Giáo án Khối 5 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 (2 cột)

Giáo án Khối 5 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 (2 cột)

Tiết 2 TOÁN

Luyện tập

I.Mục tiêu

- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

- Làm được các bài tập 1,2,3,4ac.

III.Hoạt động dạy học

1.Kiểm tra bài cũ: - Chữa BT 3 b,c (44)

2. Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài:

2.2.Luyện tâp(45)

*Bài 1: Viết số thập phân thích hợp:

3m 23cm =.m ; 51dm3cm =.dm

-> Củng cố: Quan hệ giữa m với dm và cm

*Bài 2: Viết số thập phân thích hợp:

 (Tiến hành như BT 1)

-> Củng cố: Tách phần nguyên của số đo

* Bài 3:Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là ki-lô-mét

3 km 245m ; 5km 34m ; 307 m

- Chấm bài - Nhận xét

->Củng cố: Nhận xét các stp tạo thành

*Bài 4: Viết số thích hợp:

12,44m =.m.cm ; 7,4 dm =. dm. cm

- Chấm bài - Nhận xét

->Củng cố cách đổi từ STP về số đo là STN Đọc đề bài và xác định yêu cầu

Làm bài vào vở nháp

 Học sinh lên bảng

HS chữa bài và trình bày rõ cách làm

HS nêu cách làm

Làm bài vào vở

HS nêu - Nhận xét.

Tự đọc đề bài và xác định yêu cầu

Làm bài vào vở

3.Củng cố, dặn dò:- Cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân và ngược lại

- Xem lại bài.Chuẩn bị trước bài sau: Viết số đo khối lượng dưới dạng STP

 

