Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

Toán

Bài 7: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC

I. MỤC TIÊU:

 Em thực hiện được:

- Chuyển phân số thành số thập phân.

- Chuyển hỗn số thành phân số.

- Chuyển số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có hai đơn vị thành số đo là hỗn số với một tên đơn vị đo.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Sách HDH.

- HS: sách HDH, vở TH Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

- Thực hiện hoạt động thực hành: 1, 2, 3, 4, 5 và hoạt động ứng dụng: 1, 2.

* GV chốt kiến thức cần lưu ý:

1. HĐTH1, 2: GV hỗ trợ HS cách chuyển 1 phân số thành phân số thập phân; cách chuyển hỗn số thành phân số.

2.HĐTH 5: HS báo cáo, GV và HS nhận xét.

- GV yêu cầu HS nêu cách chuyển số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo là hỗn số có 1 tên đơn vị đo.

 

doc 19 trang cuongth97 09/06/2022 2500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ hai, ngày 21 tháng 9 năm 2020
Chào cờ
Sinh hoạt đầu tuần
Toán
Bài 7: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC
I. MỤC TIÊU:
 Em thực hiện được:
- Chuyển phân số thành số thập phân.
- Chuyển hỗn số thành phân số.
- Chuyển số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có hai đơn vị thành số đo là hỗn số với một tên đơn vị đo.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Sách HDH.
- HS: sách HDH, vở TH Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động thực hành: 1, 2, 3, 4, 5 và hoạt động ứng dụng: 1, 2.
* GV chốt kiến thức cần lưu ý:
1. HĐTH1, 2: GV hỗ trợ HS cách chuyển 1 phân số thành phân số thập phân; cách chuyển hỗn số thành phân số.
2.HĐTH 5: HS báo cáo, GV và HS nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu cách chuyển số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo là hỗn số có 1 tên đơn vị đo.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiếng Việt
Bài 3A: TẤM LÒNG NGƯỜI DÂN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc hiểu bài lòng dân (phần 1).
* Hiểu nội dung của vở kịch: Ca ngợi dì năm dũng cảm trong cuộc đấu trí lừa địch để cứu cán bộ cách mạng.
- Giáo dục quốc phòng cho học sinh về lòng yêu nước, bảo vệ tổ quốc.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Sách HDH Tiếng Việt 5.
- HS: Sách HDH Tiếng Việt 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động cơ bản: 1, 2, 3, 4, 5, 6. 
* GV chốt kiến thức cần lưu ý:
1. HĐCB2: GV lưu ý giọng đọc của bài: Toàn bài đọc trôi chảy. Chú ý lời ủa từng nhan vật.
+ Cai, lính: Giọng hống hách, xấc xược.
+ Dì năm và chú cán bộ: Giọng tự nhiên, ngẹn ngào.
+ An: Giọng tự nhiên, hồn nhiên của một đứa trẻ.
2. HĐCB3: GV hỗ trợ HS giải nghĩa từ quẹo vô, lẹ, ráng.
3. HĐ CB 5: GVchốt nội dung các câu trả lời đồng thời GV lồng ý nghĩa giáo dục về tình cảm yêu nước.
* Nội dung của vở kịch: Ca ngợi dì năm dũng cảm trong cuộc đấu trí lừa địch để cứu cán bộ cách mạng.
4. HĐCB6: GV lưu ý HS cách nhấn giọng vào những từ thể hiện thái độ, giọng điệu cần phù hợp với vai mình nhận sau đó cho học sinh phân vai đọc đoạn kịch.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiếng Việt
Bài 3A: TẤM LÒNG NGƯỜI DÂN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Mở rộng vốn từ nhân dân.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Sách HDH Tiếng Việt 5.
- HS: Sách HDH Tiếng Việt 5, Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện hoạt động thực hành 1, 2.
* GV chốt kiến thức cần lưu ý:
1. HĐTH 1: GV hỗ trợ HS giải nghĩa từ: tiểu thương, chủ tiệm .
2. HĐTH 2: GV giáo dục HS sự đoàn kết, yêu thương. 
* Hoạt động ứng dụng:
