Giáo án Khối 5 - Tuần 35 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)

Giáo án Khối 5 - Tuần 35 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)

Tiếng Việt

Bài 35A: ÔN TẬP 1 (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

- Thuộc lòng các đoạn văn thơ; nắm được nội dung chính của các bài tập đọc từ bài 29 A đến bài 34 C.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Bảng phụ, phiếu bài đọc( bài 29A đến bài 34C).

- HS: Sách HDH.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

- HS thực hiện hoạt động 1 của Hoạt động thực hàn.h

*) Một số kiến thức cần lưu ý:

- HĐTH1 GV lưu ý lại nội dung của các bài tập đọc, giọng đọc của các bài là văn kể.

 

doc 19 trang cuongth97 5920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 35 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi 1 :	TUẦN 35
Thứ hai, ngày 13 tháng 5 năm 2019
Chào cờ
Sinh hoạt đầu tuần
________________________________________
Tiếng Việt
Bài 35A: ÔN TẬP 1 (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Thuộc lòng các đoạn văn thơ; nắm được nội dung chính của các bài tập đọc từ bài 29 A đến bài 34 C.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ, phiếu bài đọc( bài 29A đến bài 34C).
- HS: Sách HDH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện hoạt động 1 của Hoạt động thực hàn.h 
*) Một số kiến thức cần lưu ý:
- HĐTH1 GV lưu ý lại nội dung của các bài tập đọc, giọng đọc của các bài là văn kể. 
 ...........
 .......
...............................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________________
Toán 
Bài 117: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC 
I. MỤC TIÊU:
- Em ôn tập về phân số, số thập phân, tỉ số phần trăm và vận dụng để giải bài toán có lời văn.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành và HĐƯD.
*) Một số kiến thức cần lưu ý:
1. HĐTH 1: 
a)
1/2 của 60 là: 60 : 2 = 30.
1/3 của 60 là: 60 : 3 = 20.
1/5 của 60 là: 60 : 5 = 12.
1/6 của 60 là: 60 : 6 = 10.
1/10 của 60 là: 60 : 10 = 6.
1/12 của 60 là: 60 : 12 = 5.
b)
15% của 60 là: 60 x 15 : 100 = 9.
20% của 60 là: 60 x 20 : 100 = 12.
50% của 60 là: 60 x 50 : 100 = 30.
75% của 60 là: 60 x 75 : 100 = 45.
c)
Các số mà 60 chia hết cho số đó là: 1, 2, 3, 6, 10, 12, 15, 20, 30, 60
2. HĐTH 2: 
a)
5/17 x 3/4 = 12/7 x 3/4 = 36/28 = 9/7 
b)
10/11x 4/3 = 10/11 x 4/3 = 40/33 
c)
3,57 x 4,1 + 2,43 x 4,1
= 14,637 + 9,963
= 24,6.
d)
3,42 : 0,57 x 8,4 - 6,8
= 6 x 8,4 - 6,8
= 50,4 - 6,8
= 43,6.
3. HĐTH 3: 
a)
21/11 x 22/17 x 68/63 = 42/17 x 68/63 = 8/3 .
b)
5/14 x 7/13 x 26/25 = 5/26 x 26/25 = 1/5 .
4. HĐTH 4: 
Bài giải
Độ cao của mực nước trong bể là: 414,72 : (22,5 x 19,2) = 0,96 (m)
 Chiều cao của bể bơi đó là: 0,96 x 5 : 4 = 1,2 (m)
 Đáp số: 1,2 m.
5. HĐTH 5: Bài giải
a)
Vận tốc của thuyền đi xuôi dòng là: 7,2 + 1,6 = 8,8 (km/giờ)
Quãng đường thuyền đi trong 3,5 giờ là: 8,8 x 3,5 = 30,8 (km)
 Đáp số: 30,8 km.
b)
Vận tốc của thuyền đi ngược dòng là: 7,2 - 1,6 = 5,6 (km/giờ)
Quãng đường thuyền đi trong 3,5 giờ là: 30,8 : 5,6 = 5,5 (giờ)
 Đáp số: 5,5 giờ hay 5 giờ 30 phút.
 ...........
 ..........
