Giáo án Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Trí

Giáo án Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Trí

Tiết 27 Bài: CHUỖI NGỌC LAM

I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết

• Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.

o Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

 Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập, chăm học chăm làm, đoàn kết yêu thương

II. Đồ dùng dạy học:

+ GV: Tranh phóng to.Ghi đoạn văn luyện đọc.

+ HS: Bài soạn, SGK.

 

docx 41 trang cuongth97 3380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học: 2021 - 2022
Tuần 14
CÁCH NGÔN: Chia rẽ thì chết đoàn kết thì sống
NGÀY
MÔN
TIẾT CT
BÀI
Thứ Hai
6-12-2021
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Đạo đức
14
27
66
14
14
-Sinh hoạt dưới cờ
-Chuỗi ngọc lam.
-Chia 1 STN cho 1 STN mà thương tìm được là 1 STP
-Thu Đông 1947, Việt Bắc “Mồ chôn giặc Pháp”
-Tôn trọng phụ nữ
Thứ Ba
7-12-2021
L từ&câu
Toán
Khoa học 
Kể chuyện
27
67
27
14
-Ôn tập các từ loại
-Luyện tập
-Thủy tinh. Tơ sợi
-Pa–Xtơ và em bé
Thứ Tư
8-12-2021
Tập đọc
Toán
Âm nhạc
Tập L văn
Kĩ thuật
28
68
/
27
14
-Hạt gạo làng ta
-Chia một số tự nhiên cho một số thập phân
-GV chuyên
-Làm biên bản cuộc họp
-Ôn kiến thức đã học (Toán)
Thứ Năm
9-12-2021
Chính tả
Toán
Khoa học
L từ&câu NGLL
14
69
28
28
14
-Chuỗi ngọc lam.Buôn Chư Lênh đón cô giáo
-Luyện tập
-Sự chuyển thể của chất
-Ôn tập về từ loại (tt)
-Thi kể chuyện về lịch sử Việt Nam
Thứ Sáu
10-12-2021
Tập L văn
Mĩ thuật
Toán
Địa lý
HĐTT
28
/
70
14
14
-Luyện tập làm biên bản một cuộc họp
-GV chuyên
-Chia một STP cho một STP
-Giao thông vận tải
-Tổng kết tuần
Ngày dạy: Thứ hai 06/12/2021
Môn:	 Tập đọc
Tiết 27 	Bài:	CHUỖI NGỌC LAM
I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật. 
Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập, chăm học chăm làm, đoàn kết yêu thương
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Tranh phóng to.Ghi đoạn văn luyện đọc.
+ HS: Bài soạn, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc đúng văn bản.
Giáo viên giới thiệu chủ điểm.
Chia bài này mấy đoạn?
- Truyện gồm có mấy nhân vật?
Đọc tiếp sức từng đoạn.
GV giải nghĩa thêm từ: lễ Nô-en
Giáo viên đọc diễn cảm bài văn.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài và đọc diễn cảm theo từng đoạn.
* Đoạn 1: 
- GV có thể chia đoạn này thành 3 đoạn nhỏ để HS luyện đọc:
Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Pi-e lấy chuỗi ngọc đưa cho cô bé... Đừng đánh rơi nhé!
* Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai? 
* Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không? Chi tiết nào cho biết điều đó?
-GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng lời các nhân vật 
* GV ghi bảng ý 1
* Đoạn 2: 
Gợi ý: Em đọc đoạn sau của truyện: Cửa lại mở...Tiếng chuông từ một giáo đường gần đó bất đầu đổ.
* Chị của cô bé tìm gặp Pi-e làm gì?
Gợi ý: Em nhận xét qua các chi tiết sau:
- Câu trả lời của Pi-e: Em đã trả giá rất cao. Bằng toàn bộ số tiền em có.
- Bé Gioan mua chuỗi ngọc lam với tấm lòng biết ơn lớn lao dành cho chị.
* Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
Gợi ý: Em hãy suy nghĩ về tấm lòng của bé Gioan, chú Pi-e và người chị của Gioan.
- GV chốt ý 
* GV ghi bảng ý 2 
- GV ghi bảng nội dung chính bài 
3. Hoạt động ứng dụng thực hành:
v	Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
Giáo viên đọc mẫu.
