Tính và nhận xét.
- Cộng hoặc trừ 2 TS với nhau và giữ nguyên MS.
- QĐMS 2PS sau đó thực hiện như trên.
3. HĐ luyện tập, thực hành: (20 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS biết cộng ( trừ ) hai phân số có cùng mẫu số, hai phân số không cùng mẫu số và làm bài 1, 2(a, b), bài 3.
 *Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- GV nhận xét chữa bài. 
-KL: Muốn cộng(trừ) hai phân số khác MS ta phải quy đồng MS hai PS.
Bài 2 (a,b): HĐ cặp đôi
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- GV nhận xét chữa bài.
 *GV củng cố cộng, trừ STN và PS
Bài 3: HĐ nhóm 4
- 1 học sinh đọc đề bài.
- GV giao cho các nhóm phân tích đề, chẳng hạn như:
+ Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì?
+ Số bóng đỏ và xanh chiếm bao nhiêu phần hộp bóng ?
- Em hiểu hộp bóng nghĩa là như thế nào?
- Số bóng vàng chiếm bao nhiêu phần?
- Nêu phân số chỉ tổng số bóng của hộp?
- Tìm phân số chỉ số bóng vàng? 
- Yêu cầu HS làm bài. 
- GV nhận xét chữa bài.
- Tính
- Làm vở, báo cáo GV
- Tính
- HS thảo luận cặp đôi, làm bài vào vở, đổi vở để KT chéo, báo cáo GV 
- Đọc đề bài
 - Chiếm (hộp bóng)
- Hộp bóng chia 6 phần bằng nhau thì số bóng đỏ và xanh chiếm 5 phần.
- Bóng vàng chiếm 6- 5 =1 phần.
- P.số chỉ tổng số bóng của hộp là 
Số bóng vàng chiếm (hộp bóng)
- Các nhóm làm bài, báo cáo giáo viên
Giải
 PS chỉ số bóng đỏ và xanh là 
 (số bóng)
 PS chỉ số bóng vàng là
 ( số bóng)
 Đáp số: số bóng vàng
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
 - HS nêu lại cách cộng, trừ PS với PS ; PS với STN.
- HS nêu
Luyện từ và câu (Tiết 3)
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài tập đọc hoặc chính tả đã học (Bài tập 1); tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc (Bài tập 2), tìm được một số từ chứa tiếng quốc (Bài tập 3).
- Đặt câu được với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương(BT4).
 	* HS HTT có vốn từ phong phú, biết đặt câu với các từ ngữ nêu ở bài tập 4.
- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ vào đặt câu, viết văn.
- Yêu thích môn học
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
	- Giáo viên: Bảng phụ , Từ điển TV
	- Học sinh: Vở , SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Gọi thuyền" với nội dung là: Tìm từ đồng nghĩa với xanh, đỏ, trắng...Đặt câu với từ em vừa tìm được.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành: (26 phút) 
* Mục tiêu: HS hiểu được nghĩa của từ Tổ quốc và vận dụng làm được cácbài 
tập theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1, 
xác định yêu cầu của bài 1 ? yêu cầu HS giải nghĩa từ Tổ quốc.
- Tổ chức làm việc cá nhân.
- GV Nhận xét , chốt lời giải đúng
Bài 2: Trò chơi
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 2, 
- Xác định yêu cầu của bài 2 ?
 - GV tổ chức chơi trò chơi tiếp sức: Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
 - GV công bố nhóm thắng cuộc 
Bài 3: HĐ nhóm 4
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 
- Thảo luận nhóm 4. GV phát bảng phụ nhóm cho HS, HS có thể dùng từ điển để làm.
* HSM3,4 đặt câu với từ vừa tìm được.
Bài 4: HĐ cá nhân
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 
- GV giải thích các từ đồng nghĩa trong bài.
- Tổ chức làm việc cá nhân. Đặt 1 câu với 1 từ ngữ trong bài. HS M3,4 đặt câu với tất cả các từ ngữ trong bài.
- GV nhận xét chữa bài
 - HS đọc yêu cầu BT1, dựa vào 2 bài tập đọc đã học để tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc
- HS làm bài cá nhân, báo cáo kết quả
+ nước nhà, non sông
+ đất nước, quê hương 
- HS đọc bài 2
- HS các nhóm nối tiếp lên tìm từ đồng nghĩa. 