 - Chia sẻ với người thân về những ước mơ nghề nghiệp sau này của bản thân
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________________________
Buổi chiều:
Toán
Bài 8: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
 Em thực hiện được:
- Cộng, trừ, nhân, chia hai phân số
- Tìm thành phân chưa biết của phép tính với phân số
- Chuyển số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo là hỗn số với một tên đơn vị đo.
- Giải các bài toán tìm một số biết giá trị một phân số
II. CHUẨN BỊ:
- HS: Vở Thực hành Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động thực hành 1, 2, 3.
* GV chốt kiến thức cần lưu ý:
1. HDDTH1:
- Giáo viên cần chốt cho học sinh : 
	+ Cộng, trừ, nhân, chia 2 phân số.
* Lưu ý : - Quy đồng mẫu số 2 phân số mẫu số chung nhỏ nhất.
	 - Kết quả rút gọn thành phân số tối giản.
+ Cộng, trừ, nhân, chia 2 hỗn số.( Lưu ý kết quả rút gọn thành phân số tối giản)
2. HDDTH2:
- Giáo viên cần chốt cho học sinh : 
+ Cách tìm số hạng trong một tổng, tìm số bị trừ, tìm thừa số trong một tích, tìm số bị chia.
* Lưu ý : Cách trình bày khi tìm x, dấu bằng thẳng nhau.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________
Khoa học
Bài 2: NAM VÀ NỮ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, em:
- Phân biệt được đặc điểm sinh học (giới tính) và đặc điểm xã hội (giới) của nam và nữ.
- Nêu được con trai và con gái đều bình đẳng và có quyền như nhau.
- Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam nữ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Phiếu bài tập.
- HS: Sách HDH Khoa học , vở BTTH. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động thực hành 1, 2 và hoạt động ứng dụng.
* GV chốt kiến thức cần lưu ý:
1. HDDTH1:
- Giáo viên chốt nội dung : Dù là con gái hay con trai, chúng ta đều bình đẳng, có quyền như nhau và chúng ta có thể làm những việc giống nhau.
- Liên hệ thực tế:
2. HĐTH 2: Đóng vai
- Giáo viên chốt nội dung : Dù là con gái hay con trai, chúng ta đều bình đẳng, có quyền như nhau và chúng ta có thể làm những việc giống nhau, ta không nên bắt nạt các bạn nữ, cần bênh vực các bạn nữ khi bị bắt nạt.
- Liên hệ thực tế:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________
Giáo dục Thể chất
BÀI 5:	ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI “ BỎ KHĂN ”
I.MỤC TIÊU:
 Ôn để củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác và đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghỉ , quay phải, trái, quay sau, dàn hàng, dồn hàng . Yêu cầu tập hợp dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, quay phải, trái quay sau đúng hướng, đều đẹp, đúng với khẩu lệnh .
 Trò chơi “Bỏ khăn”.Yêu cầu học sinh tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng nhiệt tình trong khi chơi
II.CHUẨN BỊ:
- Tài liệu hướng dẫn hoạt động giáo dục thể chất lớp 5 của VNEN
 - Sách giáo viên môn thể dục lớp 5.
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 5 môn thể dục.
- Một số dụng cụ để chơi trò chơi.
- vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức tập luyện
 - Địa điểm : Sân trường . 1 còi
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Khởi động (cả lớp)
 GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
 HS đứng tại chỗ vổ tay và hát
 Giậm chân ..giậm
 Đứng lại ..đứng
 ( Học sinh đếm theo nhịp1,2 ; 1,2 nhịp 1 chân trái, nhịp 2 chân phải)
 Nhận xét
A: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN(Nhóm lớn)
 Đội hình đội ngũ :
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng điểm số,đứng nghỉ, nghiêm, quay phải, trái, quay sau, dàn hàng, dồn hàng
- GV điều khiển 3-4 lần.
- GV quan sát sửa chữa những sai sót cho học sinh
