Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)

Tiết: 65

BÀI: Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng các từ mới và từ khó trong bài.

 - Hiểu: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em đối với gia đình và xã hội. Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2. Kĩ năng:

 - HS đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, giữa các điều luật.

 - Đọc bài với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục.

 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới, hiểu nội dung từng điều luật.

3. Thái độ:

 - Giáo dục HS hiểu và làm đúng theo điều luật đã quy định.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Giáo viên: Bảng phụ.

 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.

 

doc 33 trang cuongth97 06/06/2022 3100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33.
Thứ hai ngày 6 tháng 5 năm 2019
CHÀO CỜ.
---------------------------------------------------------------
PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: 65
BÀI: Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 	 - Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng các từ mới và từ khó trong bài. 
 - Hiểu: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em đối với gia đình và xã hội. Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Kĩ năng: 
 	 - HS đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, giữa các điều luật. 
 	 - Đọc bài với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục.
 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới, hiểu nội dung từng điều luật.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS hiểu và làm đúng theo điều luật đã quy định.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	 - Giáo viên: Bảng phụ.
 	 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
30’
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
+ Bài Luật tục xưa của người Ê-đê cho em biết điều gì?
- Nhà nước ta đã ban hành nhiều luật. Trong các luật đó có luật liên quan đến các em. Đó là Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Bài học hôm nay, các em được tìm hiểu một số điều luật đó.
Hát
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Luật tục xưa của người Ê-đê cho biết người Ê-đê từ xưa đã có luật tục để bảo vệ cuộc sống yên bình của làng quê.
- HS nhắc lại.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu, HS đọc tiếp nối, giọng thông báo rành mạch, rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục, nhấn giọng ở tên của điều luật, ở những thông báo cơ bản và quan trọng trong điều luật
- Gọi HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu lần 2
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc tiếp nối.
- HS luyện đọc.
- VD: người đỡ đầu, năng khiếu, văn hoá, du lịch, nếp sống văn minh, trật tự công cộng, tài sản, )
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- GV yêu cầu HS đọc từng điều luật và trả lời câu hỏi trong SGK.
+ Những điều luật nào trong bài nói lên quyền của trẻ em Việt Nam?
+ Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên.
+ Thế nào là quyền, chăm sóc sức khỏe ban đầu, công lập?
+ Điều luật nào trong bài nói về bổn phận của trẻ em?
+ Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật?
+ Em đã thực hiện những bổn phận gì, có những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng để thực hiện?
+ GV yêu cầu HS giải nghĩa từ: bản sắc
+ Qua 4 điều của “ Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” em hiểu được gì?
- GV rút ra nội dung của bài.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Điều 15, điều 16 và điều 17.
+ Điều 15: Quyền trẻ em được chăm sóc và bảo vệ.
+ Điều 16: Quyền được học tập của trẻ em.
+ Điều 17: Quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em.
+ HS giải thích.
+ Điều 21
+ Trẻ em có các bổn phận sau:
+ Phải có lòng nhân ái.
+ Phải có ý thức nâng cao năng lực bản thân.
+ Phải có tinh thần lao động.
+ Phải có lòng yêu nước và yêu hòa bình.
+ 3 đến 5 HS liên hệ bản thân để phát biểu. 
HS nêu: Trong 4 bổn phận đã nêu, em tự cảm thấy mình đã thực hiện tốt bổn phận 1. Ở nhà, em yêu quý, kính trọng ông bà, bố mẹ. Khi ông bệnh, em đã luôn ở bên, chăm sóc ông, rót nước cho ông uống thuốc. Em đã biết nhặt rau, nấu cơm giúp mẹ. Ra đường, em lễ phép với người lớn, gúp đỡ người già yếu và các em nhỏ. Có lần, một em nhỏ bị ngã rất đau, em đã đỡ em dậy, phủi bụi quần áo cho em, dắt em về nhà. Riêng bổn phận thứ 2 em thự hiện chưa tốt. Em chưa chăm học nên chữ viết còn xấu, điểm môn toán chưa cao. Em lười ăn, lười tập thể dục nên rất gầy )
- HS nêu
+ Nội dung: Em hiểu được mọi người trong xã hội đều phải sống và làm việc theo pháp luật, trẻ em cũng có quyền và bổn phận của mình đối với gia đình và xã hội.
