Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 (Bản đẹp 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 (Bản đẹp 2 cột)

TUẦN 33

Đạo đức (tiết 33): DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG (tiết 2)

 GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM

I. Mục tiêu:

- HS hiểu một số quyền của trẻ em, các nguyên tắc cơ bản của công ước.

- Thực hiện những bổn phận có nghĩa là những việc các em phải làm

- Giáo dục HS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học: Các điều trích trong công ước của Liên hợp quốc.

III. Các hoạt động dạy học cơ bản (35 phút ).

TẬP ĐỌC (tiết 65): LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CÁC EM

I. Mục tiêu:

 - Biết đọc bài văn rõ rang, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.

 - Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- GDHS : Hiểu về luật pháp và thực hiện theo luật pháp .

II. Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị bài thật tốt.

 III. Các hoạt động dạy học cơ bản (40 phút).

LỊCH SỬ (tiết 33): ÔN TẬP (tiết 1)

I.Mục tiêu:Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:

- Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 02/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Cuối năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

- Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.

 - GDHS : Truyền thống yêu nước , anh dũng của dân tộc ta .

II. Đồ dùng dạy học: + GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập.

 

doc 38 trang cuongth97 04/06/2022 4980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 (Bản đẹp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 5
TUẦN 33
Đạo đức (tiết 33): DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG (tiết 2)
 GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM 
Mục tiêu:
- HS hiểu một số quyền của trẻ em, các nguyên tắc cơ bản của công ước.
- Thực hiện những bổn phận có nghĩa là những việc các em phải làm 
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: Các điều trích trong công ước của Liên hợp quốc.
III. Các hoạt động dạy học cơ bản (35 phút ).
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên?
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài:
 Hoạt động 1: Những mốc quan trọng biên thảo công ước về quyền trẻ em.
- GV đọc các công ước về quyền trẻ em.
+ Những mốc quan trọng về bản công ước quyền trẻ em được soạn thảo vào năm nào?
+ Việt Nam đã kí công ước vào ngày tháng năm nào?
- Kết luận chung 
 Hoạt động 2: Nội dung cơ bản về công ước.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi.
Câu 1: Công ước tập trung vào những nội dung nào? Nêu rõ từng nội dung?
Câu 2 : Trình bày nội dung một số điều khoản? 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Kết luận chung
Hoạt động 3: Nêu được một số điều khoản trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, nêu một số điều khoản 
- Kết luận chung
 3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học
- Ôn, chuẩn bị bài.
- 1 HS lần lượt trả lời, HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe để trả lời câu hỏi.
+ Tháng 10 (1979- 1989) và được thông qua vào ngày 10-11-1989 và có hiệu lực từ ngày 2-9-1990 đã có 20 nước phê chuẩn.
+ Việt Nam đã kí công ước vào ngày 20/2/1990 là nước thứ hai trên Thế giới và nước đầu tiên ở châu Á.
- Thảo luận, thống nhất ý kiến.
+ Bốn quyền: Quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển, quyền được tham gia.
+ 3 nguyên tắc: Trẻ em được xác định dưới 18 tuổi; Các quyền được ảp dụng bình đẳng; Các quyền phải tính lợi ích tốt.
- Đại diện vài em nêu trước lớp
(Điều 8, 13)
 .
TẬP ĐỌC (tiết 65): LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CÁC EM
I. Mục tiêu: 
 - Biết đọc bài văn rõ rang, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
 - Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- GDHS : Hiểu về luật pháp và thực hiện theo luật pháp .
II. Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị bài thật tốt.
