Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương

Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương

Ngày dạy: / /

TOÁN

 Tiết 71: LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chiasố thập phân cho một số thập phân .

- Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho một số thập phân .

2.Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

3. Phẩm chất:

- GDHS say mê học toán, vận dụng dạng toán đã học vào thực tế cuộc sống để tính toán

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV : SGK, Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Hoạt động mở đầu: Khởi động

* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức của Hs và giúp Hs nắm sơ về bài mới

* Phương pháp, kĩ thuật: Động não

* Cách tiến hành

- Gọi HS nêu lại quy tắc chia một số thập phân cho số thập phân.

- 2Hs lên bảng làm bài tập, Hs làm bảng con

 75,5 : 2,5 9,6 : 0,24

- Nhận xét sửa bài

2. Hoạt động thực hành, luyện tập:

Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng chia một số thập phân cho một số thập phân.

* Mục tiêu: Củng cố kĩ năng chia một số thập phân cho một số thập phân và giải toán.

* Phương pháp, kĩ thuật: động não, thảo luận cặp đôi, bút đàm

* Cách tiến hành:

Bài 1:

- HS nêu yêu cầu bài

- Cho HS làm cặp đôi, sau đó so sánh kết quả với nhau.

- Một HS làm bảng phụ.

- GV quan sát giúp HS đặt tính và tính.

- Nhận xét sửa bài

Bài 2:

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- Muốn tìm thừa số trong một tích , ta làm thế nào?

- HS tự làm bài vào vở , sau đó đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi 1 HS đọc kết quả.

- GV xác nhận.

 