- 2 HS nhắc lại nội dung.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn HS tiếp nối nhau luyện đọc bốn điều luật, đúng với giọng đọc một văn bản luật.
- Cho cả lớp luyện đọc một đến hai điều luật cơ bản.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- GV và HS nhận xét.
- HS theo dõi.
- Cả lớp luyện đọc.
- HS thi đọc.
5’
4. Củng cố - Dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại nội dung của bài.
- Nhận xét HS
- Dặn HS về nhà đọc lại bài nhiều lần. Chuẩn bị bài: Sang năm con lên bảy.
- GV nhận xét tiết học.
- HS nhắc
- HS nghe và thực hiện
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------
MÔN: TOÁN
Tiết :161
BÀI: Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 	 - Thuộc công thức tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
	 - Cả 3 nhóm học sinh làm được bài tập 1, 2 và 3 sgk trang 168; (Bài 1 dành cho HS năng khiếu).
2. Kĩ năng: 
 	 - Vận dụng tính diện tích và thể tích một số hình trong thực tế.
3. Thái độ: 
 	 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
30’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập
- GV gọi HS nêu công thức tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật, diện tích của hình thang.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Tiết học toán hôm nay các em cùng ôn tập về tính diện tích và thể tích một số hình.
Hát
- HS nêu
- Lắng nghe.
Hoạt động 1: Ôn tập về tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương
- GV vẽ lên bảng một hình hộp chữ nhật, 1 hình lập phương yêu cầu HS chỉ và nêu tên từng hình.
- GV giúp HS ôn tập các công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- GV yêu cầu HS nêu lại các công thức đã học.
 1HS lên bảng chỉ vào hình và gọi tên.
 2HS lần lượt nêu trước lớp, mỗi HS nêu về một hình, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: sgk trang 168
( Dành cho HS năng khiếu)
GV gọi HS đọc đề bài.
Giúp học sinh phân tích bài toán.
GV gợi ý cho HS:
?/ Nền có cần quét vôi không?
?/ Các cửa có cần quét vôi không?
Yêu cầu 1 em lên bảng giải, các em khác làm vào vở.
GV hướng dẫn học sinh nhận xét và chốt kết quả đúng.
Bài 2: sgk trang 168
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS đọc kĩ câu hỏi b và hỏi: Bạn An muốn dán giấy màu lên mấy mặt của hình lập phương?
+Như vậy muốn tính diện tích giấy màu cần dùng chính là diện tích nào của hình lập phương?
-GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét bài làm.
Bài 3: sgk trang 168
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS trước hết tính thể tích bể nước. Sau đó, tính thời gian để vòi nước chảy đầy bể.
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét.
Bài 1: Giải
Diện tích 4 bức tường là:
(6 + 4, 5) x 2 x 4 = 84 (m2)
Diện tích trần nhà là:
6 x 4, 5 = 27 (m2)
Diện tích cần quét vôi là: 
84 + 27 – 8, 5 = 102, 5 (m2)
Đáp số: 102, 5 (m2)
Bài 2
 1HS đọc đề.
 1HS tóm tắt bài toán
- HS làm bài vào vở. 
 Bài giải
a) Thể tích cái hộp hình lập phương là:
 10 x 10 x 10 = 1000 (cm3)
b) Diện tích giấy màu cần dùng là:
 10 x 10 x 6 = 600 (cm2)
 Đáp số: a) 1000cm3
 b) 600 cm2
Bài 3
- 1HS đọc đề bài trước lớp.
- HS nêu.
- HS làm bài vào vở.
 Bài giải
Thể tích bể là:
 2 x 1,5 x 1 = 3 (m3)
Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là:
 3 : 0,5 = 6 ( giờ)
5’
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV gọi HS nhắc lại công thức tính diện tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Dặn HS làm bài tập.
- GV nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại
- HS nghe và thực hiện
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 7 tháng 5 năm 2019
PHÂN MÔN: TẬPLÀM VĂN
Tiết: 65
BÀI: Ôn tập về tả người
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 	 - Lập được dàn ý một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong sách giáo khoa.