doc 30 trang cuongth97 3550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021 (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9: Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2020
Tiết 1 CHÀO CỜ
_______________________________________
Tiết 2 TOÁN
Luyện tập
I.Mục tiêu
- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Làm được các bài tập 1,2,3,4ac.
III.Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: - Chữa BT 3 b,c (44)
2. Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài:
2.2.Luyện tâp(45)
*Bài 1: Viết số thập phân thích hợp: 
3m 23cm =...m ; 51dm3cm =...dm
-> Củng cố: Quan hệ giữa m với dm và cm
*Bài 2: Viết số thập phân thích hợp: 
 (Tiến hành như BT 1)	 
-> Củng cố: Tách phần nguyên của số đo
* Bài 3:Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là ki-lô-mét
3 km 245m ; 5km 34m ; 307 m
- Chấm bài - Nhận xét 
->Củng cố: Nhận xét các stp tạo thành
*Bài 4: Viết số thích hợp: 
12,44m =...m...cm ; 7,4 dm =... dm... cm
- Chấm bài - Nhận xét 
->Củng cố cách đổi từ STP về số đo là STN
Đọc đề bài và xác định yêu cầu 
Làm bài vào vở nháp 
 Học sinh lên bảng 
HS chữa bài và trình bày rõ cách làm
HS nêu cách làm
Làm bài vào vở 
HS nêu - Nhận xét.
Tự đọc đề bài và xác định yêu cầu
Làm bài vào vở 
3.Củng cố, dặn dò:- Cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân và ngược lại
- Xem lại bài.Chuẩn bị trước bài sau: Viết số đo khối lượng dưới dạng STP
Tiết 3 TẬP ĐỌC
Cái gì quý nhất (tr 85)
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài với giọng đọc thể hiện lời người dẫn chuyện và các nhân vật.
- Hiểu ND bài: người lao động là quý nhất. Khẳng định được lao động là vốn quý của con người. Trả lời được CH 1, 2, 3. KKHS có khả năng thuyết trình.
 - Giáo dục học sinh biết quý trọng thời giờ, quý trọng lao động.
II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ cho bài tập đọc. 
III. Các hoạt động dạy học:
A Kiểm tra: 
- GV gọi học sinh đọc thuộc bài Trước cổng trời và trả lời câu hỏi. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV sử dụng tranh minh hoạ SGK giới thiệu bài.
2. HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài:
HĐ1: Luyện đọc:
- Gọi1 HS đọc bài một lượt.
- GV nhận xét sơ bộ HS đọc trước lớp.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn văn.
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ mới trong bài(sgk). Giải nghĩa thêm: mươi bước.
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ2: Tìm hiểu bài:
- Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì?
- Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
-> ý 1: Lí lẽ tranh luận của 3 bạn.
- Vì sao thầy cho rằng người lao động mới là quý nhất?
- GV ghi tóm tắt lên bảng.
-> ý 2: Lời giải thích của thầy giáo
- Chọn tên khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên gọi đó?
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc.
- GV chốt và ghi bảng: Người lao động là quý nhất.
HĐ3: Đọc diễn cảm:
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn của bài.
- GV chọn đọc diễn cảm đoạn 2.
- Nêu giọng đọc diễn cảm của từng nhân vật? 
- Gv hướng dẫn HS đóng vai.
- Cho HS thi đóng vai trước lớp.
- Gv, hs bình chọn HS đóng hay nhất. 
- 2 HS đọc + TLCH.
- Lớp nhận xét.
- HS quan sát, lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm theo bạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu... được không. 
+ Đoạn 2: tiếp... phân giải. 
+ Đoạn 3: Còn lại.
- HS đọc nối tiếp lượt 1 - 2.
- HS nêu nghĩa các từ mới.
- 1 HS đọc.
- HS chú ý giọng đọc của GV.
+ Hựng: quý nhất là lúa gạo.
+ Quý: quý nhất là vàng.
+ Nam: quý nhất là thì giờ.
- Hùng: lúa gạo nuôi sống con người
- Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được tất cả.
 - Nam: có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc 
- HS nêu lí lẽ của thầy:
+..khẳng định cái đúng của 3 HS Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. 
- HS trả lời.
VD: “Cuộc tranh luận thú vị”/ vì bài văn thuật lại cuộc tranh luận thú vị giữa ba bạn nhỏ. Hay “Ai có lí?” vì bài văn cuối cùng đi đến một kết luận giàu sức thuyết phục: người lao động là quý nhất. 
- HS nêu.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn bài.
-hs chú ý để phát hiện cách đọc của gv
 - Diễn tả giọng tranh luận sôi nổi của 3 bạn, lời giảng ôn tồn, chân tình, giàu sức thuyết phục của thầy giáo.
- Một số HS tập đóng vai.
3. Củng cố - Dặn dò: - Em cần có thái độ như thế nào đối với người lao động?
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Đất Cà Mau.
Tiết 5 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: thiên nhiên