 III. Các hoạt động dạy học cơ bản (40 phút). 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm và trả lời câu hỏi: 
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài:
 1. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a)Luyện đọc: 
- GV đọc mẫu (điều 15, 16, 17); 1 HS giỏi đọc tiếp nối (điều 21) - giọng thông báo rành mạch, rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục; nhấn giọng ở tên của điều luật (điều 15, điều 16, điều 17, điều 21), ở những thông tin cơ bản và quan trọng trong từng điều luật. 
- GV yêu cầu từng tốp 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 điều luật (2 lượt). 
+ Lượt 1: GV kết hợp sửa lỗi cách đọc cho HS.
+ Lượt 2: GV cho một HS đọc phần chú thích và giải nghĩa sau bài: quyền, chăm sóc sức khỏe ban đầu, công lập, bản sắc, 
- GV yêu cầu từng tốp 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 điều luật (2 lượt). GV kết hợp sửa lỗi cách đọc cho HS.
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV gọi một, hai HS đọc cả bài.
b) Tìm hiểu bài:
- Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam ? 
- Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên ?
- Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em ? Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật. 
- Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện ? 
c) Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn 4 HS tiếp nối nhau luyện đọc lại 4 điều luật - đúng với giọng đọc 1 văn bản pháp luật - đọc rõ ràng, rành rẽ từng khoản mục, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu (dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu chấm).
- GV chọn và hướng dẫn cả lớp luyện đọc các bổn phận 1 – 2 – 3 của điều 21.
4 Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài tập đọc.
- GV nhận xét tiết học .
2 HS đọc , trả lời câu hỏi .
- HS quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- 1 HS đọc tiếp nối, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Các tốp HS tiếp nối nhau đọc.
- HS luyện phát âm.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Các tốp HS tiếp nối nhau đọc.
- HS đọc theo cặp.
- 1 - 2 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Điều 15, 16, 17.
- HS thảo luận nhóm 4.
 + Điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.
+ Điều 16: Quyền học tập của trẻ em.
+ Điều 17: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em.
- Nhóm 2: Điều 21: HS đọc nội dung 5 bổn phận của trẻ em được quy định trong điều 21.
- Cá nhân: Trong 5 bổn phận đã nêu, tôi tự thấy mình đã thực hiện tốt bổn phận thứ nhất và thứ ba. Ở nhà, tôi yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Tôi đã biết giúp mẹ nấu cơm, trông em. Ở trường, tôi kính trọng, nghe lời thầy cô giáo. Ra đường, tôi lễ phép với người lớn, giúp đỡ các em nhỏ. Riêng bổn phận thứ hai, tôi thực hiện chưa thật tốt. Chữ viết của tôi còn xấu, điểm môn Toán chưa cao do tôi chưa thật cố gắng trong học tập, 
- 4 HS đọc tiếp nối.
- Cả lớp luyện đọc.
TOÁN (tiết 161): ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH
I. Mục tiêu:
 - Thuộc công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học.
 - Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.
 - Bài tập cần làm : Bài 2, bài 3.HSKG làm các bài còn lại.
II. Các hoạt động dạy học cơ bản (40 phút ).
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ :
2. Dạy bài mới: GV Giới thiệu bài ghi mục lên bảng .
* Bài 1: GV hướng dẫn HS tính diện tích cần quét vôi bằng cách: tính diện tích xung quanh cộng với diện tích trần nhà rồi trừ đi diện tích các cửa. GV cho HS tự làm bài. Sau đó, GV chữa bài.
Bài 2: 
GV hướng dẫn rồi cho HS tự làm bài và chữa bài.
 Bài 3: 
4/ Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS học ghi nhớ
Bài giải
Diện tích xung quanh phòng học là:
(6 + 4,5) x 2 x 4 = 84 (m2)
Diện tích trần nhà là:
6 x 4,5 = 27 (m2)
Diện tích cần quét vôi là:
84 + 27 – 8,5 = 102,5 (m2)
 Đáp số: 102,5 m2 