2. Kĩ năng: 
 	 - Trình bày miệng đoạn văn một cách rõ ràng, rành mạch dựa trên dàn ý đã lập.
 - Trình bày rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, tự tin.
3. Thái độ: 
 	- HS say mê sáng tạo trong viết văn tả người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
35’
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
-Yêu cầu HS đọc đoạn văn của bài văn tả con vật đã viết lại.
- Gv nhận xét ý thức học bài của HS.
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Em hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người.
- Để chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết hôm nay các em cùng lập dàn ý cho bài văn tả người và trình bày một đoạn văn trong dàn ý của mình.
Hát
-HS đọc đoạn văn đã viết lại ở nhà.
1HS đứng tại chỗ nêu.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1: HS làm bài tập 1
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV đính lên bảng lớp tờ phiếu đã viết 3 đề bài, cùng HS phân tích từng đề – gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. Gọi một số HS nêu đề bài các em chọn.
- Gọi HS đọc các gợi ý 1, 2 trong SGK. 
- GV yêu cầu HS viết nhanh dàn ý bài văn. GV phát bút và giấy cho 3 HS.
- Gợi ý HS: Em nhớ lại những đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình của người đó, chọn những từ ngữ, hình ảnh sao cho người đọc hình dung được người đó rất thật, rất gần gũi hoặc để lại ấn tượng sâu sắc với em.
- GV yêu cầu HS trình dán bài lên bảng, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu mỗi HS sửa dàn ý của mình.
Bài 1
1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS quan sát.
- HS nói đề bài mà các em lựa chọn.
- HS đọc.
- HS làm bài trên bảng nhóm
- HS trình bày bài làm.
- HS sửa bài làm của mình.
Hoạt động 2: HS làm bài tập 2
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Yêu cầu HS dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả người trong nhóm. 
-Gọi đại diện các nhóm thi trình bày bài văn trước lớp. 
Bài 2
1 HS đọc.
- HS trình bày miệng.
-HS thi trình bày.
5’
4/ Củng cố - Dặn dò:
GV gọi HS nêu lại dàn ý của bài văn
- Nhận xét HS.
* Dặn dò:
- Dặn HS về nhà chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả người trong tiết tập làm văn sau.
-GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- HS nghe và thực hiện
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------
MÔN: TOÁN
Tiết: 162
BÀI: Luyện tập
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 	- Giúp HS củng cố lại tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
	- Cả 3 nhóm học sinh làm được các bài tập 1, 2 và 3, sgk trang 169 ( Bài 3 dành cho HS năng khiếu)
2. Kĩ năng: 
 	 - HS rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích trong các trường hợp đơn giản.
	 - Vận dụng vào thực tế cuộc sống.
3. Thái độ: 
 	 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
30’
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ: Ôn tập về tính diện tích thể tích một hình.
+ Nêu công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- GV nhận xét.
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài:
-Tiết học toán hôm nay các em cùng tiếp tục làm các bài tập luyện tập về diện tích và thể tích của các hình đã học.
Hát
- HS nêu
-Lắng nghe.
Hoạt động 1: 
Bài 1: sgk trang 169
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài sau đó nêu kết quả.
- GV nhận xét
Bài 1
- 1 HS đọc.
- HS làm bài trên bảng nhóm
Hình lập Phương
(1)
(2)
Cạnh
12cm
3,5m
Sxung quanh
576 cm2
49 m2
Stoàn phần
864 cm2
73,5 m2
Thể tích
1728 cm3
42,875 m3
Hình hộp
chữ nhật
(1)
(2)
Chiều cao
5cm
0,6m
Chiều dài
8cm
1,2m
Chiều rộng
6cm
0,5m
Sxung quanh
140cm2
2,04m2
Stoàn phần
236cm2
3,24m2
Thể tích
240cm3
0,36m3
Bài 2: sgk trang 169
- Gọi HS đọc đề bài tập.
- Gv yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV hỏi: Để tính được chiều cao của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào?
- Như vậy để giải bài toán này chúng ta cần làm mấy bước, mỗi bước có nhiệm vụ gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
Bài 3: sgk trang 169
( Dành cho HS năng khiếu)
GV gọi HS đọc đề bài.