Học sinh đọc.
4. Hoạt động nối tiếp:
Thi đua theo bàn đọc diễn cảm.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Về nhà tập đọc diễn cảm.
- Chuẩn bị: “Hạt gạo làng ta”
- Nhận xét tiết học
Hoạt động lớp.
- Vì hạnh phúc con người.
Lần lượt học sinh đọc từng đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến người anh yêu quý”
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
Chú Pi-e và cô bé.
Nhận xét từ, âm, bạn phát âm sai.
Học sinh đọc phần chú giải.
	Hoạt động nhóm, lớp.
Mỗi tố 3 HS tiếp nối nhau đọc 2-3 lượt 
- Từng cặp HS luyện đọc đoạn 1.
+ Đoạn 1: Từ đầu ... gói lại cho cháu 
+ Đoạn 2: Tiếp theo .... Đừng đánh rơi nhé!
+ Đoạn 3: Phần còn lại
* Cô bé Gioan mua chuỗi ngọc lam để tặng chị gái trong dịp lễ Nô-en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô sau khi mẹ mất.
* Gioan không đủ tiền để mua chuỗi ngọc.
* Chi tiết cho biết cô bé không đủ tiền mua là: Cô bé mở khăn tay, để lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập lợn đất. Chú Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé rồi lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền.
* Ý 1: Cuộc đối thoại giữa Pi-e và cô bé
- 3 HS đọc theo sự phân vai
- Từng cặp HS đọc đoạn 2
* Chị của Gioan không tin em gái mình có tiền mua chuỗi ngọc nên tìm đến tiệm hỏi xem có phải ngọc thật không và nó được bán với giá tiền là bao nhiêu.
* Vì để mua món quà dành tặng chị gái, em bé đã mua nó bằng tất cả số tiền có được. Món quà ấy còn là tất cả tấm lòng mà cô bé muốn gửi đến chị của mình. 
* Ba nhân vật đều những người tốt, nhân hậu:
- Gioan muốn dành tất cả số tiền mà mình có được để mua quà tặng chị gái – người đã thay mẹ nuôi em từ bé.
- Pi-e cảm thông với tình cảm của Gioan và muốn giúp đỡ cô bé. Anh đã gỡ bỏ mảnh giấy ghi giá tiền và bán rẻ chuỗi ngọc lam cho cô bé. Chính điều này đã đem lại niềm vui cho cả hai chị em Gioan.
- Người chị khi nhận món quà thì biết em gái mình không thể mua nổi chuỗi ngọc nên đã đi tìm gặp chủ tiệm để hỏi, muốn trả lại món hàng.
* Ý 2: Cuộc đối thoại giữa Pi-e và chị cô bé
Hoạt động lớp, cá nhân.
-Nêu giọng đọc của bài: câu hỏi, câu cảm, nghỉ hơi đúng sau dấu ba chấm, thể hiện thái độ tế nhị nhưng thẳng thắn của nhân vật, ngần ngại nêu câu hỏi, nhưng vẫn hỏi 
Học sinh lần lượt đọc.
Tổ chức học sinh đóng vai nhân vật đọc đúng giọng bài văn.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Các nhóm thi đua đọc
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ hai 06/12/2021
Môn:	 Toán
Tiết 66 Bài: CHIA SỐ TỰ NHIÊN CHO SỐ TỰ NHIÊN MÀ
 THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ SỐ THẬP PHÂN
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
BT: 1a;2
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV:	Phấn màu. 
+ HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS củng cố phép cộng, trừ, nhân số thập phân.
	 Ví dụ 1:
	27 : 4 = ? m
Giáo viên chốt lại.
v	Hoạt động 2:Hướng dẫn HS bước đầu thực hiện phép chia những số tự nhiên
 Ví dụ 2: Tổ chức HS thảo luận nhóm đôi
	43 : 52 = ?
•	Giáo viên chốt lại: Theo ghi nhớ.
3. Hoạt động ứng dụng thực hành:
	* Bài 1a: Đặt tính rồi tính
Học sinh làm bảng con.
a) * 12 : 5 = 2,4 
 * 23 : 4 = 5,75 
 * 882 : 36 = 24,5
* Bài 2: Thảo luận nhóm 4 
 May 25 bộ quần áo như nhau hết 70m vải. Hỏi may 6 bộ quần áo như thế hết bao nhiêu mét vải? 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
 *Học sinh nhắc lại quy tắc chia
- Chuẩn bị: “Luyện tập”.
