Giáo án Khối 5 - Tuần 25 - Năm học 2021-2022 (Bản 2 cột)

Giáo án Khối 5 - Tuần 25 - Năm học 2021-2022 (Bản 2 cột)

TOÁN

Bảng đơn vị đo thời gian

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức – Kĩ năng

- Biết tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.

- Biết một năm đó thuộc thế kỉ nào.

- Biết đổi đơn vị đo thời gian.

2. Năng lực – Phẩm chất

 - HS nhớ được các đơn vị đo thời gian, biết đổi đúng các đơn vị đo thời gian.

II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: SGK, STK, VBT

2. Học sinh: SGK, VBT

 

doc 42 trang cuongth97 4340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 25 - Năm học 2021-2022 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2022
TIẾNG ANH (2tiết)
Giáo viên chuyên
TIN HỌC
Giáo viên chuyên
TOÁN
Kiểm tra giữa học kì II
TẬP ĐỌC
Phong cảnh đền Hùng
 Theo Đoàn Minh Tuấn
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng 
+ Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn, đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả, đọc diễn cảm toàn bài với giọng trang trong tha thiết.
+ Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ tráng lệ của đền Hùng đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
- Ca ngợi công lao to lớn của các Vua Hùng đã có công dựng nước và trách nhiệm của tuổi trẻ để bảo vệ đất nước.
- Nghe - ghi lại ý chính của bài Tập đọc
- HS biết viết hoa danh từ chung “ đất Tổ” thể hiện sự tôn trọng đặc biệt
- Yêu cầu HS viết đoạn văn nêu cảm nhận của em qua bài phong cảnh đền Hùng.
2. Năng lực – Phẩm chất
 - Giáo dục lòng ham học để giúp ích cho đời, học tập gương các danh nhân.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK
2. Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động
- Gọi 4 HS thi đọc bài : Hộp thư mật, trả lời câu hỏi về bài đọc:
+ Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?	
- GV nhận xét và bổ sung cho từng HS
- HS quan sát tranh minh họa phong cảnh đền Hùng trong SGK. 
- Giới thiệu tranh, ảnh về đền Hùng 
- GV giới thiệu bài 
2.Khám phá
a) Luyện đọc:
- Mời 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn.
- HS tạo nhóm 3 đọc bài và tìm từ khó, câu dài và cách ngắt nghỉ.
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1
+ Chia sẻ từ khó đọc, câu dài.
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2
+ Giải nghĩa từ.
- 3 HS đọc nối tiếp lần 3
- GV đọc toàn bài toàn bài cô đọc với giọng to vừa phải, nhịp điệu khoan thai, giọng trang trọng, tha thiết.
b) Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc thầm đoạn 1, thảo luận nhóm đôi các câu hỏi, chia sẻ trước lớp.
+ Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?
+ Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?
- Thiên nhiên đó gợi cho em cảnh thiên nhiên đền Hùng như thế nào?
- Đoạn 1 cho chúng ta biết điều gì?
* Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, 3 
+ Bài văn gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó?
+ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? 
 Dù ai đi ngược về xuôi 
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
- Đoạn 2, 3 cho chúng ta biết điều gì?
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng.
- Cho 1-2 HS đọc lại.
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Mời HS nối tiếp đọc bài, nêu giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 trong nhóm.
- Thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp và GV bình chọn
4. Vận dụng
 - Qua bài văn em hiểu thêm gì về đất nước VN?
- Giáo dục hs lòng biết ơn tổ tiên.Về nhà tìm hiểu về các Vua Hùng.
- HS đọc
- HS trả lời
- HS nghe
- HS mở sách
- 3 đoạn: 
Đoạn 1: Đền Thượng .... chính giữa.
Đoạn 2: Lăng của các .. xanh mát.
Đoạn 3: Trước đền .... soi gương.
+ Từ: xâm lược, lưng chừng.
Câu: Trước mặt là Ngã Ba Hạc,/ nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn/ tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.
+ SGK
+ Tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú 
+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách đây khoảng 4000 năm.
