Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương

Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương

TOÁN

Tiết 42: VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG

SỐ THẬP PHÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS biết ôn:

- Bảng đơn vị đo khối lượng

- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng

- Luyện tập viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.

- Rèn HS nắm chắc cách đổi đơn vị đo khối lượng dưới dạng số thập phân.

2. Năng lực:

NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

3. Phẩm chất:

- GDHS yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

+ Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn, đễ trống một số ô bên trong.

+ Điền phân số vào chỗ chấm: 1tạ = .tấn; 1kg = .tấn;

SGK. Bảng con .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Hoạt động Mở đầu

Gợi nhớ kiến thức

* Mục tiêu: giúp hs nhớ lại kiến thức cũ

* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ

* Cách tiến hành

- Hs nêu lại bảng đơn vị đo khối lượng

- Hs lên bảng làm:

 4 tấn 2 tạ = .tấn

 123kg = .tạ

- Nhận xét

Ôn lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng.

* Mục tiêu: Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng

* Phương pháp, kĩ thuật: bút đàm, động não, đặt câu hỏi

* Cách tiến hành

- HS làm bài phiếu bài tập:

Điền phân số vào chỗ chấm: 1tạ = .tấn; 1kg = .tấn;

- Hai đơn vị đo khối lượng đứng liền nhau thì có mối quan hệ với nhau như thế nào?

 