Bài giải
a) Thể tích cái hộp hình lập phương là:
10 x 10 x 10 = 1000 (cm3)
b) Diện tích giấy màu cần dùng chính là diện tích toàn phần hình lập phương. Diện tích giấy màu cần dùng là:
10 x 10 x 6 = 600 (cm2)
Đáp số: a) 1000 cm3; b) 600 cm2 
Bài giải
Thể tích bể nước là:
2 x 1,5 x 1 = 3 (m3)
Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là:
3 :0,5 = 6 (giờ)
Đáp số: 6 giờ
 .
LỊCH SỬ (tiết 33): ÔN TẬP (tiết 1)
I.Mục tiêu:Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:
- Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 02/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Cuối năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
- Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.
 - GDHS : Truyền thống yêu nước , anh dũng của dân tộc ta .
II. Đồ dùng dạy học: + GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học cơ bản (35 phút )
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Ông Nguyễn Trung Trực sinh năm nào và mất năm nào ?...............
- Nhận xét, đánh giá điểm.
 B.Dạy bài mới:
Hoạt động 1: HS nêu ra bốn thời kì lịch sử đã học.
- GV chốt lại và yêu cầu HS nắm được những mốc quan trọng.
Hoạt động 2: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm học tập. Mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một thời kì, theo 4 nội dung:
+ Nội dung chính của thời kì;
+ Các niên đại quan trọng; 
+ Các sự kiện lịch sử chính;
+ Các nhân vật tiêu biểu.
- GV bổ sung.
 H. Ý nghĩa của 2 sự kiện : tháng 8 1945 và đại thắng mùa xuân 1975.
*.GV nêu: Từ sau năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
4/ Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị cho tiết “Ôn tập HKII” vào tuần tới. 
HS trình bày: 
- Cả lớp nghe và nêu 4 thời kì đã học.
+ Từ năm 1858 đến năm 1945;
+ Từ năm 1945 đến năm 1954;
+ Từ năm 1954 đến năm 1975;
+ Từ 1975 đến nay.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Học sinh thảo luận theo nhóm nội dung câu hỏi.
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả học tập.
- Thảo luận nhóm đôi trình bày ý nghĩa lịch sử của 2 sự kiện.
Cách mạng tháng 8 1945 và đại thắng mùa xuân 1975.
- HS lắng nghe.
 .
Thứ ba ngày 24 tháng 4 năm 2012
 CHÍNH tả (Nghe - viết) ; (tiết 33)TRONG LỜI MẸ HÁT
 I. Mục tiêu: - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 6 tiếng.
- Viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn : Công ước về quyền trẻ em (BT2).
- GDHS : Viết đẹp, trình bày sạch sẽ .
II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu SGK .
III. Các hoạt động dạy học cơ bản (35 phút )
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu một HS đọc cho 2 – 3 HS viết lên bảng lớp tên các cơ quan, đơn vị ở BT2, 3 (tiết Chính tả trước).
B. Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2/ Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả :Trong lời mẹ hát. 
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài thơ, trả lời câu hỏi: Nội dung bài thơ nói điều gì ? 
- GV cho HS đọc thầm lại bài thơ một lần nữa. GV nhắc các em chú ý những từ dễ viết sai 
- GV hướng dẫn HS viết từ khó + phân tích + bảng con.
- GV yêu cầu HS gấp SGK. GV đọc từng dòng thơ cho HS viết. 
- GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét chung.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
- GV cho hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT2:
+ HS 1 đọc phần lệnh và đoạn văn.
+ HS 2 đọc phần chú giải từ khó sau bài 
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại đoạn văn “Công ước về quyền trẻ em” trả lời câu hỏi: Đoạn văn nói điều gì ? 
*GV : Công ước, đề cập, đặt trách, nhân quyền, tổ chức phi chính phủ, Đại hội đồng Liên hợp quốc, phê chuẩn.
- GV mời 1 HS đọc lại tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn “Công ước về quyền trẻ em” . 
- GV mời 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị. 
- GV mở bảng phụ đã viết nội dung ghi nhớ.