+ Có những khóm Hải Đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm rập rờn bay lượn 
- Cảnh đẹp nơi đây rất uy nghi và tráng lệ.
* Ý 1 : Thiên nhiên đền Hùng 
+ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Thánh Gióng, An Dương Vương, .
+ Câu ca dao gợi ra một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam: thuỷ chung, luôn luôn nhớ về cội nguồn dân tộc 
* Ý 2: Lòng thành kính thiêng liêng đối với Đền Hùng.
- HS nêu như mục tiêu bài.
- HS đọc.
- HS tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Nhấn mạnh các từ: kề bên, thật là đẹp, trấn giữ, đỡ lấy, đánh thắng, mải miết, xanh mát,
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2022
 MĨ THUẬT
Giáo viên chuyên 
TOÁN
Bảng đơn vị đo thời gian
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Biết tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.
- Biết một năm đó thuộc thế kỉ nào.
- Biết đổi đơn vị đo thời gian.
2. Năng lực – Phẩm chất
 	 - HS nhớ được các đơn vị đo thời gian, biết đổi đúng các đơn vị đo thời gian.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nhắc lại các đơn vịđo thời gian đã học.
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Khám phá
* Hướng dẫn ôn tập về các đơn vị đo thời gian
a) Bảng đơn vị đo thời gian
- Nhắc lại các đơn vị đo thời gian đã học ?
- HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
 + Một thế kỉ có bao nhiêu năm ?
+ Một năm có bao nhiêu tháng ?
+ Một năm có bao nhiêu ngày ?
- GV chia sẻ: Một năm thường có 365 ngày, một năm nhuận có 366 ngày. Cứ 4 năm thì có 1 năm nhuận, sau 3 năm không nhuận thì tới 1 năm nhuận.
- HS thảo luận nhóm đôi nêu các tháng trong năm và số ngày trong tháng.
+ Nêu các ngày trong từng tháng?
+ Một tuần có bao nhiêu ngày?
+ Một ngày có bao nhiêu giờ?
+ Một giờ có bao nhiêu phút?
+ Một phút có bao nhiêu giây?
b) Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm làm nháp phần ví dụ trong SGK trang 129.
- HS chia sẻ cách làm
- GV chia sẻ mối quan hệ của các đơn vị đo thời gian.
3. Luyện tập
- HS làm cá nhân bài 1, 2, 3
- Trao đổi nhóm đôi cách làm bài 2, bài 3.
Bài 1: 
- HS đổi vở, kiểm tra chéo.
- HS chia sẻ bài
+ Để viết thế kỉ ta dùng kí hiệu gì?
Nêu một số kí hiệu La Mã đã học?
+ Quy tắc viết số La Mã? 
+ Cách đọc, viết số La Mã?
+ Nêu cách xác định năm đó thuộc kế kỉ bao nhiêu? 
- GV chia sẻ: 
Ví dụ năm 2022: 100= 20 dư 22 năm nên năm này thuộc thế kỉ XXI. 
Là thêm 1 thế kỷ đang tiếp tục. Vì vậy năm 2018 thuộc thế kỷ XXI.
=>Củng cố cách đọc, viết số La Mã; cách xác định năm đó thuộc thế kỉ nào.
Bài 2: 
- Chia sẻ cách đổi các đơn vị đo thời gian
=>Củng cố cách đổi các đơn vị đo thời gian: giờ, phút, giây.
Bài 3: 
- HS chia sẻ bài
=>Củng cố cách đổi các đơn vị đo thời gian: ngày, tháng, năm, thế kỉ.
4. Vận dụng
- HS nắm được bảng đơn vị đo thời gian và vận dụng trong cuộc sống.
- HS tham gia chơi
- HS nêu
- HS thảo luận rồi đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận:
+ Một thế kỉ có 100 năm.
+ Một năm có 12 tháng.
+ Một năm thường có 365 ngày, một năm nhuận có 366 ngày.
- HS nghe và ghi nhớ. 