I.Mục tiêu
- Tìm được1 số từ thể hiện sự so sánh, nhân hoá trong mẩu chuyện Bầu trời mùa thu ( BT1, BT2 ).
- Viết được đoạn văn tả một cảnh đẹp quê hương, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh , nhân hoá khi miêu tả.
*GDMT: Cung cấp cho HS một số hiểu biết về MT thiên nhiên Việt Nam và nước ngoài, từ đó bồi dưỡng, nâng cao tình cảm yêu quý, gắn bó với quê hương.
II. Chuẩn bị : - HS: Vở BT thay cho phiếu học tập.
III.Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
- Nêu một số từ ngữ về không gian, sông nước. Đặt câu với 1 từ trong số đó.
2. Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
2.2Hướng dẫn luyện tập
*Bài tập 1/87
- Yêu cầu hs đọc mẩu chuyện Bầu trời mùa thu
*Bài tập 2
- Yêu cầu hs làm việc nhóm 4
- GVkẻ bảng phân loại trên bảng lớp
- GV ghi nhanh các từ ngữ hs nêu vào bảng phân loại, kết hợp sửa sai cho hs.
* Bài tập 3
- GV hướng dẫn hs hiểu rõ yêu cầu của bài:
- Cảnh đẹp đó có thể là 1 ngọn núi, cánh đồng, công viên, vườn cây, dòng sông, 
- Trong đoạn văn cần sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Có thể sử dụng 1 đoạn văn tả cảnh đã viết nhưng cần thay những từ ngữ chưa hay bằng những từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hoá.
- GV nhận xét: Chú ý sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng hs
- 2hs đọc nối tiếp theo đoạn :
 + đoạn 1: 10 dòng đầu
 + đoạn 2: còn lại
- HS đọc yêu cầu 
- HS thảo luận, tìm các từ tả bầu trời, viết vào vở BT
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
- HS đọc yêu cầu 
- 2 hs làm bài vào giấy khổ to, lớp làm vào vở
- Dán phiếu, đọc phiếu, nhận xét, bổ sung.
- 3-5 hs đọc bài viết của mình.
3. Củng cố, dặn dò: - Nhấn mạnh ND bài
- Nhận xét giờ học. Yêu cầu những hs viết đoạn văn chưa đạt viết lại.
Tiết 6	 TOÁN*
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 - Ôn lại bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng ; mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
 - Luyện viết các số đo độ dài, khối lượng dưới dạng số thập phân. 
 - HS có ý thức làm bài.
II. Chuẩn bị : - Bảng phụ ghi các bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
1. Lí thuyết (2-3') - GV yêu cầu HS đọc bảng đơn vị đo độ dài nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền nhau ; cách viết các số đo đó dưới dạng số thập phân, lấy ví dụ minh hoạ.
2. Thực hành (32-34')
Bài 1 Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân rồi đọc các số đo có:
 a) Có đơn vị là mét :
5m 7dm ; 102m 38cm ; 40m 7cm ; 2dm ; 58cm ; 29mm ; 7m 9mm.
 b) Có đơn vị là km :
	3km 816m ; 9km 72m ; 16km 4m ; 32890m ; 267m.
- Cho HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân và chữa bài. 
-GV chốt lời giải đúng và củng cố cách viết số đo độ dài dưới dạng STP.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm
Bài 2 (7-8') Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :
a) 2tấn 9kg = ... tấn
30kg = .... tấn
2007g = ... tấn
1tạ 2kg = ... tạ	
b) 45kg = ... tạ
43yến 12dag = ... yến
2kg 23g = ... kg	
3 dag = ... hg
c) 8,64tấn = ... kg
0,95tạ = ... kg
6dag = ... kg
207 g = .. kg 
- GV yêu cầu HS làm bài tập
- HS làm bài cá nhân - chữa bài
- GV chốt bài làm đúng, củng cố cách đổi đơn vị đo KL ra STP.
Bài 3: 
 6 người làm xong một công việc trong 8 ngày. Hỏi muốn làm xong công việc đó trong 4 ngày thì cần thêm bao nhiêu người ?
- GV yêu cầu HS đọc đề - tóm tắt
- HS thực hiện
- GV tổ chức cho HS làm bài 
- HS làm bài - chữa bài
- GV chấm một số bài - nhận xét
Bài 4.
 Một thửa ruộng năm nay thu hoạch được nhiều hơn năm ngoái 80 tạ. Biết 1/4 số thóc thu hoạch năm ngoái bằng 1/9 số thóc thu hoạch năm nay. Hỏi thửa ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc ?
- GV yêu cầu HS xác định dạng toán
- HS nêu
- GV tổ chức cho HS làm bài 
- HS làm bài
- GV gọi HS chữa bài - nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò (2-3') - HS nêu cách viết số đo đại lượng dưới dạng STP.
 - GV nhận xét giờ học, dặn HS về ôn bài. 
Tiết 7 KHOA HỌC
Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS 
I. Mục tiêu
- Xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV . 
- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ .
- Có ý thức tuyên truyền và vận động mọi người không xa lánh; phân biệt đối xử
 với những người bị nhiễm HIV và gia đình họ.
*GDKNS: - Kĩ năng xác định giá trị bản thân, tự tin và có ứng xử, giao tiếp phù hợp với người bị nhiễm HIV/AIDS
- Kn thể hiện cảm thông, chia sẻ, tránh phân biệt kì thị với người nhiễm HIV.
