Giáo án Khối 5 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)

Giáo án Khối 5 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)

Tiếng Việt

Bài 30A: NỮ TÍNH VÀ NAM TÍNH (Tiết 1)/ 125

I. MỤC TIÊU:

- Nghe - viết đúng chính tả ba khổ thơ của bài Cô gái của tương lai.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Tài liệu HDH.

- HS: Vở TH TV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

- Thực hiện các hoạt động thực hành: 1, 2, 3.

*) Lưu ý:

1. HĐTH 1: GV giúp HS chọn tên các huân chương điền vào chỗ trống:

a) Huân chương cao quý nhất của nước ta là Huân chương/ Sao vàng.

b) Huân chương / Quân công là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, củng cố quốc phòng.

c) Huân chương/ Lao động là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất.

2. HĐTH 3a: GV hỗ trợ HS viết vào vở đúng tên các danh hiệu, huân chương

 Anh hùng / Lao động, Anh hùng / Lực lượng vũ trang, Huân chương / Sao vàng, Huân chương / Độc lập hạng Ba, Huân chương / Lao động hạng Nhất, Huân chương / Độc lập hạng Nhất.

 

doc 25 trang cuongth97 09/06/2022 4710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Buổi 1 :
Thứ hai, ngày 08 tháng 4 năm 2019
Chào cờ
Sinh hoạt đầu tuần
________________________________________
Tiếng Việt
Bài 30A: NỮ TÍNH VÀ NAM TÍNH (Tiết 1)/ 125
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng chính tả ba khổ thơ của bài Cô gái của tương lai.
- Viết hoa đúng tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành: 1, 2, 3. 
*) Lưu ý:
1. HĐTH 1: GV giúp HS chọn tên các huân chương điền vào chỗ trống: 
a) Huân chương cao quý nhất của nước ta là Huân chương/ Sao vàng. 
b) Huân chương / Quân công là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, củng cố quốc phòng. 
c) Huân chương/ Lao động là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất. 
2. HĐTH 3a: GV hỗ trợ HS viết vào vở đúng tên các danh hiệu, huân chương
 Anh hùng / Lao động, Anh hùng / Lực lượng vũ trang, Huân chương / Sao vàng, Huân chương / Độc lập hạng Ba, Huân chương / Lao động hạng Nhất, Huân chương / Độc lập hạng Nhất.
 . . ... .. .
_____________________________________
Tiếng Việt
Bài 30A: NỮ TÍNH VÀ NAM TÍNH (Tiết 2)/ 126
I. MỤC TIÊU:
- Mở rộng vốn từ: Nam và nữ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 4, 5.
*) Lưu ý:
1. HĐTH 4: GV hỗ trợ HS nêu phẩm chất của nam và nữ; thích phẩm chất nào?
a) Em đồng ý.
b) - Ở một bạn nam: dũng cảm. 
 - Ở một bạn nữ: dịu dàng. 
c) - Dũng cảm: gan dạ, không ngại gian khó, không sợ nguy hiểm. 
 - Dịu dàng: nhẹ nhàng, hòa nhã, cử chỉ và lời nói nhỏ nhẹ. 
2. HĐTH 5: GV giúp HS nêu phẩm chất chung và riêng của:
- Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô có chung những phẩm chất tốt đẹp: giàu tình cảm, biết quan tâm, chia sẻ. 
- Ma-ri-ô: kín đáo, mạnh mẽ, quyết đoán, cao thượng.
- Giu-li-ét-ta: dịu dàng, ân cần, đầy nữ tính.
 . . .....
________________________________________________
Toán 
Bài 100: ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG (Tiết 2)/103
I. MỤC TIÊU: Em ôn tập về:
- Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng.
- Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 5, 6, 7, 8.
*) Lưu ý: Nêu cách đổi các đơn vị đo độ dài và khối lượng
1. HĐTH 5: (đổi từ đơn vị bé về đơn vị lớn)
a)
650m = 0,65km
3km 456m = 4,456km
7km 35m = 7,035km
b)
5m 6dm = 5,6m
2m 5cm = 2,05m
8m 94mm = 8,094m
2. HĐTH 6 : (đổi từ đơn vị bé về đơn vị lớn)
a)
4kg 650g = 4,65kg
7kg 85g = 7,085kg
b)
3 tấn 567kg = 3,567 tấn
12 tấn 27kg = 12,027 tấn
3. HĐTH 7: (đổi từ đơn vị lớn về đơn vị bé)
a)
0,4m = 40cm
b)
0,065km = 65m
c)
0,048kg = 48g
d)
0,05 tấn = 50kg
4. HĐTH 8: (đổi từ đơn vị bé về đơn vị lớn)
a)
5376m = 5,376km
b)
67cm = 0,67m
c)
6750kg = 6,75 tấn
d)
345g = 0,345kg
 .... .............. 