- HS thảo luận, báo cáo kết quả thảo luận:
+ Tháng có 31 ngày gồm: tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12.
+ Tháng có 30 ngày gồm: tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11.
Riêng tháng 2 : năm thường sẽ có 28 ngày, năm nhuận sẽ có 29 ngày.
+ Một tuần có 7 ngày.
+ Một ngày có 24 giờ.
+ Một giờ có 60 phút. 
+ Một phút có 60 giây. 
- HS thực hiện rồi nêu.
1 năm rưỡi =1, 5 năm = 18 tháng 
giờ = 60 phút x = 40 phút 
216 phút = 3 giờ 36 phút .
NDBT 1 – VBT trang 49
- Dùng các chữ số La Mã
+ Khi đọc, viết các số La Mã ta đọc và viết từ trái sang phải.
+ HS chia sẻ
1 thế kỉ = 100 năm
- Năm 40 chưa đủ 100 năm nên năm 40 thuộc thế kỉ I.
Năm 200 là thế kỷ II - còn năm 248 là thế kỷ III vì 248: 100= 2 dư 48 nên năm này thuộc thế kỉ thứ III.
NDBT 2 - VBT trang 49
- HS chia sẻ:
2 giờ rưỡi= 2,5 năm
 = 60 x 2,5 = 150 phút
366 phút= 6 giờ 6phút
( giải thích 1 giờ = 60 phút;
lấy 366: 60 = 6 dư 6)
NDBT 3 - VBT trang 50
- HS chia sẻ:
năm = 12 tháng x= 8 tháng
5 năm rưỡi =12 x 5, 5 = 66 tháng 
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
 ................................................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
- Hiểu tác dụng của liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
- Biết cách sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu.
2. Năng lực – Phẩm chất
 	 - Năng lực giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
 	 - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động
- HS đạt câu có sử dụng cặp từ hô ứng.
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Khám phá
- Yêu cầu HS làm cá nhân, thảo luận theo nhóm đôi làm các bài tập phần nhận xét dể nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu; hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ. 
- HS chia sẻ kết quả.
+ Từ nào được lặp lại trong đoạn văn?
+ Nếu ta thay từ được dùng lặp lại bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì hai câu trên còn gắn bó với nhau không?
+ Việc lặp lại từ trong đoạn văn có tác dụng gì?
- GV kết luận.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK trang 71
- Gọi HS lấy ví dụ để minh họa cho ghi nhớ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Luyện tập 
- HS làm cá nhân bài 1, 2
- Thảo luận nhóm đôi bài 2.
Bài 1: 
- Chia sẻ các từ được lặp lại
=> Củng cố cách xác định từ ngữ lặp để liên kết câu.
Bài 2: 
- HS chia sẻ ý kiến.
+ Gọi HS đọc lại đoạn văn.
+ Trong đoạn văn từ nào được lặp lại? Việc lặp lại từ đó có tác dụng gì?
=>Bài tập 2 giúp em biết cách dùng lặp từ ngữ để liên kết câu.
4. Vận dụng
- Về viết 1 đoạn văn có sử dụng lặp từ để liên kết câu về quê hương mình.
- HS đặt câu, phân tích cấu tạo câu.
- HS thực hiện yêu cầu
+ Từ đền là từ đã dùng ở câu trước và được lặp lại ở câu sau.
+ Nếu thay thế từ “ đền” ở câu 2 bằng 1 trong các từ trên thì nội dung 2 câu không ăn nhập với nhau vì mỗi câu nói đến 1 sự vật khác nhau.
+ Việc lặp lại từ tạo ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa 2 câu. Nếu không có sự liên kết giữa các câu thì không tạo ra đoạn văn.
- 2 HS đọc
- HS nối tiếp lấy ví dụ: Con mèo nhà em có bộ lông rất đẹp. Bộ lông ấy như một tấm áo choàng giúp chú ấm áp suốt mùa đông, ...
NDBT 1 - VBT trang 39, 40
 a, Trống đồng, Đông Sơn
 b, anh chiến sĩ, nét hoa văn
- Tìm được các từ ngữ lặp lại dùng để liên kết câu trong bài.