................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________________
Mĩ thuật
( 2 tiết: GV chuyên dạy )
__________________________________________________________________
Buổi 2:
Lịch sử
ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU:
Nắm được một sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 -1975 Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Phiếu kiểm tra
- B¶n ®å hµnh chÝnh ViÖt Nam
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Khởi động
- HĐTQ cho các bạn chơi trò chơi hoặc hát
2. Xác định mục tiêu bài
- Cá nhân đọc mục tiêu bài 
- Trao đổi MT bài trong nhóm .
- Phó chủ tịch HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ MT bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
A. Hoạt động thực hành
1. Thống kê các sự kiện lịch sử
- Học sinh nêu các sự kiện tiêu biểu của lịch sử nước ta từ 1945 -1975
- GV chia sẻ và hệ thống các sự kiện theo thời gian
2. Tìm hiếu những sự kiện, nhân vật tiêu biểu của mỗi thời kì
 - Mỗi cá nhân tự thực hiện các yêu cầu:	
 + Hãy nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam?
 + Nêu diễn biến của trận chiến đấu diễn ra trên bầu trời thủ đô Hà Nội vào ngày 26 - 12 - 1972.
 + Hãy nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam?
 + HS nªu ý nghÜa lÞch sö cña chiến thắng Điện Biên Phủ vµ ®¹i th¾ng 30 - 4 - 1975.
 + Em h·y nªu nh÷ng quyÕt ®Þnh quan träng nhÊt cña k× häp ®Çu tiªn Quèc Héi kho¸ VI.
- Nhóm trưởng cho chia sẻ trong nhóm
B. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà tìm hiểu thêm về các anh hùng trong lịch sử nước ta.
 ..........
 ..........
..............................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________________
Địa lí
KIỂM TRA CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU:
- Kiểm kiến kiến thức về đặc điểm khí hậu, kinh tế của Đông Nam Á, ví trí giới hạn của Việt nam, đặc điểm tự nhiên, dân cư của Châu Mĩ
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Phiếu kiểm tra. 
- HS: Giấy, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Học sinh làm giấy thi in sẵn đề.
A. Trắc nghiệm( 3đ)
Câu 1: Khu vực Đông Nam Á chủ yếu có khí hậu như thế nào?
A. Khí hậu gió mùa nóng ẩm.
C. Trải dài trên nhiều đới khí hậu: Hàn đới, 
ôn đới, nhiệt đới.
B.Nóng và khô bậc nhất thế giới.
D. Khí hậu ôn hòa, có 4 mùa rõ rệt.
Câu 2: Các nước có phần đất liền tiếp giáp với Việt Nam là nước nào ?
A. Trung Quốc, Lào, Thái Lan
C. Trung Quốc, Thái Lan, Cam-pu-chia
B. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia
D. Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia
 Câu 3: Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở miền nào ?
A. Miền ven biển và miền Tây.
C. Miền ven biển và miền Nam.
B. Miền Bắc Mĩ
D. Miền ven biển và miền Đông.
B. Tự luận ( 2đ)
Câu 4: Khu vực Đông Nam Á phát triển những hoạt động kính tế nào? Ngành nào là nghành kính tế quan trọng nhất ? 
Câu 5. Nêu những hiểu biết của em về rừng rậm A-ma-dôn?
 ............
 .........
................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________________
Giáo duc đạo đức
THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ II
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố kiến thức các bài từ bài 12 đến bài 14, biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đó học. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu GDLS, phiếu học tập cho hoạt động 2
- HS: Sách, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động thực hành
1. Hoạt động thể hiện hòa bình
- Em hãy ghi những hành động, việc làm thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày. HS làm bài ra nháp.
- Đổi bài với bạn để so sánh
2. Tìm hiểu về Liên hiệp quốc
- Làm việc cá nhân vào phiếu bài tập sau:
 Em hãy chọn một trong các từ sau: hợp tác quốc tế, Liên Hợp Quốc, hoà bình để điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây cho phù hợp.
 LHQ là tổ chức ..lớn nhất. Việt Nam là một nước thành viên của .. Nước ta luôn .. chặt chẽ với các nước thành viên khác của LHQ trong các hoạt động vì .., công bằng và tiến bộ xã hội. 
