Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021

Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021

TIẾT 121 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (GIỮA HỌC KÌ II)

I . Mục tiêu

Tập trung vào việc kiểm tra:

- Tỉ số phần trăm và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

- Thu thập và xử lí thông tin từ biểu đồ hình quạt.

- Nhận dạng tính diện tích, thể tích một số hình đã học.

II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Đề và đáp án nhà trường ra chung

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

.BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết:

- Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.

- Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.

- Đổi Bài tập cần làm : đơn vị đo thời gian.

*Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3(a) HS năng khiếu làm bài tâp 3b

 

docx 13 trang cuongth97 5820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
ND:T2/15/3/2021
Toán
	TIẾT 121 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (GIỮA HỌC KÌ II)
I . Mục tiêu 
Tập trung vào việc kiểm tra:
- Tỉ số phần trăm và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Thu thập và xử lí thông tin từ biểu đồ hình quạt.
- Nhận dạng tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Đề và đáp án nhà trường ra chung
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ND:T3/16/3/2021
TIẾT 122 Toán
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết: 
- Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.
- Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.
- Đổi Bài tập cần làm : đơn vị đo thời gian.
*Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3(a) HS năng khiếu làm bài tâp 3b
2. Năng lực: 
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học 
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Bảng phụ, Bảng đơn vị đo thời gian.
 - Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của HHCN, HLP.
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2.Khám phá:(15 phút)
*Mục tiêu: Biết:
 - Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.
 - Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.
 - Đổi đơn vị đo thời gian.
*Cách tiến hành:
* Các đơn vị đo thời gian
- Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi:
+ Kể tên các đơn vị đo thời gian mà em đã học ?
+ Điền vào chỗ trống
- GV nhận xét HS
- Biết năm 2000 là năm nhuận vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào? Kể 3 năm nhuận tiếp theo của năm 2004?
+ Kể tên các tháng trong năm? Nêu số ngày của các tháng?
- GV giảng thêm cho HS về cách nhớ số ngày của các tháng
- Gọi HS đọc lại bảng đơn vị đo thời gian.
* Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian
- GV treo bảng phụ có sẵn ND bài tập đổi đơn vị đo thời gian, cho HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ kết quả
1,5 năm = tháng ; 0,5 giờ = phút
216 phút =.. giờ .. phút = .. giờ
- HS làm và giải thích cách đổi trong từng trường hợp trên
- GV nhận xét, kết luận
- HS nối tiếp nhau kể
- HS làm việc theo nhóm rồi chia sẻ trước lớp
- 1 thế kỉ = 100 năm; 
 1 năm = 12 tháng. 
 1 năm = 365 ngày; 
 1 năm nhuận = 366 ngày
 Cứ 4 năm lại có một năm nhuận.
 1 tuần lễ = 7 ngày ; 1 ngày = 24 giờ
 1 giờ = 60 phút ; 1 phút = 60 giây.
+ Năm nhuận tiếp theo là năm 2004. Đó là các năm 2008; 2012; 2016.
- HS nêu
- HS nghe
- HS đọc
- HS làm vở rồi chia sẻ kết quả
 1,5 năm =18 tháng ; 0,5 giờ = 30phút
 216 phút = 3giờ 36 phút = 3,6 giờ
- HS nêu cách đổi của từng trường hợp.
VD: 
 1,5 năm = 12 tháng x 1,5 = 18 tháng.
3. Thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: HS làm bài 1, bài 2, bài 3a
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- HS tự làm bài. Nhắc HS dùng chữ số La Mã để ghi thế kỉ
- GV nhận xét và chữa bài
Bài 2: HĐ cặp đôi 
- HS đọc yêu cầu bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS tự làm bài, chia sẻ cặp đôi
- GV nhận xét và chốt cho HS về cách đổi số đo thời gian
Bài 3a: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS trình bày bài làm.