NDBT 2 - VBT trang 40
- Thứ tự các từ cần điền là:
 Thuyền ... Thuyền ...Thuyền... Thuyền... Thuyền... Chợ... 
cá song... cá chim... tôm... 
+ HS đọc
+ HS trả lời
.
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC
Thực hành giữa học kì II.
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
 	- Giúp HS củng cố kiến thức các bài từ bài 9 đến bài 11, biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học.
2. Năng lực – phẩm chất
 - HS có tình yêu tổ quốc và ý thức bảo vệ tổ quốc mình.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Câu hỏi thực hành
2. Học sinh: vở ghi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: HS hát
2. Thực hành
* Bài tập 1: Hãy ghi lại một việc em đã làm thể hiện lòng yêu quê hương.
+ Việc làm ấy đã thể hiện điều gì?
+ Bạn cảm thấy như thế nào sau khi làm được viêc đó?
- GV chia sẻ.
* Bài tập 2: Hãy nêu những hoạt động có liên quan tới trẻ em mà xã (phường) em đã tổ chức. Em đã tham gia những hoạt động nào trong các hoạt động đó?
+ Những hoạt động đó đem lại hiệu quả gì?
+ Bạn cảm thấy như thế nào khi được tham gia vào hoạt động đó?
- GV chia sẻ
3. Vận dụng
- Về kể cho người thân nghe những hoạt động đã nêu trong bài.
- HS chia sẻ việc mình đã làm thể hiện lòng yêu quê hương.
- Chia sẻ theo các câu hỏi gợi ý.
- HS kể tên một số hoạt động có liên quan tới trẻ em mà xã em đã tổ chức.
IV. Điều chỉnh sau dạy học
...............................................................................................................................
.................................................................................................................................
 ...............................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC
Phòng tránh xâm hại
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Nêu được một số biểu hiện xâm hại
- Biết vì sao phải phòng tránh xâm hại
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em.
- Thực hiện được một số kĩ năng để phòng, tránh xâm hại
2. Năng lực – phẩm chất
 	 - Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
 - HS có tình yêu tổ quốc và ý thức bảo vệ tổ quốc mình.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Cho HS hát bài Quy tắc 5 ngón tay
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Khám phá
* Bộ phận riêng tư
- Có thể nói, xâm hại tình dục là một hình thức xâm hại phổ biến hiện nay, nó để lại nỗi đau đớn về thể xác lẫn tinh thần cho một đứa trẻ. Đứng trước nguy cơ này, các em cần hiểu khái niệm về bộ phận riêng tư.
-GV chia sẻ: Trong một số trường hợp đặc biệt: Khi còn nhỏ, ông bà, bố mẹ, anh chị ruột có thể tắm cho mình. Hoặc khi đi khám bệnh, bác sĩ có thể thăm khám nơi bộ phận riêng tư nếu được sự cho phép của bố mẹ và bản thân các em.
+ Vậy tình trạng xâm hại trẻ em ở nước ta đang diễn ra như thế nào? 
+ Làm thế nào các em có thể xác định được các tình huống dẫn đến nguy cơ bị xâm hại đây?
Em hãy quan sát 3 bức tranh sau và suy nghĩ trong 2 phút: Nêu một số tình huống dẫn đến nguy cơ bị xâm hại.
Đồng thời, các em hãy dựa vào cảm giác của bản thân để xác định nguy cơ xâm hại.
*Cảm giác và dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị xâm hại
Khi hoặc trước khi bị xâm hại, bản thân chúng ta sẽ cảm thấy không an toàn. Não và các dây thần kinh sẽ tác động đến các bộ phận của cơ thể. Em sẽ cảm thấy: Không thoải mái, bối rối, sợ hãi.
Ghi nhớ:
-Tình huống bị xâm hại thường xảy ra khi các em ra ngoài hoặc ở nhà 1 mình.