- TN tổ chức chia sẻ
- TBHT tổ chức cho các nhóm chia sẻ
3. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
- Em hãy lập một dự án để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở quê hương 
- TN tổ chức chia sẻ
- TBHT tổ chức cho các nhóm chia sẻ
 B. Hoạt động ứng dụng
- Chia sẻ với người thân kiến thức đã học
 .....
 ....
.........................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________________
Giáo dục thể dục
Bài 70: TỔNG KẾT NĂM HỌC
TRÒ CHƠI: LÒ CÒ TIẾP SỨC VÀ LĂN BÓNG
I. MỤC TIÊU:
- Tổng kết năm học.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi : "Lò cò tiếp sức, Lăn bóng".
- Biết cách tự tổ chức chơi các trò chơi đơn giản.
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: trên sân trường, vệ sinh nơi tập sạch, an toàn
- Phương tiện: còi, bóng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. GV giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động thực hành
1. Khởi động
- Ôn định tổ chức, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
+ Chạy chậm thành hàng dọc, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
+ Ôn bài thể dục phát triển chung
2. Tổng kết năm học 
- GV tổ chức cho học sinh hệ thống lại các kiến thức, bài tập đã học trong chương trình
- Tổ chức cho học sinh thực hiện hoặc nêu lại cách kĩ năng tập cơ bản
- Tổ chức cho học sinh chia sẻ cảm nhận về các kĩ năng mà mình thích
- GV tổ chức đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm quá trình học
- Công bố kết quả học tập của học sinh
2. Trò chơi: Lò cò tiếp sức 
- TN nêu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi
- TN tổ chức chơi trong nhóm
- TBHT tổ chức cho các nhóm chơi theo hình thức thi đua
- GV tổ chức đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm
3. Trò chơi : Lăn bóng 
- Gv yêu cầu học sinh nêu tên trò chơi, cách chơi và qui định chơi, luật chơi. 
- Các nhóm chơi thử - chơi chính thức.
- Tổ nhận xét, đánh giá cuộc chơi
5. Phần kết thúc 
- TBHT cho lớp tập một số động tác chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu
- Nhận xét tiết học
 B. Hoạt động ứng dụng
- Về luyện tập tại nhà cùng người thân các kĩ năng tập của phân môn
 ...........
 ...........
...............................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 14 tháng 5 năm 2019
Tiếng Anh
( 2 tiết: GV chuyên dạy)
__________________________________________
Tiếng Việt
Bài 35A: ÔN TẬP 1 (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Lập được bảng thống kê về: 3 kiểu câu kể: Ai làm gì?; Ai thế nào?; Ai là gì?
- Lập được bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu kể.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH, bảng phụ.
- HS: Vở TH TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 2, 3.
*) Một số kiến thức cần lưu ý:
1. HĐTH 2:
Đặc điểm
Thành phần câu
Chủ ngữ
Vị ngữ
- Kiểu câu Ai thế nào?
Câu hỏi 
Ai? Cái gì? Con gì?
thế nào? 
Ý nghĩa
Chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ.
Chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói đến ở chủ ngữ.
Ví dụ
Trường em
rất đẹp.
- Kiểu câu Ai là gì?
Câu hỏi 
Ai? Cái gì? Con gì?
là gì? 
Ý nghĩa
Chỉ sự vật được giới thiệu, nhận định ở vị ngữ.
Được nối với chủ ngữ bằng từ là.
Ví dụ
Quê hương
là chùm khế ngọt.
2. HĐTH 3: 
Các loại trạng ngữ
Câu hỏi
Ví dụ
Trạng ngữ chỉ nơi chốn
Ở đâu?
Ngoài đường, xe cộ đi lại như mắc cửi.
Trạng ngữ chỉ thời gian
Khi nào? 
Buổi sáng, đường phố tấp nập. 
Trạng ngữ mở đầu bằng vì, do, tại... 
Vì sao?, do đâu?, tại sao? 
Vì vắng tiếng cười, vương quốc nọ buồn chán kinh khủng. 
Trạng ngữ mở đầu bằng để 
Để làm gì?, Vì cái gì? 
Để bảo vệ môi trường, chúng ta không xả rác bừa bãi.
Trạng ngữ mở đầu bằng với, bằng 
Bằng gì?, Với gì? 