doc 29 trang cuongth97 09/06/2022 3460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 	 	CHỦ ĐỀ: ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY 
	Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 41: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản 
- Rèn kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
2. Năng lực:
NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục hs yêu thích môn học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, SGK
- SGK, vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Gợi nhớ kiến thức
* Mục tiêu: giúp hs nhớ lại kiến thức cũ
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Viết số thập phân vào chỗ chấm: 6m 5cm = ..m;	
 10dm 2cm = dm.
- Nhận xét 
2. Hoạt động Luyện tập thực hành
* Mục tiêu : HS củng cố lại kiến thức cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong trường hợp đơn giản. Viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm
* Cách tiến hành: 
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm bảng con + bảng lớp.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài.
- GV giải thích mẫu.
315cm = 300m + 15 cm = 3m 15cm = 3m = 3,15m. Vậy 315cm = 3,15m
- HS làm vở, một HS lên bảng làm bài bảng phụ.
- Nhận xét sửa bài.
Bài 4:
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm làm bài.
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Lớp nhận xét kết quả đúng.
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Nhận xét tiết học
- Dặn về nhà làm bài 3 SGK và chuẩn bị bài sau.
 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 42: VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG 
SỐ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS biết ôn: 
- Bảng đơn vị đo khối lượng 
- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo khối lượng 
- Luyện tập viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. 	
- Rèn HS nắm chắc cách đổi đơn vị đo khối lượng dưới dạng số thập phân. 
2. Năng lực:
NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 	
- GDHS yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào thực tế. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
+ Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn, đễ trống một số ô bên trong.
+ Điền phân số vào chỗ chấm: 1tạ = ..tấn; 1kg = ..tấn;
SGK. Bảng con .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Gợi nhớ kiến thức
* Mục tiêu: giúp hs nhớ lại kiến thức cũ
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Hs nêu lại bảng đơn vị đo khối lượng
- Hs lên bảng làm: 
	4 tấn 2 tạ = .........tấn
	123kg = ...............tạ
- Nhận xét 
Ôn lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng.
* Mục tiêu: Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng
* Phương pháp, kĩ thuật: bút đàm, động não, đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- HS làm bài phiếu bài tập: 
Điền phân số vào chỗ chấm: 1tạ = ..tấn; 1kg = ..tấn;
- Hai đơn vị đo khối lượng đứng liền nhau thì có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
* Mục tiêu: hs viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành:
- Gv nêu Ví dụ: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
5tấn 132kg = .tấn
5tấn 32kg = ...tấn
- Hướng dẫn HS viết dưới dạng hỗn số trước sau đó mới viết dưới dạng số thập phân sau.
2. Luyện tập thực hành 
* Mục tiêu: giúp Hs thực hành làm các bài tập
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, bút đàm
* Cách tiến hành 
Bài 1:
- Hs nêu yêu cầu bài 
- Hướng dẫn cách làm bài.
- Hs làm bài bảng con + bảng lớp 
- Nhận xét.
Bài 2:
- Hs nêu yếu cầu bài 
- Hs làm bài vào vở 
- Hs lên bảng làm bài bảng phụ 
- Nhận xét sửa bài.
Bài 3: 
- Hs đọc đề bài
+ Bài toán cho ta biết gì? Yêu cầu ta tìm gì?
+ Muốn biết lượng thịt nuôi 6 con sư tử trong 30 ngày ta cần làm như thế nào?
- Một HS lên bảng tóm tắt và giải bài vào bảng phụ 
- Lớp làm bài vào vở 
- Nhận xét sửa bài.
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
	* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
	* Phương pháp, kĩ thuật: Trình bày một phút
	* Cách tiến hành:
- Nhận xét tiết học
- Dặn về nhà học bài, làm bài tập vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
__________________________
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 43:	VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG
SỐ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Nắm được bảng đo đơn vị diện tích. Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích thông dụng.
- Luyện tập viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
- Rèn HS đổi đơn vị đo diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau nhanh, chính xác.
2. Năng lực:
NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu thích môn học, thích làm các bài tập đổi đơn vị đo diện tích để vận dụng vào thực tế cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK. Bảng mét vuông (có chia ra các ô đề-xi-mét vuông)
- SGK, vở nháp, vở BT Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Hoạt động Mở đầu
Ôn lại hệ thống đơn vị đo diện tích.
* Mục tiêu : củng cố hệ thống đơn vị đo diện tích 
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi
* Cách tiến hành:
- Nêu các đơn vị đo diện tích đã học?
- HS đọc bảng đơn vị đo diện tích.
- Hai đơn vị đo diện tích đứng liền nhau thì có mới quan hệ với nhau như thế nào?
- GV giới thiệu bảng kẻ ô mét vuông. Giúp h.s so sách mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề của diện tích và chiều dài.
