Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương

Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương

TOÁN

Tiết 61: LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Củng cố phép cộng, trừ, nhân số thập phân.

- Bước đầu nắm được quy tắc nhân một tổng các số thập phân với số thập phân

- Củng cố kỹ năng đọc viết số thập phân và cấu tạo của số thập phân.

- Rèn HS thực hiện tính cộng, trừ, nhân số thập phân nhanh, chính xác.

2. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

3. Phẩm chất:

- GDHS yêu thích môn học. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.* Giúp HS: Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân. Bước đầu biết nhân một tổng các số thập phập phân với một số thập phân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Bảng phụ , SGK ; Bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Hoạt động mở đầu: Khởi động

* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức của Hs và giúp Hs nắm sơ về bài mới

* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ

* Cách tiến hành

- GV gọi 4 HS lên bảng làm

- Lớp cùng làm vào nháp

- GV và HS cùng nhận xét.

Tính bằng cách thuận tiện nhất:

 a). 1,25 x 800 x 6,7 b). 7,89 x 0,5 x 200

 c). 4,5 x 2,5 x 40 x 80 d). 2,5 x 5,5 x 2 x 4

- GV nhận xét và cho HS.

Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài: trong tiết toán này, chúng ta cùng luyện tập về phép cộng , phép trừ, phép nhân các số thập phân.

* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm

2. Hoạt động thực hành, luyện tập:

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS củng cố phép cộng, trừ, nhân số thập phân.

* Mục tiêu: giúp HS củng cố phép cộng, trừ, nhân số thập phân

 