Giúp học sinh phân tích bài toán.
Yêu cầu 1 em lên bảng giải, các em khác làm vào vở.
GV hướng dẫn học sinh nhận xét và chốt kết quả đúng.
Bài 2
1HS đọc đề bài.
1HS tóm tắt bài toán trên bảng.
+Ta có thể lấy thể tích đã biết chia cho diện tích mặt đáy.
+Ta làm hai bước:
Bước 1: Tính diện tích đáy bể.
Bước 2: Tính chiều cao của bể.
- HS cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải
Diện tích đáy bể là:
 1,5 x 0,8 = 1,2 (m2)
Chiều cao của bể là:
 1,8 : 1,2 = 1,5 (m)
 Đáp số : 1,5m
Bài 3: Giải
Diện tích toàn phần của khối nhựa là:
10 x 10 x 6 = 600 (m2)
Cạnh của khối gỗ là: 
10: 2 = 5 (m)
Diện tích toàn phần của khối gỗ là:
5 x 5 x 6 = 150 (m2)
600 : 150 = 4 (lần)
Vậy: Diện tích toàn phần của khối nhựa gấp 4 lần diện tích toàn phần của khối gỗ.
5’
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương ta làm như thế nào?
- Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương ta làm như thế nào?
- Nhận xét và tuyên dương HS.
* Dặn dò:
Về nhà nhớ đọc thuộc các quy tắc và công thức đã học của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Tiết sau học bài: Luyện tập chung.
- GV nhận xét tiết học.
- HS nêu lại quy tắc
- HS lắng nghe
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------
MÔN: KHOA HỌC
Tiết : 65
BÀI: Tác động của con người đến môi trường rừng
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 	 - Sau giờ học, HS biết: Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
2. Kĩ năng: 
 	 - Nêu tác hại của việc rừng bị tàn phá.
3. Thái độ: 
 	 - Tỏ thái độ không đồng tình với những hành động tàn phá rừng, có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá. Tác hại của việc phá rừng.
 	 - MT: Giáo dục học sinh tham gia tốt các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương mình sinh sống.
 	 - NL: Giáo dục tiết kiệm năng lượng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
4’
20’
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ.
- GV nhận xét.
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Kiểm tra việc sưu tầm tranh, ảnh, bài báo của HS.
- Bài học hôm nay các em cùng tìm hiểu về những tác động của con người đến môi trường.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 1 :Những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá. 
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo định hướng:
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4HS.
+ Yêu cầu HS quan sát các hình minh họa trong SGK và trả lời câu hỏi trang 134.
+ GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi HS trả lời các câu hỏi:
+ Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì? Em hãy nêu việc làm tương ứng của từng hình minh họa trong SGK.
- Có những nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá?
*Kết luận: Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: Con người đốt rừng, phá rừng làm nương rẫy, chặt cây lấy gỗ làm chất đốt, làm nhà cửa, đóng đồ dùng gia đình ; phá rừng lấy đất làm nhà cửa, làm đường sá Cháy rừng cũng là một nguyên nhân gây thiệt hại nặng nề về tài nguyên rừng.
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
- HS nối tiếp nhau nêu:
+ Hình 1: Con người khai thác gỗ và phá rừng để lấy đất canh tác, trồng các cây lương thực, các cây ăn quả và cây công nghiệp.
+ Hình 2: Con người phá rừng, khai thác gỗ để lấy củi làm chất đốt hoặc đốt than mang bán.
+ Hình 3: Con người phá rừng, khai thác gỗ để lấy làm nhà, đóng các đồ dùng trong nhà.
+ Hình 4: Con người phá rừng làm nương rẫy.
- Rừng bị tàn phá do:
+ Con người khai thác.
+ Cháy rừng.
- HS lắng nghe
Hoạt động 2 : Tác hại của việc phá rừng
- Cho HS thảo luận cặp đôi.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa 5,6 trang 135, SGK và nói lên hậu quả của việc rừng bị tàn phá.
- Gọi HS phát biểu về hậu quả của việc phá rừng.