- Nhận xét: mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền nhau và mối quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích liền nhau.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới 
Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
* Mục tiêu : Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân 
* Phương pháp, kĩ thuật: giảng giải – minh họa
* Cách tiến hành: 
- GV nêu ví dụ: 
3m25dm2 = m2
42dm2 = ..m2
- Hướng dẫn HS viết các số đo dưới dạng hỗn số trước sau đó viết dưới dạng số thập phân.
- Nhận xét: Muốn viết đơn vị đo diện tích dưới dạng số thập phân ta làm hai bước:
+ Đưa về hỗn số.
+ Đưa ra dạng số thập phân.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân. 
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành: 
Bài 1: 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài bảng con + bảng lớp 
- Nhận xét.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn cách làm bài.
- Gọi một HS lên bảng làm bải – lớp làm vở. 
- Nhận xét sửa bài.
3. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
	Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 44: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Củng cố viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
-Luyện giải toán có liên quan tới các đơn vị đo độ dài, diện tích, khối lượng.
2. Năng lực:
NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: 
- yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, SGK
- Bảng con, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Gọi HS trả lời:
 + Hai đơn vị đo độ dài (khối lượng) đứng liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần?
 + Hai đơn vị đo diện tích đứng liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần?
- Nhận xét
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành 
Ôn cách viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân.
* Mục tiêu: Ôn cách viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng STP
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, bút đàm
* Cách tiến hành
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu cách làm. HS làm bảng con + bảng lớp.
- Nhận xét sửa bài.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở. Một HS lên bảng làm bài bảng phụ
- Nhận xét sửa bài.
Bài 3: 
- HS nêu yêu cầu bài.
a/ Đổi số đo từ đơn vị lớn ra số đo với đơn vị nhỏ hơn.
b/ Đổi số đo từ đơn vị nhỏ ra số đo với đơn vị lớn hơn.
- HS làm bài vào vở 
- Một HS làm bài vào bảng phụ.
Giải toán có liên quan đến các đơn vị đo.
* Mục tiêu: Giải toán có liên quan đến các đơn vị đo
* Phương pháp, kĩ thuật: gợi mở, bút đàm
* Cách tiến hành : 
Bài 4:
- HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS làm bài bằng các câu hỏi gợi mở.
- Một HS lên bảng tóm tắt và làm bài bảng phụ.
- Lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét sửa bài.
4. Hoạt đông Vận dung, trải nghiệm
	* Mục tiêu: giúp hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật:
	* Cách tiến hành
- Nhận xét tiết học
- Dặn về nhà làm bài vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
	Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 45: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức : Giúp HS củng cố về:
- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân.
- So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
- Một số kiến thức chuẩn bị cho cho hình thành vận tốc.
- Đọc viết thành thạo số thậ phân.
2. Năng lực:
NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất : 
- Yêu thích môn toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, bảng phụ
- SGK, vở bài tập toán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Kiểm tra bài cũ.
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
Hãy chuyển thành hỗn số và số thập phân theo mẫu:
Mẫu: 
- Nhận xét 
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành
Ôn tập chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân.
* Mục tiêu: HS chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân.
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành
So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu cách làm bài 
- HS làm bài vào vở + bảng phụ.
- Nhận xét sửa bài.
So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác.
* Mục tiêu: HS so sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành:
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài 
- HS làm bài bảng con – nhận xét sửa bài
- HS giải thích cách làm bài.
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài 
- HS làm bài bảng con + bảng lớp. Nhận xét sửa bài.
: Ôn giải toán tỉ lệ.
* Mục tiêu: HS ôn giải toán tỉ lệ.
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, bút đàm
* Cách tiến hành
Bài 4:
- HS đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán nào? Có mấy đại lượng? Nêu quan hệ tỉ lệ?
- Có thể giải bằng mấy cách là những cách nào?
- HS làm bài vào vở - Một HS lên bảng làm bài bảng phụ 
- Nhận xét sửa bài.
Cách 1 :
Bài giải
Giá tiền mỗi hộp đồ dùng học toán là :
 	 180000 : 12 = 15000 (đồng)
Số tiền mua 36 hộp đồ dùng học toán là :
 	 15000 36 = 540000 (đồng)
Đáp số : 540000 đồng
Cách 2 :
Bài giải
36 hộp gấp 12 hộp số lần là :
 36 : 12 = 3 (lần)
Số tiền mua 36 hộp đồ dùng học toán là :
 180000 3 = 540000 (đồng)
Đáp số : 540000 đồng
- Nhận xét bài làm của bạn, sửa chỗ sai, hoàn thiện bài giải.
3. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài cho Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò các em về nhà ôn tập lại kiến thức.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
Ngày dạy: / / 
TẬP ĐỌC
Tiết 17: CÁI GÌ QUÝ NHẤT?
	Trịnh Mạnh
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức : 