doc 31 trang cuongth97 09/06/2022 2320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 	THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 61: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 	
- Củng cố phép cộng, trừ, nhân số thập phân.
- Bước đầu nắm được quy tắc nhân một tổng các số thập phân với số thập phân 
- Củng cố kỹ năng đọc viết số thập phân và cấu tạo của số thập phân.
- Rèn HS thực hiện tính cộng, trừ, nhân số thập phân nhanh, chính xác.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu thích môn học. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.* Giúp HS: Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân. Bước đầu biết nhân một tổng các số thập phập phân với một số thập phân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bảng phụ , SGK ; Bảng con 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức của Hs và giúp Hs nắm sơ về bài mới
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- GV gọi 4 HS lên bảng làm 
- Lớp cùng làm vào nháp
- GV và HS cùng nhận xét.
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
	a). 1,25 x 800 x 6,7	 b). 7,89 x 0,5 x 200
	c). 4,5 x 2,5 x 40 x 80	d). 2,5 x 5,5 x 2 x 4
- GV nhận xét và cho HS. 
Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài: trong tiết toán này, chúng ta cùng luyện tập về phép cộng , phép trừ, phép nhân các số thập phân.
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm
2. Hoạt động thực hành, luyện tập:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS củng cố phép cộng, trừ, nhân số thập phân.
* Mục tiêu: giúp HS củng cố phép cộng, trừ, nhân số thập phân
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, bút đàm
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS ôn kĩ thuật tính.
- GV cho HS nhắc lại quy tắc + – ´ số thập phân.
Bài 1:	
- HS đọc, xác định đề yêu cầu đề bài.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, dồng thời nêu miệng cách đặt tính .
- Lớp làm vào vở, nhận xét bài làm trên bảng cả về cách đặt tính và kết quả tính .
- GV nhận xét, cho HS. ( Kết quả a/ 404,91 b/ 53,648 c/ 163,744 )
- HS sửa bài.
Bài 2: HS đọc, xác định yêu cầu đề bài 
- GV hỏi: 
+ Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, . ta làm như thế nào?
+ Muốn nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; . ta làm như thế nào?
+ GV gọi HS lần lượt áp dụng cách tính nhẩm để nêu kết quả từng phép tính .
+ Lớp cùng nhận xét kết quả .
 a) 782,9 b) 26530,7 c) 6,8 
 7,829 2,65307 0,068 )
- GV chốt lại
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS bước đầu nắm được quy tắc nhân một tổng các số thập phân với số thập phân.
* Mục tiêu: Bước đầu giúp HS nắm được quy tắc nhân một tổng các số thập phân với số thập phân
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, giao nhiệm vụ, bút đàm 
* Cách tiến hành
Bài 3 :
- Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi HS hỏi dạng toán này các em đã học chưa? Các em sẽ giải theo cách nào?
- Giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. Hỏi HS:
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tìm gì?
+ Muốn biết mua 3,5 kg đường cùng loại phải trả ít hơn mua 5 kg đường là bao nhiêu tiền, em phải làm gì? 
+ Muốn tính được số tiền phải trả cho 3,5 kg đường em phải biết được gì? 
+ Giá của mỗi kg đường được tính như thế nào?
- HS làm bài vào vở + bảng phụ ,
- Nhận xét sửa bài
 Giải 
 Giá 1 kg đường cùng loại là :
 38 500 : 5 = 7 700 (đồng)
 Mua 3,5 kg đường thì hết :
 7 700 x 3,5 = 26 950 (đồng )
 Số tiền phải trả ít hơn là :
 38 500 - 26 950 = 11 550 (đồng )
 Đáp số : 11 550 đồng
- GV chốt và củng cố lại kiến thức về nhân một số thập phân với một số tự nhiên 
Bài 4:
- Gọi HS đọc, xác định yêu cầu đề 
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra quy tắc nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.
	+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a+b)xc và axc+bxc, khi a=2,4; b=3,8 và c=1,2.
	+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a+b)xc và axc+bxc, khi a=6,5; b=2,7 và c=0,8.
	+ Vậy khi thay chữ bằng số thì giá trị của hai biểu thức (a+b)xc và axc+bxc như thế nào so với nhau?
- GV ghi bảng: (a + b) x c = a x c + b x c
	+ Hãy phát biểu quy tắc nhân một tổng các số tự nhiên với một số tự nhiên.
	+ Quy tắc trên có đúng với các số thập phân không? Hãy giải thích ý kiến của em?
ð	GV kết luận: Khi có một tổng các số thập phân nhân với một số thập phân, ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau.
- GV yêu cầu HS vận dụng quy tắc vừa học để làm bài. 1 HS lên làm vào bảng phụ, lớp làm vào vở đối chiếu 
- Nhận xét, sửa chữa 
- Gọi HS nhắc lại kết luận