-	Thủ phạm xâm hại có thể là bất cứ ai. Cần nhận biết thủ đoạn của kẻ xâm hại và dựa vào cảm giác và dấu hiệu của cơ thể.
* Quy tắc 5 ngón tay
-GV thao tác và hướng dẫn HS làm
-GV chia sẻ:
Nhớ kĩ TỪ CHỐI – BỎ CHẠY – NÓI VỚI NGƯỜI LỚN bất kì lúc nào khi con thấy bất an. 
4. Vận dụng
- HS về làm thơ, vẽ tranh, trở thành tuyên truyền viên hay các hình thức tuyên truyền khác để vận động mọi người cùng nhau tham gia “Phòng tránh bị xâm hại”.
- HS hát
HS chia sẻ ý kiến về bộ phận riêng tư:
-Bộ phận riêng tư là bộ phận mà chính mình mới được nhìn hoặc đụng chạm. Bộ phận riêng tu gồm: Miệng, ngực, vùng tam giác và mông.
+ Nguy hiểm luôn rình rập quanh chúng ta. 
-HS chia sẻ ý kiến:
Một số tình huống dễ dẫn đến bị xâm hại như:
-	Đi một mình nơi vắng vẻ
-	Ở phòng kín một mình với người lạ
-	Nhận quà. Tiền của người khác mà không lí do
-	Đi nhờ xe của người lạ
-	Để người lạ vào nhà khi chỉ có một mình
-	Hay một số tình huống khác như: đi chơi với bạn mới quen trên mạng, đi chơi buổi tối với bạn khác giới, 
-Dấu hiệu: cơ thể cảm thấy run rẩy, tim đạp nhanh, sởn da gà, mất kiểm soát. 
-HS thực hiện theo GV hướng dẫn:
+ Đầu tiên đặt bàn tay lên trang giấy, vẽ theo hình 5 ngón tay.
+Xác định vai trò của mỗi ngón:
-	Ngón cái ôm hôn với người thân ruột thịt
-	Ngón trỏ nắm tay với bạn bè
-	Ngón giữa bắt tay khi gặp người quen
-	Ngón áp út vẫy tay với người xa lạ
-	Ngón út xua tay, thạm chí hét to, bỏ chạy nếu em thấy không an toàn.
IV. Điều chỉnh sau dạy học
...............................................................................................................................
.................................................................................................................................
 ................................................................................................................................
CHÍNH TẢ 
Viết đoạn văn giới thiệu về một di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương em.
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
 - HS viết được đoạn văn giới thiệu về một di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương mình.
 - Yêu quê hương, đất nước.
2. Năng lực – Phẩm chất
 - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ quệ hương.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Tranh ảnh về quê hương
2. Học sinh: vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Cho HS hát bài Quê hương tươi đẹp
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Khám phá
- Địa phương chúng ta thuộc hiện tỉnh nào?
+ Nêu hiểu biết của em về tỉnh Bắc Ninh?
+ Ở gần địa phương em, có di tích lịch sử hay danh lam thắng cảnh nào?
+ Nêu hiểu biết của mình về danh lam thắng cảnh đã chon.
+ Cảnh vật, con người, ở danh lam thắng cảnh đó thế nào?
- HS viết đoạn văn, chia sẻ bài.
4. Vận dụng
- Về đọc đoạn văn của mình cho người thân nghe.
- HS hát
Tỉnh Bắc Ninh
- Đây được coi là cái nôi của văn hoá lịch sử truyền thống lâu đời. Với sự phát triển không ngừng của nền quan họ, kiến trúc lâu đời của đền chùa,..
- HS chia sẻ:
+ Chùa Thánh Quang, Mẫn Xá, Văn Môn.
+ Đền Đô, Đình Bảng, Từ Sơn.
+ Đền Sái, Đông Anh, Hà Nội, 
HS chia sẻ ý kiến
HS viết đoạn văn.