- Nhận xét tiết học 
Hoạt động cá nhân, lớp.
Tổ chức cho học sinh làm bài.
Lần lượt học sinh trình bày.
Cả lớp nhận xét.
	27 : 4 = 6 m (dư 3m)
 27 4
 30 6,75
 20
 0
	•	Thêm 0 vào bên phải số dư, đánh dấu phẩy bên phải số 6,® 30 phần 10 m hay 30 dm.
	•	Chia 30 dm : 4 = 7 dm ® 7 phần 10 m. Viết 7 vào thương, hàng phần 10 dư 2 dm.
	•	Thêm 0 vào bên phải số 2 được 20 (20 phần trăm mét hay 20 cm, chia 20 cm cho 4 ® 5 cm (tức 5 phần trăm mét). Viết 5 vào thương hàng p/trăm.
	•	Thương là 6,75 m
	•	Thử lại: 6,75 ´ 4 = 27 m
HS thảo luận nhóm đôi
43,0 52
 1 40 0,82
 36
Chuyển 43 thành 43,0
Đặt tính rồi tính như phép chia 
 43, 0 : 52 
Học sinh dựa vào ví dụ, nêu ghi nhớ.
+ Làm việc cá nhân
* Học sinh đọc đề; làm bài; sửa bài.
 Học sinh nêu lại cách làm.
12 5 23 4 882 36 
 20 2,4 30 5,75 162 24,5 
 0 20 180 
 0 0 
Thảo luận nhóm 4 đại diên trình bày
*Học sinh đọc đề – Tóm tắt:
	25 bộ quần áo	: 70 m
	 6 bộ quần áo	: ?m
Giải:
Số vải để may 1 bộ quần áo là:
 70 : 25 = 2,8(m)
Số vải để may 6 bộ quần áo là:
 2,8 x 6 = 16,8(m)
 Đáp số: 16,8m
*Học sinh nhắc lại quy tắc chia.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ hai 07/12/2020
Môn:	Lịch sử
Tiết 14: Bài: THU ĐÔNG – 1947, VIỆT BẮC “MỒ CHÔN GIẶC PHÁP”
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Việt Bắc Thu-đông 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi – Phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến.
Ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên Viêt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến.
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, hiểu biết cơ bản về Lịch sử, tìm tòi và khám phá.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: - Bản đồ hành chính Việt Nam.Lược đồ phóng to.
- Tư liệu về chiến dịch Việt Bắc năm 1947.
+ HS: - Tư liệu lịch sử.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
I. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
v	Hoạt động 1:Lý do địch mở cuộc tấn công
+ Sau khi chiếm các thành phố lớn thực dân pháp đã có những âm mưu gì?
+ Trước âm mưu của Pháp Đảng và Chủ tich Hồ Chí Minh họp quyết định điều gì?
3. Hoạt động ứng dụng thực hành:
II. Hình thành biểu tượng về chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
v	Hoạt động 2:Diễn biến chiến dịch
- GV sử dụng lược đồ Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Việt Bắc Thu-đông 1947.
+ Thời gian và lực lượng của địch tiến công lên Việc Bắc
+ Nêu một số địa danh tiêu biểu cho chiến thắng của ta trong chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947.
+ Sau hơn một tháng bị sa lầy quân Pháp có những thiệt hại gì?
→ Giáo viên nhận xét, chốt.
v	Hoạt động 3:Ý nghĩa
+ Chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947 có ý nghĩa như thế nào.
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947?
Nêu 1 số câu thơ viết về Việt Bắc mà em biết?
® Giáo viên nhận xét ® tuyên dương.
- Chuẩn bị: “Chiến thắng Biên Giới ”
- Nhận xét tiết học 
Họat động nhóm đôi.
→ Đại diện 1 số nhóm trả lời
+ Mở cuộc tấn công quy mô lớn lên căn cứ địa Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta nhằm mau chống kết thúc chiến tranh.
+ Quyết định phải phá tan cuộc tấn công của giặc
→ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Họat động nhóm 4.