- GV yêu cầu HS chép lại vào vở tên các cơ quan, tổ chức nêu trên. Sau đó, phân tích từng tên thành nhiều bộ phận (đánh dấu gạch chéo), nhận xét cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức. GV phát bảng nhóm cho 3 – 4 HS.
- GV mời những HS làm bài trên bảng nhóm dán bài lên bảng lớp, trình bày nhận xét về cách viết hoa từng tên cơ quan, tổ chức. 
- GV kết luận HS làm bài đúng nhất.
* GV: Các chữ về (dòng 4), của (dòng 7) tuy đứng đầu một bộ phận cấu tạo tên chung nhưng không viết hoa vì chúng là quan hệ từ.
4/ Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS học ghi nhớ 
HS thực hiện yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm và trả lời: Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ.
- Ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru 
- HS gấp SGK, viết bài, bắt lỗi chính tả, nộp tập.
- Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. 
- 2 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm và trả lời:
Công ước về quyền trẻ em là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện các quyền của trẻ em. Quá trình soạn thảo Công ước diễn ra 10 năm. Công ước có hiệu lực, trở thành luật quốc tế vào năm 1990. Việt Nam là quốc gia đầu tiên của châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK: Liên hợp quốc, Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc, Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc, Tổ chức Lao động Quốc tế, Tổ chức Quốc tế về bảo vệ trẻ em, Liên minh Quốc tế cứu trợ trẻ em, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thụy Điển, Đại hội đồng Liên hợp quốc.
- 1 HS trình bày: Tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS làm vở:
*. Liên hợp quốc
Ủy ban / Nhân quyền / Liên hợp quốc
Tổ chức / Nhi đồng Liên / hợp quốc
Tổ chức / Lao động / Quốc tế
Tổ chức / Quốc tế / về bảo vệ trẻ em
Liên minh / Quốc tế / cứu trợ trẻ em
Tổ chức / Ân xá / Quốc tế
(Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
- Tổ chức / Cứu trợ trẻ em / của Thụy Điển
Đại hội đồng / Liên hợp quốc
(Bộ phận thứ ba là tên địa lí nước ngoài (Thụy Điển – phiên âm theo âm Hán Việt) – viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó (viết như tên riêng Việt Nam).
- Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
 .
TOÁN (tiết 162): LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : - Biết tính diện tích trong các trường hợp đơn giản
- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2; HSKG làm bài 3*.
- GDHS : Tính toán cẩn thận, chính xác .
II. Đồ dùng dạy học: Bảng kẻ nội dung bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học cơ bản (40 phút )
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. bài cũ : HS làm bài 3 .
2. Dạy bài mới:
Bài 1: HS tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật (áp dụng trực tiếp vào các công thức tính đã biết). Rồi ghi kết quả vào ô trống ở bài tập.
- Chia 2 đội nam nữ thi giải : mỗi đội 1 câu .
- GV Cùng lớp nhận xét .
Bài 2: - GV gợi ý để HS biết cách tính chiều cao hình hộp chữ nhật khi biết thể tích và diện tích đáy của nó (chiều cao bằng thể tích chia cho diện tích đáy). GV cho HS tự tính rồi chữa bài.
*Bài 3: - GV hướng dẫn cho HS: Trước hết tính cạnh khối gỗ. Sau đó, tính diện tích toàn phần của khối nhựa và khối gỗ, rồi so sánh diện tích toàn phần của hai khối đó. GV cho HS tự giải bài toán rồi chữa bài.
4. Củng cố - nhận xét tiết học :
- GV hên thống lại toàn nội dung bài
- Dăn dò tiết sau .
- Miệng:
Bài giải .
a) 
Hình 
lập phương
(1)
(2)
Độ dài cạnh
12 cm
3,5 cm
Sxung quanh
576 cm2
49 cm2
Stoàn phần
864 cm2
73,5 cm2
Thể tích
1728cm3
42,875cm3
b)
Hình 
hộp chữ nhật
(1)
(2)
Chiều cao
5 cm
0,6 m
Chiều dài
8 cm
1,2 m
Chiều rộng
6 cm
0,5 m
Sxung quanh
140 cm2
2,04 m2
Stoàn phần
236 cm2
3,24 m2
Thể tích
240 cm3
0,36 m3
- 1HS làm bảng
- Lớp làm vở:
Bài giải
Diện tích đáy bể là:
1,5 x 0,8 = 1,2 (m2)
Chiều cao của bể là:
1,8 : 1,2 = 1,5 (m)
Đáp số: 1,5 m
HS khá , giỏi làm vở:
Bài giải
Diện tích toàn phần khối nhựa hình lập phương là:
(10 x 10) x 6 = 600 (cm2)