Bằng giọng nói nhỏ nhẹ, cô giáo khuyên Hùng không nên trêu chọc bạn.
 ...........
 ............
...............................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________________
Toán
Bài 118: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC 
I. MỤC TIÊU:
 Em ôn tập về:
- Tính giá trị biểu thức; Tìm số trung bình cộng.
- Giải toán có liên quan tới tỉ số phần trăm
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH
- HS: VTH Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 3, 4, 5, 6 và HDƯD 1, 2
* Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
1. HĐTH 1: 
Sở thích
Cầu lông
Bơi
Bóng rổ
Cờ vua
Số học sinh
128
144
48
80
2. HĐTH 2: 
a)
 6,78 - (8,951 + 4,784) : 2,05
= 6,78 - 13,735 : 2,05
= 6,78 - 6,7
= 0,08.
b)
 6 giờ 45 phút + 14 giờ 30 phút : 5
= 6 giờ 45 phút + 2 giờ 54 phút 
= 8 giờ 99 phút 
hay 9 giờ 39 phút.
3. HĐTH 3: 
a)
Số TBC của các số đó là: 
 (19 + 34 + 46) : 3 = 33
 Đáp số: 33.
b)
Số TBC của các số đó là: 
 (2,4 + 2,7 + 3,5 + 3,8) : 4 = 3,1
 Đáp số: 3,1.
4. HĐTH 4: Bài giải
Số HS gái của lớp đó là: 19 + 2 = 21 (học sinh)
Lớp đó có tất cả số học sinh là: 19 + 21 = 40 (học sinh)
Số HS trai của lớp đó chiếm: 19 : 40 = 47,5%
Số HS gái của lớp đó chiếm: 100% - 47,5% = 52,5%
 Đáp số: 47,5% học sinh trai và 52,5% học sinh gái.
5. HĐTH 5: Bài giải
Sau năm thứ nhất số sách của thư viện tăng là: 
 6000 x 20 : 100 = 1200 (quyển)
Sau năm thứ nhất số sách của thư viện là: 
 6000 + 1200 = 7200 (quyển)
Sau năm thứ hai số sách của thư viện tăng là: 
 7200 x 20 : 100 = 1440 (quyển)
Sau năm thứ hai số sách của thư viện là: 
 7200 + 1440 = 8640 (quyển)
 Đáp số: 8640 quyển sách.
6. HĐTH 6: 
Bài giải
Vận tốc của tàu thủy khi nước lặng là: (28,4 + 18,6) : 2 = 23,5 (km/giờ)
Vận tốc của dòng nước là: 28,4 - 23,5 = 4,9 (km/giờ)
 Đáp số: Vận tốc của tàu thủy khi nước lặng: 23,5 km/giờ.
 Vận tốc của dòng nước: 4,9 km/giờ.
 ...........
 ...........
.
...............................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Buổi 1:	Thứ tư , ngày 15 tháng 5 năm 2019
Âm nhạc
( 2 tiết: GV chuyên)
_____________________________________________
Tiếng anh
( 2 tiết: GV chuyên)
__________________________________________________________________
Buổi 2:
Toán
Bài 119: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Em ôn tập về:
- Tính tỉ số phần trăm và giải bài toán về tỉ số phần trăm.
- Tính diện tích, chu vi của hình tròn.
- Tính thể tích hình hộp chữ nhật.
II. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu HDH. 
 - HS: Vở BTTH Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1,2,3,4,5,6 và hoạt động ứng dụng.
*) Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
1. HĐTH 1: 
20
4 %
5 %
10 %
20 %
25 %
32 %
45 %
75 %
85 %
0,8
1
2
4
5
6,4
9
15
17
2. HĐTH 2: 0,8 % = 8/1000 (Đáp án: C).
3. HĐTH 3: (Đáp án: C. 100).
4. HĐTH 4: Hình A: 24 cm3; 	Hình B: 22 cm3;
Hình C: 24 cm3; 	Hình D: 28 cm3; (Đáp án: D).
5. HĐTH 5:
- Gợi ý: Ghép 4 mảnh đã tô màu của hình vuông ta được 1 hình tròn có bán kính là 10cm. Vậy diện tích phần đã tô màu chính là diện tích hình tròn có bán kính là 10cm.