- Học sinh đọc thông tin SGK trang 30
- Đại diện nhóm trình bày
+ Tháng 10 – 1947, quân Pháp chia làm 3 mũi (nhảy dù, đường bộ và đường thủy) tiến công lên Việt Bắc.
+ Bắc Cạn, Chợ Mới, Bông Lau, Đoan Hùng
+ Chết hơn 3000 tên, bị bắt hàng trăm tên, 16 máy bay bị bắn rơi, hàng trăm xe cơ giới bị phá hủy, nhiều tàu chiến và ca nô bị bắn chìm.
Hoạt động cá nhân
+ Ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của thực dân Pháp, bảo vệ được cơ quan đầu não. Chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của địch hoàn toàn bị thất bại.
* HS nêu
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ hai 06/12/2021
Môn:	Đạo đức
Tiết 14: 	Bài:	 TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (Tiết 1)
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày. Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ, Biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự nhận thức; xác định giá trị.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
GV + HS: - Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện ca ngợi người phụ nữ Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Giới thiệu 4 tranh trang 22/ SGK.
Nêu y/cầu cho từng nhóm: Giới thiệu ND 1 bức tranh dưới hình thức tiểu phẩm, bài thơ, bài hát 
Chọn nhóm tốt nhất, tuyên dương.
vHoạt động 2: Học sinh thảo luận cả lớp.
+ Em hãy kể các công việc của phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết?
+ Tại sao những người phụ nữ là những người đáng kính trọng?
Nhận xét, bổ sung, chốt.
* Ghi nhớ: SGK
3. Hoạt động ứng dụng thực hành:
	v	Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
Thảo luận nhóm theo bài tập 1.
+ Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ?
+ Việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ?
Thảo luận nhóm theo bài tập 2.
+ Giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh thảo luận các ý kiến trong bài tập 2.
* Kết luận: Ý kiến (a), (d) là đúng. 
* Không tán thành ý kiến (b), (c), (đ)
4. Hoạt động nối tiếp:
Nêu yêu cầu cho học sinh. 
* GV Kết luận: 
- Tìm hiểu và chuẩn bị giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng (có thể là bà, mẹ, chị gái, cô giáo hoặc một phụ nữ nổi tiếng trong xã hội).
- Chuẩn bị: “Tôn trọng phụ nữ “ (t2)
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động nhóm 6.
-Các nhóm thảo luận.
Từng nhóm trình bày.
Bổ sung ý.
Hoạt động nhóm đôi, cả lớp.
+ Trong gia đình: người phụ nữ thường chăm sóc gia đình nhiều hơn là đàn ông từ việc dọn dẹp, nấu nướng, chăm sóc, chăm lo cho con cái.
- Xã hội: người phụ nữ giờ có thể gánh vác được hết hầu hết công việc từ việc nặng nhọc đến công việc trí thức hay là lãnh đạo đất nước.
+ Bởi người phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội nên đáng kính trọng.
-Đọc ghi nhớ.
Hoạt động nhóm bàn.
+ Là (a), (b)
+ Là (c), (d)
Hoạt động nhóm 4.
-Các nhóm thảo luận.
Từng nhóm trình bày.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh trình bày bài làm.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ ba 07/12/2021
 Môn:	 Luyện từ và câu
Tiết 27: 	Bài:	ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng ở BT1; nêu được quy tắt viết hoa danh từ riêng đã học (BT2); tìm được đại từ xưng hô theo yêu caauf của BT3; thực hiện được yêu cầu của BT4abc. HS Khá giỏi làm được BT4.
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, văn học và ngôn ngữ.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Giấy khổ to phô tô nội dung bảng từ loại.
+ HS: Bài soạn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức đã học về các từ loại: danh từ, đại từ.
* Bài 1: Đọc đoạn văn sau. Tìm danh từ riêng và 3 danh từ chung trong đoạn văn.
- Chị! – Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào. – Chị Chị là chị gái của em nhé!
Tôi nhìn em cười trong hai hàngnước mắt kéo vệt trên má:
- Chị sẽ là chị của em mãi mãi!
Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đènmàu, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi xa, khi gần chào mừng mùa xuân. Một năm mới bắt đầu.