Xã Văn Môn là một xã thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Ở đây có rất nhiều nét đẹp về văn hóa, về tinh thần, không thể không nhắc đến Đình - đền Tướng Quốc ở thôn Mẫn Xá. Đây là nơi thờ Vua Hùng và các vị tướng có công lớn với đất nước. Lễ hội ở đây được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là một địa điểm lí thú mà khách du lịch có thể đến thăm mỗi khi có dịp về Bắc Ninh, trải nghiệm lễ hội ở đền Tướng Quốc ta không chỉ được đắm mình trong không khí lễ hội mà còn thêm yêu mến những người dân thân thiện, mến khách. 
IV. Điều chỉnh sau dạy học
...............................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 16 tháng 3 năm 2022
TOÁN
Cộng số đo thời gian
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
	- Thực hiện phép cộng số đo thời gian.
	- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
2. Năng lực – Phẩm chất
 - Cẩn thận, chính xác khi làm bài. HS tích cực tham gia các hoạt động học tập.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT.
2. Học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu kết quả của các phép tính, chẳng hạn:
0,5 ngày = ..... giờ 
1,5 giờ =..... phút
84 phút = ..... giờ 
135 giây = ..... phút
- Nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài.
2. Khám phá
- GV đưa ví dụ, yêu cầu HS trao đổi thảo luận để tìm cách cộng số đo thời gian, theo gợi ý:
+ Muốn biết ô tô đó đi cả quãng đường từ HN-Vinh hết bao nhiêu thời gian ta phải làm thế nào?
+ Đây là phép cộng giữa các số như thế nào?
+ HS chia sẻ cách tính phép cộng bằng cách vận dụng mối quan hệ của các đơn vị đo thời gian.
- HS chia sẻ cách tính cộng các đơn vị đo cùng loại với nhau.
- GV chia sẻ cách cộng số đo thời gian:
+ Đặt tính như cộng các số tự nhiên
(viết các đơn vị cùng loại thẳng cột với nhau).
+ Cộng như cộng các số tự nhiên theo từng loại đơn vị và giữ nguyên đơn vị đo ở từng cột).
- HS chia sẻ cách thực hiện phép tính ở ví dụ 2.
- HS lên bảng bảng thực hiện. 
- GV chia sẻ: kết quả 45 phút 83 giây có 83 giây> hơn 60 giây tức là 1 phút
Nên ta đổi 83 giây = 1phút 23 giây
=> GV chia sẻ cách thực hiện cộng số đo thời gian có 2 đơn vị đo. Lưu ý HS khi thực hiện cộng nhiều số đo thời gian ta cũng thực hiện tương tự.
3. Thực hành
- HS làm bài cá nhân bài 1, 2, 3.
- Đổi vở kiểm tra bài 2.
* Bài tập 1: 
- Chia sẻ trước lớp cách tính.
- Chia sẻ mối quan hệ của các đơn vị đo thời gian:
1năm = tháng? 1ngày= giờ?
1 phút = giây?
=> Củng cố cách cộng số đo thời gian.
*Bài tập 2: 
- HS chia sẻ cách đặt tính, cách thực hiện tính khi cộng số đo thời gian có 2 đơn vị đo.
=> Củng cố cách đặt tính và đặt tính cộng số đo thời gian.
* Bài tập 3: 
- HS chia sẻ:
+ Muốn biết Lâm đi từ nhà đến viện bảo tàng hết bao nhiêu thời gian bạn làm như thế nào?
=> Củng cố giải toán có lời văn liên quan đến phép cộng số đo thời gian.
4. Vận dụng
- HS về tự lấy thêm ví dụ, thực hiện phép cộng số đo thời gian.
- HS chơi trò chơi
- HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra đáp số. Chia sẻ trước lớp.
+ Ta phải thực hiện phép cộng:
 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = ?
+ Phép cộng các đơn vị đo thời gian, mỗi số hạng đều có 2 đơn vị đo.