...............................................................................................................................................................................................................................................
Giáo dục đạo đức
Bài 14: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 1) /43
I. MỤC TIÊU:
 Sau khi học bài này, học sinh:
- HS kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
 *Hs nhận thức tốt: HS đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
 * GDBVMT: Mức độ tích hợp toàn phần:
 + Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người. 
 + Trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên( phù hợp với khả năng)
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu GDĐĐ.
- HS: Tranh ảnh, Vở BT, SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động:
- TBVN cho lớp hát Tổ quốc Việt Nam xanh mát
- GV giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động cơ bản
1. Tìm hiểu thông tin (trang 44, SGK).
- HS đọc các thông tin và trả lời câu hỏi trong SGK 
- TN tổ chức chia sẻ thống nhất ý kiến
- GV chia sẻ và chốt: vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người; vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- HS rút ra ghi nhớ
2. Làm bài tập 1
- Đọc bài tập 1 SGK và bày tỏ ý kiến
- NT tổ chức chia sẻ
- TBHT gọi 1 số nhóm chia sẻ, thống nhất ý kiến: 
Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê, còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện đảm bảo cuộc sống của mọi người, không chỉ thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau; để trẻ em được sống trong môi trường trong lành, an toàn như công ước quốc tế về quyền trẻ em đó quy định.
3. Bày tỏ thái độ (bài tập 3, SGK).
- HS làm bài tập trong SGK
- TN cho nhóm chia sẻ
- TBHT cho chia sẻ, thống nhất hành động đúng
 + Thẻ đỏ: Tán thành.
 + Thẻ xanh: Không tán thành.
 + Thẻ vàng: Phân vân.
- GV kết luận:
 + Các ý kiến b, c là đúng ; ý kiến a là sai.
 +Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm
 B. Hoạt động ứng dụng
- Tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương để giờ sau tiếp tục nội dung bài học.
 .. . ..
_________________________________________________________________
Buổi 2:
Tiếng Việt
Bài 30A: NỮ TÍNH VÀ NAM TÍNH (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập mở rộng vốn từ: Nam và nữ , dấu câu.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện Phiếu bài tập sau:
Bài 1:
a, Tìm những từ ngữ chỉ phẩm chất của nam giới.
b, Tìm những từ ngữ chỉ phẩm chất của nữ giới.
Bài 2 : 
a, Chọn ba từ ngữ ở câu a bài tập 1 và đặt câu với từ đó.
b, Chọn ba từ ngữ ở câu b bài tập 1 và đặt câu với từ đó.
Bài 3:Tìm dấu phẩy dùng sai trong đoạn trích sau và sửa lại cho đúng:
Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới, đều cắp sách đến trường. Những học sinh ấy, hối hả bước trên các nẻo đường, ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gắt, hay trong tuyết rơi.
Đáp án:
Bài 1:
a, Những từ ngữ chỉ phẩm chất của nam giới: Dũng cảm, cao thượng, năng nổ, anh hùng, kiên cường, mạnh mẽ, gan góc 
b, Những từ ngữ chỉ phẩm chất của nữ giới: Dịu dàng, thùy mị, nết na, hiền hậu, hiền lành, nhân hậu, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
Bài 2 : 
a, Chọn ba từ ngữ ở câu a bài tập 1: dũng cảm; anh hùng, năng nổ. 
+ Đặt câu: - Bộ đội chiến đấu rất dũng cảm.
- Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, anh Phan Đình Giót đã được phong tặng danh hiệu anh hùng.
- Các bạn nam lớp em rất năng nổ trong lao động.
b, Chọn ba từ ngữ ở câu b bài tập 1: dịu dàng, hiền hậu, đảm đang.
+ Đặt câu: - Cô giáo em lúc nào cũng dịu dàng.
- Bà nội em trông rất hiền hậu.
- Mẹ em là người phụ nữ rất đảm đang.
Bài 3:
- Các dấu phảy dùng không đúng (bỏ đi) sau các từ: giới, ấy, đường, gắt.
- Sửa lại:
Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách đến trường. Những học sinh ấy hối hả bước trên các nẻo đường ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gắt hay trong tuyết rơi.
 .. . . 
________________________________________________________
Lịch sử
Bài 12: HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC.
XÂY DỤNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH (Tiết 1)/ 31
I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học, em:
- Mô tả được không khí Tổng tuyển cử bầu Quốc hội cung ngày 25- 4- 1976.
- Trình bày được một số quyết định trọng đại của kì họp Quốc hội khóa VI năm 1976.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH, tranh ảnh tư liệu.
- HS: Vở BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các HĐCB 1, 2, 3, 6 ý1 và các hoạt động thực hành 1, 3 và hoạt động ứng dụng. 
*) Lưu ý:
1. HĐCB 1a: 
- Tên đầy đủ của nước ta hiện nay: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
- Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng. 
- Quốc ca là bài Tiến quân ca. Nhạc sĩ Văn Cao là tác giả của bài Quốc ca.
- Thủ đô nước ta ở Hà Nội. 
- Một số công trình thủy điện ở nước ta: Thác Bà, Hòa Bình, Y-a-li, Sông Hinh, Trị An. 
2. HĐCB 2: 
b) Phải tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước ngay sau năm 1975 đế có nhà nước chung lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
d) Ngày 25-4-1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước. Thành phố Hà Nội tràn ngập cờ và hoa. Nhân dân phấn khởi thực hiện quyền công dân của mình, ơ thành phố Sài Gòn, cờ, hoa và biểu ngữ xuất hiện ở khắp mọi nơi. Các cụ già tuổi cao sức yếu nhưng vẫn cùng con cháu đến tận trụ sở bầu cử để được tự tay bỏ lá phiếu của mình. Vui sướng nhất là lớp thanh niên vừa tròn 18 tuổi, lần đầu tiên đi bỏ phiếu, lại được vinh dự cầm lá phiếu bầu Quốc hội thông nhất. Không chỉ ở Hà Nội, Sài Gòn mà ở tất cả các thành phố và vùng nông thôn trên đất nước Việt Nam đều tràn đầy phấn khởi. 
- Hình ảnh cổ động bầu cử Quốc hội thống nhất ở tỉnh Hoàng Liên Sơn thật trang trọng mà vô cùng nhộn nhịp của nhân dân hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái cạnh chiếc cầu sắt cổ kính. Những hòm phiếu lưu động ở cảng Hải Phòng cũng khắc họa nên hình ảnh cuộc Tổng tuyển cử nhiều màu sắc. Thật xúc động và vô vàn hạnh phúc trước quang cảnh nhân dân Tây Nguyên có những phụ nữ bồng theo con nhỏ đến phòng phiếu thể hiện quyền công dân của mình. 
3. HĐCB 3b: 
PHIẾU HỌC TẬP
Nội dung
Quyết định của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI
Tên nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quốc kì
Lá cờ đỏ sao vàng
Quốc ca
Tiến quân ca
Thủ đô
Hà Nội
Thành phố
Sài Gòn - Gia Định
Thành phố Hồ Chí Minh
4. HĐTH 1: Ngày 25-4-1976 là ngày bầu cử Quốc hội khóa VI. Đây là cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước. Kể từ đây, nước ta có nhà nước thống nhất. Nhân dân ta phấn khởi, nô nức thực hiện quyền công dân của mình. Không khí tưng bừng của ngày hội lớn tràn ngập khắp cả nước. Ai nấy đều hớn hở, tươi vui với lá phiếu trên tay cùng gương mặt rạng rỡ, tràn đầy hạnh phúc.
......... 
..... ....
.............................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________
Địa lí
 BÀI 14 : CHÂU ĐẠI DƯƠNG, CHÂU NAM CỰC 
VÀ CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI (Tiết 1)/ 73
I. MỤC TIÊU:
- Mô tả sơ lược vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương và châu Nam Cực. 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
- Nêu tên, chỉ vị trí và trình bày được đặc điểm nổi bật của các đại dương trên thế giới
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Phiếu bài tập. Lược đồ tự nhiên châu Đại Dương và châu Nam Cực. Quả địa cầu.
- HS: Sách HDH Lịch sử và Địa lí . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện hoạt động cơ bản.