Diện tích toàn phần của khối gỗ hình lập phương là:
(5 x 5) x 6 = 150 (cm2)
Diện tích toàn phần khối nhựa gấp diện tích toàn phần của khối gỗ số lần là:
600 : 150 = 4 (lần)
 Đáp số: 4 lần
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (tiết 65)aõ soaïn ôû teát 18)
AØ SÖÙC KHOEÛ : MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẺ EM
 I. Mục tiêu : - Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em (BT1,BT2).
 - Tìm hiểu được hình ảnh so sánh đẹo về trẻ em (BT3) ; hiểu nghĩa của các thành, 
ngữ, tục ngữ nêu ở BT4 	
- GDHS : Sử dụng từ ngữ chính xác trong kĩ năng nói, viết .	
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học cơ bản (40 phút )
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu một HS nêu 2 tác dụng của dấu hai chấm, lấy ví dụ minh họa; một HS làm lại BT2 (tiết LTVC ôn tập về dấu hai chấm).
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
Bài tập 1
- GV cho một HS đọc yêu cầu của BT1, suy nghĩ, trả lời, giải thích vì sao em xem đó là câu trả lời đúng.
- GV chốt lại ý kiến đúng. 
Bài tập 2
- GV cho 1 HS đọc yêu cầu của BT.
- GV phát bảng nhóm cho các nhóm HS thi làm bài. HS trao đổi để tìm những từ đồng nghĩa với từ trẻ em; ghi những từ tìm được bảng nhóm; sau đó đặt câu với các từ vừa tìm được. GV mời đại diện mỗi nhóm dán nhanh bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng; kết luận nhóm thắng cuộc.
Bài tập 3 : GV cho 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV gợi ý để HS tìm ra, tạo được những hình ảnh so sánh đúng và đẹp về trẻ em. VD: so sánh để thấy nổi bật những đặc điểm thể hiện vẻ đẹp của hình dáng, tính tình, tâm hồn 
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, ghi lại những hình ảnh so sánh vào giấy khổ to.
- GV mời đại diện mỗi nhóm dán bài làm lên bảng lớp, trình bày kết quả. 
- GV nhận xét, bình chọn nhóm tìm được, đặt được nhiều hình ảnh so sánh đúng, hay.
Bài tập 4
- GV hướng dẫn HS điền vào mỗi chỗ trống một thành ngữ, tục ngữ thích hợp. 
- GV yêu cầu hai, ba HS đọc lại 4 thành ngữ, tục ngữ . 
- GV cho HS nhẩm HTL các thành ngữ, tục ngữ; GV tổ chức thi HTL.
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị học bài “Ôn tập về dấu ngoặc kép”.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
Bài tập 1
- Cá nhân: Ý c - Người dưới 16 tuổi được xem là trẻ em. Còn ý d không đúng vì: Người dưới 18 tuổi (17, 18 tuổi) – đã là thanh niên.
Bài tập 2 : 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
 + Các từ đồng nghĩa với từ (trẻ em):
(trẻ, trẻ con, con trẻ, - không có sắc thái nghĩa coi thường hay coi trọng.
(trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên, (có sắc thái coi trọng.
(con nít, trẻ ranh, ranh con, nhãi ranh, nhóc con, - có sắc thái coi thường.
+ Đặt câu:
- Trẻ thời nay được chăm sóc, chiều chuộng hơn thời xưa nhiều.
- Trẻ con thời nay rất thông minh.
Thiếu nhi là măng non của đất nước. 
- Đôi mắt của trẻ thơ thật trong trẻo.
- Bọn trẻ này tinh nghịch thật. 
- Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
Bài tập 3 : 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày:
Trẻ em như tờ giấy trắng.
(So sánh để làm nổi bật vẻ ngây thơ, trong trắng.
Trẻ em như nụ hoa mới nở.
Đứa trẻ đẹp như bông hồng buổi sớm.
(So sánh để làm nổi bật sự tươi đẹp.
Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non.
(So sánh để làm nổi bật tính vui vẻ, hồn nhiên.
Cô bé trông giống hệt bà cụ non.
(So sánh để làm rõ vẻ đáng yêu của đứa trẻ thích học làm người lớn.
Trẻ em là tương lai của đất nước.
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai 
(So sánh để làm rõ vai trò của trẻ em trong xã hội.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
Bài tập 4 : HS đọc yêu cầu của bài, làm bài vào vở.
a) Tre già măng mọc: Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế.
b) Tre non dễ uốn: Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn.
c) Trẻ người non dạ: Còn ngây thơ, dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn.