- Gv dán nội dung cần ghi nhớ:
+ Danh từ chung là tên của một loại sự vật.
+ Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. DTR luôn luôn được viết hoa.
Chú ý : các từ chị, chị gái in đậm sau đây là DT, còn các từ chị, em được in nghiêng là đại từ xưng hô 
* Bài 2: Nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học
• Giáo viên nhận xét – chốt lại.
+ Tên người, tên địa lý → Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.
+ Tên người, tên địa lý → Tiếng nước ngoài → Viết hoa chữ cái đầu.
+ Tên người, tên địa lý → Tiếng nước ngoài được phiên âm Hán Việt → Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.
+ Yêu cầu HS viết các từ sau: An-đéc-xen. La-phông-ten. Tây-Ban-Nha. Tiểu học Nguyễn Thượng Hiền. Nhà giáo Ưu tú – Huân chương Lao động.
 *Bài 3: Tìm đại từ xưng hô trong đoạn văn ở bài tập 1
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nâng cao kỹ năng sử dụng danh từ, đại từ.
* Bài 4:Tìm trong đoạn văn ở bài tập 1:
® GV mời 4 em lên bảng.
a) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì?
b) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai thế nào?
c) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai là gì?
d) Một danh từ tham gia bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai là gì?
→ GV nhận xét + chốt.
3. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
Đặt câu có DT, đại từ làm chủ ngữ.
- Chuẩn bị: “Tổng kết từ loại (tt)”.
- Nhận xét tiết học
Hoạt động cá nhân, lớp.
*Học sinh đọc yêu cầu bài 1 
- HS trình bày định nghĩa DTC và DTR
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn để tìm DTC và DTR
- HS trình bày kết quả
Đáp án:
DTC: giọng, chị gái, hàng, nước mắt, vệt, má, chị, tay, má, mặt, phía, ánh đèn, màu, tiếng đàn, tiếng hát, mùa xuân, năm.
DTR:Nguyên
- Cả lớp nhận xét 
* Làm việc cá nhân
*Học sinh đọc yêu cầu bài 2.
HS nhắc lại quy tắc viết hoa DTR
- Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó. Ví dụ: Võ Thị Sáu, Hà Nội 
- Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
Ví dụ: Pa-ri, Vich-to Huy-gô 
- Những tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết hoa giống như cách viết tên riêng Việt Nam. Ví dụ: Lý Bạch, Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược 
- Học sinh lần lượt viết.
- Các đại từ xưng hô là: chị, em, tôi, chúng tôi.
- Cả lớp nhận xét.
* Học sinh đọc bài – Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Thảo luận nhóm, đàm thoại
+ Học sinh đọc yêu cầu bài 4.
HS làm bài viết ra danh từ – đại từ.
a)Nguyên quay sang tôi giọng nghẹn ngào
DT
+ Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước
ĐT
mắt kéo vệt trên má.
+ Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má.
 DT
+ Tôi chẳng buồn lau mặt nữa.
ĐT
+ Chúng tôi đứng vậy nhìn ra phía xa
ĐT
 sáng rực ánh đèn màu ..
b) Một măm mới bắt đầu.
Cụm DT
c) Chị là chị gái của em nhé!
ĐT gốc DT
+ Chịsẽ là chị của em mãi mãi.
 ĐT gốc DT
d) Chị là chị gái của em nhé!
 DT
+ Chị sẽ là chị của em mãi mãi.
 DT
* Danh từ làm vị ngữ - từ chị trong hai câu trên phải đứng sau từ là.
*Thi đua theo tổ đặt câu.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ ba 07/12/2021
 Môn: Toán
Tiết 67 Bài: LUYỆN TẬP 
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
BT: 1, 3, 4
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
Phẩm chất: Chăm học, Tự tin, trung thực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV:	Phấn màu, bảng phụ; Phiếu học tập
+ HS: Vở bài tập, bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS củng cố quy tắc và thực hành thành thạo phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân.
 Bài 1: Tính	
Phương pháp giải 
- Biểu thức chỉ chứa phép nhân và phép chia ta tính lần lượt từ trái sang phải.
