Giáo án Chính tả Lớp 5 - Tiết 25+26 - Võ Thị Nhật Hà

Giáo án Chính tả Lớp 5 - Tiết 25+26 - Võ Thị Nhật Hà

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức

- Nghe và viết đúng chính tả bài Ai là thủy tổ loài người. Bài viết không mắc quá 5 lỗi.

2. Kĩ năng

- Nghe - viết chính xác, đúng tốc độ, trình bày bài viết sạch đẹp, chữ viết rõ ràng.

- Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (BT2).

3. Năng lực

 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

4. Phẩm chất

- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: SGK, bảng phụ.

- GV: Vở, SGK.

 

docx 4 trang cuongth97 08/06/2022 2990
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 5 - Tiết 25+26 - Võ Thị Nhật Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH TẢ (Tiết 25) NGHE – GHI: AI LÀ THUỶ TỔ LOÀI NGƯỜI
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Nghe và viết đúng chính tả bài Ai là thủy tổ loài người. Bài viết không mắc quá 5 lỗi.
2. Kĩ năng
- Nghe - viết chính xác, đúng tốc độ, trình bày bài viết sạch đẹp, chữ viết rõ ràng.
- Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (BT2).
3. Năng lực
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất 
- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ.
- GV: Vở, SGK.	
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS tổ chức thi viết: 
+ Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Sa Pa, A-ma Đơ-hao. 
+ Em có nhận xét gì về cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam?
 - GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài, ghi bảng. 
2. Hoạt động khám phá
*MT: Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức.
*PP: Hỏi đáp, thực hành.
- GV gọi HS đọc toàn bài chính tả.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài: Bài văn nói lên điều gì? 
- GV yêu cầu HS nêu các từ ngữ khó.
- GV cho HS luyện viết từ khó.
- GV nhắc nhở HS cách trình bày, tư thế ngồi viết.
- GV đọc HS viết.
- GV yêu cầu HS soát lỗi.
- GV nhận xét.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng. 
*PP: Luyện tập thực hành, thảo luận, trò chơi.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu mẩu chuyện Dân chơi đồ cổ.
- GV gọi HS đọc chú giải.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa: Cửu Phủ
- GV cho HS thảo luận và làm bài bài.
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc lại bài tập.
- GV hỏi: Em hãy nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài?
- GV nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài đọc theo phiên âm Hán Việt.
- GV yêu cầu HS nhận xét gì về tính cách của anh chàng mê đồ cổ?
- GV giáo dục HS cần suy nghĩ kĩ trước khi quyết định làm một việc gì đó kẻo sau này hối hận không kịp.
Hoạt độngcuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS tham gia thi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài chính tả.
- HS tìm hiểu nội dung bài: Bài văn nói về truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới, về thủy tổ loài người, và cách giải thích khoa học về vấn đề này. 
- HS nêu: A-đam, Ê-va, Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn, . . .
- HS luyện viết từ khó.
- HS lắng nghe.
- HS viết.
- HS soát lỗi.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS đọc chú giải.
- HS giải nghĩa: Là tên một loại tiền cổ ở Trung Quốc thời xưa.
- HS thảo luận, làm bài: Khổng Tử, Chu Văn Chương, Ngũ Đế, Cửu Phủ, Khương Thái Công.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại bài tập.
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- Anh ta là kẻ gàn dở, mù quáng. Hễ nghe nói một vật là đồ cổ thì anh ta hấp tấp mua ngay, không cần biết đó là thật hay giả. Bán hết nhà cửa vì đồ cổ, trắng tay phải đi ăn mày, anh ngốc vẫn không bao giờ xin cơm, xin gạo mà chỉ gào xin tiền Cửu Phủ từ thời nhà Chu.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
CHÍNH TẢ (Tiết 26) NGHE – GHI: LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Nghe và viết đúng chính tả bài Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động, trình bày đúng hình thức bài văn. 
- Nắm vững quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ.
2. Kĩ năng
- Nghe - viết chính xác, đúng tốc độ, trình bày bài viết sạch đẹp, chữ viết rõ ràng.
- Tìm được các tên riêng theo yêu cầu của bài tập 2.
* Nhận biết công dụng của dấu gạch nối, nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng (bài 1, 2). Lồng ghép khi dạy bài chính tả gồm bài 1: Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động và bài 2: Tác giả bài Quốc tế ca.
3. Năng lực
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất 
- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ.
- GV: Vở, SGK.	
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS tổ chức thi viết: 
+ Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ, Bra-ha, Sác-lơ Đác-uyn,. 
+ Em có nhận xét gì về cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài được đọc theo phiên âm Hán Việt?
 - GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài, ghi bảng. 
2. Hoạt động khám phá
*MT: Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức.
*PP: Hỏi đáp, thực hành.
- GV gọi HS đọc toàn bài chính tả.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài: Bài văn nói lên điều gì? 
- GV yêu cầu HS nêu các từ ngữ khó.
- GV cho HS luyện viết từ khó.
- GV nhắc nhở HS cách trình bày, tư thế ngồi viết.
- GV đọc HS viết.
- GV yêu cầu HS soát lỗi.
- GV nhận xét.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Tìm được các tên riêng và nắm vững quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ. 
*PP: Luyện tập thực hành, thảo luận, trò chơi.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- GV hỏi: Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài?
- GV nhận xét.
- GV cho HS thảo luận và làm bài.
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đọc lại bài tập.
- GV hỏi: 
+ Tên người, tên địa lí nước ngoài đọc theo âm Hán Việt được viết như thế nào?
+ Tên người, tên địa lí nước ngoài không đọc theo âm Hán Việt được viết như thế nào?
+ Tên ngày lễ được viết như thế nào?
- GV nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài đọc theo hai cách. Cách viết tên ngày lễ.
- GV hỏi: Bài văn Tác giả bài Quốc tế ca cho em biết điều gì?
Hoạt độngcuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS tham gia thi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài chính tả.
- HS tìm hiểu nội dung bài: Bài văn giải thích lịch sử ra đời Ngày Quốc tế lao động.
- HS nêu: Chi-ca-gô, Mĩ, Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ, . . .
- HS luyện viết từ khó.
- HS lắng nghe.
- HS viết.
- HS soát lỗi.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS nêu.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài: Ơ- gien Pô- chi - ê; Pa - ri; Pi- e Đơ- gây- tê.... là tên người nước ngoài được viết hoa mỗi chữ cái đầu của mỗi bộ phận, giữa các tiếng trong một bộ phận được ngăn cách bởi dấu gạch.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại bài tập.
- HS trả lời.
- Lịch sử ra đời bài hát, giới thiệu về tác giả của nó.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_chinh_ta_lop_5_tiet_2526_vo_thi_nhat_ha.docx