- GV nhận xét, đánh giá
Bài 3b(Bài tập chờ): HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài cá nhân
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- HS tự làm bài vào vở, chia sẻ kết quả
- Mỗi HS nêu một sự kiện, kèm theo nêu số năm và thế kỉ.
 VD: Kính viễn vọng - năm 1671- Thế kỉ XVII.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- Đổi các đơn vị đo thời gian
- HS làm vào vở, đổi vở để kiểm tra
6 năm 
= 72 tháng
4 năm 2 tháng 
= 50 tháng
3 năm rưỡi 
= 42 tháng
0,5 ngày
= 12 giờ
3 ngày rưỡi
= 84 giờ; 
- Viết số thập phân thích hợp điền vào chỗ trống.
- HS đọc và làm bài, chia sẻ kết quả
72 phút 
= 1,2 giờ
270 phút
= 4,5 giờ
- HS làm bài báo kết quả cho giáo viên
b) 30 giây = 0,5 phút
 135 giây = 2,25 phút
4. Vận dụng:(3phút)
- Tàu thủy hơi nước có buồm được sáng chế vào năm 1850, năm đó thuộc thế kỉ nào ?
- Vô tuyến truyền hình được công bố phát minh vào năm 1926, năm đó thuộc thế kỉ nào ? 
- Thế kỉ XIX
- Thế kỉ XX
- Chia sẻ với mọi người về mối liên hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
- HS nghe và thực hiện
---------------------------------------------------------------
ND/T4/17/3/2021
TIẾT 123 Toán
TIẾT 123 CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết:- Thực hiện phép cộng số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
*Bài tập cần làm: Bài 1(dòng 1,2), Bài 2
Học sinh năng khiếu làm bài 1 dòng 3,4.
Năng lực: 
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bảng phụ, SGK.
- Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu kết quả của các phép tính, chẳng hạn:
0,5ngày = ..... giờ 1,5giờ =..... phút
84phút = ..... giờ 135giây = ..... phút
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi 
- HS nghe
- Hs ghi vở
2.Khám phá:(15 phút)
*Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng số đo thời gian.
*Cách tiến hành:
1. Thực hiện phép cộng số đo thời gian.
+ Ví dụ 1:
- Giáo viên nêu ví dụ 1 SGK
- Yêu cầu HS nêu phép tính
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm cách đặt tính và tính.
+ Ví dụ 2:
- Giáo viên nêu bài toán.
- Yêu cầu HS nêu phép tính
- Giáo viên cho học sinh đặt tính và tính.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét rồi đổi.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét.
- HS theo dõi
- Học sinh nêu phép tính tương ứng.
3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút
Vậy 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút 
	= 5 giờ 50 phút
- HS theo dõi
- Học sinh nêu phép tính tương ứng.
- Học sinh đặt tính và tính.
83 giây = 1 phút 23 giây.
45 phút 83 giây = 46 phút 23 giây.
- Khi cộng số đo thời gian cần cộng các số đo theo từng loại đơn vị.
- Trong trường hợp số đo theo đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì cần đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
3. Thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: 
 - Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
 - HS làm bài 1 (dòng 1, 2); bài 2.
*Cách tiến hành:
 Bài 1 (dòng 1, 2):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Giáo viên cho học sinh tự làm sau đó thống nhất kết quả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cần chú ý phần đổi đơn vị đo.
Bài 2: HĐ nhóm
- Học sinh đọc đề bài 
- Cho HS thảo luận, tìm cách giải, chia sẻ kết quả.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài tập chờ (HS năng khiếu)
Bài 1(dòng 3,4): HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài rồi chia sẻ kết quả.
- GV nhận xét, kết luận
- Học sinh đọc: Tính 
- HS làm bài vào bảng, sau đó chia sẻ kết quả:
a) 7 năm 9 thỏng + 5 năm 6 thỏng
+
 7 năm 9 tháng 
 5 năm 6 tháng
 12 năm 15 tháng
(15 tháng = 1 năm 3 tháng)
Vậy 7 năm 9 tháng + 5 năm 6 tháng
= 13 năm 3 tháng)
3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút
+
 3 giờ 5 phút 
 6 giờ 32 phút
 9 giờ 37 phút
Vậy 3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút
= 9 giờ 37 phút
- Học sinh đọc , chia sẻ yêu cầu
- Học sinh làm bài theo nhóm, rồi chia sẻ kết quả trước lớp:
Bài giải
Thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo Tàng lịch sử là:
35 phút + 2 giờ 20 phút = 2 giờ 55 phút
 Đáp số: 2 giờ 55 phút
- HS làm rồi chia sẻ trước lớp
+
 12 giờ 18 phút 
 8 giờ 12 phút
 20 giờ 30 phút
Vậy 12 giờ 18 phút + 8 giờ 12 phút
= 20 giờ 30 phút
+
 4 giờ 35 phút 
 8 giờ 42 phút
 12 giờ 77 phút(77 phút = 1 giờ 17 phút)
Vậy 4 giờ 35 phút + 8 giờ 42 phút
= 13 giờ 17 phút
4. Vận dụng:(3 phút)
- Gọi 2 HS nhắc lại cách cộng số đo thời gian.
- Dặn HS về nhà học thuộc cách cộng số đo thời gian.
- Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau. 
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện
- Tính tổng thời gian học ở trường và thời gian học ở nhà của em.
- HS nghe và thực hiện
------------------------------------------------------------
ND:T5/18/3/2021
TIẾT 124 Toán
TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết:
- Thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
*Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 HS năng khiếu làm bài tập 3
2. Năng lực: 
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
- Giáo viên: Bảng phụ, SGK, hai băng giấy chép sẵn đề bài toán của ví dụ 1, ví dụ 2
- Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Hái hoa dân chủ", câu hỏi:
+ Muốn cộng số đo thời gian ta làm thế nào?
+ Em cần chú ý điều gì khi cộng số đo thời gian ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
 - HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Khám phá:(15 phút)
*Mục tiêu: Biết thực hiện phép trừ 2 số đo thời gian.
*Cách tiến hành:
Hướng dẫn thực hiện phép trừ các số đo thời gian.
* Ví dụ 1: 
- Gv dán băng giấy có đề bài toán của ví dụ 1 và yêu cầu HS đọc đề bài.
- Cho HS thảo luận nhóm, phân tích bài toán:
+ Ô tô khởi hành từ Huế vào lúc nào? + Ô tô đến Đà Nẵng vào lúc nào? 
+ Muốn biết ô tô đi từ Huế đến Đà Nẵng mất bao nhiêu thời gian ta làm thế nào? 	
- GV yêu cầu: Đó là một phép trừ hai số đo thời gian. Hãy dựa vào cách thực hiện phép cộng các số đo thời gian để đặt tính và thực hiện phép trừ.
+ Qua ví dụ trên, em thấy khi trừ các số đo thời gian có nhiều loại đơn vị ta phải thực hiện như thế nào?
* Ví dụ 2: 
- GV dán băng giấy có đề bài toán 2 lên bảng và yêu cầu HS đọc.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán, thỏa luận tìm cách làm
+ Để biết được Bình chạy hết ít hơn Hoà bao nhiêu giây ta phải làm như thế nào?
- Cho HS đặt tính.	
- GV hỏi: 
+ Em có thực hiện được phép trừ ngay không?
- GV yêu cầu HS trình bày lời giải phép tính.
+ Khi thực hiện phép trừ các số đo thời gian mà số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta làm như thế nào?
- GV gọi 1HS nhắc lại chú ý trên.
- Đọc ví dụ, trả lời câu hỏi:
- Vào lúc 13 giờ 10 phút
- Ô tô đến Đà Nẵng lúc 15 giờ 55 phút
- Chúng ta phải thực hiện phép trừ : 15 giờ 55 phút – 13 giờ 10 phút
- HS thực hiện, nêu cách làm: 
-
 15giờ 55phút
 13giờ 10phút
 2giờ 45phút
- Khi trừ các số đo thời gian cần thực hiện trừ các số đo theo từng loại đơn vị.
- HS đọc ví dụ 2
Tóm tắt:
Hoà chạy hết : 3phút 20giây.
Bình chạy hết : 2phút 45giây.
Bình chạy ít hơn Hoà : giây ?
- Ta lấy 3phút 20giây - 2phút 45giây.
- HS đặt tính vào giấy nháp.
- Chưa thực hiện được phép trừ vì 20 giây “không trừ được” 45 giây.
- HS làm việc theo cặp cùng tìm cách thực hiện phép trừ, sau đó một số em nêu cách làm của mình trước lớp.
-
-
 3phút 20giây 2phút 80giây
 2phút 45giây 2phút 45giây
 0phút 35giây
Bài giải
Bình chạy ít hơn Hòa số giây là:
3phút 20giây - 2phút 45giây = 35 (giây)
 Đáp số: 35 giây.
+ Khi thực hiện phép trừ các số đo thời gian mà số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta cần chuyển đổi 1 đơn vị ở hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ bình thường.
- HS nêu
3. Thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: 
 - Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
 - HS làm bài 1, bài 2.
*Cách tiến hành:
Bài 1 : HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc đề bài, thảo luận cặp đôi, làm bài rồi chia sẻ kết quả
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 2 : 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài, chia sẻ kết quả 