- Biểu thức có chứa phép nhân, phép chia, phép cộng và phép trừ thì ta tính phép nhân, phép chia trước, tính phép cộng và phép trừ sau.
a) 5,9 : 2 + 13,06 
b) 35,04 : 4 – 6,87
c) 167 : 25 : 4 
d) 8,76 × 4 : 8
- Giáo viên chốt lại: Thứ tự thực hiện các phép tính
v	Hoạt động 2:Hướng dẫn HS cách tính chiều dài, chiều rộng và diện tích của hình chữ nhật hình chữ nhật.
 Bài 3: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 24m, chiều rộng bằng 25 chiều dài. Tính chu vi và diện tích của mảnh vườn đó?
Phương pháp giải
- Tính chiều rộng = chiều dài × 25
- Chu vi = (chiều dài + chiều rộng) × 2.
- Diện tích = chiều dài × chiều rộng.
	 Bài 4:Trong 2 giờ xe máy đi được 93 km. Trong hai giờ ô tô đi được 103 km. Hỏi mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy bao nhiêu ki-lô-mét?
Phương pháp giải 
- Số km xe máy đi được trong 1 giờ = số km xe máy đi được trong 3 giờ : 3
- Số km ô tô đi được trong 1 giờ = số km ô tô đi được trong 2 giờ : 2.
- Số km mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy = số km ô tô đi được trong 1 giờ − số km xe máy đi được trong 1 giờ.
3. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
Nhắc lại nội dung luyện tập.
- Dặn học sinh chuẩn bị xem trước bài ở nhà.
- Chuẩn bị: “Chia một số tự nhiên cho một số thập phân”
- Nhận xét tiết học.
+ Làm việc cá nhân
-Học sinh đọc đề bài – Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh làm bài.
 5,9 : 2 + 13,06 
 = 2,95 + 13,06
 = 16,01
35,04 : 4 – 6,87 
 = 1,89 – 6,87 
 = 1,89
 167 : 25 :4 
 = 6,68 : 4 
 = 1,67
8,76 × 4 : 8 
 = 35,04 : 8 
 = 4,38
Nêu tính chất áp dụng: Chia một STP với một STN; cộng (trừ) STP với STP
- Cả lớp nhận xét.
+ Thảo luận nhóm 4
 Học sinh đọc đề – Cả lớp đọc thầm.
- Phân tích
Tóm tắt đề toán.
24m
 ?m
P = ?m
S = ?m2
 Chiều dài:
 Chiều rộng:
Giải:
 Chiều rộng hình chữ nhật là:
 (24:5) × 2 = 9,6 (m)
Chu vi mảnh vườn là:
 (24 + 9,6) × 2 = 67,2 (m)
 Diện tích mảnh vườn là:
 24 × 9,6 = 230,4 (m2)
Đáp số: 67,2 m ; 230,4 m2
+Phiếu bài tập cá nhân
 Học sinh đọc đề bài – Cả lớp đọc thầm.
Cả lớp làm bài vào phiếu
Giải:
Quãng đường xe máy đi được trong 1 giờ là:
 93 : 3 = 31 (km)
Quãng đường ô tô đi được trong 1giờ là:
 103 : 2 = 51,5 (km)
Trong 1giờ quãng đường ô tô đi được dài hơn xe máy là:
 51,5 – 31 = 20,5 (km)
 Đáp số: 20,5 km
Lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhóm đôi.
Thi đua giải bài tập.
	3 : 4 : 0,75
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ ba 07/12/2021
 Môn: Khoa học
Tiết 27: Bài: THỦY TINH. TƠ SỢI 
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
- Nhận biết một số tính chất của thủy tinh, tơ sợi
- Nêu được công dụng của thủy tinh, tơ sợi
- Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh, tơ sợi
- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
- Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV & HS: - Thông tin và hình SGK (2 bài)
 	 - Một số đồ dùng bằng thủy tinh, tơ sợi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.HĐ Khởi động: Thi kể tên những đồ vật làm bằng thủy tinh, tơ sợi.
-GV giới thiệu bài- ghi đề
2.Hình thành kiến thức mới: 
Hoạt động 1 : tính chất của thủy tinh, tơ sợi
Mục tiêu : Phát hiện một số tính chất của thủy tinh, tơ sợi
+ Tiến hành : Làm việc theo cặp
- HD quan sát các hình trang 60 +66 và trả lời câu hỏi SGK
- Gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.