II. Chuẩn bị: GV, HS: Các hình minh hoạ/36, 37 SGK, các thông tin, tranh ảnh về phòng tránh HIV/AIDS.
III. Hoạt động dạy- học.
1. Kiểm tra bài cũ: - HIV/AIDS là gì?
- HIV/AIDS có thể lây qua những người nào? 
- Chúng ta phải làm gì để phòng tránh HIV/AIDS?
-> GV chốt nội dung và dẫn vào bài.
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hoạt động 1: HIV/AIDS không lây qua một số tiếp xúc thông thường.
- Những hoạt động tiếp xúc nào không có khả năng lây nhiễm HIV/AIDS?
- Ghi nhanh ý kiến.
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi SGK, trang 36 trao đổi kiến thức.
- GV nhận xét.
- GV kết thúc hoạt động 1. 
2.3. Hoạt động 2: Không nên xa lánh, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình họ.
- Câu hỏi thảo luận: 
+ Câu hỏi phần quan sát và trả lời trang 36.
- Nhận xét và khen nhóm có kiến thức về HIV/AIDS và thái độ tốt.
- Câu hỏi ghi nhớ nội dung:
Qua ý kiến của các bạn em rút ra điều gì?
- GV nhận xét. 
* Nhận xét và kết thúc hoạt động 2
2.3 HĐ 3: Bày tỏ thái độ, ý kiến.
-Tổ chức HS thảo luận theo nhóm.
+ Phát phiếu ghi tình huống cho các nhóm thảo luận.
+ Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì? 
- GV kết thúc hoạt động 3. 
- GV chốt nội dung toàn bài
- Trao đổi theo cặp và tiếp nối nhau trả lời.
- Hoạt động theo nhóm cùng trao đổi thảo luận để phân vai và tìm lời thoại để diễn tiểu phẩm.
- Nhóm diễn kịch. 
- HS thảo luận theo cặp để tìm câu trả lời ứng xử.
- HSqs hình 2, 3/36, 37 SGK, đọc lời thoại các nhân vật và TLCH.
- Nhóm nhanh nhất trình bày.
- Trả lời câu hỏi.
- Hoạt động theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
- Trả lời. 
- Nêu nội dung bạn cần biết SGK, trang 37.
3. Củng cố, dặn dò.
- Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV và gia đình họ?
- Làm như vậy có tác dụng gì?
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài 18: Phòng tránh bị xâm hại. 
Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2020
Tiết 5 TOÁN 
Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
I.Mục tiêu
- Biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Làm được bài 1,2a,3.
II. Chuẩn bị: - GV: Bảng đơn vị đo khối lượng
III.Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
- Viết số thích hợp: 25m63cm =...m; 41dm3cm=...dm; 509cm=...m
2. Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài:
2.2.Lí thuyết
a)Ôn lại quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thường dùng
(Tiến hành tương tự như tiết “Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân”)
b)Ví dụ:
 Viết số thập phân thích hợp: 
 5tấn 132kg = ...tấn 
-> Chốt lại: Viết số đo khối lượng dưới dạng STP tương tự như cách viết đối với số đo độ dài.
- HS làm và trình bày
5tấn 132kg =tấn =5,132 tấn
2.3.Luyện tập(45,46)
*Bài 1: Viết số thập phân thích hợp: 
4tấn 562kg =...tấn 3tấn 14kg =...tấn
12tấn 6kg = ...tấn 500kg=...tấn
Lưu ý: Phần 4 : 0 tấn à P. nguyên = 0
*Bài 2: Viết các số đo dưới dạng số thập phân ( Tiến hành tương tự BT 1)
*Bài 3: 1 con 1 ngày : 9 kg
 6 con 30 ngày : ? tấn
-> Chấm bài - Nhận xét 
*Củng cố: Dạng toán có quan hệ tỉ lệ.
- Đọc đề bài và xác định yêu cầu 
- Làm bài vào vở nháp 
- 2 học sinh lên bảng 
- Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã cho và yếu tố cần tìm. 
- HS xác định dạng toán và nêu các bước giải 
- Làm bài vào vở 
3.Củng cố, dặn dò: - Cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Chuẩn bị bài sau: Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
Tiết 6 : TIẾNG VIỆT*
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
- Rèn kĩ năng phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm; kn đặt câu với từ nhiều nghĩa.
- Bồi dưỡng thói quen dùng từ đúng.
II. Hoạt động dạy - học:
	1. Giới thiệu bài (1-2') - GV nêu yêu cầu của tiết học. 
	2. Hướng dẫn luyện tập (35-36')
a, Ôn lí thuyết (3-4') - Cho HS nhắc lại khái niệm từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
- GV gợi ý HS dựa vào khái niệm để nêu sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
b, Thực hành (31-32')
Bài 1 (12') Trong các từ được gạch chân sau đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?
a, Bò:- Chiếc xe đang ì ạch bò lên dốc.
- Đàn bò đang ăn cỏ trên sườn đồi.
- Những con cua đang bò lổm ngổm trong chậu.
b, Bán: - Mẹ tôi đi chợ bán trứng.
- Nhân dân ta luôn căm ghét bọn bán nước.
- Chúng tôi vẽ hồ bán nguyệt.
- GV gợi ý HS cách làm bài
- GV chốt lời giải đúng, chốt cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề bài- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS nối tiếp nhau trình bày kết quả- cả lớp