- VD: nước nhà, non sông, đất nước, quê hương, quốc gia, giang sơn 
- Cả lớp theo dõi 
- HS thảo luận tìm từ chứa tiếng quốc(có nghĩa là nước)VD: vệ quốc, ái quốc, quốc gia, 
- Nhóm khác bổ sung
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vào vở, báo cáo kết quả
- Lớp nhận xét
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(4 phút)
- Cho HS ghi nhớ các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc. 
- HS đọc lại các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc vừa tìm được
- Tìm thêm các từ chứa tiếng "tổ"
- HS nghe và thực hiện
Khoa học (Tiết 3)
NAM HAY NỮ ? (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan điểm của xã hội về vai trò của nam, nữ.
- Rèn kĩ năng nhận biết sự khác biệt về sinh học giữa nam và nữ.
- Tôn trọng các bạn cùng giới và các giới, không phân biệt nam, nữ.
- GDKNS : Kĩ năng phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ.
- Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
- Phẩm chất: 
- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ. 
- Biết đoàn kết yêu thương và giúp đỡ mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
 - Giáo viên: Sách giáo khoa, các tấm phiếu ghi sẵn đặc điểm của nam và nữ. 
 - Học sinh: Sách giáo khoa.	
2. Phương pháp và kĩ thuậtdạy học
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi"Ai nhanh, ai đúng" với nội dung: Nêu một số đặc điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học ? 
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chia thành 2 đội chơi. Chia bảng lớp thành 2 phần. Mỗi đội chơi gồm 6 bạn đứng thành hàng thẳng. Khi có hiệu lệnh chơi, mỗi bạn sẽ viết lên bảng một đặc điểm khác biệt giữa nam và nữ. Hết thời gian, đội nào nêu được đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng.
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25phút)
* Mục tiêu: Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
* Cách tiến hành:
* HĐ 1: Trò chơi "Ai nhanh, Ai đúng "
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn 
 - GV phát cho mỗi nhóm các tấm phiếu hướng dẫn HS cách chơi.
1. Thi xếp các tấm phiếu vào bảng dưới đây:
Nam
Nữ
Cả nam và nữ
Có 
âu
Lần lượt từng nhóm giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy. 
- GV lưu ý HS: Các thành viên của nhóm khác có thể chất vấn, yêu cầu nhóm đó giải thích rõ hơn 
Bước 2: GV đánh giá, kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc
3. Hoạt động luyện tập, thực hành: Thảo luận một số quan niệm xã hội về nam và nữ 
Bước 1: Làm việc theo nhóm
 - Phát phiếu ghi câu hỏi cho nhóm 
 - GV yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi 1, 2, 3, 4 (SGV trang 27)
 Bước 2: Làm việc cả lớp 
 Kết luận 2 : SGV trang 27
- Làm việc cả lớp
- Đại diện mỗi nhóm trình bày và giải thích.
- Trong quá trình thảo luận với các nhóm bạn, mỗi nhóm vẫn có quyền thay đổi lại sự sắp xếp của nhóm mình, nhưng phải giải thích được tại sao lại thay đổi.
- HS thảo luận câu hỏi và trả lời 
4.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5 phút)
- Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- HS đọc mục bạn cần biết SGK trang 4.
- HS nêu
- HS đọc
- Các bạn nam cần phải làm gì để thể hiện mình là phái mạnh ?
- HS trả lời
Thứ Tư ngày 15 tháng 9 năm 2021
Mĩ thuật (Tiết 2)
TẬP VẼ MỘT HOẠ TIẾT ĐỐI XỨNG ĐƠN GIẢN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết được các hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục.
- Biết cách vẽ và vẽ được các hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí.
- HS Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu, đều phù hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh, ảnh một số hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục.
- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động khởi động
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
 - Giới thiệu tranh, ảnh một số hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục trước lớp kết hợp đặt câu hỏi: 
 + Hoạ tiết này g

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_2_nam_hoc_2021_2022_pham_ngoc_anh.doc