- Chia tổ tập luyện : Có phân tổ trưởng 
- GV đến từng tổ quan sát, sửa chữa những sai sót cho học sinh các tổ
- Trình diễn : GV cho lần lược các tổ lên trình diễn bằng biện pháp quay vòng 
- GV cùng học sinh quan sát nhận xét, biểu dương, thi đua giữa các tổ 
B: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH(Cả lớp)
Trò chơi vận động : “ Bỏ Khăn”
 - GV nêu tên trò chơi, giải thích chơi và quy định chơi
 - Chơi thử và chính thức chơi.
 - GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ thắng cuộc 
 Phần Kết Thúc :
 - Thả lỏng: thực hiện một số động tác thả lỏng
 - Giáo viên hệ thống lại bài
 - Nhận xét: đánh giá lại tiết học và giao bài tập về nhà 
 - Giáo viên “ Giải tán”.Học sinh “ Khỏe”
C: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 - Các em biết ứng dụng đội hình đội ngũ vào các buổi sinh hoạt Đội hoặc trong tập dợt nghi thức Đội. 
 -Thông qua trò chơi các em có được sự nhanh nhẹn và khéo léo.
 Cuối tiết học, GV đánh giá, nhận xét sự tiến bộ của học sinh.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 22 tháng 9 năm 2020
Tiếng Việt
Bài 3A: TẤM LÒNG NGƯỜI DÂN (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết được đoạn văn trong bài Thư gửi các học sinh, viết đúng phần vần của tiếng, đánh dấu thanh đúng vị trí. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Tài liệu HDH, vở TH TV, giấy nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động thực hành 3, 4.
* GV chốt kiến thức cần lưu ý:
1. HĐTH3: Nghe thày/cô đọc và viết vào vở.
- Giáo viên cho học sinh tìm từ khó viết : Năm giời, nô lệ, xây dựng, non sông, trở nên, năm châu, tựu trường .
- Giáo viên cho học sinh luyện viết từ khó ra giấy.
2. HĐTH4:
- Giáo viên chốt cho học sinh: - Dấu thanh đánh vào âm chính là nguyên âm đơn.
 - Nếu âm chính là nguyên âm đôi, không có âm cuối đánh vào con chữ thứ nhất ấm chính, nếu có âm cuối đánh dấu thanh vào con chữ thứ 2 âm chính
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Toán
Bài 8: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 Em thực hiện được:
- Cộng, trừ, nhân, chia hai phân số
- Tìm thành phân chưa biết của phép tính với phân số
- Chuyển số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo là hỗn số với một tên đơn vị đo.
- Giải các bài toán tìm một số biết giá trị một phân số
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Sách HDH
- HS: Sách HDH, vở TH Toán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động thực hành 3,4, 5 và các hoạt động ứng dụng. 
* GV chốt kiến thức cần lưu ý:
1. HĐTH 3. 
- Giáo viên cần chốt cho học sinh : 
+ Chuyển các số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo là hỗn số với 1 tên đơn vị đo.
* Lưu ý : cách trình bày, phần nguyên viết giữa, kẻ ngang phân số, kẻ ngang phân số trùng dòng kẻ đậm.
2. HĐTH 4. 
- Giáo viên cần lưu ý cho học sinh : 
+ Đọc kĩ đầu bài, bài toán cho biết gì ? hỏi gì ?
+ Cách trình bày bài giải.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
_________________________________
Lịch sử
 Bài 1: CHUYỆN VỀ TRƯƠNG ĐỊNH, NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
 CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Mô tả sơ lược bối cảnh nước ta ở cuối thế kỉ XIX.
- Kể về cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết lãnh đạo.
- Nhận xét được các nhân vật lịch sử trong bài.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tư liệu, tranh ảnh.
- HS: VỞ BTTH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện HĐCB 4, 5 và HĐTH 3.
* GV chốt kiến thức cần lưu ý:
- Sau HĐ CB 4: GVchốt nội dung các câu trả lời 
+ Tôn Thất Thuyết thông minh, quyết định nổ súng để giành thế chủ động.