- Nắm được cốt lõi của vấn đề cần tranh luận. Đưa ra được trọng tâm có sức thuyết phục của vấn đề là: “Người lao động là đáng quý nhất”.
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời người dẫn truyện và lời nhân vật. 
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất : 
- Trân trọng sức lao động của con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa SGK.
- SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Khởi động
* Mục tiêu: giúp kiểm tra kiến thức cũ của Hs và giới thiệu bài mới
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thuyết trình
* Cách tiến hành:
- HS đọc bài: Trước cổng trời và trả lời câu lời. 
- Nhận xét. 
Dạy bài mới: 
- GV giới thiệu bài: Dùng tranh. 
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới
Luyện đọc 
* Mục tiêu : Giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc
* Phương pháp, kĩ thuật: đọc hợp tác
* Cách tiến hành
- HS khá giỏi toàn bài 1 lần.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
 + Đoạn 1: Một hôm, trên đường sống được không? 
 + Đoạn 2: Quý và Nam thầy giáo phân giải.
 + Đoạn 3: Phần còn lại 
Lần 1: Sửa phát âm: mươi bước, sôi nổi, phân giải; ngắt nghỉ và giọng đọc.
Lần 2: Giải thích từ khó: tranh luận, phân giải SGK/ 86
Lần 3: GV chỉnh sửa những chỗ sai sót cho h.s. 
- HS đọc theo nhóm đôi. 
- GV đọc theo mẫu toàn bài. 
Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: Cảm thụ bài và trả lời câu hỏi .
* Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ
* Cách tiến hành: 
- HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi:
+ Theo Hùng, Quý, Nam cái quý nhất trên đời là gì? 
+ Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình? 
+ Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất? 
+ Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên gọi đó?
- Chia sẻ với bạn bên cạnh à chia sẻ nhóm 4 à trình bày trước lớp
- Nhận xét, chốt ý chính. . 
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành
Luyện đọc diễn cảm: 
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm
* Phương pháp, kĩ thuật: thi đua
* Cách tiến hành
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 3, đoạn “ Hùng nói .vàng bạc” 
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 
- Nhận xét, tuyên dương HS
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- GV chốt nội dung chính của bài => ghi bảng 
- Đọc trước bài “Đất Cà Mau”
- GV nhận xét giờ học. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
Ngày dạy: / / 
CHÍNH TẢ ( Nhớ– viết)
Tiết 9: TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Nhớ – viết đúng, chính xác chính tả bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà . Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do. 
- Ôn lại cách viết những từ ngữ có chứa âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ng. 
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- GDHS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- SGK , bảng phụ . Bảng phụ viết sẵn bài tập 2. 
- SGK, bảng con .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ và giới thiệu bài mới
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Viết các từ: vành khuyên, quyên góp, quyến luyến, chuyên cần, vào bảng con. 
- Nhận xét – Kiểm tra HS sửa từ viết sai trong vở. 
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới
Hướng dẫn viết chính tả
* Mục tiêu: HS viết đúng chính tả đoạn Kì diệu rừng xanh
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, bút đàm	
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Tìm hiểu nội dung đoạn viết 
- HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. 
+ Bài thơ cho em biết điều gì? 
+ Bài có mấy khổ thơ?
+ Viết theo thể thơ nào?
+ Những chữ nào viết hoa?
+ Viết tên loại đàn nêu trong bài thơ?
+ Trình bày tên tác giả ra sao?
- Nhận xét, GV chốt ý chính. 
Bước 2: Hướng dẫn viết từ khó 
-Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. Ví dụ: ba-la-lai-ca, ngẫm nghĩ, tháp khoan, lấp loáng, bỡ ngỡ 
- Yêu cầu HS đọc viết các từ vừa tìm được vào bảng con, bảng lớp. 
Bước 3: Viết chính tả: 
- HS tự nhớ lại bài thơ và tự viết vào vở. 
- HS soát lỗi. (HS gạch chân từ viết sai – viết lại mỗi từ một dòng xuống cuối bài viết).
- Thu bài chấm. GV nhận xét bài viết của HS.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành
Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Mục tiêu: HS nắm được mô hình cấu tạo vần
* Phương pháp, kĩ thuật: bút đàm, làm việc nhóm
* Cách tiến hành:
Bài tập 2 
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- GV treo bảng phụ. HS làm miệng. 
Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS thi điền vào giấy khổ to. 
- HS đọc to trước lớp những từ vừa tìm được. 
- GV nhận xét, khen ngợi nhóm làm đúng, nhanh. 
4. Hoạt động, Vận dụng, trải nghiệm
	* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: thi đua, giao nhiệm vụ
	* Cách tiến hành
- Thi đua giữa 2 dãy tìm nhanh các từ láy có âm cuối ng.
- GV nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị: “Ôn tập”.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
Ngày dạy: / / 
KỂ CHUYỆN
Tiết 9: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Hs vận dụng kiến thức và những câu chuyện xung quanh vào kể chuyện
- Rèn kĩ năng nói: HS tìm được một câu chuyện về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Biết sắp xếp các sự việc có thực thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. Kể chuyện tự nhiên, chân thật.
- Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể,nhận xét đúng lời kể của bạn.