Bài giải
a)
Diện tích của phần đã tô màu là: 10 x 10 x 3,14 = 314 (cm2)
 Đáp số: 314 cm2.
b)
Chu vi của phần không được tô màu là: 10 x 2 x 3,14 = 62,8 (cm)
 Đáp số: 62,8 cm.
6. HĐTH 6: 
Bài giải
Số tiền mua cá bằng 120% số tiền mua gà tức là số tiền mua cá bằng số tiền mua gà.
165 000 đồng
Ta có sơ đồ:
Số tiền mua cá: 	 
Số tiền mua gà: 	 
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 6 + 5 = 11 (phần)
Số tiền mua cá là: 165 000 : 11 x 6 = 90 000 (đồng)
 Đáp số: 90 000 đồng.
 ...........
 .......
..............................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________________
Khoa học
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM 
I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học, em được củng cố và mở rộngvề:
- Sự sinh sản của động vật. Vận dụng một số kiến thức về sự sinh sản của động vật đẻ trứng trong việc tiêu diệt những con vật có hại cho sức khỏe con người.
- Một số kiến thức về bảo vệ môi trường đất , môi trường rừng.
- Nhận biết các nguồn năng lượng sạch.
- Có ý thức sử dụng các nguồn tài nguyên, thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH khoa học, phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản 4,5,6.
*) Một số cần lưu ý cho HS:
1. HĐCB 4: Những điểm khác nhau cơ bản về sự sinh sản của chim và thú so với sự sinh sản của côn trùng: Chim và thú sinh con và nuôi con đến khi con non có thể tự đi tìm thức ăn. 
2. HĐCB 5: 
a) Loài vật thường đẻ nhiều con nhất trong một lứa là: 
 G. Lợn
b) Nguồn năng lượng không phải là năng lượng sạch (khi sử dụng năng lượng đó sẽ tạo ra khí thải gây ô nhiễm môi trường là: 
 D. Năng lượng từ than đá, xăng, dầu, khí đốt. 
3. HĐCB 6: 
- Khi những cây trong rừng bị tàn phá, đất ở đó bị xói mòn, bạc màu.
- Khi rừng đầu nguồn bị phá hủy, cây cối không còn để giữ đất, nước thoát nhanh, gây lũ lụt. 
 ...........
 .......
..............................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________
Tin học
( 2 tiết: Gv chuyên ) 
__________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 16 tháng 5 năm 2019
Tiếng Việt
Bài 35A: ÔN TẬP 1 (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Dựa vào số liệu đã cho, lập được bảng thống kê về tình hình giáo dục tiểu học nước ta.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 4,5.
*) Một số kiến thức cần lưu ý:
Năm học
Số liệu
1. HĐTH 4: 
Số trường
Số học sinh
Số giáo viên
Tỉ lệ học sinh 
dân tộc thiểu số
a) 2000 - 2001
13 859
9 741 100
355 900
15,2 %
b) 2001 - 2002
13 903
9 315 300
359 900
 15,8 % 
c) 2002 - 2003
14 163
8 815 700
363 100 
16,7 %
d) 2003 - 2004
14 346
8 346 000
366 200 
 17,7 % 
e) 2004 - 2005
14 518
7 744 800
362 400
19,1 %
2. HĐTH 5: 
a) Số trường hằng năm tăng hay giảm ?
x
Tăng
Giảm
Lúc tăng lúc giảm
b) Số học sinh hằng năm tăng hay giảm ?
Tăng
x
Giảm
Lúc tăng lúc giảm
c) Số giáo viên hằng năm tăng hay giảm ?
Tăng
Giảm
x
Lúc tăng lúc giảm
d) Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số hằng năm tăng hay giảm ?
Tăng
Giảm
Lúc tăng lúc giảm
 ...........
 .........
................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________________
Tiếng Việt
Bài 35B: ÔN TẬP 2 (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Mở rộng vốn từ Trẻ em.
- Củng cố kĩ năng viết biên bản.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH, tranh minh họa
- HS: Sách HDH.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện hoạt động 1, 2 của Hoạt động thực hành.
* Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
1. HĐTH 1: 
a)
1
T
R
E
2
T
R
E
3
T
R
Ẻ
4
E
M
5
M
A
I
b) Từ hàng dọc: TRẺ EM.