+ HS chia sẻ:
Đổi 3 giờ 15 phút = 195 phút
2 giờ 35 phút = 155 phút
Thực hiện cộng 
195 phút+ 155 phút = 350 phút
 = 5 giờ 50 phút
- HS thực hiện: 
 +
3 giờ 15 phút
2 giờ 35 phút
5 giờ 50 phút
Vậy: 3 giờ 1 5phút + 2 giờ 35 phút
 = 5giờ 50 phút
- HS thực hiện: 
+
22 phút 58 giây
23 phút 25 giây
45 phút 83 giây
 Hay: 46 phút 23 giây.
NDBT 1 - VBT trang 50
NDBT 2 - VBT trang 50
NDBT3 - VBT trang 50
+ Thực hiện phép cộng 
2 giờ 30 phút + 12 phút
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
Cửa sông
 Quang Huy
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
	- Đọc đúng các tiếng, từ khó, đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
	- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Qua hình ảnh của sông, thấy được tình cảm thủy 
chung của tác giả, uống nước nhớ nguồn.
 	- HS nghe ghi nội dung chính của bài.
	- Lồng ghép kiến thức về hình ảnh trong thơ. (Trao đổi về biện pháp nghệ thuật trong bài.)
	- Ghi lại câu thơ yêu thích sau khi đọc.
2. Năng lực – Phẩm chất
 - HS ý thức biết quí trọng và bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK
2. Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động:
- Cho HS thi đọc lại bài Phong cảnh Đền Hùng, trả lời câu hỏi về nội dung bài học.
- Tìm những từ ngữ tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng ?
- GV nhận xét, bổ sung.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
2. Khám phá
a. Luyện đọc 
- Mời 1 HS đọc bài, chia khổ thơ
- HS tạo nhóm 3 đọc bài, tìm từ khó đọc, cách ngắt nhịp thơ.
- HS đọc nối tiếp lần 1, chia sẻ từ khó, cách ngắt nhịp thơ
- HS đọc nối tiếp lần 2, giải nghĩa từ
- GV đọc với giọng giọng nhẹ nhàng, tha thiết giàu tình cảm; nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
b. Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc thầm khổ thơ đầu, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi, chia sẻ trước lớp:
+ Trong khổ thơ đầu tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? 
+ Cách giới thiệu ấy có gì hay?
-GV chia sẻ: Cách nói cửa sông của tác giả rất đặc biệt. Nó làm cho người đọc cảm thấy cửa sông rất quen. Biện pháp độc đáo đó gọi là chơi chữ. Cửa sông giống như một cái cửa để dòng sông di ra biển lớn.
­Nêu ý thứ nhất của bài? 
­HS đọc thầm khổ 2, 3, 4, 5 trả lời câu hỏi:
+ Theo bài thơ cửa sông là 1 địa điểm đặc biệt như thế nào ?
+ Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về tấm lòng của cửa sông đối với cội nguồn?
­ Để giữ được môi trường thiên nhiên của cửa sông thì con phải làm gì?
­ Cách sắp xếp các ý trong bài thơ có gì đặc sắc?
-GV chia sẻ :Nghệ thuật dùng từ đặt câu của tác giả rất đặc sắc.
­Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn nói lên điều gì? 
- Nội dung chính của bài là gì?
- HS đọc lại ND bài.
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp đọc bài, nêu giọng đọc cho mỗi khổ thơ.
- HS luyện đọc diễn cảm khổ 4, 5 trong nhóm.
- Thi đọc diễn cảm.
- HS nhẩm học thuộc lòng.
- Thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài.
4. Vận dụng
 - HS về ghi lại câu thơ mình yêu thích; đọc thuộc bài thơ cho người thân nghe.
- 6 khổ thơ
- nước lợ, lấp lóa.
- Là cửa/ nhưng không then khoá.
- SGK
cửa sông: nơi sông chảy ra biển, chảy vào hồ hay một dòng sông khác.
+ Tác giả dùng những từ là cửa, nhưng không then khoá / Cũng không khép lại bao giờ. 
- Cách nói đó rất đặc biệt, cửa sông cũng là 1 cái cửa nhưng khác mọi cái cửa bình thường khác. Giúp người đọc hiểu cửa sông rất quen => Biện pháp nghệ thuật dùng từ đồng âm để chơi chữ.