- GV chốt lại quy tắc một số nhân một tổng và ngược lại một tổng nhân một số
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài cho Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Gọi HS nhắc lại kiến thức có trong tiết học: 
 + Nhân một số thập phân với một số tự nhiên 
 + Nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân và ngược lại
- GV nhận xét giờ học .
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung .
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
___________________________
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 62: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 	
- Củng cố về phép cộng, trừ, nhân số thập phân.
- Biết vận dụng quy tắc nhân một tổng các số thập phân với số thập phân để làm tính toán và giải toán 
- Củng cố kỹ năng về giải bài toán có lời văn liên quan đến đại lượng tỉ lệ
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.- GDHS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ. SGK,
- Bảng con .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: động não 
* Cách tiến hành:
- Gọi HS nêu tính chất nhân một tổng hai số thập phân với một số thập phân. Thực hành tính theo cách thuận tiện nhất. 3,61 x 1,7 + 1,7 x 6,39
- Nhận xét
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Thực hành quy tắc cộng, trừ và nhân số thập phân.
* Mục tiêu :- Củng cố về kĩ năng cộng, trừ và nhân các số thập phân. Biết cách thực hành vận dụng tính chất nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân vào việc tính giá trị của biểu thức số. 
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, giao nhiệm vụ, bút đàm, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành :
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài
- HS làm bài vào vở + bảng phụ.
- Nhận xét sửa bài.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS nêu hai cách có thể tính được bài 2.
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài.
- HS trình bày kết quả bài làm - Nhận xét bổ sung.
Bài 3a:
- HS nêu yêu cầu bài. 
- GV hướng dẫn: 0,12 x 400 = (0,12 x 100) x 4
4,7 x 5,5 - 4,7 x 4,5 = 4,7 x (5,5 – 4,5)
- HS làm bài vào vở + bảng phụ 
- Nhận xét sửa bài.
Bài 3b:
- HS nêu tính chất của số 1 trong phép nhân và phép chia.
- Nêu các tính chất của phép nhân hai số thập phân.
- HS làm bài cá nhân và trình bày kết quả.
- Nhận xét bổ sung.
3.Hoạt động luyện tập, thực hành
Hoạt động 1: Giải toán
* Mục tiêu :Củng cố về giải toán liên quan đại lượng tỉ lệ
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, giao nhiệm vụ, bút đàm 
* Cách tiến hành :
Bài 4:
- HS đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán nào đã học? Giải bài toán bằng cách nào?
- HS làm bài vào vở + bảng phụ.
- Nhận xét sửa bài.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm giúp củng cố lại bài cho Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Nêu tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép nhân?
- HS nêu lại quy tắc cộng, trừ và nhân các số thập phân.
- Về nhà học bài, làm bài tập vở bài tập 
- Chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
__________________________
Ngày dạy: / / 
TOÁN
 Tiết 63: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Giúp HS nắm được quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Bước đầu tìm được kết quả của một phép tính chia một số thập phân cho một số tự nhiên và vận dụng để giải toán (đơn giản).
- Rèn HS chia nhanh, chính xác, khoa học.	
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu thích môn họ, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK. Vẽ vào bảng phụ ví dụ 1SGK trang 63.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Hoạt động mở đầu: khởi động
* Mục tiêu : Gợi nhớ kiến thức cũ của học sinh
* Phương pháp, kĩ thuật: động não
* Cách tiến hành:
- 2 HS lên bảng làm bài: a/ 84 : 4 ; b/ 7258 : 19
- GV chốt ba thao tác: chia, nhân, trừ
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm quy tắc chia.
* Mục tiêu : Biết cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
* Phương pháp, kĩ thuật: giảng giải – minh họa
* Cách tiến hành: 
* GV giới thiệu ví dụ 1, HS nhắc lại đề toán.
- Muốn biết mỗi đoạn dây dài bao nhiêu mét ta làm như thế nào? ( 8,4 : 4)
- Hướng dẫn HS chuyển về phép chia hai số tự nhiên bằng cách đổi 8,4m = 84dm.
- Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
* GV giới thiệu ví dụ 2: 72,58 : 19
- Một HS lên bảng thực hiện phép chia – lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét sửa bài.
+ Qua hai ví dụ em hãy nêu cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
ð Quy tắc SGK trang 64
3. Hoạt động Thực hành luyện tập
* Mục tiêu : Bước đầu biết thực hành phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên ( trong làm tính , giải bài toán ).