* Kết luận : 
Hoạt động 2: Công dụng của thủy tinh, tơ sợi
 Mục tiêu : Kể tên các vật liệu để sản ra thuỷ tinh.- Nêu công dụng của thuỷ tinh.
+ Tiến hành: làm việc theo nhóm.
- HDHS thảo luận các câu hỏi trang 61+67 SGK. 
* GV nhận xét, chốt ý
- Liên hệ giáo dục: việc khai thác tài nguyên cát để làm thủy tinh nếu không có kế hoạch sẽ gây cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
+ Em hãy kể tên một số đồ dùng từ thủy tinh mà em biết ?Kể tên tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
Hoạt động 3 : Cách bảo quản
mục tiêu : Nêu được cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh, tơ sợi.
+ Tiến hành: Yêu cầu HS thảo luận và nêu cách bảo quản đồ dùng bằng thủy tinh, tơ sợi.
- GV nhận xét, chốt : khi sử dụng hoặc lau, rửa cần phải nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh ..
3. Hoạt động nối tiếp:
- Củng cố: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi.
+ Kể tên một số đồ dùng bằng thủy tinh, tơ sợi và nêu tính chất của thủy tinh, tơ sợi?
+ Nêu công dụng của thủy tinh chất lượng cao? tơ sợi tự nhiên, tơ sợi nhân tạo?
+ Bảo quản đồ dựng bằng thủy tinh, tơ sợi bằng cách nào ?
- Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài “Sự chuyển thể của chất”
-HS thi tiếp sức
 -HS làm việc theo cặp.
- Một số HS trình bày kết quả làm việc.
- HS làm việc nhóm.
- Đại diện trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Liên hệ, trả lời.
- Làm việc theo nhóm 3.
- Đại diện trình bày.
-HS trả lời
-Nhận xét
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ ba 07/12/2021
 Môn: Kể chuyện
Tiết 14: Bài: PA - XTƠ VÀ EM BÉ
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Dựa vào lời kể của Gv và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện. Biêt trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ghi nhớ.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: Bộ tranh phóng to trong SGK.
+ Học sinh: Bộ tranh SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh.
Đề bài 1: Kể lại câu chuyện theo tranh: “Pa-xtơ và em bé”.
• Giáo viên kể chuyện lần 1.
• Viết lên bảng tên riêng từ mượn tiếng nước ngoài: Lu-iPa-xtơ, cậu bé Giô-dép, thuốc vắc-xin, 
• Giáo viên kể chuyện lần 2.
Kể lại từng đoạn của câu chuyện,dựa vào tranh
3. Hoạt động ứng dụng thực hành:
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào bộ tranh.
• Dựa vào lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh minh họa, kể lại từng đoạn câu chuyện.
Gợi ý: Em theo dõi lời kể của thầy cô, kết hợp quan sát tranh và kể lại từng đoạn của câu chuyện.
*Tranh 1: Chú bé Giô-dép bị chó dại cắn được đưa từ vùng quê xa xôi đến Pa-ri nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa. Nhìn vẻ đau đớn của em bé và đôi mắt đỏ dọc của người mẹ, lòng Pa-xtơ se lại.
* Tranh 2: Đêm đã khuya, Pa-xtơ vẫn ngồi trước bàn làm việc, nét mặt đầy ưu tư. Vắc xin chữa bệnh dại ông chế ra có tác dụng ở loài vật, nhưng ông chưa thử nghiệm lên người bao giờ. Ông muốn cứu cậu bé nhưng còn lo lắng.
* Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
4. Hoạt động nối tiếp:
Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
Nhận xét, tuyên dương.
- Chuẩn bị: “Chuẩn bị kể lại câu chuyện em đã đọc, đã nghe”.
- Nhận xét tiết học. 
Hoạt động lớp.
Học sinh đọc yêu cầu của đề bài.
Cả lớp lắng nghe.
HS lần lượt kể quan sát từng tranh.
	Hoạt động nhóm, lớp.
+ Tổ chức nhóm đôi.
- Lần lượt trong nhóm, nhóm trưởng cho từng học sinh kể.
* Tranh 3:Ngày hôm sau, Pa-xtơ quyết định tiêm vắc-xin cho cậu bé, đây là loại vắc-xin có độc tính cao. Ông hồi hộp theo dõi.