2. HĐTH 2: 
Cuộc họp của chữ viết
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Minh, ngày ... tháng ... năm ....
BIÊN BẢN HỌP (Lớp 5....)
1. Thời gian, địa điểm:
- Thời gian: Vào hồi 16 giờ, ngày ... tháng ... năm ... 
- Địa điểm: Tại lớp 5...., Trường Tiểu học .............
2. Thành viên tham dự: các chữ cái và dấu câu 
3. Chủ tọa, thư kí: 
- Chủ tọa: bác chữ A. 
- Thư kí: chữ C. 
4. Nội dung cuộc họp: 
- Trao đổi, tìm cách giúp đỡ bạn Hoàng không biết đặt dấu chấm câu. 
- Mục đích: giúp Hoàng biết cách đặt dấu chấm khi viết câu. 
- Tình hình hiện nay: Hoàng không biết đặt dấu chấm. Khi viết, không bao giờ để ý dến các dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, Hoàng chấm chỗ ấy nên đã viết những câu rất ngô nghê, vô nghĩa. 
- Cách giải quyết, phân công việc: Từ nay, mỗi khi Hoàng định chấm câu, phải đọc lại câu văn một lần nữa. Anh Dấu Chấm có nhiệm vụ giám sát, yêu cầu Hoàng thực hiện nghiêm túc điều này. 
- Tất cả thành viên tán thành ý kiến của chủ tọa. 
- Cuộc họp kết thúc lúc 16 giờ 30 phút, ngày ... tháng ... năm .... 
Chủ toạ kí
 Chữ A 
Người lập biên bản kí
Chữ C 
3. HĐTH 4: 
b) Trẻ em đang nô đùa trên bãi biển. Các em vớt lên những vỏ ốc đủ hình thù sặc sỡ dưới ánh nắng mặt trời; áp vỏ ốc vào tai để nghe lời tâm sự của biển. Tiếng gió biển lùa qua vỏ ốc à à u u như ngàn cối xay lúa. 
c) Trẻ em vùng biển có nước da nâu bóng vì cả ngày ngâm mình dưới biển, tóc bết đầy nước mặn và khét màu râu bắp. Trên bãi biển mênh mông, các bạn ùa chạy bằng tất cả sức lực mà không cần tới đích. Chơi đùa thỏa thích, vài bạn vớt những vỏ ốc âm thanh bằng những cành củi khô, vốc những vốc nước biển lấp lánh ánh mặt trời trên đôi bàn tay bé xíu. 
c) Tác giả quan sát bằng nhiều giác quan: 
- Mắt thấy hoa xương rồng chói đỏ, những em bé da nâu tóc khét màu râu bắp, chim bay phía vầng mây như đám cháy, bầu trời tím, võng dừa đưa, những ngọn đèn tắt vội dưới màn sao, những con bò nhai cỏ. 
- Tai nghe tiếng hát của trẻ thả bò, lời ru, sóng thở, tràng chó sủa, tiếng bò bập đuôi. 
- Mũi ngửi được mùi rơm nồng. 
- Em thích nhất hình ảnh buổi ban đêm của 4 dòng thơ cuối. Bằng các giác quan, tác giả đã vẽ lên một bức tranh ban đêm không có ánh đèn nhưng không tối. Một bức tranh vô cùng sống động với đủ hình ảnh, âm thanh và hương vị của một vùng biển thơ mộng. 
 ............
 .........
...............................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________________
Toán
Bài 119: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (Tiết 2) 
I. MỤC TIÊU: Em ôn tập về:
- Tính tỉ số phần trăm và giải bài toán về tỉ số phần trăm.
- Tính diện tích, chu vi của hình tròn.
- Tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- Giải toán về chuyển động cùng chiều.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH Toán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 7,8,9,10,11.
*) Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
1. HĐTH 7: Đáp án C. 3 giờ.
2. HĐTH 8: Đáp án A. 48 l.
3. HĐTH 9: Đáp án B. 80 phút.
4. HĐTH 10:
Bài giải
Tổng số phần tuổi hai con so với tuổi mẹ là: 1/4 + 1/5 = 9/20 (tuổi mẹ)
Tuổi của mẹ là: 18 x 20 : 9 = 40 (tuổi)
 Đáp số: 40 tuổi.