* Kết luận: Rừng bị tàn phá dẫn đến khí hậu thay đổi; thiên tai nhiều hơn, dữ dội hơn. Đất đai bị sói mòn, bạc màu, động thực vật quý hiếm, giảm dần, một số loài bị tuyệt chủng 
HS ngồi cùng bàn thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Tiếp nối nhau phát biểu:
Hậu quả của việc phá rừng:
+ Lớp đất màu mỡ bị cuốn trôi.
+ Khí hậu bị thay đổi.
+ Thường xuyên có lũ lụt, hạn hán xảy ra.
+ Đất bị xói mòn, bạc màu.
+ Động vật mất nơi sinh sống nên hung dữ và thường xuyên tấn công con người.
Hoạt động 3: Chia sẻ thông tin. 
- GV tổ chức cho HS đọc các bài báo hoặc nói về tranh ảnh mình sưu tầm được về nạn phá rừng và hậu quả của việc phá rừng.
- GV ngồi cùng HS để nghe HS đọc, nói về tranh ảnh mà mình sưu tầm được.
- GV có thể hỏi HS về nội dung bài báo HS đọc.
- GV cho HS đọc lại mục bạn cần biết.
MT: Giáo dục học sinh tham gia tốt các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương mình sinh sống.
NL: Giáo dục tiết kiệm năng lượng.
- HS đọc báo, nói về tranh ảnh sưu tầm được.
 3HS đọc.
5’
4/ Củng cố - Dặn dò:
- GV gọi HS đọc lại nội dung bài.
- GV giáo dục HS biết bảo vệ rừng, tuyên truyền mọi người không khai thác bừa bãi.
* Dặn dò:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài học trong SGK. Chuẩn bị bài: Tác động của con người đến môi trường đất.
_ Nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại
- HS lắng nghe
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------
PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết : 65
BÀI: Mở rộng vốn từ Trẻ em
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 	 - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trẻ em; biết một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em.
	 - Hiểu nghĩa các thành ngữ, tục ngữ nêu ở bài tập 4. 
 ( Sửa câu hỏi ở BT1: Em hiểu nghĩa của từ trẻ em như thế nào? Chọn ý đúng nhất.
	 Không làm BT3)
2. Kĩ năng: 
 	- Biết sử dụng các từ ngữ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
 - Tìm được những hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em. 
3. Thái độ: 
 	 - HS biết vận dụng từ vào trong viết và nói.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
35’
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu tác dụng của dấu hai chấm, lấy ví dụ minh hoạ.
-GV nhận xét.
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài:
-Tiết Luyện từ và câu hôm nay trong chủ điểm Những chủ nhân tương lai sẽ giúp em hiểu đúng nghĩa của từ Trẻ em, mở rộng vốn từ về chủ điểm trẻ em.
Hát
-HS nêu.
-Lắng nghe.
Hoạt động 1: HS làm bài tập 1,2,4
Bài 1
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập, suy nghĩ, trả lời.
- Gọi HS làm miệng .
- GV chốt lại.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV phát bút bảng trắng và bảng nhóm cho các nhóm HS thi làm bài. Các em trao đổi để tìm từ đồng nghĩa với từ trẻ em; ghi những từ tìm được vào giấy khổ to, sau đó đặt câu với những từ vừa tìm được.
- Sau thời gian trao đổi, gọi đại diện các nhóm đính nhanh bài lên bảng lớp , trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, kết luận nhóm thắng cuộc.
- GV yêu cầu HS viết các từ đồng nghĩa với trẻ em vào vở và đặt ít nhất hai câu vào vở.
- GV gọi HS đọc câu tìm được.
Bài 1
- HS nêu: Em hiểu nghĩa của từ trẻ em như thế nào? Chọn ý đúng nhất.
- Phát biểu ý kiến.
- HS làm miệng.
Đáp án C: Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Bài 2
- HS đọc đề bài.
-HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
Các từ đồng nghĩa với trẻ em; trẻ con, con trẻ, trẻ thơ, nhi đồng, thiếu nhi, ranh con, nhãi ranh, nhóc con, 
- HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt:
+Thiếu nhi Việt Nam rất yêu Bác Hồ.
+Trẻ em là tương lai của đất nước.
+Trẻ thơ rất hồn nhiên.
+Trẻ em ngày nay rất hiếu động.
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV phát bút dạ và phiếu gọi 2 HS làm bài trên phiếu.