+ Tôn Thất Thuyết yêu nước.
- GV lồng ý nghĩa giáo dục về tình cảm yêu nước, lòng quyết tâm đánh giặc để bảo vệ đất nước.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________
Địa lí
Bài 2: ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản nước ta dựa vào bản đồ, (lược đồ).
- Kể tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ, (lược đồ).
- Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, a-pa-tít, bô-xít, dầu mỏ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, lược đồ Việt Nam. 
- HS: Sách HDH Lịch sử và Địa lí - tập 1. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Khởi động
- Ban học tập cho các bạn thi kể tên các con sông, các dãy núi ở nước ta
- Cả lớp thi kể tên các con sông, các dãy núi mà mình biết.
- Mời giáo viên vào tiết học
2. Tìm hiểu mục tiêu
- Cá nhân đọc mục tiêu bài (2 lần)
- Trao đổi MT bài trong nhóm .
- Phó chủ tịch HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ MT bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
 A. Hoạt động cơ bản.
1. Khám phá địa hình Việt Nam:
- Quan sát kĩ từ hình 1đến hình 4 SHDTH Địa lí lớp 5
- Em suy nghĩ và trả lời 2 câu hỏi sau:
+ Nêu tên các dạng địa hình chính ở nước ta?
+ Em có nhận xét gì về địa hình nước ta.
- Ghi lại câu trả lời vào giấy nháp
- Em trao đổi với bạn để hoàn thiện câu trả lời.
- 2 em cùng thống nhất câu trả lời.
- Nhóm trưởng yêu cầu: các bạn trình bày bài làm của mình.
- Nhóm trưởng hỏi: trong nhóm mình có bạn nào không nhất trí với câu trả lời của bạn. Nếu có, nhóm trưởng đề nghị bạn báo cáo, các bạn khác lắng nghe và chỉ định lần lượt để các bạn có ý kiến. 
- Nhóm trưởng, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo thầy/cô giáo.
2. Chỉ trên lược đồ và nhận xét địa hình Việt Nam.
- Tự quan sát kĩ lược đồ, đọc thầm phần chú giải hình 5 lược đồ địa hình Việt Nam .
- 2 em thay phiên nhau chỉ và nêu tên các dãy núi, đồng bằng lớn ở nước ta.
- Thay nhau hỏi và trả lời 2 câu hỏi:
 + Núi nằm phía nào của nước ta?
 + Đồng bằng thường tập trung chủ yếu ở phía nào của nước ta?
- Cùng thống nhất nội dung câu trả lời
3. Thảo luận và trả lời câu hỏi
- Nhóm trưởng yêu cầu: Tự mỗi bạn quan sát lại hình 5 đọc thông tin trong sách.
- Nhóm trưởng nêu các câu hỏi:
 + So sánh diện tích vùng đồi núi với diện tích đồng bằng ở nước ta.
 + Những dãy núi nào có hình cánh cung? Những dãy núi nào có hướng tây bắc- đông nam?
 + Dựa vào thang màu, nhận xét độ cao vùng đồi núi của nước ta.
- Nhóm trưởng cho các thành viên thống nhất câu trả lời.
- Thư ký ghi lại kết quả thống nhất của cả nhóm.
- Nhóm trưởng trao đổi kết quả với nhóm bên cạnh, bổ sung phần còn thiếu nếu có
- CTHĐTQ cho các nhóm trả lời các câu hỏi
- Giáo viên giải thích thêm những điều học sinh chưa hiểu ( nếu có)
4. Tìm hiểu khoáng sản Việt Nam
- Quan sát kĩ lược đồ hình 6
- Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta? Tìm trên bản đồ nơi phân bố của một số loại khoáng sản?
- Hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở
- Chủ động chia sẻ bài làm của mình.
- Trao đổi cùng bạn về những điều bạn chưa hiểu.
- Nhóm trưởng cho các bạn báo cáo về những điều chưa hiểu
- Cả nhóm thống nhất ý kiến
- Nhóm trưởng báo cáo thầy/cô giáo những điều mình và cả nhóm chưa hiểu
* Báo cáo kết quả với cô giáo
* Liên hệ, giáo dục
- Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn được đề xuất nội dung mong muốn tìm hiểu khám phá qua tiết học.
 + Nêu những việc có thể làm góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
 + Chia sẻ các đề xuất hoặc mong muốn của mình.
 + Bạn hãy viết một câu nói về cảm nghĩ của mình sau tiết học.