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm
* Cách tiến hành: 
Bài 1:
 - HS nêu yêu cầu bài
- Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm như thế nào?
- HS làm bảng con + bảng lớp 
- Nhận xét sửa bài.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?
- HS làm vở + bảng phụ 
- Nhận xét sửa bài 
- Lưu ý HS câu b
Bài 3:
- HS đọc đề bài. 
- Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tính gì?
- Muốn biết trung bình mỗi giờ người đó đi được bao nhiêu km ta làm như thế nào?
- HS làm bài vào vở + bảng phụ 
- Nhận xét sửa bài.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài cho Hs 
* Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi truyền thư
* Cách tiến hành
- HS nêu lại quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Về nhà học bài, làm bài tập vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
__________________________
	Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 64: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: 
- Thực hành tốt phép chia số thập phân cho số tự nhiên.
-Củng cố quy tắc chia thông qua bài toán có lời văn.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- Giúp HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phấn màu, bảng phụ, VBT. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- HS nêu lại quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Nhận xét, 
2. Hoạt động thực hành luyện tập:
Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
* Mục tiêu : Rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên. 
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, bút đàm
* Cách tiến hành
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài
- Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm như thế nào?
- HS làm bài bảng con + bảng lớp 
- Nhận xét sửa bài.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện 2 phép chia.
22,44 : 18 và 43,19 : 21
- Lớp làm vào nháp.
- Sau khi hạ hết các chữ số của số bị chia để chia thì có gì khác so với các phép chia trước.
- GV giới thiệu số dư trong phép chia số thập phân cho một số tự nhiên.
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài.
- Gọi hai HS lên bảng làm bài – lớp làm vào nháp.
- GV lưu ý HS: Khi chia số thập phân cho số tự nhiên nếu còn dư ta có thể chia tiếp bằng cách thêm chữ số 0 vào bên phải số dư rồi tiếp tục chia.
Hoạt động 2: Giải toán .
* Mục tiêu : Củng cố quy tắc chia thông qua giải bài toán có lời văn .
* Phương pháp, kĩ thuật: gợi mở, bút đàm
* Cách tiến hành : 
Bài 4:
- HS đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán nào đã học? Giải bài toán bằng cách nào?
- HS làm bài vào vở + bảng phụ.
- Nhận xét sửa bài.
3. Hoạt đông vận dụng, trải nghiệm
	* Mục tiêu: giúp hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
	* Cách tiến hành
- Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm như thế nào?
- Về nhà học bài, làm bài tập vở bài tập và chuẩn bị bài sau. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
___________________________
	Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 65: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000, 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
- HS hiểu và bước đầu thực hành quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000.
- Rèn HS chia nhẩm cho 10, 100, 1000 nhanh, chính xác.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- GDHS say mê môn học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, Bảng quy tắc như trong sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu : Kiểm tra bài cũ.
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Gọi HS trả lời: Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm như thế nào?
- Thực hiện phép toán sau:
 a/ 54,75 : 5 b/ 125,8 : 37 c/ 182,4 : 24 d/ 32,48 : 8
- Nhận xét, 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Hình thành quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, 
* Mục tiêu : HS nắm quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, .
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, giảng giải – minh họa
* Cách tiến hành
* GV nêu ví dụ 1: 213,8 : 10 = ?
- Gọi HS lên bảng thực hiện – lớp làm bảng con.
- HS nhận xét về kết quả phép chia này so với số thập phân đã cho?
- Nhận xét
* Tương tự GV giới thiệu ví dụ 2: 89,13 : 100 = ?
- Gọi HS đặt tính và thực hiện.
- Em có nhận xét gì về kết quả của phép chia này so với số bị chia.
+ Qua hai ví dụ em hãy nêu cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, .
ð Quy tắc SGK trang 66 
3. Hoạt động Thực hành luyện tập.
* Mục tiêu : Hiểu và bước đầu thực hành quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, .