5. HĐTH 11:
Bài giải
Số dân của phường là: 2190 x 1,9 = 4161 (người)
Số dân của xã là: 180 x 4,5 = 810 (người)
a)
Số dân của xã bằng số phần trăm số dân của phường là: 
 810 : 4161 x 100% = 19,5%
 Đáp số: 19,5%.
b)
Để mật độ dân số của xã là 210 người/km2 thì số dân của xã là:
 210 x 4,5 = 945 (người)
Để mật độ dân số của xã là 210 người/km2 thì số dân của xã phải tăng thêm là: 945 - 810 = 135 (người)
 Đáp số: 135 người.
 ...........
 ........
................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________________
Giáo dục kĩ thuật
Bài 20: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (Tiết3)
I. MỤC TIÊU:
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được một mô hình tự chọn.
*Với học sinh khéo tay: Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn; Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK
II. CHUẨN BỊ;
- HS: Các hình trong SGK, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- GV: Mẫu xe chở hàng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Ban văn nghệ
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động thực hành
1. Thực hành lắp mô hình tự chọn
- GV yêu cầu HS nhắc lại tên các mô hình lắp ghép đã học. 
- GV yêu cầu HS nêu lại quy trình các bài đã học.
- GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép (Quan sát các hình vẽ trong SGK, nghiên cứu các bài đã học để chọn cho mình một mô hình để lắp ghép, có thể chọn mô hình sưu tầm...)
- GV cho HS nêu tên mô hình mình định lắp ghép
- Cho HS chuẩn bị các đồ dùng cần thiết để thực hành lắp ghép mô hình.
- Cá nhân lắp mô hình của mình(Trong quá trình lắp có thể xem lại qui trình, nhờ bạn hướng dẫn thêm hoặc giơ thẻ cứu trợ GV)
=> Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng để các em hoàn thiện sản phẩm của mình.
- Báo cáo kết quả với GV
- Khi HS lắp xong cần cho kiểm tra xem xe có họat động được không...
2. Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục
- HS dựa vào tiêu chí cần đạt tự đánh giá sản phẩm
- Các thành viên trong nhóm nhận xét đánh giá sản phẩm của nhau, bình chọn sản phẩm đẹp để trưng bày
- HS trưng bày sản phẩm đã được bình chọn theo nhóm
- HS nhận xét đánh giá: dựa vào tiêu chí cần đạt để đánh giá sản phẩm của nhóm bạn
- GV tập hợp ý kiến, nhận xét, đánh giá, kết luận thực hành của HS. Khen ngợi biểu dương sản phẩm đẹp...
 B. Hoạt động ứng dụng:
Về nhà thực hành những công việc sau: 
1. Chia sẻ với mọi người trong gia đình về cách lắp 
2. Tìm hiểu tác dụng của mô hình vừa lắp
 ...........
 ........
.
.................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________________________________
Buổi 1:	Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2019
Tiếng Việt
Bài 35B: ÔN TẬP 2 (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập các bài tập đọc từ bài 29ª đếnbài 34C.
- Đọc – hiểu bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ; cảm nhận được hình ảnh thơ và biết miêu tả một hình ảnh trong bài thơ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH. 
- HS: Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động thực hành 3,4 và hoạt động ứng dụng 2.
*) Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
1. HĐTH 4: 
b) Trẻ em vùng biển có nước da nâu bóng vì cả ngày ngâm mình dưới biển, tóc bết đầy nước mặn và khét màu râu bắp. Trên bãi biển mênh mông, các bạn ùa chạy bằng tất cả sức lực mà không cần tới đích. Chơi đùa thỏa thích, vài bạn vớt những vỏ ốc âm thanh bằng những cành củi khô, vốc những vốc nước biển lấp lánh ánh mặt trời trên đôi bàn tay bé xíu. 
c) Tác giả quan sát bằng nhiều giác quan: 
- Mắt thấy hoa xương rồng chói đỏ, những em bé da nâu tóc khét màu râu bắp, chim bay phía vầng mây như đám cháy, bầu trời tím, võng dừa đưa, những ngọn đèn tắt vội dưới màn sao, những con bò nhai cỏ. 