 B. Hoạt động ứng dụng
- Chia sẻ điều đã biết với cha mẹ
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________
Giáo dục lối sống
Bài 2: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình
- Biết khi làm việc gì sai phải nhận sai và sửa sai
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
- Tán thành những hành vi đúng và không tán thành những việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Câu chuyện của bạn Đức
- HS: Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Khởi động: TBVN cho lớp hát.
A. Hoạt động cơ bản
1. Đọc câu chuyện “ Chuyện của bạn Đức” và trả lời các câu hỏi .
 - Đọc câu chuyện “Chuyện của bạn Đức”-SGK
 - Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:
+ Đức đã gây ra chuyện gì?
+ Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào?
+ Theo em, Đức nên giải quyết việc này thế nào cho tốt? Vì sao?
 Em trao đổi với bạn theo nội dung các câu hỏi trên.
 - Nhóm trưởng cho các bạn báo cáo theo nội dung các câu hỏi trên.
 - Cả nhóm thống nhất và báo cáo cô giáo.
 Nghe cô giáo giảng bài.
2. Biểu hiện của người sống có trách nhiệm 
 - Đọc thầm yêu cầu của bài tập 1-SGK
 - Làm bài vào VBT Đạo Đức 5
 - Chia sẻ với bạn những biểu hiện của người sống có trách nhiệm và không phải là biểu hiện của người sống có trách nhiệm.Giải thích vì sao?
3. Bày tỏ thái độ
 - Đọc thầm yêu cầu của bài tập 2-SGK
 - Tự làm bài tập và giải thích vì sao
 - NT yêu cầu các bạn bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu và giải thích vì sao tán thành hoặc không tán thành.
- Thống nhất ý kiến.
* Hoạt động kết thúc tiết học:
 Ban học tập: Báo cáo kết quả thảo luận với cô giáo
B. Hoạt động ứng dụng
 Tự đánh giá về những việc làm của mình từ đầu năm học tới nay
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 23 tháng 9 năm 2020
Tiếng Anh
Gv chuyên dạy – 2 Tiết
____________________________________
Tiếng Việt
Bài 3B: GÓP PHẦN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc hiểu bài Lòng dân (phần 2)
* Học sinh hiểu nội dung: ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí đề lừu giặc , cứu cán bộ cách mạng, ca ngợi tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Sách HDH.
- HS: Sách HDH Tiếng Việt 5, vở THTV. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động cơ bản 1, 2, 3, 4, 5, 6.
* GV chốt kiến thức cần lưu ý:
1. HĐCB3: Cùng luyện đọc.
- Giáo viên cho các nhóm luyện đọc các từ khó: Chị này, cho chỉ, trói lại, rồi nè, Lâm Văn Nên.
- Giáo viên cho các nhóm luyện đọc từ thuộc tiếng Nam Bộ.
- Giáo viên chốt cách đọc từng đoạn cho học sinh, chú ý lời nói nhân vật tiếng Nam Bộ.
2. HĐCB5: Thảo luận trả lời câu hỏi.
- Giáo viên chốt nội dung bài, lồng giáo dục quốc phòng.
* Nội dung: ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí đề lừu giặc , cứu cán bộ cách mạng, ca ngợi tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________
Tiếng Việt
Bài 3B: GÓP PHẦN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Lập được dàn ý bài văn tả cơn mưa
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Sách HDH.
- HS: Sách HDH, vở TH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động thực hành 1, 2.
* GV chốt kiến thức cần lưu ý:
1. HĐTH 1: Gv chốt nội dung các câu trả lời cho HĐ 1. Sau đó GV hỏi thêm:
+ Em có nhận xét gì về cách quan sát cơn mưa của tác giả?
+ Cách dùng từ trong khi miêu tả của tác giả có gì hay?
2. HĐTH2: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cơn mưa.
- Chuyển lôgo cá nhân thành lôgo cặp đôi; Cá nhân lập dàn ý, nhận xét chéo bạn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý chi tiết cho phần thân bài: 
