Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 - Trường Tiểu học số 2 Nhơn Hậu
I. Mục tiêu:
- Học sinh tiếp xúc, làm quen với tác phẩm “ Thiếu nữ bên hoa huệ” và tìm hiểu vài nét về tác giả, họa sĩ Tô Ngọc Vân.
- Học sinh tập mô tả, nhận xét khi xem tranh.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh phiên bản.
2. Học sinh: Vở tập vẽ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định: (2')
- Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập.
- Hát tập thể một bài.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 - Trường Tiểu học số 2 Nhơn Hậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tuần 1 Bài 1 Thường thức mĩ thuật Xem tranh: Thiếu nữ bên hoa huệ (Họa sĩ Tô ngọc Vân) Ngày soạn: 25/08/2012 Ngày dạy: 29,31/08/2012 I. Mục tiêu: - Học sinh tiếp xúc, làm quen với tác phẩm “ Thiếu nữ bên hoa huệ” và tìm hiểu vài nét về tác giả, họa sĩ Tô Ngọc Vân. - Học sinh tập mô tả, nhận xét khi xem tranh. - Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh phiên bản. 2. Học sinh: Vở tập vẽ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định: (2') - Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập. - Hát tập thể một bài. 2. Bài mới: (32') TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1' 9' 20' 2' a. Giới thiệu bài: Ghi đề bài: Xem tranh : Thiếu nữ bên hoa huệ. b. Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả. Mục tiêu: Học sinh hiểu sơ lược về tác giả, họa sĩ Tô Ngọc Vân. Phương pháp: Gợi mở vấn đáp. Chia nhóm thảo luận các nội dung: - Tiểu sử họa sĩ Tô Ngọc Vân. - Một số tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ. GV tổng kết, bổ sung ý kiến HS. c. Hoạt động 2: Xem tranh. Mục tiêu: Học sinh tiếp xúc, làm quen với tác phẩm “Thiếu nữ bên hoa huệ”, mô tả được hình ảnh, màu sắc, bố cục của tranh; nêu được ý kiến riêng về bức tranh. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại. Giới thiệu tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ”, hướng dẫn HS xem tranh: - Trong tranh có những hình ảnh nào ? - Hình ảnh chính trong tranh là gì ? - Em hãy mô tả hình dáng người thiếu nữ trong tranh ? - Màu sắc trong tranh như thế nào ? - Em có thích bức tranh không ? Vì sao ? GV tóm tắt, bổ sung ý kiến HS. d. Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá. - Nhận xét tình hình tiết học, khen ngợi tinh thần học tập của học sinh. Cử đại diện trình bày nội dung thảo luận: - Sinh năm 1906, mất 1954. Quê làng Xuân Cầu, Văn Giang, Hưng Yên. - Thiếu nữ bên hoa huệ, Hai thiếu nữ và em bé, Thuyền trên sông Hương Hoạt động lớp, cá nhân. Cả lớp xem tranh. - Người thiếu nữ, bình hoa huệ. - Hình ảnh người thiếu nữ mặc áo dài. - Ngồi nghiêng, đầu hơi cúi, tay phải nâng nhẹ cánh hoa, tay trái vuốt lên mái tóc. - Màu sắc nhẹ nhàng. - HS trả lời. 3. Dặn dò: (1') - Chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí: Màu sắc trong trang trí. * Rút kinh nghiệm: . .. .. ******* Giáo án tuần 2 Bài 2 Vẽ trang trí: Màu sắc trong trang trí Ngày soạn: 26/08/2012 Ngày dạy: 29,31/08/2012 I. Mục tiêu: - Học sinh hiểu sơ lược về vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí. - Học sinh biết cách dùng màu trong bài vẽ trang trí. - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Vài đồ vật có trang trí. - Một số bài vẽ trang trí cơ bản: Hình vuông, hình tròn, đường diềm - Bảng pha màu. - Bài vẽ của học sinh năm trước. 2. Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, thước kẽ, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định: (2') - Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập. - Hát tập thể một bài. 2. Bài mới: (32') TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1' 5' 5' 18' 3' a. Giới thiệu bài: Ghi đề bài : Vẽ trang trí : Màu sắc trong trang trí. b. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. Mục tiêu: Học sinh hiểu sơ lược về vai trò, ý nghĩa của màu sắc trong trang trí. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại. Giới thiệu một số bài vẽ trang trí, hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét: - Trong bài vẽ có những màu nào ? - Tìm những họa tiết được vẽ màu giống nhau ? - Màu nền, màu họa tiết giống hay khác nhau ? - Độ đậm nhạt trong bài vẽ như thế nào ? -Theo em, bài vẽ nào đẹp ? Vì sao ? Giới thiệu những đồ vật có trang trí để học sinh thấy được vai trò của màu sắc trong việc làm cho các đồ vật đẹp hơn. c. Hoạt động 2: Cách vẽ màu. Mục tiêu: Học sinh biết cách sử dụng màu sắc trong bài vẽ. Phương pháp: Giảng giải, trực quan. GV hướng dẫn học sinh cách vẽ màu: - Cần chọn loại màu phù hợp với khả năng thể hiện. - Cần nắm được cách pha trộn màu sắc. - Biết cách phối hợp các màu sắc nhằm tạo sự hài hòa cho bài vẽ. - Không dùng quá nhiều màu, chỉ nên sử dụng từ 4-5 màu cho một bài vẽ. Họa tiết giống nhau vẽ màu giống nhau. - Thay đổi độ đậm nhạt để bài vẽ sinh động. Cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước. d. Hoạt động 3: Thực hành. Mục tiêu: Học sinh trang trí được một đường diềm và vẽ màu theo ý thích. Phương pháp: Luyện tập, thực hành. Cho học sinh vẽ bài, giáo viên thao dõi, nhắc nhở và hướng dẫn thêm để học sinh làm tốt bài. e.Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ. - Nhận xét chung tiết học Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh quan sát, nhận xét và trả lời các câu hỏi về màu sắc. Học sinh quan sát. Hoạt động lớp. Cả lớp theo dõi cách vẽ màu. Học sinh xem bài vẽ. Hoạt động cá nhân. Học sinh vẽ bài. 3. Dặn dò: (1') - Chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh đề tài: Trường em. * Rút kinh nghiệm: ... .. .. ******* Giáo án tuần 3 Bài 3 Vẽ tranh Đề tài : Trường em Ngày soạn: 21/08/2011 Ngày dạy : 01,02/09/2011 I. Mục tiêu : - Học sinh biết tìm chọn những hình ảnh đẹp về nhà trường để vẽ tranh. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh đề tài “Trường em”. - Học sinh yêu mến và có ý thức giữ gìn, bảo vệ ngôi trường. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Tranh, ảnh đề tài “Trường em”. - Bài vẽ của học sinh năm trước. 2. Học sinh : Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Ổn định : (2') - Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập. - Hát tập thể một bài. 2. Bài mới : (32') TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1' 5' 5' 18' 3' a. Giới thiệu bài : Ghi đề bài : Vẽ tranh đề tài : Trường em. b. Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài. Mục tiêu : Học sinh biết những nội dung của đề tài. Phương pháp : Trực quan, đàm thoại. Giới thiệu một số tranh, ảnh về đề tài “Trường em”, gợi ý về đề tài : - Trong tranh có những hình ảnh nào ? - Thầy cô giáo, học sinh trong tranh đang làm gì ? - Các em đến trường để làm gì ? - Ngoài ra, khi đến trường,Các em còn được làm gì ? - Em định vẽ nội dung nào ? Trong tranh có những hình ảnh nào ? Giáo viên tóm tắt, bổ sung ý kiến học sinh: Đề tài “ Trường em” có nhiều nội dung, cần chọn nội dung mình thích và phù hợp khả năng thể hiện để vẽ tranh. c. Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh. Mục tiêu : Học sinh biết cách vẽ tranh đề tài “Trường em”. Phương pháp : Giảng giải, trực quan. GV hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh : - Cần chọn nội dung phù hợp với khả năng thể hiện. - Chọn hình ảnh phù hợp với nội dung. - Vẽ hình ảnh chính trước, bố cục hợp lý trong tranh. - Vẽ hình ảnh phụ phù hợp. -Vẽ màu: theo ý thích, màu có đậm có nhạt, tươi sáng, kín nền tranh. Cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước. d. Hoạt động 3 : Thực hành. Mục tiêu : Học sinh vẽ được tranh đề tài “Trường em”. Phương pháp : Luyện tập, thực hành. Cho học sinh vẽ bài, giáo viên theo dõi, nhắc nhở và hướng dẫn thêm về cách bố cục, cách vẽ hình, vẽ màu để học sinh làm tốt bài. e. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá. - Hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ. - Nhận xét chung tiết học Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh quan sát, nhận xét. - Học sinh, thầy cô giáo, ngôi trường - Thầy cô giáo đang dạy học, dự lễ Các bạn học sinh học tập, lao động, vui chơi - Học tập. - Sinh hoạt Đội – Sao, vui chơi, lao động - Học sinh trả lời. Hoạt động lớp. Cả lớp theo dõi cách vẽ Học sinh xem bài vẽ. Hoạt động cá nhân. Học sinh vẽ bài. 3. Dặn dò : (1') - Chuẩn bị bài sau : Vẽ theo mẫu : vẽ khối hộp và khối cầu. * Rút kinh nghiệm : ... .. .. ******** Giáo án tuần 4 Bài 4 Vẽ theo mẫu Khối hộp và khối cầu Ngày soạn: 28/08/2011 Ngày dạy: 08,09/09/2011 I. Mục tiêu: - Học sinh hiểu cấu trúc của khối hộp và khối cầu: biết quan sát, nhận xét, so sánh hình dáng chung của mẫu và hình dáng của từng vật mẫu. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được mẫu có khối hộp và khối cầu. - Học sinh quan tâm, tìm hiểu các đồ vật có dạng khối hộp, khối cầu. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Mẫu vẽ: Khối hộp và khối cầu. - Bài vẽ của học sinh năm trước. 2. Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Ổn định: (2') - Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập. - Hát tập thể một bài. 2. Bài mới: (32') TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1' 5' 5' 18' 3' a. Giới thiệu bài: Ghi đề bài: Vẽ theo mẫu: Khối hộp và khối cầu. b. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. Mục tiêu: Học sinh nhận biết khối hộp và khối cầu, đặc điểm hình dáng và cấu tạo của chúng. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp. Giới thiệu mẫu vẽ, hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét: - Khối hộp có bao nhiêu mặt ? Các mặt có bằng nhau không ? - Khối cầu có đặc điểm gì ? - Khi quan sát khối hộp, ta có thể được mấy mặt ? - Vật nào ở trước, vật nào ở sau ? Độ đậm nhạt của mẫu ra sao ? Giáo viên tóm tắt, bổ sung ý kiến học sinh. c. Hoạt động 2: Cách vẽ. Mục tiêu: Học sinh biết cách vẽ mẫu có dạng khối hộp và khối cầu. Phương pháp: Giảng giải minh họa. GV hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh: - So sánh chiều cao và chiều ngang lớn nhất, phác khung hình chung của mẫu. - Phác khung hình riêng của từng vật mẫu. - Vẽ phác hình bằng nét thẳng. - Vẽ nét chi tiết. - Hoàn chỉnh hình, vẽ đậm nhạt bằn ba sắc độ chính: đậm, đậm vừa và nhạt. Cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước. d. Hoạt động 3: Thực hành. Mục tiêu: Học sinh vẽ được mẫu có dạng khối hộp và khối cầu. Phương pháp: Luyện tập, thực hành. Cho học sinh vẽ bài cá nhân, giáo viên theo dõi, nhắc nhở và hướng dẫn thêm về cách bố cục, cách vẽ hình, vẽ đậm nhạt để học sinh làm tốt bài. e. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ. - Nhận xét chung tiết học Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh quan sát, nhận xét. - Có 6 mặt, những mặt đối diện nhau thì bằng nhau. - Có bề mặt cong đều. - 1 mặt, 2 mặt, 3 mặt. - Học sinh trả lời. Hoạt động lớp. Cả lớp theo dõi cách vẽ Học sinh xem bài vẽ. Hoạt động cá nhân. Học sinh vẽ bài. 3. Dặn dò: (1') - Chuẩn bị bài sau: Nặn con vật quen thuộc. * Rút kinh nghiệm: .. .. ********* Giáo án tuần 5 Bài 5 Tập nặn tạo dáng Nặn con vật quen thuộc Ngày soạn: 04/09/2011 Ngày dạy: 13,16/09/2010 I. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm của con vật quen thuộc. - Học sinh biết cách nặn và nặn được con vật theo cảm nhận riêng. - Học sinh quan tâm, chăm sóc những con vật nuôi trong nhà. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Tranh ảnh các con vật quen thuộc. - Bài tập của học sinh năm trước. 2. Học sinh: Đất nặn, bảng nhỏ, dao tre, que tăm. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Ổn định: (2') - Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập. - Hát tập thể một bài. 2. Bài mới: (32') TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1' 5' 5' 18' 3' a. Giới thiệu bài: Ghi đề bài: Tập nặn tạo dáng tự do: Nặn con vật quen thuộc. b. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. Mục tiêu: Học sinh nhận biết hình dáng, đặc điểm của con vật quen thuộc. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp. Giới thiệu tranh ảnh các con vật quen thuộc, hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét: - Đây là những con vật gì ? - Con vật đang làm gì ? - Em thích con vật nào ? Con vật đó có những bộ phận nào ? Màu sắc ra sao ? Giáo viên tóm tắt, bổ sung ý kiến học sinh. c. Hoạt động 2: Cách nặn. Mục tiêu: Học sinh biết cách nặn con vật quen thuộc. Phương pháp: Giảng giải minh họa. GV hướng dẫn học sinh cách nặn: - Nhớ lại đặc điểm của con vật. - Chọn màu đất cho con vật. - Nhào dẻo đất. - Nặn từng bộ phận: đầu, mình, chân rồi ghép lại( có thể dùng que tăm để nối các bộ phận. Cho học sinh xem bài tập của học sinh năm trước. d. Hoạt động 3: Thực hành. Mục tiêu: Học sinh nặn được một con vật quen thuộc. Phương pháp: Luyện tập, thực hành. Cho học sinh nặn bài theo cá nhân, giáo viên theo dõi, nhắc nhở và hướng dẫn thêm để học sinh làm tốt bài. e. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài tập. - Nhận xét chung tiết học Học sinh quan sát, nhận xét. - Trâu, bò, gà, vịt - Đi, ăn, nằm - Học sinh trả lời. Hoạt động lớp. Cả lớp theo dõi cách nặn. Học sinh xem bài. Hoạt động cá nhân. Học sinh nặn bài. 3. Dặn dò: (1') - Chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí: Vẽ họa tiết trang trí đối xứng. * Rút kinh nghiệm: .. .. ********* Giáo án tuần 6 Bài 6 Vẽ trang trí Vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục Ngày soạn: 11/09/2011 Ngày dạy: 22,23/09/2011 I. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được những họa tiết đối xứng qua trục. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được mẫu có khối hộp và khối cầu. - Học sinh quan tâm, tìm hiểu các đồ vật có dạng khối hộp, khối cầu. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Một số mẫu họa tiết trang trí đối xứng qua trục. - Bài vẽ của học sinh năm trước. 2. Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, thước kẽ, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Ổn định: (2') - Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập. - Hát tập thể một bài. 2. Bài mới: (32') TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1' 5' 5' 18' 3' a. Giới thiệu bài: Ghi đề bài: Vẽ trang trí : Vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục. b. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. Mục tiêu: Học sinh nhận biết được những họa tiết đối xứng qua trục. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp. Giới thiệu một số mẫu họa tiết đối xứng, hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét: - Đây là những họa tiết gì ? - Họa tiết có dạng hình gì ? -Các phần của họa tiết được chia qua các đường trục so với nhau thì như thế nào ? Giáo viên tóm tắt, bổ sung ý kiến học sinh. c. Hoạt động 2: Cách vẽ. Mục tiêu: Học sinh biết cách vẽ họa tiết đối xứng qua trục. Phương pháp: Giảng giải minh họa. GV hướng dẫn học sinh cách vẽ họa tiết đối xứng qua trục : - Vẽ khung hình chung của họa tiết. - Kẽ trục đối xứng và lấy các điểm đối xứng của họa tiết. - Vẽ phác hình bằng nét thẳng. - Vẽ nét chi tiết. Hoàn chỉnh họa tiết. - Vẽ màu theo ý thích. Cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước. d. Hoạt động 3: Thực hành. Mục tiêu: HS vẽ được họa tiết đối xứng. Phương pháp: Luyện tập, thực hành. Cho học sinh vẽ bài, giáo viên theo dõi, nhắc nhở và hướng dẫn thêm về cách bố cục, cách vẽ hình, vẽ màu để học sinh làm tốt bài. e. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ. - Nhận xét chung tiết học Học sinh quan sát, nhận xét. - Họa tiết chiếc lá, con bướm, bông hoa - Hình tam giác, hình tròn, hình vuông - Bằng nhau, giống nhau. Cả lớp theo dõi cách vẽ Học sinh xem bài vẽ. Học sinh vẽ bài. 3. Dặn dò: (1') - Chuẩn bị bài sau: VTĐT : An toàn giao thông. * Rút kinh nghiệm: .. ..******* Giáo án tuần 7 Bài 7 Vẽ tranh Đề tài : An toàn giao thông Ngày soạn: 18/09/2011 Ngày dạy: 29,30/09/2011 I. Mục tiêu : - Học sinh biết tìm chọn hình ảnh phù hợp nội dung đề tài. - Học sinh biết cách vẽ, tập vẽ tranh đề tài an toàn giao thông. - Học sinh có ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Một số tranh ảnh về an toàn giao thông. - Bài vẽ của học sinh năm trước. 