d) Trẻ lên ba, cả nhà học nói: Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo.
- 2 - 3 HS đọc.
Khoa học (tiết 65): TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI
 ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG
I. Mục tiêu : - Nêu những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tài phá.
 - Nêu tác hại của việc phá rừng.
 - GDHS : Ý thức bảo vệ rừng .
KNS*: - Kĩ năng tự nhận thức những hành vi sai trái của con người đã gây hậu quả với môi trường rừng bị hủy hoại. Kĩ năng phê phán, bình luận phù hợp khi thấy môi trường rừng bị hủy hoại. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm với bản thân và tuyên truyền tới người thân, cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường rừng.
II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 134, 135 SGK.
- Sưu tầm các tư liệu, thông tin về rừng ở địa phương bị tàn phá .
III . Phương pháp dạy học tích cực : - Quan sát, thảo luận và liên hệ thực tế .
IV.Các hoạt động dạy học cơ bản (35 phút ). 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì ?
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài:
 Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
*GV giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 134, 135 SGK để trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì ?
Câu 2. Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá ?
*GV: Giảng lại
- GV yêu cầu cả lớp thảo luận: Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
GV kết luận:
Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: đốt rừng làm nương rẫy; lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng, ; phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường, 
Hoạt động 2: Thảo luận
GV yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi:
H.Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì ?
H.Liên hệ đến thực tế ở địa phương bạn (khí hậu, thời tiết có gì thay đổi; thiên tai, ).
* GV kết luận, giáo dục
4/ Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS chuẩn bị trước bài “Tác động của con người đến môi trường đất”.
HS trình bày: 
+ Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc, nơi vui chơi giải trí, 
KNS*: - Kĩ năng tự nhận thức những hành vi sai trái của con người đã gây hậu quả với môi trường rừng bị hủy hoại.
Câu 1. 
Hình 1: Cho thấy con người phá rừng để lấy đất canh tác, trồng các cây lương thực, cây ăn quả hoặc các cây công nghiệp.
Hình 2: Cho thấy con người còn phá rừng để lấy chất đốt (làm củi, đốt than, )
Hình 3: Cho thấy con người phá rừng lấy gỗ để xây nhà, đóng đồ đạc hoặc dùng vào nhiều việc khác.
Câu 2. 
Hình 4: Cho thấy, ngoài nguyên nhân rừng bị phá do chính con người khai thác, rừng còn bị tàn phá do những vụ cháy rừng.
- HS thảo luận nhomd đôi phát biểu .
KNS*:- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm với bản thân và tuyên truyền tới người thân, cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường rừng
- Khí hậu thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
- Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
- Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Lớp thao luận nhóm đôi phát biểu .
HS lắng nghe.
 ......................................................................................
Thứ tư, ngày 25 tháng 4 năm 2012
Tập đọc (tiết 66 ): SANG NĂM CON LÊN BẢY
I. Mục tiêu : - Biết đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu được điều người cha muốn nói với con : Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK ; Thuộc hai khổ thơ cuối bài) ; Học sinh khá , giỏi đọc diễn cảm, thuộc bài thơ .
- GDHS : Chăm chỉ học tập .
II. Đồ dùng dạy học: SGK, bảng viết đoạn luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy học cơ bản (40 phút ). 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc bài : Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trả lời các câu hỏi:
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài:
*.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a)Luyện đọc: 