+ Cảnh vật nào diễn ra trước ta tả trước, cảnh vật nào diễn ra sau thì tả sau.
+ Lúc sắp mưa.
+ Lúc mưa, cảnh vật tả những nét nổi bật.
+ Sau mưa cảnh vật so với trước cơn mưa.
- GV lưu ý HS khi tả nên dùng từ láy, từ gợi tả để miêu tả cơn mưa, sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận cảnh vật.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
_____________________________________________________________
Buổi chiều:
Kĩ năng sống
Tiết 5: Cách chào hỏi của một số nước trên thế giới
Tiết 6: Tôn trọng và thích nghi với sự khác biệt.
_____________________________________
Toán
Bài 9: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU:
 Em thực hiện được:
- Cộng, trừ, nhân, chia hai phân số.
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo là hỗn số với một tên đơn vị đo.
- Giải bài toán tìm một số biết giá trị một phân số của số đó.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: sách HDH
- HS: Vở Thực hành Toán tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
- Thực hiện hoạt động thực hành: 1, 2, 3, 4 và hoạt động ứng dụng.
* Giáo viên chốt kiến thức cần lưu ý:
- Sau HĐ 4 HS báo cáo,GV và HS nhận xét.
+ GV yêu cầu HS nêu cách tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 hai số đó; tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2hai số đó.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________________
Thứ năm, ngày 24 tháng 9 năm 2020
Tiếng Anh
Giáo viên chuyên dạy- 2 Tiết
____________________________________
Mĩ thuật
Giáo viên chuyên dạy – 2 Tiết
_______________________________________________________________
Buổi chiều
Tiếng Việt
Bài 3B: GÓP PHẦN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Kể được một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Sách HDH, tranh trong SHDH
-HS: HS: Sách HDH Tiếng Việt 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động thực hành: 3, 4 và hoạt động ứng dụng: 1, 2.
* GV chốt kiến thức cần lưu ý:
+ HĐTH4. Cùng kể chuyện.
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh khi thi kể trước lớp cần: 
+ Giới thiệu câu chuyện định kể, dẫn dắt vào kể.
+ Khi kể cần chú ý giọng điệu, giọng kể hay.
+Trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________
Giáo dục kĩ thuật
Bài 2: THÊU DẤU NHÂN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách thêu dấu nhân
- Thêu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Mẫu thêu dấu nhân .
- HS: Một mảnh vải trắng hoặc màu len, kim khâu, thước, kéo, phấn vạch, chỉ khâu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
*Khởi động: TBVN cho lớp hát.
A. Hoạt động cơ bản
 Nghe GV giới thiệu bài.
1. Quan sát, nhận xét, tìm hiểu về thêu dấu nhân
 - HS quan sát mẫu đường thêu dấu nhân H1-SGK
 - Trả lời:
+ Nêu đặc điểm, hình dạng của đường thêu dấu nhân ở mặt phải (H1a)và mặt trái đường thêu (H1b)?
2. Tìm hiểu thao tác kĩ thuật
a. Vạch dấu đường thêu
 - Đọc nội dung 1-SGK
 - Nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân?
 b. Thêu dấu nhân theo đường vạch dấu:
- Đọc nội dung 2-SGK
- Nêu các bước:
	+ Bắt đầu thêu
	+ Thêu mũi thứ nhất
	+ Thêu mũi thứ hai
 + Thêu các mũi tiếp theo
	+ Kết thúc đường thêu
 - Trao đổi theo nội dung các câu hỏi trên. 
 - Một bạn thực hiện thao tác vạch dấu đường thêu và thêu theo đường vạch dấu.
 - NT hỏi:
+ Để thêu được các mũi dấu nhân đều nhau, bạn cần phải làm gì?
+ Hãy nêu sự khác nhau về khoảng cách lên kim và xuống kim trên hai đường vạch dấu khi thêu dấu nhân.
* Hoạt động kết thúc tiết học:
 Ban học tập: Báo cáo kết quả làm việc của lớp.
- 1 HS kết hợp vạch dấu, thêu và nêu cách làm.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________