2. Học sinh : Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Ổn định : (2') - Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập. - Hát tập thể một bài. 2. Bài mới : (32') TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1' 5' 5' 18' 3' a. Giới thiệu bài : Ghi đề bài : Vẽ tranh đề tài : An toàn giao thông. b. Hoạt động 1 : Tìm chọn nội dung đề tài. Mục tiêu : Học sinh biết nội dung đề tài, hình ảnh của đề tài. Phương pháp : Trực quan, vấn đáp. Giới thiệu một số tranh ảnh đề tài “An toàn giao thông”, hướng dẫn học sinh quan sát: - Tranh vẽ nội dung gì ? - Trong tranh có những hình ảnh nào ? - Khi tham gia giao thông, chúng ta phải tuân thủ những quy tắc giao thông nào ? - Những nội dung nào có thể vẽ thành tranh về đề tài an toàn giao thông ? Giáo viên tóm tắt, bổ sung ý kiến học sinh. c. Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh. Mục tiêu : Học sinh biết cách vẽ tranh đề tài “An toàn giao thông”. Phương pháp : Giảng giải minh họa. GV hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh : - Chọn nội dung, hình ảnh phù hợp. - Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau (cần sắp xếp hình ảnh hợp lý nhằm làm rõ nội dung). - Vẽ màu theo ý thích. Cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước. d. Hoạt động 3 : Thực hành. Mục tiêu : HS vẽ được tranh đề tài “An toàn giao thông”. Phương pháp : Luyện tập, thực hành. Cho học sinh tập vẽ tranh đề tài an toàn giao thông, giáo viên theo dõi, nhắc nhở và hướng dẫn thêm về cách bố cục, cách vẽ hình, vẽ màu để học sinh làm tốt bài. e. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá. - Hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ. - Nhận xét chung tiết học Học sinh quan sát, nhận xét. - An toàn giao thông. - Xe cộ, người, phố phường - Đi hàng một trên vỉa hè hoặc lề đường bên phải, theo đèn tín hiệu, quan sát kĩ trước khi sang đường - Học sinh trả lời. Cả lớp theo dõi cách vẽ Học sinh xem bài vẽ. Học sinh vẽ bài. 3. Dặn dò : (1') - Chuẩn bị bài sau : VTM : Vẽ mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. * Rút kinh nghiệm: .. .. ******** Giáo án tuần 8 Bài 8 Vẽ theo mẫu Mẫu vẽ có dạng hình trụ và hình cầu Ngày soạn : 25/09/2011 Ngày dạy : 06,07/10/2011 I. Mục tiêu : - Học sinh nhận biết được các vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu. - Học sinh thích quan tâm, tìm hiểu những đồ vật xung quanh. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Mẫu vẽ : Hộp trà và quả táo. - Bài vẽ của học sinh năm trước. 2. Học sinh : Vở tập vẽ, bút chì. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Ổn định : (2') - Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập. - Hát tập thể một bài. 2. Bài mới : (32') TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1' 5' 5' 18' 3' a. Giới thiệu bài : Ghi đề bài : Vẽ theo mẫu : Mẫu vẽ có dạng hình trụ và hình cầu. b. Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét. Mục tiêu : Học sinh nhận biết đặc điểm của đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu. Phương pháp : Trực quan, vấn đáp. Giới thiệu mẫu vẽ hướng dẫn học sinh quan sát: - Đây là vật gì ? - Vật nào ở trước, vật nào ở sau ? - Hộp trà có dạng hình gì ? Quả táo có dạng hình gì ? - Hộp trà có những bộ phận nào ? - Màu sắc của từng vật như thế nào ? - Mẫu nằm trong khung hình chung có dạng hình gì ? Giáo viên tóm tắt, bổ sung ý kiến học sinh. c. Hoạt động 2 : Cách vẽ. Mục tiêu : Học sinh biết cách vẽ mẫu kép gồm hai vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. Phương pháp : Giảng giải minh họa. GV hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh : - So sánh, ước lượng chiều cao và chiều ngang lớn nhất của mẫu, vẽ phác khung hình chung vừa phải trong phần giấy vẽ. - Phác khung hình riêng của từng vật mẫu. - Tìm tỉ lệ bộ phần của từng vật mẫu. - Vẽ phác hình bằng nét thẳng. - Vẽ nét chi tiết. - Hoàn chỉnh mẫu vẽ, vẽ đậm nhạt bằng chì. Cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước. d. Hoạt động 3 : Thực hành. Mục tiêu : HS vẽ được mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. Phương pháp : Luyện tập, thực hành. Cho học sinh vẽ bài, giáo viên theo dõi, nhắc nhở và hướng dẫn thêm về cách bố cục, cách vẽ hình, vẽ đậm nhạt để học sinh làm tốt bài. e. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá. - Hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ. - Nhận xét chung tiết học Học sinh quan sát, nhận xét. - Hộp trà và quả táo. - Học sinh trả lời. - Hộp trà có dạng hình trụ, quả táo có dạng hình cầu. - Nắp, thân và đáy. - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời. Cả lớp theo dõi cách vẽ Học sinh xem bài vẽ. Học sinh vẽ bài. 3. Dặn dò : (1') - Chuẩn bị bài sau : TTMT : Giới thiệu về điêu khắc cổ Việt Nam. * Rút kinh nghiệm : ... .. ..******* Giáo án tuần 9 Bài 9 Thường thức mĩ thuật Giới thiệu sơ lược điêu khắc cổ Việt Nam Ngày soạn : 04/10/2011 Ngày dạy : 15,16/10/2011 I. Mục tiêu : - Học sinh làm quen với điêu khắc cổ Việt Nam. - Học sinh thấy được vẻ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc cổ của Việt Nam( tượng tròn và phù điêu). - Học sinh yêu quý và có ý thích giữ gìn các di sản văn hóa dân tộc. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Một số tranh ảnh về điêu khắc cổ. 2. Học sinh : Vở tập vẽ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Ổn định : (2’) - Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập. - Hát tập thể một bài. 2. Bài mới : (32’) TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 10’ 20’ 1’ a. Giới thiệu bài : Ghi đề bài : Thường thức mỹ thuật : Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam. b. Hoạt động 1 : Tìm hiểu về điêu khắc cổ. Mục tiêu : Học sinh biết một số nét cơ bản về điêu khắc cổ. Phương pháp : Trực quan, giảng giải. Giới thiệu một số tư liệu về điêu khắc cổ Việt nam, hướng dẫn học sinh tìm hiểu : - Tượng và phù điêu. - Tác giả : Nghệ nhân dân gian. - Đối tượng thể hiện : tín ngưỡng, cuộc sống xã hội. - Chất liệu : đất, đá, gỗ, kim loại, vôi vữa c. Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số pho tượng và phù điêu nổi tiếng. Mục tiêu : Học sinh biết một số tác phẩm điêu khắc cổ nổi tiếng. Phương pháp : Giảng giải minh họa, trực quan. GV giới thiệu một số tác phẩm tượng tròn và phù điêu nổi tiếng : - Tượng Phật A-di-đà : bằng đá, ở chùa Phật Tích, Bắc Ninh. - Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt: bằng gỗ, ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh. - Tượng Vũ nữ Chăm : bằng đá, ở Quảng Nam. - Phù điêu “Chèo thuyền” : chạm gỗ, ở đình Cam Đà, Hà Tây. d. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá. - Hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ. - Nhận xét chung tiết học Học sinh quan sát, tìm hiểu. Cả lớp theo dõi : 3. Dặn dò : (1’) - Chuẩn bị bài sau : Vẽ trang trí : Trang trí đối xứng qua trục. * Rút kinh nghiệm : .. ..******* Giáo án tuần 10 Bài 10 Vẽ trang trí Trang trí đối xứng qua trục Ngày soạn : 09/10/2011 Ngày dạy : 20,21/10/2011 I. Mục tiêu : - Học sinh nắm được cách trang trí đối xứng qua trục. - Học sinh tập vẽ một họa tiết trang trí đối xứng qua trục đơn giản. - Học sinh yêu thích vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : Một số bài vẽ trang trí đối xứng. Bài vẽ của học sinh năm trước. 2. Học sinh : Vở tập vẽ, bút chì, thước kẽ, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Ổn định : (2’) - Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập. - Hát tập thể một bài. 2. Bài mới : (32’) TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 5’ 5’ 18’ 3’ a. Giới thiệu bài : Ghi đề bài : Vẽ trang trí : Trang trí đối xứng qua trục b. Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét. Mục tiêu : Học sinh nắm một số đặc điểm cơ bản của trang trí đối xứng qua trục. Phương pháp : Trực quan, giảng giải. Giới thiệu một số họa tiết trang trí đối xứng qua trục : - Em có nhận xét gì về các phần của họa tiết ở hai bên trục đối xứng ? - Có thể trang trí đối xứng qua bao nhiêu trục ? GV tóm tắt, bổ sung ý kiến học sinh. c. Hoạt động 2 : Cách trang trí đối xứng. Mục tiêu : Học sinh biết cách trang trí đối xứng qua trục. Phương pháp : Giảng giải minh họa, trực quan. GV hướng dẫn học sinh cách trang trí đối xứng qua trục : - Tìm khuôn khổ và vẽ hình định trang trí ( vuông, tròn, tam giác ) - Kẽ các trục đối xứng. - Vẽ các mảng chính, phụ. - Vẽ họa tiết phù hợp với các mảng. - Vẽ màu theo ý thích : họa tiết giống nhau vẽ màu giống nhau. Cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước. d. Hoạt động 3 : Thực hành. Cho học sinh tập vẽ một họa tiết trang trí đối xứng đơn giản theo ý thích ; GV theo dõi, nhắc nhở và hướng dẫn thêm để học sinh làm tốt bài. e. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá. - Hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ. - Nhận xét chung tiết học Học sinh quan sát, tìm hiểu. - Bằng nhau và giống nhau. - Một, hai hay nhiều trục. Cả lớp theo dõi. Học sinh xem bài vẽ. Học sinh tập vẽ bài. 3. Dặn dò : (1’) - Chuẩn bị bài sau : Vẽ tranh đề tài : Ngày nhà giáo Việt Nam. * Rút kinh nghiệm : ... .. ..******* Giáo án lớp 5 Bài 11 Vẽ tranh Đề tài : Ngày Nhà giáo Việt Nam Ngày soạn: 16/10/2011 Ngày dạy: 27,28/10/2011 I. Mục tiêu : - Học sinh nắm được cách chọn nội dung và cách vẽ tranh. - Học sinh tập vẽ tranh đề tài “Ngày Nhà giáo Việt Nam”. - Học sinh yêu quý và kính trọng thầy cô giáo. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : Một số tranh về ngày Nhà giáo Việt Nam. Bài vẽ của học sinh năm trước. 2. Học sinh : Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Ổn định : (2’) - Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập. - Hát tập thể một bài. 2. Bài mới : (32’) TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 5’ 5’ 18’ 3’ a. Giới thiệu bài : Ghi đề bài : Vẽ tranh : Ngày Nhà giáo Việt Nam. b. Hoạt động 1 : Tìm chọn nội dung đề tài. Mục tiêu : Học sinh biết tìm chọn nội dung, hình ảnh phù hợp với đề tài. Phương pháp : Trực quan, giảng giải. Giới thiệu một số tranh về ngày Nhà giáo Việt Nam, hướng dẫn HS tìm chọn nội dung, đề tài : - Những bức tranh này vẽ nội dung gì ? - Trong tranh có những hình ảnh nào ? Hình ảnh chính, hình ảnh phụ ? - Em định vẽ nội dung gì về tranh về ngày Nhà giáo Việt Nam ? Có những hình ảnh nào trong tranh ? GV tóm tắt, bổ sung ý kiến học sinh. c. Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh. Mục tiêu : Học sinh biết cách tranh đề tài ngày Nhà giáo Việt Nam. Phương pháp : Giảng giải minh họa, trực quan. GV hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh về ngày Nhà giáo Việt Nam : - Suy nghĩ, lựa chọn nội dung, hình ảnh. - Vẽ hình ảnh chính trước (rõ nội dung). - Vẽ thêm hình ảnh phụ cho tranh sinh động. - Hoàn chỉnh bài vẽ. - Vẽ màu theo ý thích : màu có đậm có nhạt, màu tươi sáng, kín nền tranh. Cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước. d. Hoạt động 3 : Thực hành. Mục tiêu : Học sinh tập vẽ tranh đề tài “Ngày Nhà giáo Việt Nam”. Phương pháp : Luyện tập, thực hành. Cho học sinh tập tập vẽ tranh đề tài “Ngày Nhà giáo Việt Nam”, GV theo dõi, nhắc nhở và hướng dẫn thêm về cách bố cục, cách vẽ hình , vẽ màu để học sinh làm tốt bài. e. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá. - Hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ. - Nhận xét chung tiết học Học sinh quan sát. - Tặng hoa chúc mừng thầy cô giáo, buổi lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời. Cả lớp theo dõi. Học sinh xem bài vẽ. Học sinh vẽ bài. 3. Dặn dò : (1’) - Chuẩn bị bài sau: Vẽ theo mẫu : Mẫu có hai đồ vật. * Rút kinh nghiệm: .. ..****** Giáo án tuần 12 Bài 12 Vẽ theo mẫu Mẫu vẽ có hai vật mẫu Ngày soạn : 23/10/2011 Ngày dạy : 03,04/11/2011 I. Mục tiêu : - Học sinh biết so sánh tỉ lệ hình và đậm nhạt ở hai vật mẫu. - Học sinh vẽ được hình gần giống mẫu và vẽ đậm nhạt. - Học sinh yêu thích vẻ đẹp của mọi vật xung quanh. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : Mẫu vẽ : cái ca và quả. Bài vẽ của học sinh năm trước. 2. Học sinh : Vở tập vẽ, bút chì. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Ổn định : (2’) - Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập. - Hát tập thể một bài. 2. Bài mới : (32’) TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 5’ 5’ 18’ 3’ a. Giới thiệu bài : Ghi đề bài : Vẽ theo mẫu : Mẫu có hai vật mẫu. b. Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét. Mục tiêu : Học sinh nắm được đặc điểm của mẫu gồm hai vật mẫu. Phương pháp : Trực quan, giảng giải. Giới thiệu mẫu vẽ, hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét : - Đây là những vật gì ? - Vật nào ở trước, vật nào ở sau ? - Vật nào cao hơn ? - Độ đậm nhạt của hai vật như thế nào ? - Cái ca có những bộ phận nào ? - Quả có hình dạng gì ? - Mẫu nằm trong khung hình chung có dạng hình gì ? GV tóm tắt, bổ sung ý kiến học sinh. c. Hoạt động 2 : Cách vẽ. Mục tiêu : Học sinh biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu. Phương pháp : Giảng giải minh họa, trực quan. GV hướng dẫn học sinh cách vẽ mẫu có hai vật mẫu: - Quan sát, ước lượng tỉ lệ chiều cao lớn nhất, chiều ngang lớn nhất vẽ phác khung hình chung. - Vẽ khung hình riêng của từng vật. - Đánh dấu vị trí các phần của vật mẫu. - Vẽ phác hình bằng nét thẳng. - Vẽ nét chi tiết. - Hoàn chỉnh mẫu vẽ, đánh bóng đậm nhạt bằng chì. Cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước. d. Hoạt động 3 : Thực hành. Mục tiêu : Học sinh vẽ được mẫu có hai vật mẫu. Phương pháp : Luyện tập, thực hành. Cho học sinh vẽ bài, GV theo dõi, nhắc nhở và hướng dẫn thêm về cách bố cục, cách vẽ hình, vẽ đậm nhạt để học sinh làm tốt bài. e. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá. - Hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ. - Nhận xét chung tiết học Học sinh quan sát, nhận xét đặc điểm của mẫu. Cả lớp theo dõi. Học sinh xem bài vẽ. Học sinh vẽ bài. 3. Dặn dò : (1’) - Chuẩn bị bài sau : Tập nặn tạo dáng : Nặn dáng người. * Rút kinh nghiệm : ... .. ..******* Giáo án tuần 13 Bài 13 Tập nặn tạo dáng Nặn dáng người Ngày soạn : 30/10/2011 Ngày dạy : 10,11/11/2011 I. Mục tiêu : - Học sinh nhận biết được đặc điểm một số dáng người đang hoạt động. - Học sinh tập nặn một dáng người đơn giản. - Học sinh yêu thích giờ học nặn. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : Tranh ảnh một số dáng người đang hoạt động. Bài tập của học sinh năm trước. 2. Học sinh : Đất nặn, dụng cụ học nặn. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Ổn định : (2’) - Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập. - Hát tập thể một bài. 2. Bài mới : (32’) TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 5’ 5’ 18’ 3’ a. Giới thiệu bài : Ghi đề bài : Tập nặn tạo dáng : Nặn dáng người. b. Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét. Mục tiêu : Học sinh nắm được một số tư thế của người khi hoạt động. Phương pháp : Trực quan, giảng giải. Giới thiệu tranh ảnh các dáng người, hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét : - Những người trong tranh đang làm gì ? - Tư thế trong từng hoạt động khác nhau như thế nào ? - Con người có những bộ phận nào ? Hình dạng của từng bộ phận ra sao ? - Em định nặn dáng người đang làm gì ? GV tóm tắt, bổ sung ý kiến học sinh. c. Hoạt động 2 : Cách nặn. Mục tiêu : Học sinh biết cách nặn dáng người. Phương pháp : Giảng giải minh họa, trực quan. GV hướng dẫn học sinh cách nặn dáng người : - Nặn từng bộ phận : đầu, mình, chân, tay rồi ghép lại với nhau (có thể dùng tăm tre để cố định). - Thêm các chi tiết : mắt, mũi, miệng, áo. - Hoàn chỉnh cho cân đối. Cho học sinh xem bài tập của học sinh năm trước. d. Hoạt động 3 : Thực hành. Mục tiêu : Học sinh tập nặn được một dáng người đơn giản. Phương pháp : Cho học sinh tập nặn một dáng người đơn giản theo ý thích, GV theo dõi, nhắc nhở và hướng dẫn thêm để học sinh làm tốt bài. e. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá. - Hướng dẫn học sinh nhận xét
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_lop_5_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2011_2012.doc