doc 31 trang cuongth97 09/06/2022 3030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Ngày dạy: / / 
TOÁN
 Tiết 71: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chiasố thập phân cho một số thập phân .
- Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho một số thập phân .
2.Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất:
- GDHS say mê học toán, vận dụng dạng toán đã học vào thực tế cuộc sống để tính toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV : SGK, Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức của Hs và giúp Hs nắm sơ về bài mới
* Phương pháp, kĩ thuật: Động não
* Cách tiến hành
- Gọi HS nêu lại quy tắc chia một số thập phân cho số thập phân.
- 2Hs lên bảng làm bài tập, Hs làm bảng con
 75,5 : 2,5 9,6 : 0,24
- Nhận xét sửa bài
2. Hoạt động thực hành, luyện tập:
Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng chia một số thập phân cho một số thập phân.
* Mục tiêu: Củng cố kĩ năng chia một số thập phân cho một số thập phân và giải toán.
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, thảo luận cặp đôi, bút đàm
* Cách tiến hành:
Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu bài
- Cho HS làm cặp đôi, sau đó so sánh kết quả với nhau.
- Một HS làm bảng phụ.
- GV quan sát giúp HS đặt tính và tính.
- Nhận xét sửa bài
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Muốn tìm thừa số trong một tích , ta làm thế nào?
- HS tự làm bài vào vở , sau đó đổi vở kiểm tra chéo.
- Gọi 1 HS đọc kết quả. 
- GV xác nhận.
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài.
- GS ghi tóm tắt bài toán lên bảng
+ Bài toán có thể giải bằng cách nào?
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài – lớp làm vào vở .
Bài giải
Một lít dầu hỏa cân nặng là:
3,925 : 5,2 = 0,76 (kg)
 Số lít dầu hỏa có là:
5,32 : 0,76 = 7 (lít)
 Đáp số: 7 lít dầu.
Bài 4:
- HS đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán nào đã học?
- Giải bài toán bằng cách nào?
- Hướng dẫn HS thực hiện phép chia để tìm số dư.
Thực hiện chia bình thường tới 2 chữ số ở phần thập phân của thương thì dừng lại. Dóng từ dấu phẩy gốc, xem số dư đứng ở hàng nào sau dấu phẩy, ta xác định chính xác.
- HS làm bài vào vở + bảng phụ.
- GV nhận xét sửa bài rút ra kết luận về số dư.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài cho Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài, làm bài tập vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
	 .
___________________________
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 72: LUYỆN TẬP CHUNG
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS thực hiện các phép tính với số thập phân qua đó củng cố các quy tắc chia có số thập phân
- Thực hiện tính toán nhanh và chính xác.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất
 - GDHS yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Bảng phụ. SGK, SGV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: động não 
* Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS nêu quy tắc chia số chia số thập phân cho số thập phân
- Thực hành tính: 1,32 : 4,3 = ?
 98,156 :4,63 =?
- Nhận xét
2. Hoạt động thực hành, luyện tập:
Hoạt động 1:Ôn tập về cấu tạo và ghi số thập phân, so sánh số thập phân
* Mục tiêu: Ôn tập về cấu tạo và ghi số thập phân, so sánh số thập phân
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, bút đàm
* Cách tiến hành :
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài, nêu cách làm.
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân vào vở
- Gọi 2HS lên bảng thực hiện phần a và phần b .
- Phần d, GV hướng dẫn HS chuyển phân số thành số thập phân để tính
- Gọi một số HS đọc kết quả phần d.
- GV nhắc lại quy tắc thứ tự thực hiện các phép tính. 
Bài 2:
HS nêu yêu cầu bài.
GV hướng dẫn HS chuyển các hỗn số thành số thập phân rồi thực hiện so sánh hai số thập phân
- HS làm bài vào vở + bảng phụ.
- HS sửa bài 
- GV nhận xét.
Hoạt động 2:Thực hành tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân
* Mục tiêu: HS biết thực hành tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, chia sẻ cặp đôi 
* Cách tiến hành :
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài.
Muốn tìm số dư trước hết phải làm gì?
HS làm cặp đôi.
Nêu cách xác định số dư nhanh và chính xác?
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài rồi chữa bài.
- Nhận xét sửa bài.
Bài 4: 
- HS đọc đề bài.
 + Trong bài x là những thành phần nào của phép tính?
 + Muốn tìm một thừa số của tích ta làm như thế nào?
 + Muốn tìm số chia ta làm thế nào?
- HS tự làm bài vào vở.
- Nhận xét sửa bài.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