Giáo dục Thể chất
BÀI 6:	ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI “ ĐUA NGỰA ”
I.MỤC TIÊU
Ôn để củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác và đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, trái . Yêu cầu tập hợp nhanh, dóng thẳng hàng, đi đều vòng phải, trái đều, đẹp đúng với khẩu lệnh .
Trò chơi “đua ngựa” .Yêu cầu học sinh chơi đúng luật, hào hứng nhiệt tình trong khi chơi
II. CHUẨN BỊ
Tài liệu hướng dẫn hoạt động giáo dục thể chất lớp 5 của VNEN
 Sách giáo viên môn thể dục lớp 5.
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 5 môn thể dục.
 Một số dụng cụ để chơi trò chơi.
 vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức tập luyện
 Địa điểm : Sân trường . 1 còi
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 Khởi động (cả lớp)
 GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
 HS đứng tại chỗ vổ tay và hát
 Giậm chân ..giậm
 Đứng lại ..đứng
 ( Học sinh đếm theo nhịp1,2 ; 1,2 nhịp 1 chân trái, nhịp 2 chân phải)
 Nhận xét
A: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN(Nhóm lớn)
Đội hình đội ngũ :
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, trái
- GV điều khiển 2-3 lần.
- Gv chia tổ ra tập luyện theo quy định.
- GV đến từng tổ quan sát, sửa chữa những sai sót cho học sinh các tổ
- Trình diễn : GV cho lần lược các tổ lên trình diễn bằng biện pháp quay vòng 
- GV cùng học sinh quan sát nhận xét, biểu dương, thi đua giữa các tổ 
B: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH(Cả lớp)
 Trò chơi vận động : “ Đua ngựa”
 - GV nêu tên trò chơi, giải thích chơi và quy định chơi
 - GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ thắng cuộc 
 Phần Kết Thúc :
 - Thả lỏng: thực hiện một số động tác thả lỏng
 - Giáo viên hệ thống lại bài
 - Nhận xét: đánh giá lại tiết học và giao bài tập về nhà 
 - Giáo viên “ Giải tán”.Học sinh “ Khỏe”
C: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 - Các em biết ứng dụng đội hình đội ngũ vào các buổi sinh hoạt Đội hoặc trong tập dợt nghi thức Đội. 
 -Thông qua trò chơi các em có được sự nhanh nhẹn và khéo léo.
 Cuối tiết học, GV đánh giá, nhận xét sự tiến bộ của học sinh.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 25 tháng 9 năm 2020
Tiếng Việt
Bài 3C: CẢNH VẬT SAU CƠN MƯA (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Tìm được nghĩa chung của các câu tục ngữ có nghĩa giống nhau. Biết lựa chọn để sử dụng từ đồng nghĩa thích hợp với câu văn, đoạn văn.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Sách HDH Tiếng Việt 5.
- HS: Sách HDH Tiếng Việt 5,vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động thực hành 1, 2, 3 và Hoạt động ứng dụng: 1 
* Giáo viên chốt kiến thức cần lưu ý:
- HĐTH3: GV lưu ý HS đọc kĩ viết đoạn văn tả cảnh miêu tả màu sắc của những sự vật mà em yêu thích có trong bài Sắc màu em yêu, có thể viết về màu sắc của những sự vật có trong bài thơ và cả những sự vật không có trong bài. Chú ý sử dụng từ đồng nghĩa, ý câu hay.
+ Chú ý câu mở đoạn và kết đoạn
VD: Trong các sắc màu Việt Nam em thích nhất là màu vàng. Màu vàng tươi của hoa cúc gợi nhớ mùa thu trong lành, mát mẻ. Những ánh nắng vàng hoe rải nhẹ trên đường. Những cánh đồng lúa chín vàng rực. Trong vườn, lắc lư những chùm khế chín vàng lịm. 
VD: Trong các sắc màu Việt Nam em thích nhất là màu đỏ. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi. Trong vườn mấy quả gấc chín đỏ ối. Trên con đường đến trường, mấy bạn học sinh đeo khăn quàng đỏ thắ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_3_nam_hoc_2020_2021_ban_hay.doc