-Yêu cầu HS trình bày kết quả bài làm, cả lớp nhận xét. 
Bài 4
- HS đọc.
- HS làm bài vào vở.
- HS làm bài trên bảng nhóm.
- HS trình bày kết quả bài làm.
a) Tre già măng mọc.
b) Tre non dễ uốn.
c) Trẻ người non dạ.
d)Trẻ lên ba, cả nhà đi học.
5’
4/ Củng cố - Dặn dò:
- GV hệ thống lại bài.
- Gọi HS nhắc lại nghĩa của từ trẻ em.
- Nhận xét và tuyên dương HS.
* Dặn dò:
-Về nhà xem lại kiến thức về dấu ngoặc kép để chuẩn bị học bài Ôn tập về dấu ngoặc kép.
-GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại
- HS lắng nghe
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------
MÔN: LỊCH SỬ
Tiết: 33
BÀI: Ôn tập : Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - Sau bài học HS nêu được : Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay. Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 và Đại thắng mùa xuân năm 1975 
 2. Kĩ năng: 
 - HS nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước cảu dân tộc ta.
3. Thái độ: 
 - HS tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁCH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
30’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét HS .
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài :Tiết học hôm nay các em cùng tổng kết lại những nội dung quan trọng của lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay.
Hoạt động 1: Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945 đến 1975
- GV vẽ bảng thống kê lên bảng.
Hát
-HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi.
-Lắng nghe.
* Lưu ý : trong bài 11, HS đã lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến 1945 .
- GV chọn 1 HS giỏi điều khiển các bạn trong lớp đàm thoại để cùng xây dựng bảng thống kê, sau đó hướng dẫn HS này cách đặt câu hỏi cho các bạn để cùng lập bảng thống kê. Ví dụ :+Từ 1945 đến nay, lịch sử nước ta chia làm mấy giai đoạn ?
+ Thời gian của mỗi giai đoạn ?
+ Mỗi giai đoạn có sự kiện lịch sử tiêu biểu nào? Sự kiện đó xảy ra vào thời gian nào?
- GV theo dõi và làm trọng tài cho HS khi cần thiết .
- GV tổ chức cho HS chọn 5 sự kiện có ý nghĩa lớn trong lịch sử của dân tộc ta từ 1945 đến nay.
- HS đọc lại bảng thống kê mình đã làm ở nhà theo yêu cầu của tiết trước 
- HS cả lớp làm việc .
+ HS điều khiển nêu câu hỏi .
+ HS cả lớp trả lời, bổ sung ý kiến .
+ HS điều khiển kết luận đúng/sai, nếu đúng mở bảng thống kê cho các bạn đọc lại, nếu sai yêu cầu các bạn khác nêu lại.
- HS cả lớp nêu ý kiến, trao đổi và thống nhất các sự kiện.
Hoạt động 2 : Thi kể chuyện lịch sử 
-GV yêu cầu HS tiếp nối nhau nêu tên các trận đánh lớn của lịch sử từ 1945 đến 1975, kể tên các nhân vật lịch sử trong giai đoạn này.(GV ghi ý kiến của HS lên bảng thành hai phần Trận đánh lớn/ Nhân vật lịch sử tiêu biểu )
- GV tổ chức cho HS thi kể về các trận đánh, các nhân vật lịch sử trên.
- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS kể tốt, kể hay.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ cần nêu tên một trận đánh hoặc một nhân vật lịch sử.
+ Các trận đánh lớn: 60 ngày đêm chiến đấu kìm chân giặc của nhân dân Hà Nội năm 1946; Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947; Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950; Chiến dịch Điện Biên Phủ; Tổng tiến công và nội dậy Tết Mậu Thân 1968; Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
+ Các nhân vật lịch sử tiêu biểu :Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ;7 anh hùng được tuyên dương trong Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc 
- HS xung phong lên kể trước lớp, sau đó HS cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
5’
TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH
- HS đọc bài học trong SGK.