 * Mục tiêu: nhằm giúp củng cố lại bài cho Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Dặn HS ôn tính chất của phép chia số tự nhiên, chia số thập phân.
- Nhận xét tiết học, về nhà học bài, làm bài tập vở bài tập và chuẩn bị bài sau
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 73: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng thực hành các phép chia có liên quan đến số thập phân.
- Vận dụng để giải quyết tình huống thực tiễn đơn giản.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3.Phẩm chất:
- GDHS yêu thích môn học, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Bảng phụ, giấy khổ to, bút dạ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu : Gợi nhớ kiến thức cũ của học sinh
* Phương pháp, kĩ thuật: động não
* Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS nêu quy tắc cộng, trừ các số thập phân .
- Thực hành tính: 34,61 – 16,35 = ?
- Gọi HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho 1 số thập phân.
- Thực hành tính: 3,9 : 2,6 =?
- Hai HS lên bảng làm, ở dưới làm bảng con.
- GV nhận xét
2. Hoạt động thực hành, luyện tập:
Hoạt động 1: Ôn tập về cách đặt tính và thực hiện phép tính trong biểu thức số .
* Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố về cách đặt tính và thực hiện phép tính trong biểu thức số .
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm, động não, bút đàm
* Cách tiến hành: 
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài, nêu cách làm.
- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm 4.
- Mỗi em thực hiện một phần; khi nêu kết quả phải đọc quy tắc để cả nhóm nghe và góp ý.
- GV theo dõi , giúp đỡ các nhóm.
- Gọi một số HS đọc kết quả tính và cách tính.
Bài 2:
HS nêu yêu cầu bài.
+ Nêu cách tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc( hoặc không có dấu ngoặc)?
GV hỏi HS về thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức số.
- HS làm bài vào vở + bảng phụ.
- HS sửa bài – Gv nhận xét.
- GV nhắc lại quy tắc thứ tự thực hiện các phép tính. .
Hoạt động 3:Thực hành tính +,-, x ,: số thập phân 
* Mục tiêu : HS biết thực hành tính +,-, x ,: số thập phân 
* Phương pháp, kĩ thuật: Động não
* Cách tiến hành: 
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài.
GV ghi tóm tắt bài toán lên bảng.
Bài toán yêu cầu gì?
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài rồi chữa bài.
- Nhận xét sửa bài.
Bài 4:
- HS đọc đề bài.
+ Trong bài x là những thành phần nào của phép tính?
+ Muốn tìm một thừa số của tích ta làm như thế nào?
+ Muốn tìm số chia ta làm thế nào?
+ Muốn tìm một số hạng của tổng ta làm như thế nào?
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- HS tự làm bài vào vở.
- Nhận xét sửa bài.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài cho Hs 
* Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi truyền thư, động não
* Cách tiến hành
- Dặn HS ôn lại các quy tắc tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
- Ôn lại tỉ số của hai số a: b viết như thế nào? Cho biết gì?
- Nhận xét tiết học, về nhà học bài, làm bài tập vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
__________________________
	Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 74: TỈ SỐ PHẦN TRĂM.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
- HS bước đầu hiểu về tỉ số phần trăm (xuất phát từ khái niệm tỉ số và ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm)
- Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm. 
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất:
 - Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Hình vẽ ví dụ 1 như trong sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Tìm tỉ số của hai số a và b biết:
a) a=3 ; b=5 	b) a=36 ; b=54
- HS làm bảng con và bảng lớp:- GV kiểm tra kết quả
- Hỏi: Tỉ số của hai số 36 và 54 cho biết gì? 
- GV nhận xét bài cũ.
Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ làm quen và học dạng toán tỉ số mới qua bài
 “ Tỉ số phần trăm ”.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm tỉ số phần trăm
* Mục tiêu: Bước đầu biết được về tỉ số phần trăm. 
* Phương pháp, kĩ thuật: Giảng giải – minh họa, thảo luận nhóm, động não
* Cách tiến hành
Ví dụ 1: 
- HS quan sát hình vẽ và nhắc lại bài toán.
- HS thảo luận nhóm 4, tìm tỉ số ghi vào bảng con. 
- Gọi HS lên bảng thực hiện – lớp làm bảng con.
- Tỉ số cho biết gì?
- GV nhận xét và cho HS đọc “ Hai mươi lăm phần trăm”
- Ta nói : 25% là tỉ số phần trăm.
- Vậy tỉ số phần trăm và tỉ số có liên hệ gì với nhau?
- GV: Tỉ số phần trăm là dạng đặc biệt của tỉ số.
Hoạt động 2: Hình thành ý nghĩa của tỉ số phần trăm
* Mục tiêu: HS biết ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm.