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, trò chơi, chia sẻ nhóm đôi
* Cách tiến hành:
Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu bài.
- Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ta làm như thế nào?
- HS làm bài và nêu miệng kết quả.
- Nhận xét
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài.
- Muốn nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ; ta làm như thế nào?
- HS làm bài vào vở + bảng phụ.
- Nhận xét sửa bài.
ð Nhận xét: Khi chia một số thập phân cho 10 và nhân số đó với 0,1 thì kết quả của chúng như thế nào?
- Tương tự chia cho 100 và nhân với 0,01.
Bài 3:
- HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tìm gì?
- 1 HS lên bảng làm bài bảng phụ – lớp làm vở.
- Nhận xét sửa bài.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:.
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Gọi HS nhắc lại: Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ta phải làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: về nhà học bài, làm bài tập vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
Ngày dạy: / / 
TẬP ĐỌC
Tiết 25: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
	Theo Nguyễn Thị Cẩm Châu
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được từ ngữ trong bài.
- Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm một công dân nhỏ tuổi .	 
- Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn.
- Giọng kể chậm rãi; nhanh và hồi hộp đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng., ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ gợi tả, phù hợp với nội dung từng đoạn, tính cách nhân vật.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
 3. Phẩm chất: 
-Có ý thức BVMT thiên nhiên, yêu mến quê hương đất nước.
- Tích hợp BVMT : Giáo dục các em biết bảo vệ rừng không chặt phá rừng bừa bãi , và ngăn chặn những hành vi xấu làm tổn thất tài sản của nhà nước ..
- Tích hợp KNS : Ứng phó với căng thẳng (linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ). 
- Giáo dục QP-AN: Nêu những tấm gương học sinh có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm.
- Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, Tranh minh họa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: giúp kiểm tra kiến thức cũ của Hs và giới thiệu bài mới
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành:
- HS đọc bài: Hành trình của bầy ong và trả lời câu hỏi. 
- Nhận xét, 
Dạy bài mới:
- GV giới thiệu bài: Dùng tranh. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
Hoạt động 1: Luyện đọc 
* Mục tiêu : Giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc
* Phương pháp, kĩ thuật: đọc hợp tác
* Cách tiến hành
- HS khá giỏi toàn bài 1 lần .
- HS đọc nối tiếp từng đoạn .
 + Đoạn 1: Ba em làm ra trồng rừng chưa? 
 + Đoạn 2 : Qua khe lá thu lại gỗ
 + Đoạn 3: Phần còn lại 
Lần 1 : Sửa phát âm , ngắt nghỉ và giọng đọc .
+ loanh quanh, bành bạch, sợi dây chão, đứng khựng lại
Lần 2 : Giải thích từ khó: 
+ sợi dây chão, đứng khựng lại
+ rô bốt, còng tay : SGK/ 125 
Lần 3 : GV chỉnh sửa những chỗ sai sót cho HS. 
- HS đọc theo nhóm đôi. 
- GV đọc theo mẫu toàn bài. 
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: Cảm thụ bài và trả lời câu hỏi .
* Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ
* Cách tiến hành: 
- HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi:
+ Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện ra điều gì?
+ Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy:
a) Bạn là người thông minh.
b) Bạn là người dũng cảm.
+ Trao đổi với bạn cùng lớp để làm rõ ý sau:
c) Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?
d) Em học tập ở bạn nhỏ được điều gì?
- Nhận xét, chốt ý chính. => ghi bảng
- HS nêu ý đoạn. 
3. Hoạt động thực hành, luyện tập:
Hoạt động 1:Luyện đọc diễn cảm: 
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm
* Phương pháp, kĩ thuật: thi đua
* Cách tiến hành
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm. 
- HS thi đọc diễm cảm trước lớp. 
- Nhận xét , tuyên dương học sinh.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Hs nhắc nội dung chính của bài 
- Đọc trước bài “Trồng rừng ngập mặn”
- GV nhận xét giờ học. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
___________________________
Ngày dạy: / / 
CHÍNH TẢ ( Nhớ– viết)
Tiết 13: HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS nhớ và viết đúng chính tả bài “Hành trình của bầy ong”.
- Luyện viết đúng những từ ngữ có âm đầu s – x hoặc âm cuối t – c dễ lẫn.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