- Tai nghe tiếng hát của trẻ thả bò, lời ru, sóng thở, tràng chó sủa, tiếng bò bập đuôi. 
- Mũi ngửi được mùi rơm nồng. 
- Em thích nhất hình ảnh buổi ban đêm ở 4 dòng thơ cuối. Bằng các giác quan, tác giả đã vẽ lên một bức tranh ban đêm không có ánh đèn nhưng không tối. Một bức tranh vô cùng sống động với đủ hình ảnh, âm thanh và hương vị của một vùng biển thơ mộng.
 ...........
 .......
..............................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________________
Tiếng Việt
Bài 35B: ÔN TẬP 2 (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Nghe – viết được một đoạn trong bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.
- Dựa vào hình ảnh thơ, viết được đoạn văn tả người, tả cảnh.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Sách HDH Tiếng Việt 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 5, 6 và hoạt động ứng dụng. 
*) Một số kiến thức cần lưu ý cho HS:
1. HĐTH 6: 
a) Tả một đám trẻ đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò. 
M: Đám trẻ chăn bò, bạn nào tóc cũng đỏ như râu ngô. Da các bạn đen nhẻm vì ngâm mình trong nước biển, phơi mình trong nắng gió. Các bạn đang thung thăng trên mình trâu, nghêu ngao hát trên đồi cỏ xanh.
 b) Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê. 
M: Chiều xuống. Mặt trời đằng tây đỏ như hòn lửa. Mặt biển màu tím sẫm, sóng 
vỗ rì rào. Xóm chài ẩn hiện sau hàng dừa đã thấp thoáng ánh đèn. 
M: Màn đêm buông xuống, bãi biển trở nên vắng lặng, yên tĩnh khác hẳn với cái vẻ náo nhiệt ban ngày. Mặt biển giờ không còn xanh thẳm mà được thay một màu đen, thỉnh thoảng lại lấp lánh ánh bạc của ngàn sao theo nhịp từng con sóng. Màn đêm phủ trùm lên vạn vật khiến mắt ta chẳng trông thấy gì chỉ có tiếng sóng rì rào, vỗ nhẹ vào bờ như một bản trường ca bất tận. Những con sóng đem làn nước biển mát lạnh, liếm nhẹ lên bàn chân cùng với những làn gió mát rượi mang theo hương vị mằn mặn của biển, vuốt ve khắp người tạo nên một cảm giác thật khoan thai, dễ chịu. Ban đêm, dạo chơi trên bãi biển tĩnh lặng quả là thú vị.
 ..........
 .........
...............................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________________
Toán 
Bài 120: EM ĐÃ HỌC ĐƯỢC NHỮNG GÌ?
I. MỤC TIÊU:
 Em tự đánh giá kết quả học tập về:	
- Kiến thức ban đầu về số thập phân, kĩ năng thực hành tính với số thập phân, tỉ số phần trăm.
- Tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
- Giải toán về chuyển động đều.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện Phiếu kiểm tra sau:
Phần 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 
1. Chữ số 9 trong số thập phân 17,209 thuộc hàng nào?
A. Hàng nghìn
 B. Hàng phần mười
C. Hàng phần trăm
 D. Hàng phần nghìn
2. Phân số được viết dưới dạng số thập phân là:
A. 4,5
B. 8,0
C. 0,8
D. 0,45
3. Khoảng thời gian từ lúc 7 giờ kém 10 phút đến 7 giờ 30 phút là:
A. 10 phút
B. 20 phút
C. 30 phút
D. 40 phút
4. Hình lập phương cạnh 5cm có thể tích là:
A. 25cm3
B. 125cm3
C. 100cm3
D. 105cm3
5. Huyện Đăk Song có 360ha đất trồng cây cà phê và 450ha đất trồng cây cao su. Hỏi diện tích đất trồng cây cao su bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất trồng cây cà phê ?
A. 125%
B. 130%
C. 145%
D. 150%
Phần 2: 
1. Đặt tính rồi tính:
a) 79,08 + 36,5 
b) 3,09 - 0,53
c) 52,8 x 6,3
d) 75,52 : 5
..........................
..........................
..........................
..........................
....

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_35_nam_hoc_2018_2019_ban_dep.doc