- Nhận xét, bổ sung
Bài tập chờ (HSNK)
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài cá nhân 
- GV nhận xét
- Tính.
- Thực hiện phép trừ các số đo thời gian vào vở sau đó đổi vở để kiểm ta chéo
- Nx bài của bạn.
a) 23 phút 25 giây - 15 phút 12 giây
-
 23 phút 25 giây
 15 phút 12 giây
 8 phút 13 giây
b) 54 phút 21 giây - 21 phút 34 giây
-
-
 54 phút 21 giây 53 phút 81 giây
 21 phút 34 giây 21 phút 34 giây
 32 phút 47 giây
c)22 giờ 15 phút -12 giờ 35 phút
-
-
 22 giờ 15 phút 21 giờ 75 phút
 12 giờ 35 phút 12 giờ 35 phút
 9 giờ 40 phút
- Tính.
23ngày 12giờ - 3ngày 8giờ
-
 23ngày 12giờ 
 3ngày 8giờ
 20ngày 4giờ
b) 14ngày 15giờ - 3ngày 17giờ
-
-
 14ngày 15giờ 13ngày 39giờ
 3 ngày 17 giờ 3ngày 17giờ
 10ngày 22giờ
c) 13năm 2tháng - 8năm 6tháng
-
-
 13năm 2tháng 12năm 14tháng 
 8năm 6tháng 8năm 6tháng
 4tháng 8tháng
- HS làm bài rồi báo cáo kết quả cho GV
Bài giải
Không kể thời gian nghỉ, người đó đi quãng đường AB hết bao nhiêu thời gian:
8 giờ 30 phút - 6giờ 45 phút - 15 phút = 1 giờ 30 phút
 Đáp số: 1 giờ 30 phút
4. Vận dụng:(2phút)
- Cho HS tính:
12 phút 34 giây – 6 phút 23 giây
17 phút 15 giây – 12 phút 12 giây
- HS nghe và thực hiện:
12 phút 34 giây – 6 phút 23 giây
= 6 phút 11 giây
17 phút 15 giây – 12 phút 12 giây
= 5 phút 3 giây
- Về nhà suy nghĩ tìm cách tính thời gian ở trường của em vào buổi sáng.
- HS nghe và thực hiện
ND:T6/19//3/2021
TIẾT 125 Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết:
- Cộng, trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
*Bài tập cần làm: Bài 1(b), Bài 2, Bài 3. HS năng khiếu làm thêm bài tập 1a, bài 4.
2. Năng lực: 
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Bảng phụ
 - Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Chiếu hộp bí mật" nêu cách cộng, trừ số đo thời gian và một số lưu ý khi cộng, trừ số đo thời gian.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
 - HS làm bài 1(b); bài 2, bài 3.
* Cách tiến hành:
 Bài 1b: HĐ cá nhân
- Gọi 1 em đọc đề bài. 
- Cho HS tự làm bài, chia sẻ kết quả
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn và thống nhất kết quả tính.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 2: HĐ nhóm
- GV gọi HS đọc đề bài toán trong SGK.
 - Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi:
+ Khi cộng các số đo thời gian có nhiều đơn vị ta phải thực hiện phép cộng như thế nào?
+ Trong trường hợp các số đo theo đơn vị phút và giây lớn hơn 60 thì ta làm như thế nào? 	
- Cho HS đặt tính và tính. 
- GV nhận xét, kết luận
Bài 3: HĐ cá nhân
- GV gọi HS đọc đề bài 
- Cho cả lớp làm vào vở, đổi chéo vở để kiểm tra
- GV nhận xét , kết luận
Bài tập chờ
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài cá nhân, chia sẻ
- GV kết luận
- Viết số thích hợp vào chỗ trống.
- HS tự làm vào vở, chia sẻ kết quả
b) 1,6giờ = 96phút
 2giờ 15phút = 135phút
 2,5phút= 150giây
 4phút 25giây= 265giây
- Tính
- HS thảo luận nhóm
+ Ta cần cộng các số đo thời gian theo từng loại đơn vị.
+Ta cần đổi sang hàng đơn vị lớn hơn liền kề.
- HS cả lớp làm vào vở, 3 HS lên bảng làm, chia sẻ kết quả
a) 2năm 5tháng + 13năm 6tháng
+
 2năm 5tháng 
 13năm 6tháng
 15năm 11tháng
b) 4ngày 21giờ + 5ngày 15giờ
+
 4ngày 21giờ 
 5ngày 15giờ
 9ngày 36giờ = 10ngày 12giờ
c) 13giờ 34phút + 6giờ 35phút
+
 13giờ 34phút
 6giờ 35phút
 19giờ 69phút = 20giờ 9phút
- HS đọc đề, chia sẻ yêu cầu
- HS làm bài, đổi chéo vở để kiểm tra
- Nx bài làm của bạn, bổ sung.
 a. 4 năm 3 tháng
 - 2 năm 8 tháng
hay 3 năm 15 tháng
 - 2 năm 8 tháng
 1 năm 7 tháng
- HS làm bài, chia sẻ kết quả
 Bài giải
Hai sự kiện trên cách nhau là:
 1961 - 1492 = 469 (năm)
 Đáp số: 469 năm
3.Vận dụng:( 3 phút)
+ Cho HS tính:
 26 giờ 35 phút	 
- 17 giờ 17 phút
+ HS tính:
 26 giờ 35 phút	 
- 17 giờ 17 phút
 9 giờ 18 phút 
- Dặn HS về nhà vận dụng cách cộng trừ số đo thời gian vào thực tế cuộc sống.
- HS nghe và thực hiện
------------------------------------------------------------------
ND:T6/19//3/2021

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_5_tuan_25_nam_hoc_2020_2021.docx