Giáo án Toán Lớp 5 - Tuần 21 - Năm học 2021-2022 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp
TOÁN (Tiết 121) CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Biết cách thực hiện phép chia số đo thời gian với 1 số.
2. Kĩ năng
- Vận dụng giải các bài toán trong thực tiễn.
- HS làm bài 1. HSNK làm thêm bài 2.
3. Năng lực
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
4. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ, SGK.
- HS: Vở, bảng con.
Thứ hai ngày 08 tháng 11 năm 2021 TOÁN (Tiết 121) CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức - Biết cách thực hiện phép chia số đo thời gian với 1 số. 2. Kĩ năng - Vận dụng giải các bài toán trong thực tiễn. - HS làm bài 1. HSNK làm thêm bài 2. 3. Năng lực - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. 4. Phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ, SGK. - HS: Vở, bảng con. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động - GV cho HS chơi trò chơi Điền đúng, điền nhanh: 2giờ 34 phút x 5 5 giờ 45 phút x 6 2,5 phút x 3 4 giờ 23 phút x 4 - GV nhận xét. - GV giới thiệu bài và ghi bảng. 2. Hoạt động khám phá *MT: Biết thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số. *PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp. a. Ví dụ 1 - GV cho HS nêu bài toán. - GV hỏi: Muốn biết mỗi ván cờ Hải thi đấu hết bao nhiêu thời gian ta làm thế nào? - GV nêu đó là phép chia số đo thời gian cho một số. Hãy thảo luận và thực hiện cách chia - GV nhận xét các cách HS đưa ra và giới thiệu cách chia như SGK. - GV hỏi: Khi thực hiện chia số đo thời gian cho một số chúng ta thực hiện như thế nào? - GV hướng dẫn HS cách đặt tính. b. Ví dụ 2 - GVcho HS đọc bài toán và tóm tắt. - GV hỏi: Muốn biết vệ tinh nhân tạo đó quay một vòng quanh trái đất hết bao lâu ta làm thế nào? - GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép chia. - GV nhận xét và giảng lại cách làm. - GV chốt cách làm. 3. Hoạt động thực hành *MT: HS làm được các bài tập. *PP: Thực hành, thảo luận, quan sát. Bài 1 *MT: HS biết chia số đo thời gian cho 1 số - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS làm bảng con a, b, làm vở câu c, d. - GV nhận xét. Bài 2: *MT: Giải toán về số đo thời gian - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề. - GV yêu cầu HS làm vở. - GV nhận xét. 4. Hoạt động vận dụng - GV cho HS làm bài: Một xe ô tô trong 1 giờ 20 phút đi được 50km. Hỏi xe ô tô đó đi 1km hết bao nhiêu thời gian? Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò - Chuẩn bị tiết học sau. - Nhận xét tiết học. - HS chơi. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi vở. - HS nêu. - Ta thực hiện phép chia: 42 phút 30 giây :3 - HS thảo luận. - HS quan sát và thảo luận: 42 phút 30 giây:3 =14 phút 10 giây Nhận xét. - HS lắng nghe. - Ta thực hiện chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. - HS theo dõi. -1 HS đọc và tóm tắt - Ta thực hiện phép chia 7 giờ 40 phút : 4 7 giờ 40 phút 4 3 giờ = 180 phút 1 giờ 55 phút 220 phút 20 phút 0 - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS làm bài. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS phân tích, tóm tắt đề - HS làm vở. Bài giải Thời gian người đó làm việc là: 12 giờ - 7 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút Trung bình người đó làm 1 dụng cụ hết số nhiêu thời gian là: 4 giờ 30 phút : 3 = 1 giờ 30 phút Đáp số: 1 giờ 30 phút Nhận xét. - HS lắng nghe - HS làm. - HS lắng nghe và thực hiện. Điều chỉnh – bổ sung Thứ ba ngày 09 tháng 11 năm 2021 TOÁN (Tiết 122) LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức - Rèn luyện kĩ năng nhân, chia số đo thời gian. 2. Kĩ năng - Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán có nội dung thực tế. - HS làm bài 1 (c,d); 2 (a,b); 3; 4. HSNK làm thêm các bài còn lại. 3. Năng lực - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. 4. Phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học - GV: SGK, bảng phụ. - HS: Vở, bảng con III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động - GV cho HS chơi trò chơi Hộp quà bí mật nội dung các câu hỏi về các đơn vị đo thời gian. - GV nhận xét - Giới thiệu bài, ghi bảng. 2. Hoạt động thực hành *MT: HS làm được các bài tập. *PP: Thực hành, thảo luận. Bài 1 *MT: Củng cố kĩ năng nhân, chia số đo thời gian. - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS làm bảng con câu c, d. - GV nhận xét, sửa bài. Bài 2 *MT: Vận dụng cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian để tính giá trị biểu thức. - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS làm vở câu a, b. - GV nhận xét. Bài 3 *MT: Vận dụng giải toán về số đo thời gian. - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề. - GV yêu cầu HS làm vở. - GV nhận xét. Bài 4 *MT: So sánh số đo thời gian. - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm. - GV nhận xét. 3. Hoạt động vận dụng - GV yêu cầu HS Một ôtô đi từ A đến B hết 3,2 giờ và đi từ B về A hết 2 giờ 5 phút. Hỏi thời gian đi từ A đến B nhiều hơn thời gian đi từ B về A là bao nhiêu phút ? Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò - Chuẩn bị tiết học sau. - Nhận xét tiết học. - HS chơi. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi vở. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS làm: c) 7 phút 26 giây x 2 = 14 phút 52 giây d) 14 giờ 28 phút : 7 = 2 giờ 4 phút. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS làm: a) (3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút) x 3 = 6 giờ 5 phút x 3 = 18 giờ 15 phút b) 3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút x 3 = 3 giờ 40 phút + 7 giờ 15 phút = 10 giờ 55 phút Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS phân tích, tóm tắt đề. - HS làm vở. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS thảo luận nhóm. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS làm. - HS lắng nghe và thực hiện. Điều chỉnh – bổ sung Thứ tư ngày 10 tháng 11 năm 2021 TOÁN (Tiết 123) LUYỆN TẬP CHUNG I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức - Rèn luyện kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian. 2. Kĩ năng - Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán có nội dung thực tế. - HS làm bài 1; 2a; 3; 4 (dòng 1, 2). HSNK làm thêm các bài còn lại. 3. Năng lực - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. 4. Phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học - GV: SGK, bảng phụ. - HS: SGK, vở. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động - GV cho HS nêu lại cách chia số đo thời gian. - GV nhận xét. - Giới thiệu bài, ghi bảng. 2. Hoạt động thực hành *MT: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. *PP: Thực hành, thảo luận, giảng giải Bài 1 *MT: Củng cố kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian. - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS làm nháp câu a, b, làm vở câu c, d. - GV nhận xét. Bài 2 *MT: Vận dụng cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian để tính giá trị biểu thức. - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS làm vở câu a. - GV nhận xét. Bài 3 * MT: Vận dụng giải toán về số đo thời gian. - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề. - GV yêu cầu HS thảo luận, nêu kết quả, giải thích cách làm. - GV nhận xét. Bài 4 *MT: Vận dụng giải toán về số đo thời gian. - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, giải vào vở dòng 1, 2. - GV nhận xét. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS nêu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi vở. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS làm. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS làm: a) (2 giờ 30 phút + 3 giờ 15 phút ) x 3 = 5 giờ 45 phút x 3 = 15 giờ 135 phút hay 17 giờ 15 phút 2 giờ 30 phút + 3 giờ 15 phút x 3 = 2 giờ 30 phút + 9 giờ 45 phút = 11 giờ 75 phút hay 12 giờ 15 phút Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS phân tích, tóm tắt đề. - HS thảo luận, nêu kết quả, giải thích cách làm: chọn đáp án B. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS phân tích, tóm tắt đề. - HS làm. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện. Điều chỉnh – bổ sung Thứ năm ngày 11 tháng 11 năm 2021 TOÁN (Tiết 124) VẬN TỐC I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức - Bước đầu có khái niệm về vận tốc, đơn vị đo vận tốc. 2. Kĩ năng - Biết tính vận tốc của 1 chuyển động đều. - HS làm bài 1; 2. HSNK làm thêm bài 3. 3. Năng lực - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. 4. Phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học - GV: SGK, bảng phụ, đồ dùng. - HS: SGK, vở. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động - GV cho HS chơi trò chơi Bắn tên nêu kết quả tính thể tích của hình lập phương có độ dài cạnh lần lượt là: 2cm; 3cm; 4cm; 5cm; 6cm. - GV nhận xét. - Giới thiệu bài, ghi bảng. 2. Hoạt động khám phá *MT : Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc. *PP : hỏi đáp, giảng giải. a. Bài toán 1 - GV cho HS nêu bài toán 1 SGK, thảo luận theo câu hỏi: + Để tính số ki-lô-mét trung bình mỗi giờ ô tô đi được ta làm như thế nào? - GV cho HS vẽ lại sơ đồ. + Vậy trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km? - GV giảng: Trung bình mỗi giờ ô tô đi đợc 42,5 km . Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là 42,4 km trên giờ: viết tắt là 42,5 km/giờ. - GV cần nhấn mạnh đơn vị của bài toán là: km/giờ. - Qua bài toán yêu cầu HS nêu cách tính vận tốc. - GV giới thiệu quy tắc và công thức tính vận tốc. b. Bài toán 2 - GV yêu cầu HS đọc bài và tự làm bài. - Chúng ta lấy quãng đường ( 60 m ) chia cho thời gian( 10 giây ). - GV chốt lại cách giải đúng. 3. Hoạt động thực hành *MT: Biết tính vận tốc của một chuyển động đều. *PP: Thực hành, thảo luận, giảng giải Bài 1 *MT: HS biết tính vận tốc của 1 chuyển động. - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề. - GV yêu cầu HS làm vở. - GV nhận xét. Bài 2 *MT: HS biết tính vận tốc của 1 chuyển động. - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề. - GV yêu cầu HS làm vở. - GV nhận xét. Bài 3 *MT: Vận dụng giải toán về số đo thời gian. - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt đề. - GV yêu cầu HS làm vở. - GV nhận xét. 4. Hoạt động vận dụng - GV yêu cầu HS nêu: Muốn tính vận tốc của một chuyển động ta làm như thế nào? Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS nêu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi vở. - HS nêu: + Ta thực hiện phép chia 170 : 4. - HS vẽ ơ đồ, giải: Bài giải Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là: 170 : 4 = 42,5 (km) Đáp số: 42,5 km + Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5km - HS lắng nghe. - HS nêu: v = S : t - HS lắng nghe - HS tự tóm tắt và chia sẻ kết quả S = 60 m, t = 10 giây, v = ? Bài giải Vận tốc của người đó là: 60 : 10 = 6 (m/giây) Đáp số: 6 m/giây Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS phân tích, tóm tắt đề. - HS làm: Bài giải Vận tốc của người đi xe máy đó là: 105 : 3 = 35 (km/giờ) Đáp số: 35 km/giờ Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS phân tích, tóm tắt đề. - HS làm: Bài giải Vận tốc của máy bay là: 1800 : 2,5 = 720 (km/giờ) Đáp số: 720 km/giờ Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS phân tích, tóm tắt đề. - HS làm: Bài giải 1 phút 20 giây = 80 giây Vận tốc chạy của người đó là 400 : 80 = 5 (m/giây) Đáp số: 5 m/giây Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS nêu. - HS lắng nghe và thực hiện. Điều chỉnh – bổ sung Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2021 TOÁN (Tiết 125) LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức - Biết tính vận tốc của chuyển động đều. 2. Kĩ năng - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau. - HS làm bài 1; 2; 3. HSNK làm thêm bài 4. 3. Năng lực - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. 4. Phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học - GV: SGK, bảng phụ, đồ dùng. - HS: SGK, vở, bảng con. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động - GV cho HS chơi trò chơi Truyền điện nêu quy tắc và công thức tính vận tốc. - GV nhận xét. - GV giới thiệu bài và ghi bảng. 2. Hoạt động thực hành *MT: Biết tính vận tốc của chuyển động đều. Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau. *PP: hỏi đáp, thực hành. Bài 1 *MT: Củng cố tính vận tốc. - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS nêu cách tính vận tốc của đà điểu. - GV yêu cầu HS làm vở. - GV nhận xét. Bài 2 *MT: Củng cố cách tính vận tốc theo đơn vị đo khác nhau. - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS làm bảng con. - GV nhận xét. Bài 3 *MT: Củng cố tính vận tốc trong các chuyển động khác. - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS làm vở. - GV nhận xét. Bài 4 * MT: Củng cố tính vận tốc trong các chuyển động khác. - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS nêu cách giải. - GV yêu cầu HS làm vở. - GV nhận xét. 3. Hoạt động vận dụng - GV cho HS giải bài toán sau: Một người đi xe đạp trên quãng đường dài 25km hết 1 giờ 40 phút. Tính vận tốc của người đó? Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò - Chuẩn bị tiết học sau. - Nhận xét tiết học. - HS nêu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi vở. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - Ta lấy quãng đường nó có thể chạy chia cho thời gian cần để đà điểu chạy hết quãng đường đó. - HS làm vở. Bài giải Vận tốc chạy của đà điểu là: 5250 : 5 = 1050 (m/phút) Đáp số: 1050 m/phút Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS làm bảng con. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS làm vở. Bài giải Quãng dường người đó đi bằng ô tô là: 25 – 5 = 20 (km) Thời gian người đó đi bằng ô tô là: 0,5 giờ. Vận tốc của ô tô là: 20 : 0,5 = 40 (km/giờ) Đáp số: 40km/giờ Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS nêu cách giải. - HS làm vở. Bài giải Thời gian đi của ca nô là: 7 giờ 45 phút - 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ Vận tốc của ca nô là: 30 : 1,25 = 24(km/giờ) Đáp số: 24 km/giờ Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS làm. - HS lắng nghe và thực hiện. Điều chỉnh – bổ sung Thứ bảy ngày 13 tháng 11 năm 2021 TOÁN (Tiết 126) QUÃNG ĐƯỜNG I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức - Biết tính quãng đường đi được của 1 chuyển động đều. 2. Kĩ năng - Thực hành tính quãng đường. - HS làm bài 1; 2. HSNK làm thêm bài 3. 3. Năng lực - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. 4. Phẩm chất: - Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học - GV: SGK. - HS: SGK, bảng con. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động - GV cho HS nêu các công thức tính hình học của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - GV nhận xét. - Giới thiệu bài, ghi bảng. 2. Hoạt động khám phá *MT: Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều. *PP: giảng giải, hỏi đáp. a. Bài toán 1 - GV gọi HS đọc đề toán. - GV cho HS nêu cách tính quãng đường đi được của ô tô. - GV hướng dẫn HS giải bài toán. - GV nhận xét và hỏi HS: + Tại sao lại lấy 42,5 x 4= 170 (km) ? + Từ cách làm trên để tính quãng đường ô tô đi được ta làm thế nào? + Muốn tính quãng đường ta làm như thế nào? Quy tắc - GV ghi bảng: S = v x t b. Bài toán 2 - GV gọi HS đọc đề toán. - GV cho HS chia sẻ theo câu hỏi: + Muốn tính quãng đường người đi xe đạp ta làm như thế nào? + Tính theo đơn vị nào? + Thời gian phải tính theo đơn vị nào mới phù hợp? - GV lưu ý HS: Có thể viết số đo thời gian dưới dạng phân số: 2 giờ 30 phút = giờ Quãng đường người đi xe đạp đi được là: 12 = 30 (km) 3. Hoạt động thực hành *MT: HS làm được các bài tập. *PP: Thực hành, thảo luận. Bài 1 *MT: HS biết tính quãng đường. - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS nêu cách làm, làm vở. - GV nhận xét. Bài 2 *MT: HS biết tính quãng đường. - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS nêu cách làm, làm vở. - GV nhắc HS: Đổi đơn vị đo thời gian ra giờ. - GV nhận xét. Bài 3 *MT: Vận dụng giải toán về tính quãng đường. - GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS nêu cách làm: Tìm thời gian đi, quãng đường đi? - GV yêu cầu HS làm vở. - GV nhận xét. 4. Hoạt động vận dụng - GV cho HS vận dụng kiến thức làm bài sau: Một người đi bộ với vận tốc 5km/giờ. Tính quãng đường người đó đi được trong 6 phút. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò - Chuẩn bị tiết học sau. - Nhận xét tiết học. - HS nêu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi vở. - HS đọc đề toán. - HS nêu - HS thảo luận, giải bài toán. Bài giải Quãng đường đi được của ô tô là: 42,5 x 4 = 170 (km) Đáp số: 170 km - HS trả lời: + Vì vận tốc ô tô cho biết trung bình cứ 1giờ ô tô đi được 42,5 km mà ô tô đã đi 4 giờ. + Lấy quãng đường ô tô đi được trong 1giờ (hay vận tốc ô tô nhân với thời gian đi. + Lấy vận tốc nhân với thời gian. - HS nêu. - HS đọc. - HS trả lời: + Vận tốc nhân với thời gian. + Vận tốc của xe đạp tính theo km/giờ. + Thời gian phải tính theo đơn vị giờ. Bài giải Đổi: 2giờ 30 phút = 2,5 giờ Quãng đường người đó đi được là: 12 x 2,5 = 30 (km) Đáp số: 30 km - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS nêu cách làm, làm vở. Bài giải Quãng đường đi được của ca nô là: 15,2 x 3 = 45,6 (km) Đáp số: 45,6 km Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS nêu cách làm, làm vở. Bài giải 15 phút = 0,25 giờ Quãng đường đi được của người đó là: 12,6 x 0,25 = 3,15 (km) Đáp số: 3,15 km Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu bài. - HS nêu cách làm, làm vở. Bài giải Thời gian đi của xe máy là 11 giờ - 8 giờ 20 phút = 2 giờ 40 phút 2 giờ 40 phút = 8/3 giờ Quãng đường AB dài là: 42 : 3 x 8 = 112( km) Đáp số: 112km Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS làm. - HS lắng nghe và thực hiện. Điều chỉnh – bổ sung
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_5_tuan_21_nam_hoc_2021_2022_truong_th_so_3.docx