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ
* Cách tiến hành : 
Ví dụ 2 ở SGK gọi HS tóm tắt:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm tỉ số theo yêu cầu của ví dụ 2.
- Yêu cầu HS:
+ Viết tỉ số của số HS giỏi và số HS toàn trường (80 : 400)
+ Đổi thành phân số thập phân có mẫu số là 100
 + Viết thành tỉ số phần trăm.
- Giới thiệu ý nghĩa của tỉ số phần trăm như kết luận VD 2 SGK
 + Tỉ số phần trăm vừa tìm được cho biết gì?
3. Hoạt động Thực hành luyện tập.
* Mục tiêu: HS làm được các bài tập trong SGK
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, thảo luận nhóm đôi, bút đàm
* Cách tiến hành
Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu bài và giải thích bài mẫu.
- HS tự làm vào vở (cá nhân)
- 1 HS đọc kết quả cả lớp đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau 
- GV xác nhận để HS chữa bài
Bài 2- HS nêu yêu cầu bài.
- GV yêu cầu 1 HS trả lời câu hỏi bài toán (miệng)
- HS cả lớp làm bài vào vở 
- Nhận xét sửa bài.
Bài 3:
- HS đọc đề bài.
- HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu nội dung, cách làm.
- 1 HS lên bảng làm bài bảng phụ – lớp làm vở.
- Yêu cầu HS nêu cách viết của hai số thành dạng tỉ số phần trăm.
- Nhận xét sửa bài.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm :
* Mục tiêu: giúp hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
	* Cách tiến hành
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò Hs về nhà học bài, làm bài tập vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
___________________________
	Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 75: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số .
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số. 
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất:
- GDHS yêu thích môn học, biết động não và hợp tác với bạn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bảng phụ ghi cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Động não
* Cách tiến hành
- Viết thành tỉ số phần trăm
3/4 ; 35/ 100 ; 600/1000
- HS làm bảng con và bảng lớp:
- GV kiểm tra kết quả:
+ Hỏi:Nêu cách phân biệt tỉ số và tỉ số phần trăm? 
- GV nhận xét bài cũ.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Hình thành cách tìm tỉ số phần trăm của hai số 
* Mục tiêu: Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, giảng giải – minh họa
* Cách tiến hành
* GV nêu ví dụ 1: 
- HS nhắc lại bài toán.
- HS thảo luận nhóm đôi, tìm tỉ số của số HS nữ và số HS toàn trường ghi vào bảng con. 
- Gọi HS lên bảng thực hiện – lớp làm bảng con.
- Yêu cầu HS đổi tỉ số tìm được ra tỉ số phần trăm .
- GV gợi ý: Cần làm xuất hiện mẫu số 100( tức chia cho 100)
* Muốn số đó không bị thay đổi thì ta phải làm như thế nào?
- Ta viết gọn cách tính như sau:
315 : 600 = 0,525 = 52,5%
- Ta nói 52,5% là tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS toàn trường
- GV yêu cầu HS nhắc lại 
- GV hỏi: Ta thực hiện mấy bước?
- GV chốt lại hai bước thực hành tính.
Hoạt động 2: Hình thành kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm
* Mục tiêu: Bước đầu hình thành kĩ năng giải dạng toán về tỉ số phần trăm.
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành:
- GV gọi HS đọc bài toán ở SGK:
- Gv hỏi: Muốn tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển ta làm như thế nào?
- Gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
3. Hoạt động Thực hành luyện tập.
* Mục tiêu: HS làm được các bài tập trong SGK
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm đôi, động não, bút đàm
* Cách tiến hành
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài và giải thích bài mẫu.
- HS tự làm vào vở (cá nhân)
+ Một HS đọc kết quả cả lớp đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau
- GV xác nhận để HS chữa bài
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài.
- GV yêu cầu 1 HS trả lời câu hỏi bài toán ( miệng)
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét sửa bài.
Bài 3:
- HS đọc đề bài.
- HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu cách làm.
- 1 HS lên bảng làm bài bảng phụ – lớp làm vở.
- Yêu cầu HS nêu cách viết của hai số thành dạng tỉ số phần trăm.
- Nhận xét sửa bài.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật:, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Nhận xét tiết học 
- Dặn dò Hs về nhà học bài, làm bài tập vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
___________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP ĐỌC
Tiết 29: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
	Theo Hà Đình Cẩn
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu được nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. 
- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, phát âm chính xác tên người dân tộc: Y Hoa, Rok, giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức trang trọng; vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất:
- GDHS biết yêu quý cô giáo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: SGK, Tranh minh họa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: giúp kiểm tra kiến thức cũ của Hs và giới thiệu bài mới
* Phương pháp, kĩ thuật: Động não
* Cách tiến hành:
- HS đọc thuộc lòng bài thơ: Hạt gạo làng ta và trả lời câu hỏi
+ Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
- Nhận xét, . 
- Gv dùng tranh để giới thiệu bài. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc 
* Mục tiêu : Giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc
* Phương pháp, kĩ thuật: đọc hợp tác
* Cách tiến hành
- HS khá giỏi toàn bài 1 lần .
- HS đọc từng đoạn : 4 HS 
	+ Đoạn 1 : Căn nhà khách quý
	+ Đoạn 2 : Y Hoa .chém nhát dao
	+ Đoạn 3 : Già Rok xem cái chữ nào!
	+ Đoạn 4 : Phần còn lại 
Lần 1 : Sửa phát âm , ngắt nghỉ và giọng đọc: Y Hoa, Rok, Chư Lênh 
Lần 2 : Giải thích từ khó: 
	+ buôn, nghi thức, gùi, cột nóc
Lần 3: GV chỉnh sửa những chỗ sai sót cho HS. 
- HS đọc theo nhóm đôi. 
- GV đọc theo mẫu toàn bài. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
* Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ
* Cách tiến hành: 
- Các nhóm lần lượt thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì? 
(Dự kiến : để mở trường dạy học )
	+ Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
( Mọi người đến rất đông, ăn mặc quần áo như đi hội – Họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thanh tới cửa bếp giữa sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung – họ dẫn cô giáo bước lên lối đi lông thú – Trưởng buôn người trong buôn. )
	+ Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ” ?
( Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.)
	+ Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
( Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết ) 
- Nhận xét, chốt ý chính. 
- HS nêu ý đoạn. 
3. Hoạt động thực hành, luyện tập:
Hoạt động 1 : Luyện đọc diễn cảm: 
* Mục tiêu: Phát âm chính xác tên người dân tộc: Y Hoa, Rok, giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức trang trọng; vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ.
* Phương pháp, kĩ thuật: thi đua
* Cách tiến hành
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm. 
- HS thi đọc diễm cảm trước lớp. 	
- Nhận xét, tuyên dương HS .
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Học sinh nêu nội dung của bài
- Đọc trước bài “Về ngôi nhà đang xây “
- GV nhận xét giờ học . 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
___________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP ĐỌC
Tiết 30: VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
	Đồng Xuân Lan 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu được ý nghĩa của bài thơ : Hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta. 
- Đọc trôi chảy lưu loát diễn cảm bài thơ .	
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất:
-Yêu quý thành quả lao động, luôn trân trọng và giữ gìn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, tranh minh họa SGK
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs và giới thiêu bài mới
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- HS đọc bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo và trả lời câu hỏi SGK
- Nhận xét, . 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1:Luyện đọc
* Mục tiêu: Giúp HS đọc lưu loát và diễn cảm 
* Phương pháp, kĩ thuật: Động não, đọc hợp tác
* Cách tiến hành:
- HS khá giỏi toàn bài 1 lần .
- Chia đoạn:
 + Đoạn 1: “Từ đầu đến còn nguyên màu vôi, gạch”
 + Đoạn 2: Đoạn còn lại
- 3HS đọc nối tiếp từng đoạn, mỗi HS một khổ thơ.
Lần 1 : Sửa phát âm , ngắt nghỉ & giọng đọc .
+ giàn giáo, huơ huơ, sẫm biếc, rãnh tường, trát vữa, 
Lần 2 : Giải thích từ khó: 
+ , rãnh tường, trát vữa, 
Lần 3 : GV chỉnh sửa những chỗ sai sót cho HS. 
- HS đọc theo nhóm đôi. 
- GV đọc theo mẫu toàn bài. 
Hoạt động 2:Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của bài thơ : Hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ, động não
* Cách tiến hành:
- Các nhóm lần lượt thảo luận và trả lời các câu hỏi:
	+ Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
	+ Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà?
	+ Tìm những hình ảnh nhân hóa làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi?
	+ Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