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- yêu thích môn học 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết sẵn gợi ý: Hướng dẫn xây dựng cốt truyện.
- SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Kiểm tra
* Mục tiêu: Ôn kiến thức tiết trước
* Phương pháp, kĩ thuật: kể chuyện
* Cách tiến hành: 
- Gọi HS kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng, danh nhân của nước ta.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới
Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài : 
* Mục tiêu: Giúp Hs nắm được yêu cầu đề bài
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- 1 HS đọc đề bài.
- HS phân tích đề.
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài:một việc làm tốt, xây dựng quê hương, đất nước.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 gợi ý trong SGK/ 28, 29.
- Câu chuyện em kể không phải là truyện em đã đọc trên sách, báo; mà phải là những chuyện em đã tận mắt chứng kiến hoặc thấy trên ti-vi, phim ảnh; đó cũng có thể là câu chuyện của chính em.
Gợi ý kể chuyện
* Mục tiêu: Hs lập được câu chuyện định kể
	* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- 2,3 HS giới thiệu đề tài câu chuyện mình chọn kể.
- HS viết ra nháp dàn ý câu chuyện định kể.
- Từng cặp HS nhìn dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, nói suy nghĩ của mình về nhân vật trong câu chuyện.
- GV lưu ý HS về 2 cách kể chuyện trong Gợi ý 3:
+ Kể câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Giới thiệu người có việc làm tốt: Người ấy là ai? Người ấy có lời nói, hành động gì đẹp? Em nghĩ gì về lời nói hoặc hành động của người ấy?
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành 
HS thực hành kể chuyện
* Mục tiêu: Hs dựa trên dàn ý đã lập thực hành kể chuyện
* Phương pháp, kĩ thuật: kể chuyện 
* Cách tiến hành
a)Kể chuyện theo cặp:
- GV đến từng cặp để nghe HS kể, hướng dẫn, uốn nắn.
b)Thi KC trước lớp:
- GV+ cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay, phù hợp đề tài:bạn KC hay nhất.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
	* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
	* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ
	* Cách tiến hành:
- GV gọi hs kể lại câu chuyện và tự nói về nhân vật mà mình vứa kể xong.
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________
	Ngày dạy: / / 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 17: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm “Thiên nhiên”: biết một số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hoá bầu trời. 
- Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết đoạn văn tả cảnh đẹp thiên nhiên. 
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, bảng phụ.
- SGK, vở bài tập Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 
Khởi động
* Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ của học sinh
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Gọi Hs trả lời
+ Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ. 
- Nhận xét. 
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới
Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Chủ điểm: “Thiên nhiên”, biết sử dụng từ ngữ tả cảnh thiên nhiên (bầu trời, gió, mưa, dòng sông, ngọn núi).
* Mục tiêu: HS làm được các bài tập 
* Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- 2 HS đọc tiếp nối, 1 HS đọc hết mẫu chuyện
- HS đọc mẩu truyện theo nhóm đôi. 
Bài 2:
- HS thảo luận để tìm những từ ngữ thể hiện sự so sánh, nhân hoá bầu trời.
- HS ghi lại kết quả làm việc của vào bảng phụ. 
• GV gợi ý HS chia thành 3 cột.
• GV chốt lại:
+ Những từ thể hiện sự so sánh: Xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao
+ Những từ ngữ thể hiện sự nhân hóa: Được rửa mặt sau cơn mưa/ dịu dàng/ buồn bã/ trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca/ ghé sát mặt đất/ cúi xuống lắng nghe để tìm xem 
+ Những từ ngữ khác: Rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa/ xanh biếc / cao hơn)
- Nhận xét. 
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành
Viết đoạn văn tả cảnh đẹp thiên nhiên
* Mục tiêu :HS có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết đoạn văn tả cảnh đẹp thiên nhiên. 
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, bút đàm
* Cách tiến hành:
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
• GV gợi ý HS dựa vào mẫu chuyện “Bầu trời mùa thu” để viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của quê em hoặc ở nơi em ở (5 câu) có sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm 
- HS tự viết đoạn văn vào vở. 1 HS viết vào bảng phụ. 
- HS đọc bài làm của mình, nhận xét và sửa sai cho HS.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà làm bài tập.
- Chuẩn bị: “Đại từ”.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP ĐỌC
Tiết 18: ĐÁT CÀ MAU
	Theo Mai Văn Tạo
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau.
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm làm nổi bật sự khác biệt của thiên nhiên ở Cà Mau và tính cách kiên cường của người Cà Mau.
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
* Giáo dục BVMT: Giúp HS biết về MT sinh thái ở đất mũi Cà Mau, khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng của Tổ quốc. Yêu quý con người và vùng đất này.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa bài đọc/ SGK. Bản đồ Việt Nam.
- Sưu tầm một số tranh cây cối ở Cà Mau
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs và giới thiêu bài mới
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- HS đọc lại câu chuyện “Cái gì quý nhất ?” Trả lời câu hỏi.
- Theo Hùng, Quý, Nam, cái gì quý nhất trên đời?