Ý 1: Hình ảnh cửa sông
+ Là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng, nơi biển cả tìm về với đất liền, 
- Những hình ảnh nhân hóa: Dù giáp mặt cùng biển rộng, cửa sông chẳng dứt cội nguồn ... nhớ 1 vùng núi non. Tác giả nói được tấm lòng của cửa sông không bao giờ quên nguồn cội 
­	Phải biết quí trọng và bảo vệ MT thiên nhiên ấy bằng cách không được đổ rác thải ra biển để ô nhiễm MT nước...
­	Sự đan xen giữa những câu thơ, khổ thơ tả cảnh cửa sông, ra đi, tiễn đưa, tìm về ... đi từ hình ảnh cụ thể đến ý nghĩa khái quát, nhờ thế bài thơ vừa có giá trị nghệ thuật, vừa có giá trị tư tưởng đậm đà.
- Qua hình ảnh cửa sông, thấy được tình cảm thủy chung của tác giả, uống nước nhớ nguồn..
- HS nêu.
- HS đọc.
- HS đọc, nêu: giọng nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm
Nơi cá đối về đẻ trứng
Nơi tôm rảo đến búng càng
Cần câu uốn cong lỡi sóng
Thuyền ai lấp loá đên trăng.
Nơi con tàu chào mặt đất
Còi ngân lên khúc giã từ
Cửa sông tiễn ngời ra biển.
- HS thi đọc.
- HS thi đọc thuộc lòng.
IV. Điều chỉnh sau dạy học
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG ANH ( 2 tiết )
Giáo viên chuyên
KHOA HỌC
Ôn tập: Vật chất và năng lượng.
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Ôn tập và củng cố kiến thức về phần: Vật chất và năng lượng
- Rèn kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
- Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn điện và tuân thủ các quy tắc an toàn điện trong tình huống thường gặp.
- Nêu và thực hiện được việc làm thiết thực để tiết kiệm năng lượng điện ở nhà và ở trường.
- Đề xuất và trình bày được những việc làm để sử dụng an toàn, tiết kiệm năng lượng điện một cách đơn giản, dễ nhớ ( như dung hình ảnh, sơ đồ, ) để vận động gia đình và cộng đồng cùng thực hiện.
2. Năng lực – Phẩm chất
 - Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. 
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT.
2. Học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Theo sách thiết kế trang 75
* Bổ sung
1. Khởi động
2. Khám phá
3. Luyện tập
HS làm vở bài tập trang 17
4. Vận dụng
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
KHOA HỌC
Sinh sản của thực vật có hoa (tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
- Đặt được câu hỏi về sự sinh sản của thực vật có hoa.
- Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. 
- Phân biệt được hoa đơn tính và hoa lưỡng tính qua quan sát.
- Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhuỵ trên tranh vẽ hoặc 
hoa thật.
- Phân biệt được nhị và nhụy, hoa đơn tính và hoa lưỡng tính qua quan sát.
- Kể được tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.
2. Năng lực – Phẩm chất
	- Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi, tìm tòi nghiên cứu khoa học, giữ gìn và bảo vệ môi trường. 
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, STK, VBT.
2. Học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Theo sách thiết kế trang 88
* Bổ sung
1. Khởi động
2. Khám phá
3. Luyện tập
 HS làm vở bài tập trang 21
4. Vận dụng
IV. Điều chỉnh sau dạy học
................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 17 tháng 3 năm 2022
THỂ DỤC
Phối hợp chạy đà, bật cao.TC: Chuyền nhanh, nhảy nhanh
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng
	- Ôn tập phối hợp chạy đà, bật cao; yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
	- Chơi trò chơi: Chuyền nhanh, nhảy nhanh; yêu cầu chủ động, nhiệt tình khi 
tham gia chơi.
2. Năng lực – Phẩm chất
 - Giáo dục tinh thần đồng đội, chủ động, tích cực, hào hứng, nhiệt tình trong

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_25_nam_hoc_2021_2022_ban_2_cot.doc