- Nhận xét, chốt ý chính. 
- HS nêu ý đoạn. 
3. Hoạt động thực hành, luyện tập:
Hoạt động 1 :Luyện đọc diễn cảm 
* Mục tiêu: nhằm giúp Hs đọc diễn cảm tốt hơn
* Phương pháp, kĩ thuật: thi đua
* Cách tiến hành
- 2 HS đọc
- GV hướng dẫn giọng đọc
- GV chọn đoạn hướng dẫn HS đọc 
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm
- HS thi đọc diễm cảm trước lớp đọc đoạn mà mình thích. 
- Nhận xét , tuyên dương học sinh .
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Nêu nội dung chính của bài 
- Đọc trước bài “Thầy thuốc như mẹ hiền “
- GV nhận xét giờ học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
___________________________
Ngày dạy: / / 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 29 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa từ hạnh phúc (BT1); tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được mốt số từ ngữ chứa tiếng phúc ( BT2, BT3) ; xác định được yếu tố quan trong nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc (BT4).
- Biết trao đổi, tranh luận cùng các bạn để có nhận thức đúng về Hạnh phúc. 
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất
- Giáo dục học sinh tình cảm gia đình đầm ấm hạnh phúc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ của học sinh
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- HS đọc đoạn văn tả người mẹ đang cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức.
- Nhận xét.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu nghĩa của từ Hạnh phúc
* Mục tiêu: Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : tr/ch hoặc thanh hỏi/ thanh ngã 
* Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành:
Bài 1 
- HS đọc nội dung bài tập 1.
- HS ghi lại kết quả làm việc của mình vào bảng con. 
- Nhận xét .( ý b)
Bài 2 :
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS thảo luận theo nhóm đôi và điền vào bảng phụ.
- HS trình bày bài làm, nhận xét.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập:
Hoạt động 1: Tranh luận về Hạnh phúc
* Mục tiêu: Biết trao đổi, tranh luận cùng các bạn để có nhận thức đúng về Hạnh phúc.
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, thảo luận nhóm. 
* Cách tiến hành:
Bài 4 : 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập .
- HS thảo luận theo nhóm 4 và trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác chất vấn.
- GV chốt ý chính.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài hco Hs
* Cách tiến hành
- Nhận xét tiết học. Dặn về nhà làm bài tập, chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
___________________________
Ngày dạy: / / 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 30: TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- HS liệt kê được những từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp, các dân tộc anh em trên đất nước ; từ ngữ miêu tả hình dáng của người ; các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè.
- Từ những từ ngữ miêu tả hình dáng của người, viết được một đoạn miêu tả hình dáng của một người cụ thể. 
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất
- GDHS yêu Tiếng Việt, hình thành ở các em tình cảm đẹp về gia đình, thầy cô, bạn bè qua các thành ngữ, tục ngữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Bảng phụ. Bút dạ, giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh
* Phương pháp, kĩ thuật: thư giãn
* Cách tiến hành : 
- GV cho học sinh khởi động bằng bài nhảy Chicken dance
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới :
Hoạt động 1: Liệt kê những từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp, các dân tộc anh em.
* Mục tiêu: HS liệt kê được những từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp, các dân tộc anh em trên đất nước; từ ngữ miêu tả hình dáng của người.
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, thảo luận nhóm đôi, bút đàm
* Cách tiến hành
* GV phát phiếu học tập
Từ chỉ người thân	Từ chỉ nghề nghiệp	Từ chỉ các dân tộc anh em
M:	 cha mẹ	công nhân	Ba-na
- HS đọc yêu cầu của BT1 và thảo luận theo nhóm đôi.
- 1 HS làm bảng phụ.
- HS trình bày. Nhận xét.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập:
Hoạt động1: Các câu thành ngữ, tục ngữ..
* Mục tiêu:HS biết nêu ra các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè.
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, làm việc theo nhóm
* Cách tiến hành
 Bài 2:
- HS đọc yêu cầu của BT2 . 
- HS thi tìm theo nhóm 4.
- Nhận xét và biểu dương những những nhóm tìm được nhiều và đúng nhất.
Hoạt động 2 : Tìm những từ ngữ miêu tả hình dáng của người	
* Mục tiêu: HS biết tìm những từ ngữ miêu tả hình dáng của người