- Mỗi bạn đưa ra lý lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình? 
- Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
GV nhận xét
Hoạt động Hình thành kiến thức mới
Luyện đọc
* Mục tiêu: Giúp HS luyện đọc 
* Phương pháp, kĩ thuật: đọc hợp tác
* Cách tiến hành:
- 1 HS khá giỏi đọc 
- Cả lớp theo dõi.
- Cá nhân luyện đọc nối tiếp theo đoạn - Luyện phát âm.
- HS luyện đọc theo nhóm bàn + giải nghĩa từ khó( phập phiều, cơn thịnh nộ, hàng hà sa số).
- GV gọi 1 số nhóm đọc - Nhận xét.
 - HS nối tiếp nhau đọc 
- GV đọc diễn cảm.
Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu được nội dung bài
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ
* Cách tiến hành:
- HS đọc thầm đoạn 1 + trả lời câu hỏi 1/SGK/90.
- GV yêu cầu thêm: Hãy đặt tên cho đoạn văn này? ( Mưa Cà Mau ).
- GV chốt, chuyển ý.
- HS đọc thầm đoạn 2 + trả lời câu hỏi 2/SGK/90.
- GV hỏi thêm: Hãy đặt tên cho đoạn văn này ? (..Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau )
- GV chốt, chuyển ý. - HS đọc thầm đoạn 3 + trả lời câu hỏi 3/SGK.
- GV: Đặt tên cho đoạn 3 như thế nào?( Tính cách của người Cà Mau ). 
- GV chốt ý.
- MT sinh thái ở đất Cà Mau thế nào? Ta cần khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng của Tổ quốc như thế nào?
- GV hướng dẫn HS nêu ý nghĩa bài: “Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau”.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành
Luyện đọc diễn cảm
* Mục tiêu: HS luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
* Phương pháp, kĩ thuật: thi đua
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm từng đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm (HS tự chọn 1 đoạn mình thích).
- HS thi đọc diễn cảm ( Các tổ thi đua ) - Nhận xét, tuyên dương.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành
- Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào?
- Tình cảm của em đối với con người và vùng đất này ra sao?
- Chuẩn bị “Chuyện một khu vườn nhỏ”. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
___________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP LÀM VĂN
Tiết 17: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1 Kiến thức :
- Bước đầu có kĩ năng thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi
- Trong thuyết trình, tranh luận, nêu được những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục.
- GDKNS:Thể hiện sự tự tin(nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin).
- Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận).
- Hợp tác (hợp tác luyện tập thuyết trình tranh luận).
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3 Phẩm chất : 
- Có thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người cùng tranh luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, bảng phụ, 
- SGK, vở nháp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Mở đầu
Kiểm tra bài cũ.
* Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: Trình bày 1 phút
* Cách tiến hành
- Kiểm tra 2 HS đọc mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả con đường. 
- Nhận xét, . 
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới
Hướng dẫn h.s tìm hiểu thế nào là tranh luận 
* Mục tiêu: HS tìm hiểu thế nào là tranh luận 
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm
- 1 HS đọc đề bài SGK/ 91. 
+ Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì? 
- HS thảo luận theo nhóm 4 và điền vào bảng phụ.
- HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét, GV chốt lại ý đúng. 
HS tập tranh luận
* Mục tiêu: HS bước đầu có kĩ năng thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi
* Phương pháp, kĩ thuật: đóng vai
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn theo mẫu để HS hiểu thế nào là mở rộng thêm lí lẽ
- HS đóng vai 3 bạn Hùng, Quý, Nam và tranh luận trong nhóm. 
- HS nhận xét và tìm ra bạn nào tranh luận hay nhất, có sức thuyết phục nhất 
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành
Trao đổi về cách thuyết trình, tranh luận
* Mục tiêu: Trong thuyết trình, tranh luận, nêu được những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục. Biết cách diễn đạt gãy gọn, có thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người cùng tranh luận. 
* Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm, đặt câu hỏi
* Cách tiến hành:
- HS đọc bài tập 3a SGK/91.
- GV phát phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm.
- HS trình bày kết quả thảo luận, nhận xét.
- GV chốt ý chính. 
+ Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ như thế nào?
- HS nêu ý kiến riêng của mình, nhận xét.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
__________________________
Ngày dạy: / / 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 18: ĐẠI TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Nắm được khái niệm đại từ; nhận biết đại từ trong thực tế. 
- Bước đầu biết sử dụng đại từ thay thế cho danh từ bị dùng lặp lại trong một văn bản ngắn.
- Biết cách sử dụng đại từ phù hợp.
2. Năng lực:
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn Tiếng Việt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, bảng phụ.
- SGK, vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động Mở đầu
Gợi nhớ kiến thức:
* Mục tiêu: kiểm tra kiến thức cũ của hs
* Phương pháp, kĩ thuật: cá nhân
* Cách tiến hành : 
- HS đọc đoạn văn tả cảnh đẹp. Nhận xét. 
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới 
Phần nhận xét v

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_9_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi_huong.doc