- GV kết luận: Lịch sử VN từ năm 1858 là lịch sử chống Pháp, chống Mĩ để giành, giữ độc lập tự do và tiến lên CNXH. Trong quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng CNXH, nhân dân VN đã không ngừng phấn đấu, sẵn sàng chấp nhận hi sinh gian khổ để đạt được mục đích cao cả. Từ khi có Đảng, Bác Hồ lãnh đạo, dân tộc VN đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác; hiện nay dân tộc ta đang đi theo con đường mà Bác Hồ đã lựa chọn: Xây dựng CNXH – đó là con đường đúng đắn của thời đại.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Gọi một HS nhắc lại nội dung bài học.
* Dặn dò:
Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị tiết sau ôn tập.
- GV nhận xét tiết học.
- HS nhắc
- HS lắng nghe
........................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 8 tháng 5 năm 2019
PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: 66
BÀI: Sang năm con lên bảy
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ khó trong bài. 
 - Hiểu ý nghĩa của bài. Điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng nên.
2. Kĩ năng: 
 - HS rèn kĩ năng đọc nghỉ hơi đúng nhịp thơ. 
 - Hiểu các từ ngữ trong bài. Học thuộc lòng bài thơ.
3. Thái độ: 
 - Có ý thức khi lớn lên cuộc sống sẽ hạnh phúc là do hai tay mình làm nên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
35’
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS đọc bài Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trả lời câu hỏi của bài.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Vào lớp 1, là ngưỡng cửa một đời đối với người. Trước kia, trẻ em 7 tuổi mới vào lớp 1. Bài học hôm nay các em cùng học bài Sang năm con lên bảy để xem người cha muốn nói gì với bạn nhỏ khi bạn bắt đầu đi học.
Hát
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS nhắc lại
Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài
- Cho HS luyện đọc nối tiếp nhau các khổ thơ, kết hợp uốn nắn cách phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- GV mẫu bài lần 2
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc theo cặp.
 1 HS đọc cả bài.
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- GV yêu cầu HS đọc từng khổ thơ và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp?
-Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn. 
-Từ giã thế giới tuổi thơ con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
* Giáo viên chốt lại: Từ giã thế giới tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thực. Để có những hạnh phúc, con người phải rất vất vả, khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, bằng hai bàn tay của mình, không giống như hạnh phúc tìm thấy dễ dàng trong các truyện thần thoại, cổ tích nhờ sự giúp đỡ của bụt của tiên . 
- Điều nhà thơ muốn nói với các em?
* Giáo viên chốt: thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp vì đó là thế giới của truyện cổ tích. Khi lớn lên, dù phải từ biệt thế giới cổ tích đẹp đẽ và thơ mộng ấy nhưng ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính bàn tay ta gây dựng nên. 
- GV rút ra nội dung của bài.
- Gọi HS nhắc lại nội dung.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Những câu thơ:
 * Giờ con đang lon ton
 * Khắp sân vườn chạy nhảy
 * Chỉ mình con nghe thấy
 *Tiếng muôn loài với con.
 - Ở khổ 2, những câu thơ nói về thế giới của ngày mai theo cách ngược lại với thế giới tuổi thơ cũng giúp ta hiểu về thế giới tuổi thơ. Trong thế giới tuổi thơ, chim và gió biết nói, cây không chỉ là cây mà là cây Khế trong truyện cổ tích Cây khế có đại bàng về đậu.
Học sinh đọc lại khổ thơ 2 và 3, qua thời thơ ấu, không còn sống trong thế giới tưởng tượng, thế giới thần tiên của những câu chuyện thần thoại, cổ tích mà ở đó cây cỏ, muôn thú đều biết nói, biết nghĩ như người. Các em nhìn đời thực hơn, vì vậy thế giới của các em thay đổi – trở thành thế giới hiện thực. Trong thế giới ấy chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây, đại bàng không về đậu trên cành khế nữa; chỉ còn trong đời thật tiếng cười nói.
 1 học sinh đọc thành tiếng khổ thơ 3. cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
+Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật.
+ Con người phải giành lấy hạnh phúc một cách khó khăn bằng chính hai bàn tay; không dể dàng như hạnh phúc có được trong các truyện thần thoại, cổ tích.
- HS lắng nghe
- Học sinh phát biểu tự do.
* Nội dung: Điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng nên.
- HS nhắc lại.
Hoạt động 3: Luyện 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_33_nam_hoc_2018_2019_ban_dep.doc