* Tranh 4: Pa-xtơ tiêm mũi tiêm cuối cùng. Ông lo lắng vô cùng, phải mất bảy ngày chờ đợi.
* Tranh 5: Qua ngày thứ bảy, em bé đã khỏe mạnh, bình yên.
* Tranh 6: Sau thành công vang dội ấy, rất nhiều bệnh nhân nhờ ông cứu chữa. Phòng thí nghiệm của ông trở thành viện Pa-xtơ – viện chống bệnh dại đầu tiên trên thế giới.
* HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
Cả lớp nhận xét – chọn nhóm kể hay nhất biết diễn tả phối hợp với tranh.
* Ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện muốn ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ. Tài năng và tấm lòng nhân hậu đã giúp ông cống hiến cho loài người một phát minh khoa học lớn lao.
Lớp chọn bạn kể hay nhất.
PA - XTƠ VÀ EM BÉ
 Ngày 6-7-1885, chú bé Giô-dép chín tuổi bị chó dại cắn đã hai ngày. Mẹ của Giô-dép đưa cậu từ vùng quê xa xôi lên thủ đô Pa-ri nhờ Pa-xtơ cứu chữa. Cậu bé bị mười bốn vết cắn ở tay vì che mặt khi chó xông đến. Tính mạng của cậu chỉ được tính bằng từng ngày. Nhìn vẻ mặt đau đớn của cậu bé và nỗi lòng của người mẹ, Pa- xtơ vô cùng đau khố khi nghĩ đến một ngày kia cậu bé phát bệnh rồi đau đớn ra đi...
 Đêm đã khuya, vậy mà Pa-xtơ không tài nào chợp mắt được. Vắc-xin chữa bệnh dại ông đã tìm ra nhưng chỉ mới thí nghiệm có kết quả trên loài vật. Còn trên cơ thể người thì chưa. Ông rất muốn cứu cho cậu bé nhưng không thể lấy em làm vật thí nghiệm. Bởi, nếu có tai biến gì thì sao?
 Sáng hôm sau, ông thảo luận với đồng nghiệp và quyết định tiêm cho Giô-dép, hi vọng có thể cứu được em. Và thế rồi, ngay chiều hôm ấy 7-7-1885, ông đã tiêm vắc-xin cho Giô-dép. Những ngày sau, ông tiếp tục tiêm vắc-xin có độc tố tăng dần. Chín ngày trôi qua, đối với ông dằng dặc như chín tháng. Phát tiêm thứ mười với thứ vắc-xin có độc tính rất cao. Đây là phát tiêm quyết định tính mạng của Giô-dép. Bởi vậy mà suốt cả đêm Pa-xtơ đã thức trắng. Sáng ra, ông quyết định tiêm phát thứ mười.
 Sau khi tiêm xong, Pa-xtơ tự tay dắt Giô-dép lên giường, an ủi em. Thêm bảy ngày nữa chờ đợi làm cho Pa-xtơ tóc càng bạc trắng hơn. Dù chân trái bị bại liệt, Pa-xtơ vẫn thường xuyên chống gậy đến thăm Giô-dép.
 Qua được ngày thứ bảy, cậu bé vần mạnh khỏe, bình yên. Lúc này, ông mới thơ phào nhẹ nhõm. Như vậy ông đã thành công trong việc chữa bệnh dại.
 Sau thành công vang dội ấy, người ta liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của ông những người bị chó dại cắn. Phòng thí nghiệm của ông trở thành Viện Pa-xtơ - viện chống dại đầu tiên trên thế giới.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ tư 08/12/2021
 Môn:	 Tập đọc
Tiết 28 	Bài:	HẠT GẠO LÀNG TA
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng. Tình cảm. 
Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hạt gạo được làm nên công sức của nhiều người. là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh.
 (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 2-3 khổ thơ)
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập, chăm học chăm làm, đoàn kết yêu thương
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Tranh vẽ phóng to. 
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Luyện đọc.
Yêu cầu học sinh đọc tiếp từng khổ thơ.
• Giáo viên đọc mẫu.
 Giáo viên kết hợp ghi từ khó.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm h

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_14_nam_hoc_2021_2022_nguyen_tan_tri.docx