Bài 2 (10-11') Xác định nghĩa của từ "nhà" trong từng ví dụ sau rồi cho biết đó là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
- Bố em mới xây nhà.
- Nhà bạn bác Lê nghèo lắm.
- Nhà Trần đã ba lần đánh thắng giặc Nguyên Mông
- Nhà tôi đi vắng rồi bác ạ.
- GV tổ chức cho HS làm bài
- HS làm bài cá nhân
- HS chữa bài - nhận xét
- GV chốt bài làm đúng và củng cố về từ nhiều nghĩa.
Bài 3 (12') Đặt câu với các từ sau: 1 câu dùng theo nghĩa gốc, 2 câu dùng theo nghĩa chuyển:	a, ngọt	b, chân	c, biển
- GV tổ chức cho HS làm bài
- HS làm bài cá nhân
- GV chấm bài - nhận xét
-Củng cố cho HS về từ nhiều nghĩa
- HS chữa bài - nhận xét
- HS nêu nghĩa của từ đó.
	3. Củng cố, dặn dò (1-2') - HS phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS xem lại và bổ sung các bài tập cho tốt hơn.
Tiết 7	 	 KĨ THUẬT
Thêu chữ V (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thêu chữ V và ứng dụng của thêu chữ V.
- Thêu được các mũi thêu chữ V đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện đôi tay khéo léo và tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị: - Mẫu thêu chữ V. 
- Một mảnh vải trắng hoặc mầu kích thước 10cm x 15cm.
- Kim khâu len, len khác mầu vải, phấn mầu, thước kẻ, kéo, khung thêu. 
III. Hoạt động dạy học:	
A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nêu cách thực hiện các mũi thêu chữ V.
2. Hoạt động 1. Thực hành:
- GV nx và hệ thống lại cách thêu chữ V.
- Hướng dẫn thêm 1 số thao tác trong những điểm cần lưu ý khi thêu chữ V
(chiều thêu, vị trí lên kim và xuống kim, k/c giữa các mũi thêu, cách nút chỉ).
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV gọi 1-2 HS nêu các yêu cầu của sản phẩm ở mục 3-Sgk.
- GV nhắc lại và nêu thời gian thực hành.
- GV quan sát uốn nắn HS còn lúng túng.
- Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm làm.
- Gọi HS nhận xét sản phẩm.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm.
- HS nhắc lại cách thêu chữ V.
- HS lên bảng thực hiện thao tác thêu 2-3 mũi thêu chữ V.
- HS nêu.
- HS thực hành nhóm.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS nhận xét bài của bạn. 
3. Củng cố dặn dò: - GV tuyên dương sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS và kết quả thực hành của HS.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau: Thêu dấu nhân.
Thứ tư ngày 4 tháng 11 năm 2020
Tiết 1 TẬP ĐỌC
Đất Cà Mau
I.Mục tiêu
- Đọc diễn cảm được bài văn, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
- Hiểu nội dung: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của con người Cà Mau ( trả lời được câu hỏi trong SGK )
*GDMT: GD HS hiểu biết về MT sinh thái ở đất mũi Cà Mau; về con người ở đây được nung đúc và lưu truyền tinh thần thượng võ để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng của Tổ quốc. Từ đó thêm yêu quý con người ở mảnh đất này.
*BVMTTN biển và hải đảo: HS hiểu thêm mt sinh thái vùng biển Cà Mau.
II. Chuẩn bị : GV: Bản đồ VN, tranh ảnh về Cà Mau.
III.Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ * Trưởng ban học tập điều hành: 
- Cho các bạn đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi bài “Cái gì quý nhất ”
- Cho các bạn khác nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu bài qua bản đồ, tranh ảnh.
2.2.Luyện đọc và tìm hiểu bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
- Chia 3 đoạn ( mỗi lần xuống dòng là một đoạn. ) 
- Hướng dẫn hs luyện đọc , tìm hiểu bài và đọc diễn cảm theo từng đoạn của bài, kết hợp giải nghĩa từ khó ở mỗi đoạn.
- GV chốt lại các ý kiến của hs, hình thành dàn ý của bài đọc:
*Ý1 Sự khắc nghiệt của khí hậu ở Cà Mau
*Ý2 Cây cối, nhà cửa ở Cà Mau
*Ý3 Người Cà Mau kiên cường.
2.3.Luyện đọc diễn cảm
- Hướng dẫn hs đọc nhấn giọng ở các từ ngữ làm nổi bật nội dung chính của mỗi đoạn
- HS luyện đọc trước lớp từng đoạn, đọc trong nhóm từng đoạn và trả lời câu hỏi 1,2,3 tương ứng 3 đoạn.Câu 4 nêu ý chính của mỗi đoạn bằng cách đặt tên cho mỗi đoạn.
Chú ý đọc đúng các từ ngữ:
sớm nắng chiều mưa, rất phũ, rạn nứt, nẻ, hằng hà sa số, nung đúc, lưu truyền
- Đọc nối tiếp theo đoạn, nêu cách đọc diễn cảm từng đoạn
- Luyện đọc theo cặp 
- 1 số HS đọc cả bài, lớp nhận xét
3.Củng cố, dặn dò: - Nhấn mạnh nội dung của bài.
- Củng cố về mt sinh thái ở đất mũi Cà Mau. Nhắc hs chuẩn bị ôn tập giữa HKI
Tiết 2 TOÁN
Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân. 
I.Mục tiêu
- Biết viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- Làm được bài 1,2. 
II. Chuẩn bị: - GV: Bảng đơn vị đo diện tích
III.Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