- GV yêu cầu một HS giỏi đọc bài thơ.
- GV cho từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ (2 lượt). GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng những câu hỏi, nghỉ hơi dài sau các khổ thơ, sau dấu ba chấm.
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV gọi một, hai HS đọc bài thơ.
- GV đọc diễn cảm bài thơ - giọng nhẹ nhàng, tự hào, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tâm sự của người cha với con khi con đến tuổi tới trường. Hai dòng thơ đầu “Sang năm con lên bảy tới trường” đọc với giọng vui, đầm ấm.
b)Tìm hiểu bài: HS đọc, trả lời câu hỏi
- Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp ? 
- Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên ? 
- Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu ? 
GV chốt lại: Từ giã thế giới tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thực. Để có được hạnh phúc, con người phải rất vất vả, khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, bằng hai bàn tay của mình, không giống như hạnh phúc tìm thấy dễ dàng trong các truyện thần thoại, cổ tích nhờ sự giúp đỡ của bụt, của tiên 
- Bài thơ nói với các em điều gì ? 
* Nội dung : Như ở mục tiêu .
c) Đọc diễn cảm và HTL bài thơ:
- GV cho 3 HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ. GV hướng dẫn HS thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1, 2. GV giúp HS tìm đúng giọng đọc từng khổ thơ, từ ngữ cần đọc nhấn giọng, chỗ ngắt giọng gây ấn tượng.
- HS nhẩm HTL từng khổ, cả bài thơ.
- GV cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
2 HS đọc và trả lời: 
-1 HS giỏi đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Từng tốp HS đọc tiếp nối bài thơ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe và chú ý giọng đọc của GV.
 - Những câu : Giờ con đang lon ton, Khắp sân vườn chạy nhảy, Chỉ mình con nghe thấy, Tiếng muôn loài với con.
- chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây, đại ang chẳng về đậu trên cành khế nữa; chỉ còn trong đời thật tiếng người nói với con.
- Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật. / Con người phải giành lấy hạnh phúc một cách khó khăn bằng chính hai bàn tay; không dễ dàng như hạnh phúc có được trong các chuyện thần thoại, cổ tích.
+ Thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp vì đó là thế giới của truyện cổ tích. Khi lớn lên, dù phải từ biệt thế giới cổ tích đẹp đẽ và thơ mộng ấy nhưng ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay ta gây dựng nên.
-3 HS đọc tiếp nối diễn cảm 3 khổ thơ. 
- Cả lớp luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1, 2.
- HS nhẩm HTL từng khổ, cả bài thơ.
- Thi đọc thuộc .
 .
Kể chuyện (tiết 33): KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
 I. Mục tiêu ;
 - Kể được câu một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, hoặc trẻ em với việc thực hiện bổn phận với gia đình, gia trường và xã hội.
- Hiểu nội dung và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- GDHS :Yêu thích môn học , mạnh dạn trước tập thể . 
II. Đồ dùng dạy học : 
- Tranh, ảnh về cha, mẹ, thầy cô giáo, người lớn chăm sóc trẻ em; tranh ảnh trẻ em giúp đỡ cha mẹ việc nhà, trẻ em chăm chỉ học tập, trẻ em làm việc tốt ở cộng đồng 
- Sách, truyện, báo chí, tạp chí có đăng các câu chuyện về trẻ em làm việc tốt, người lớn chăm sóc và giáo dục trẻ em (nếu có ).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu (35 phút ):
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
 GV yêu cầu hai HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện “Nhà vô địch” và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài:
* Hưóng dẫn HS kể chuyện: 
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
- GV cho một HS đọc đề bài viết trên bảng lớp, GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc nói về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội; xác định 2 hướng kể chuyện:
H. Kể chuyện về gì ? 