 - GDHS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. cách viết những từ ngữ có chứa âm đầu x/s hoặc âm cuối t/c. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK , bảng phụ . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ và giới thiệu bài mới
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- HS viết bảng con + bảng lớp:
+ Tìm các từ láy có vần un – ut, ung – uc , ông - ôc ?
- Nhận xét. 
2. Hoạt động thực hành, luyện tập
Hoạt đông 1: Hướng dẫn viết chính tả
* Mục tiêu : HS nhớ – viết đúng chính tả hai khổ thơ cuối bài . 
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, bút đàm	
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Tìm hiểu nội dung đoạn viết. 
- 2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ sẽ viết.
	+ Qua hai dòng thơ cuối, tác giả muốn nói điều gì về công việc của bầy ong?
	+ Bài thơ ca ngợi phẩm chất đáng quý gì của bầy ong?
Bước 2: Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.Ví dụ: rong ruổi, chắt trong, men trời đất
- Yêu cầu HS đọc viết các từ vừa tìm được vào bảng con, bảng lớp. 
Bước 3: Viết chính tả. 
- HS tự viết vào vở. 
- HS soát lỗi. (HS gạch chân từ viết sai – viết lại mỗi từ một dòng xuống cuối bài viết).
- Thu bài chấm.
- GV nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động 2:Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung các bài tập
* Phương pháp, kĩ thuật: bút đàm, làm việc nhóm
* Cách tiến hành:
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS bốc thăm cặp từ nào thì cả nhóm tìm những từ đó.
- HS trình bày, nhận xét. 
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS thi điền vào giấy khổ to . 
- HS đọc to trước lớp những từ vừa tìm được. 
- GV nhận xét ,khen ngợi nhóm làm đúng, nhanh. 
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
	* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
	* Cách tiến hành
- GV nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị bài sau.
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
Ngày dạy: / / 
KỂ CHUYỆN
Tiết 13: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Hiểu yêu cầu đề. Chọn câu chuyện đúng yêu cầu đề.
-Rèn kĩ năng nói : HS kể lại một câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia gắn với chủ điểm “Bảo vệ môi trường”, giọng kể tự nhiên, kể rõ ràng, mạch lạc.
- Rèn kĩ năng nghe :Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- Qua câu chuyện, HS có ý thức tham gia bảo vệ môi trường, có tinh thần phấn đấu noi theo những tấm gương dũng cảm 
- Tích hợp GDBVMT
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Một số truyện có nội dung về Bảo vệ môi trường. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: Ôn kiến thức tiết trước, và giới thiệu bài mới
* Phương pháp, kĩ thuật: kể chuyện
* Cách tiến hành: 
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện có nội dung về bảo vệ môi trường mà mình đã đọc hoặc đã nghe.- Nhận xét
Giới thiệu bài: Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể về những chuyện mình đã được chứng kiến hoặc tham gia có nội dung Bảo vệ môi trường.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài : 
* Mục tiêu : HS hiểu yêu cầu của đề bài
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- HS đọc yêu cầu của đề bài 
- GV gạch chân những từ cần chú ý: một việc làm tốt, một hành động dũng cảm. 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1-2 SGK 
- HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện mình sẽ kể:
	+ Đó là chuyện gì?
3. Hoạt động thực hành, luyện tập:
Hoạt động 1: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu truyện.
* Mục tiêu : HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu truyện.
	* Phương pháp, kĩ thuật: Kể chuyện, làm việc nhóm
* Cách tiến hành
- HS kể theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- Thi kể chuyện trước lớp:
- Mỗi nhóm kể xong trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện 
	+ Chi tiết nào trong câu chuyện bạn thích nhất? 
	+ Qua câu chuyện bạn hiểu được điều gì ? 
	+ Câu chuyện có ý nghĩa với việc Bảo vệ môi trường?
	+ Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài và chuẩn bị bài sau
* Cách tiến hành
- GV nhận xét tiết học 
- Về nhà kể lại cho người thân nghe. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________
	Ngày dạy: / / 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 25: MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Mở rộng vốn từ ngữ về môi trường và bảo vệ môi trường. 
- Viết được đoạn văn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường .
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu Tiếng Việt, có ý thức bảo vệ môi trường.
- Tích hợp BVMT: giáo dục các em giữ gìn môi trường xanh , sạch , đẹp . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ của học sinh