- Nêu các đơn vị đo diện tích đã học. Mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề.
2. Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài:
2.2.Ôn lại hệ thống bảng đơn vị đo diện tích 
(Tiến hành tương tự như tiết trước)
- Chú ý : Phân bịêt sự khác nhau về quan hệ giữa đơn vị đo diện tích và đơn vị đo độ dài.
+Ví dụ: Viết số thích hợp: 
 3m2 5dm2 = ...m2
 42dm2 = ... m2
->Củng cố: Mỗi hàng đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số.
- HS trình bày: Ví dụ:
 1m =10dm 1dm = 0,1m
 1m2 =100dm2 1dm2 =0,01m2
Phân tích và nêu cách làm
3m2 5dm2 =m2 = 3,05m2
2.3.Luyện tập
*Bài 1: Viết số thập phân thích hợp: 
56dm2=...m 17dm2 23cm2 = ... dm2
23cm2=...dm2 2cm2 5mm2 =...cm2
->Củng cố: Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích nhỏ hơn mét vuông.
*Bài 2: Viết số thập phân thích hợp: 
1654m2 = ...m2 5 000m2 =...ha
1ha =...km2 15ha =...m2 
(Tiến hành tương tự như BT 1)
->Củng cố: Quan hệ giữa những đơn vị đo diện tích lớn hơn mét vuông)
*Bài 3: Viết số thích hợp: 
- GV Nhận xét 
- Đọc đề bài và xác định yêu cầu 
- Làm bài vào vở 
- 2 học sinh lên bảng 
- HS dưới lớp giải thích kết quả 
- Tự đọc đề bài và xác định yêu cầu 
Làm bài vào vở 
3.Củng cố, dặn dò:
- Cách viết số đo diện tích dưới dạng STP. Phân biệt với đơn vị đo độ dài.
- Nhận xét giờ học. Ôn lại bài, chuẩn bị trước bài sau: Luyện tập chung.
 _______________________________________
Tiết 3 LỊCH SỬ
Bài 9. Cách mạng mùa thu (trang 19)
I. Mục tiêu
- Kể lại một số sự kiện về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội:
Ngày 19/8/1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù: Phủ Khâm sai, Sở Mật thám, Chiều 19/8/1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
- Biết Cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ kết quả:
+ Tháng 8-1945 nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền và lần lượt giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
+Ngày 19-8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám. 
- HSNK biết được ý nghĩa cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội; sưu tầm và kể lại sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám ở địa phương.
II. Chuẩn bị.
- GV + HS: Hình minh hoạ trang 20 SGK, sưu tầm các thông tin về khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương mình năm 1945.
III. Hoạt động dạy- học.
1.Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi 1, 2 SGK trang 19.
- Nhận xét câu trả lời và hỏi: Em biết gì về ngày 19-8? 
2. Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài:
2.2. HĐ1: Thời cơ cách mạng. 
- Câu hỏi thảo luận: 
+ Theo em, vì sao Đảng ta lại xác định đây là thời cơ ngàn năm có một của cách mạng Việt Nam?
- Gợi ý thêm: Tình hình kẻ thù của ta lúc này ntn?
- Tổ chức cho HS trình bày trước lớp.
- Bổ sung những ý hs chưa nêu và gọi HS khác trình bày lại. 
- Kết thúc hoạt động 1
- Nêu vấn đề để chuyển sang hoạt động 2.
2.3. HĐ2: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945. 
- Hướng dẫn HS đọc SGK và thảo luận theo nhóm.
- Nhận xét và chuyển ý.
2.4. HĐ3: Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội với cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương. 
- Nội dung thảo luận:
+ Nếu cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội không toàn thắng thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ ra sao?
+ Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội tác động như thế nào đến tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước?
- Tóm tắt ý kiến của HS.
- Nhận xét và hỏi thêm HS:: Tiếp sau Hà Nội, những nơi nào đã giành được chính quyền?
- Yêu cầu HS liên hệ: Em biết gì về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương ta năm 1945?
* Kết thúc hoạt động 3.
2.5.HĐ 4: Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cách mạng tháng Tám.
- Câu hỏi gợi ý:
+ Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng tháng Tám.
- Gợi ý: Nhân dân ta có truyền thống gì? Ai là người lãnh đạo nhân dân lãnh đạo cách mạng thắng lợi?
+ Thắng lợi của cách 
mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào?
- Kết thúc hoạt động 4.
- Chốt nội dung toàn bài.
- Thảo luận nhóm đôi: Đọc sgk phần chữ nhỏ và trả lời câu hỏi. 
- Dựa vào gợi ý của GV để giải thích thời cơ cách mạng.
- Đại diện trình bày và lớp nhận xét, bổ sung.
- Làm việc theo nhóm bàn: Đọc SGK phần còn lại, quan sát hình minh hoạ SGK và kể cho nhau nghe một số sự kiện về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945.
- Một vài HS nêu ý kiến và lớp nhận xét, bổ sung.