* Cách tiến hành
- HS đọc yêu cầu BT3.
- HS làm miệng, nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
Hoạt động 1 : Viết đoạn văn tả người
* Mục tiêu: Từ những từ ngữ miêu tả hình dáng của người, viết được một đoạn miêu tả hình dáng của một người cụ thể.
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, bút đàm
* Cách tiến hành
- HS đọc yêu cầu BT4.
- HS tự viết vào vở, 1 HS viết bảng phụ.
- HS trình bày bài làm
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà làm bài tập,chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
__________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP LÀM VĂN
Tiết 29: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI 
(Tả hoạt động)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nắm được cách tả hoạt động của người (các đoạn của bài văn, nội dung chính của từng đoạn, các chi tiết tả hoạt động).
- Viết được một đoạn văn (chân thật, tự nhiên), tả hoạt động của người (nhiệm vụ trọng tâm). 2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục HS lòng yêu mến mọi người xung quanh, say mê sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV: Bảng phụ ghi sẵn lời giải của bài tập 1.
Bài tập chuẩn bị: quan sát hoạt động của một người thân hoặc một người mà em yêu mến.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh nắm được cách tả hoạt động của người (các đoạn của bài văn, nội dung chính của từng đoạn, các chi tiết tả hoạt động).
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, bút đàm
* Cách tiến hành
Bài 1:
1 Hs đọc bài 1 – Cả lớp đọc thầm.
Hs làm việc cá nhân – trả lời câu hỏi. Cả lớp nhận xét bổ sung ý, câu hay.
Các đoạn của bài văn.
• Câu mở đoạn.
+ Đoạn 1: Bác Tâm loang ra mãi (Câu mở đoạn: Bác Tâm, mẹ của Thư đang chăm chú làm việc).
+ Đoạn 2: Tả kết quả lao động của bác Tâm – mảng đường được và rất đẹp, rất khéo (Câu mở đoạn: Mảng đường hình chữ nhật đen nhánh hiện lên).
+ Đoạn 3: Câu mở đoạn: Bác Tâm đứng lên vươn vai mấy cái liền.
• Nội dung từng đoạn.
+ Tả hoạt động ngoại hình của bác Tâm khi đã vá xong mảng đường, đứng lên ngắm lại kết quả lao động của mình.
+ Tay phải cầm búa, tay trái xép rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh. Bác đập đều đều xuống những viên đá, hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.
2. Hoạt động thực hành, luyện tập: 
* Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh viết được một đoạn văn (chân thật, tự nhiên), tả hoạt động của người (nhiệm vụ trọng tâm).
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, bút đàm
* Cách tiến hành
Bài 2:	
Viết một đoạn văn tả hoạt động của một người thân hoặc một người mà em yêu mến.
Hs đọc phần yêu cầu và gợi ý.
Hs làm bài.
Hs đọc lên đoạn văn đã hoàn chỉnh.
Cả lớp nhận xét.
Quan sát và ghi lại kết quả quan sát của em bé đang độ tuổi tập đi, tập nói.
• Gv nhận xét chốt chân thật, tự nhiên.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: 
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Cách tiến hành
Hoàn tất bài tập 3.
Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
 Ngày dạy: / / 
TẬP LÀM VĂN
Tiết 30: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI 
(Tả hoạt động)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Biết lập dàn ý chi tiết cho một bài văn tả một em bé đang ở độ tuổi tập đi và tập nói – Dàn ý với ý riêng.
- Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành mộty đoạn văn (tự nhiên, chân thực) tả hoạt động của em bé.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất
- Giáo dục HS lòng yêu mến người xung quanh và say mê sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV: Giầy khổ to – Sưu tầm tranh ảnh về một số em bé ở độ tuổi này.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ của học sinh
* Phương pháp, kĩ thuật: cá nhân
* Cách tiến hành
Hs lần lượt đọc kết quả quan sát bé đang ở độ tuổi tập đi và tập nói.
Gv nhận xét.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh biết lập dàn ý chi tiết cho một bài văn tả một em bé đang ở độ tuổi tập đi và tập nói – Dàn ý với ý riêng.
* Phương pháp, kĩ thuật: trực quan, động não, bút đàm
* Cách tiến hành
Bài 1:	
Lập dàn ý cho bài văn tả một em bé đang ở độ tuổi tập đi và tập nói.
Hs đọc rõ yêu cầu đề bài.
Cả lớp đọc thầm.
Hs quan sát tranh, hình ảnh sưu tầm.
Lần lượt Hs nêu những hoạt động của em bé độ tuổi tập đi và tập nói.
Cả lớp nhận xét.
Lưu ý: dàn ý có thể nêu vài ý tả hình dáng của em bé.
+ Tả hoạt động là yêu cầu trọng tâm.
· Gv nhận xét: đúng độ tuổi đang tập đi tập nói: Tránh chạy tới sà vào lòng 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_15_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi_huong.doc