- GV yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1 – 2 – 3 – 4. 
H. SGK gợi ý một số truyện các em đã học là những chuyện nào ? 
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị trước ở nhà 
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- GV tổ chức cho HS thi KC trước lớp. Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trả lời câu hỏi của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
- GV chọn một câu chuyện có ý nghĩa nhất để cả lớp cùng trao đổi.
- GV nhận xét, tính điểm. 
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân .
- 2 HS KC trước lớp. 
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trên bảng lớp.
+ KC về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em.
+ KC về trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1 – 2 – 3 – 4. 
- Người mẹ hiền, Chiếc rễ đa tròn, Lớp học trên đường, Ở lại với chiến khu, Trận bóng dưới lòng đường .
- HS tiếp nối nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể.
- HS cùng bạn bên cạnh KC, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS xung phong KC hoặc cử đại diện thi kể.
- Lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất . Bạn có nội dung chuyện hay nhất .
*về các mặt: nội dung, ý nghĩa của câu chuyện – cách kể – khả năng hiểu câu chuyện.
Toán (tiết 163): LUYỆN TẬP CHUNG
 I. Mục tiêu : - Biết thực hành tính diện tích, thể tích các hình đã học.
 - Bài tập cần làm : Bài 1 , bài 2. HSKG làm các bài còn lại.
II. Đồ dùng dạy học: SGK, Vở bài tập
III.Các hoạt động dạy học cơ bản (40 phút ). 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi hs tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương khi biết độ dài cạnh là 3,5 m.
- Nhận xét
2-Bài mới: Giới thiệu bài
*Bài tập 1 (169): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (169): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm bài vào nháp, chữa.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (170): HSKG làm
* Dành cho học sinh khá giỏi giải .
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm theo nhóm 2.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS xem lại các BT đã làm.
 - 3 HS lên bảng tính. Còn lại làm nháp.
*Bài tập 1 (169): Bài giải:
Nửa chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là: 160 : 2 = 80 (m)
Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật là: 
 80 – 30 = 50 (m)
Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là: 
 50 x 30 = 1500 (m2)
Số ki-lô-gam rau thu hoạch được là:
 15 : 10 x 1500 = 2250 (kg)
 Đáp số: 2250 kg.
*Bài tập 2 (169): Bài giải:
Chu vi đáy hình hộp chữ nhật là:
 (60 + 40) x 2 = 200 (cm)
 Chiều cao hình hộp chữ nhật đó là:
 6000 : 200 = 30 (cm)
 Đáp số: 30 cm.
*Bài tập 3 (170): Bài giải:
 Độ dài thật cạnh AB là:
5 x 1000 = 5000 (cm) hay 50m
 Độ dài thật cạnh BC là:
2,5 x 1000 = 2500 (cm) hay 25m
 Độ dài thật cạnh CD là:
3 x 1000 = 3000 (cm) hay 30m
 Độ dài thật cạnh DE là:
4 x 1000 = 4000 (cm) hay 40m.
 Chu vi mảnh đất là:
50 + 25 + 30 + 40 + 25 = 170 (m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật ABCE là:
 50 x 25 = 1250 (m2)
Diện tích mảnh đất hình tam giác vuông CDE là:
 30 x 40 : 2 = 600 (m2)
Diện tích mảnh đất hình ABCDE là:
 1250 + 600 = 1850 (m2)
 Đáp số: a) 170 m ; b) 1850 m2.
 ..
TẬP LÀM VĂN (tiết 65): ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI 
I.Mục tiêu: - Lập được dàn ý một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Bài văn đúng nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài vaen tả người đã học .
- Học sinh khá , giỏi trình bay miệng được đoạn văn một cách rõ ràng, rành mạch dựa trên dàn ý đã lập. 
- GDHS : lựa chọn từ ngữ đúng, hay để diễn ý .
II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai.
III.Các hoạt động dạy học cơ bản (40 phút ). 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ : 
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài:
2. H

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_33_ban_dep_2_cot.doc