- Hoạt động cá nhân 
- Hs nhận xét, bổ xung.
- Đọc SGK và nêu nội dung câu trả lời.
- Nêu kết quả sưu tầm.
- Thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi gợi ý để rút ra nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám.
- Đại diện HS trả lời, lớp nhận xét và bổ sung.
- Nêu nội dung ghi nhớ SGK, trang 20.
3. Củng cố, dặn dò.- Vì sao mùa thu năm 1945 gọi là mùa thu cách mạng?
 - Vì sao ngày 19-8 được lấy làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng tám năm 1945 ở nước ta?
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài 10: Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập.
Tiết 4 TẬP LÀM VĂN
Luyện tập thuyết trình, tranh luận
I.Mục tiêu
- Nêu được lí lẽ, dẫn chứng và bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản.
*GDMT: Gv kết hợp liên hệ về sự ảnh hưởng của MT thiên nhiên đối với cuộc sống con người. (qua BT1)
*GDKNS: - Thể hiện sự tự tin ( nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết 
phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin).
- Lắng nghe tích cực ( lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận).
- Hợp tác ( hợp tác luyện tập thuyết trình, tranh luận).Không làm bài tập 3
II.Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ - Gọi hs đọc phần mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh
2. Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
- Giải nghĩa 2 từ: thuyết trình, tranh luận
2.2.Hướng dẫn luyện tập
*Bài tập 1/91
- Hs đọc phân vai bài Cái gì quý nhất?
- Nêu từng câu hỏi và yêu cầu hs trả lời
- Chốt lại ý kiến đúng (sgk)
* Khi thuyết trình, tranh luận về một vấn đề nào đó, ta phải có ý kiến riêng, biết nêu lí lẽ để bảo vệ ý kiến một cách co lí có tình, thể hiện sự tôn trọng người đối thoại
* Bài tập 2
- GV phân tích VD, giúp HS hiểu thế nào là mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng.
- Phân công mỗi nhóm đóng một vai, ghi chuẩn bị ra giấy nháp.
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu và nội dung bt.
- 5 hs đọc phân vai
- Thảo luận nhóm đôi
- Nối tiếp nhau trình bày, bổ sung ý kiến.
- HS đọc yêu cầu và ví dụ (M).
- Từng tốp HS thực hiện tranh luận. Cả lớp nhận xét.
- HS đọc nội dung của bài.
3.Củng cố, dặn dò:
- Liên hệ về sự cần thiết và ảnh hưởng của MTTN đối với cuộc sống con người.
- Nhắc hs có ý thức rèn luyện kĩ năng thuyết trình, tranh luận.
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị trước bài sau: Luyện tập thuyết trình tranh luận
Thứ năm ngày 5 tháng 11 năm 2020
Tiết 1 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Đại từ
I.Mục tiêu	
- Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ 
(hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi lặp ( ghi nhớ).
- Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế ( BT1, BT2); bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần (BT3).
- Giáo dục HS có ý thức yêu thích học Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị : GV:BP ghi nội dung BT2 ( phần nx) và BT3(LT)
III.Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ - HS đọc đoạn văn tả cảnh đã làm hoàn chỉnh.	
2. Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài:
2.2.Hình thành khái niệm
* Bài tập 1/92
- Các từ tớ, cậu dùng để làm gì trong đoạn văn?
-Từ nó dùng để làm gì?
->Các từ tớ, cậu, nó là đại từ (từ thay thế)
* Bài tập 2 : Hướng dẫn:
- Đọc kĩ từng câu
- Xác định từ in đậm thay thế cho từ nào.
Cách dùng ấy có gì giống cách dùng ở bài 1
->Vậy, thế là đại từ thay thế cho các động tư, TT trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy.
- Thế nào là đại từ? Đại từ dùng để làm gì?
- Lấy ví dụ?
- HS đọc yêu cầu 
- Dùng để xưng hô, tớ thay thế cho Hùng, cậu thay thế cho Quý và Nam
- Thay thế cho chích bông ở câu trước
- HS đọc yêu cầu 
- HS thảo luận nhóm đôi
- Phát biểu ý kiến.
- HS trả lời
- HS nối tiếp nhau đọc Ghi nhớ.
- HS đặt câu.
2.3.Luyện tập
* Bài tập 1
- Những từ in đậm ấy dùng để chỉ ai?
Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?
* Bài tập 2 
- Hướng dẫn : dùng bút chì gạch dưới các đại từ được dùng trong bài ca dao.
- Bài ca dao là lời đối đáp của ai với ai?
+Các đại từ mày, ông, tôi, nó dùng để làm gì?
*Bài tập 3 : 
- Gạch chân DT được lặp lại nhiều lần
- Tìm đại từ thích hợp để thay thế
 - Viết lại đoạn văn sau khi đã thay thế.
- GV cùng hs nhận xét, sửa chữa.
- HS đọc yêu cầu 
- Đọc các từ in đậm
- Chỉ Bác Hồ
- Biểu lộ thái độ tôn kính Bác
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- 1 hs lên bảng viết các đại từ, lớp làm vào sgk
- Nhận xét.