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Gọi HS đặt câu với một cặp từ chỉ quan hệ. 
- Nhận xét . 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ ngữ về môi trường và bảo vệ môi trường
* Mục tiêu : Mở rộng vốn từ ngữ về môi trường và bảo vệ môi trường.
* Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành:
Bài 1: 
- HS đọc nội dung bài tập 1 và phần chú thích.
- HS thảo luận theo nhóm đôi:
	+ Đọc kĩ đoạn văn.
	+ Nhận xét về các loài động vật, thực vật qua số liệu thống kê.
	+ Tìm nghĩa của cụm từ khu bảo tồn đa dạng sinh học?
- HS ghi lại kết quả làm việc của mình vào bảng phụ. 
- Nhận xét . 
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS thảo luận nhóm 4 và viết vào bảng phụ. 
- HS đọc bài làm của mình 
- Nhận xét. 
3. Hoạt động thực hành, luyện tập:
Hoạt động 1: Viết được đoạn văn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường 
* Mục tiêu: Viết được đoạn văn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường.
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, bút đàm
* Cách tiến hành:
- HS đọc đề bài và tự làm vào vở – 2 HS làm bảng phụ.
- HS đọc bài làm.
- Nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài cho Hs
* Cách tiến hành
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn về nhà làm bài tập, chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
___________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP ĐỌC
Tiết 26: TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN
Theo Phan Nguyên Hồng
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Hiểu từ ngữ: rừng ngập mặn, tuyên truyền.
- Nội dung: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn. Tác dụng của rừng khi được phục hồi.
- Đọc lưu loát toàn bài. Giọng đọc rõ ràng mạch lạc, phù hợp với nội dung văn bản KHTM mang tính chính luận.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- GDHS ý thức bảo vệ rừng, yêu rừng.
- Tích hợp GDBVMT
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tranh minh họa bài đọc/ SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs và giới thiêu bài mới
* Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi : Chiếc hộp bí mật
* Cách tiến hành
- HS đọc bài: Người gác rừng tí hon và trả lời câu hỏi. 
- Nhận xét 
* GV giới thiệu bài: Dùng tranh. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc
* Mục tiêu: Giúp HS luyện đọc 
* Phương pháp, kĩ thuật: đọc hợp tác
* Cách tiến hành:
- HS khá giỏi toàn bài 1 lần .
- HS đọc nối tiếp từng đoạn .
 Đoạn 1: Trước đây sóng lớn
 Đoạn 2: Mấy năm qua.. Cồn Mờ (Nam Định)
 Đoạn 3: Phần còn lại 
Lần 1: Sửa phát âm , ngắt nghỉ và giọng đọc .
	+ quai đê, xói lở, 
Lần 2: Giải thích từ khó: 
+ quai đê, xói lở,
+ rừng ngập mặn, phục hồi SGK/ 129 
Lần 3 : GV chỉnh sửa những chỗ sai sót cho HS. 
- HS đọc theo nhóm đôi. 
- GV đọc theo mẫu toàn bài. 
Hoạt động 2:Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu được nội dung bài
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ
* Cách tiến hành:
- HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi:
+ Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?
+ Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?
+ Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi?
- Nhận xét , chốt ý chính. 
- HS nêu ý đoạn. 
3. Hoạt động thực hành, luyện tập:
 Hoạt động 1:Luyện đọc diễn cảm
* Mục tiêu: HS luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
* Phương pháp, kĩ thuật:Đọc theo nhóm đôi, thi đua
* Cách tiến hành:
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm. 
- HS thi đọc diễm cảm trước lớp. 
- Nhận xét, tuyên dương HS .
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành
- GV chốt nội dung chính của bài => ghi bảng 
- Đọc trước bài “Chuỗi ngọc lam”
- GV nhận xét giờ học. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
___________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP LÀM VĂN
Tiết 25: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả ngoại hình)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS nêu được những chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn, đoạn văn 
- Biết nhận xét để tìm ra mối quan hệ giữa các chi tiết miêu tả đặc trưng ngoại hình của nhân vật với nhau, giữa các chi tiết miêu tả ngoại hình với việc thể hiện tính cách nhân vật.
- Biết lập dàn ý cho bài văn tả ngoại hình của một người em thường gặp. Mỗi HS có dàn ý riêng.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- GDHS lòng yêu mến mọi người xung quanh, say mê sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_13_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi_huong.doc