- Giữa nhân vật ông với con cò.
- Dùng để xưng hô, thay thế cho các danh từ chỉ cái cò, người đang nói, cái diệc.
- HS đọc yêu cầu 
- Trao đổi nhóm bàn. 
- Viết đoạn văn vào vở.
- Đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
3. Củng cố, dặn dò- Đại từ có tác dụng gì? Lấy VD về đại từ.
- Nhận xét giờ học. Ôn lại bài, chuẩn bị trước bài sau: Ôn tập.
Tiết 2 ĐIA LÍ
Bài 9:Các dân tộc, sự phân bố dân cư (trang 83)
I.Mục tiêu
- Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam:
+Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người Kinh có số dân đông nhất.
+Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi.+Khoảng 3/4 dân số Việt Nam sống ở nông thôn. 
Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để 
nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư.
- HSNK nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đều giữa vùng đồng bằng, ven biển và vùng núi: nơi quá đông dân, thừa lao động; nơi ít dân, thiếu LĐ.
- Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc. 
- GDBVMT: ở đồng bằng đất chật , người đông ; ở miền núi dân cư thưa thớt 
II. Chuẩn bị : - HS: Bảng số liệu về mật độ dân số, các hình minh họa sgk.
- GV+ HS: Thông tin tranh, ảnh về một số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi ở Việt Nam. 
III.Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ:
- Năm 2004, nước ta có bao nhiêu dân? Dân số nước ta đứng thứ mấy trong các nước ở Đông Nam Á?
- Dân số tăng nhanh gây hậu quả khó khăn gì trong việc nâng cao đời sống của nhân dân? Lấy ví dụ cụ thể của địa phương em?
- GV chốt và sử dụng câu hỏi: Hãy nêu các điều em biết về các dân tộc trên đất nước Việt Nam? để dẫn vào bài.
2. Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài: 
2.2.HĐ 1: 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. 
- Nội dung thảo luận: 
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào đông dân nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống ở đâu?
+ Kể tên một số dân tộc ít người và địa bàn sinh sống của họ?
+ Truyền thuyết con rồng cháu tiên thể hiện điều gì?
- GV nhận xét.
- Kết thúc hoạt động 1.
- Đọc SGK, trang 84 và nhớ lại nôị dung kiến thức địa lí lớp 4 để trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV.
- Làm việc nhóm đôi, xử lí các số liệu và trả lời các câu hỏi sau.
- Đại diện nhóm trình bầy và lớp nhận xét, bổ sung.
2. 3.HĐ 2: Mật độ dân số Việt Nam. 
+ Em hiểu thế nào là mật độ dân số? 
- Hướng dẫn HS hiểu khái niệm mật độ dân số và lấy ví dụ cụ thể.
+ Câu hỏi SGK, phần 2, trang 84.
+ Kết quả so sánh trên chứng tỏ điều gì về mật độ dân số Việt Nam?
- Nhận xét câu trả lời và chính xác lại nếu cần.
- Kết thúc hoạt động 2: Mật độ dân số ở nước ta là rất cao, cao hơn cả Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới và cao hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của Thế giới.
2.4. HĐ3: Sự phân bố dân cư ở Việt Nam.
- Nêu hiểu biết của mình?
- Đọc bảng số liệu về mật độ dân số SGK, trang 85 và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV.
- HS nối tiếp nhau trả lời. 
- Nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ giúp ta nhận xét về hiện tượng gì?
- Chỉ trên Lược đồ và nêu:
+Các vùng có mật độ dân số trên 1000 người/km2?
+Những vùng nào có mật độ dân số từ 501 đến 1000 người/km2?
+ Những vùng nào có mật độ dân số từ 501 đến 1000 người/km2?
+ Những vùng nào có mật độ dân số dưới 100 người/km2?
+ HS nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đồng đều giữa vùng đồng bằng, ven biểnvà vùng núi?
->Chốt nội dung toàn bài.
- Đọc Lược đồ mật độ dân số Việt Nam để tìm hiểu về sự phân bố dân cư ở nước ta.
- Nơi quá đông dân, thừa lao động; nơi ít dân, thiếu lao động.
- Nêu nội dung ghi nhớ, SGK, trang 86.
3.Củng cố, dặn dò. + Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Nx mật độ dân số VN?
+ Sự phân bố dân cư ?
- Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm. Chuẩn bị bài 10: Nông nghiệp.
Tiết 3 TOÁN
Luyện tập chung
I.Mục tiêu
- Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Làm được các bài 1,3,4. Không làm bài 2.
III.Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: Chữa BT 4c,d (47)
2. Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài:
2.2.Luyện tâp(47)
*Bài 1:Viết số thập phân thích hợp: 
42m 34cm=...m ; 6m2cm= ...m ;.. ..
-Củng cố viết số đo độ dài dưới dạng STP
*Bài 3: Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông: 
 7km2 ; 4ha ; 30 dm2 ; .. .. 
->Củng cố: Viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_9_nam_hoc_2020_2021_2_cot.doc