*) Lưu ý
1. HĐCB 1c: 
 - Châu Đại Dương chủ yếu nằm ở bán cầu Nam. 
- Châu Đại Dương gồm phần lục địa ô-xtrây-li-a; các đảo Niu Gui-nê, Nu-ven Ca-lê-đô-ni, Ta-xma-ni-a, Nam, Bắc; các quần đảo Ca-rô-lin, Bi-xmác, Xô-lô-môn, Gin-be, Phê-ních, Phit-gi, Xa-moa, Va-nu-a-tu, Niu Di-len, Tu-a-mô-tu. 
2. HĐCB 2: 
a) Từ tây sang đông, lục địa Ô-xtrây-li-a gồm có hoang mạc và xa-van. 
d) 
PHIẾU HỌC TẬP
Khí hậu 
Thực, động vật 
Lục địa ô-xtrây-li-a 
Khô hạn, hoang mạc 
- Thú có túi, thú mỏ vịt.
- Bạch đàn, keo 
Các đảo và quần đảo 
Nóng ẩm, điều hòa 
- Rừng rậm nhiệt đới 
3. HĐCB 3b: 
- Số dân của châu Đại Dương ít hơn nhiều so với các châu lục khác. Châu Đại Dương có số dân ít nhất trong các châu lục có dân cư sinh sống. Trên lục địa Ô-xtrây-li-a và quần đảo Niu Di-len, dân cư chủ yếu là người da trắng (con cháu người Anh di cư sang từ những thế kỉ trước), còn trên các đảo khác thì dân cư chủ yếu là người bản địa có da màu sẫm, mắt đen, tóc xoăn. 
4. HĐCB 4b: 
 - Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực. 
- Khí hậu ở châu Nam Cực lạnh nhất thế giới, nhiệt độ dưới O°C, toàn bộ bề mặt phủ một lớp băng dày. 
- Ở châu Nam Cực có chim cánh cụt, hải cẩu; các loài tảo, nấm. 
- Châu Nam Cực không có cư dân sinh sống vì nơi đây không có đủ điều kiện sống, nhiệt độ dưới O°C. Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực nên là châu lục lạnh nhất thế giới. Quanh năm nhiệt độ dưới O°C. Toàn bộ bề mặt bị phủ môt lớp băng dày, trung bình trên 2000m. Động vật tiêu biểu nhất là chim cánh cụt, đó là loài chim không biết bay, nhưng bơi lặn dưới nước rất giỏi, chúng thường tập trung thành từng đàn đông đúc ven biển. Vì điều kiện sống không thuận lợi nên châu Nam Cực không có dân cư sinh sống. Nơi đây chỉ có các nhà khoa học của nhiều nước tới nghiên cứu. 5. HĐCB 5: 
a) Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương. 
b) - Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. 
 - Thái Bình Dương sâu nhất. 
 ... . .
 .
Giáo dục thể thể chất
Bài 59: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN 
TRÒ CHƠI: LÒ CÒ TIẾP SỨC
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu nâng cao thành tích hơn giờ trước..
- Trò chơi: "Lò cò tiếp sức".Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. CHUẨN BỊ;
- Địa điểm: trên sân trường, vệ sinh nơi tập sạch, an toàn
- Phương tiện: còi, cầu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. GV giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động thực hành
1. Khởi động
- Ôn định tổ chức, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
- Chạy chậm thành hàng dọc, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.- - Ôn bài thể dục phát triển chung
2. Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân
- Ôn tập cá nhân trong thời gian 5 phút
- Luyện tập theo nhóm: Nhóm trưởng cho các bạn tập theo đội hình vòng tròn
- TBHT cho tập chia sẻ, GV quan sát, giúp đỡ, sửa sai cho học sinh
- GV tổ chức đánh giá, nhận xét, sửa sai
3. Ôn phát cầu bằng mu bàn chân
- Ôn tập cá nhân trong thời gian 5 phút
- Luyện tập theo nhóm: Nhóm trưởng cho các bạn tập theo đội hình vòng tròn
- TBHT cho tập chia sẻ, GV quan sát, giúp đỡ, sửa sai cho học sinh
- TBHT cho các nhóm lên thi đá cầu
- GV tổ chức đánh giá, nhận xét, sửa sai
4. Trò chơi : Lò cò tiếp sức 
- Gv yêu cầu học sinh nêu tên trò chơi, cách chơi và qui định chơi, luật chơi. 
- Các nhóm chơi thử - chơi chính thức.
- Tổ nhận xét, đánh giá cuộc chơi
5. Phần kết thúc 
- TBHT cho lớp tập một số động tác chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu
- GV cùng HS hệ thống bài 
- Nhận xét tiết học
 B. Hoạt động ứng dụng
- Ôn lại động tác đá cầu tại nhà
 .
 .
Thứ ba, ngày 09 tháng 4 năm 2019
Tiếng Anh
( 2 tiết: GV chuyên )
________________________________________________________
Tiếng Việt
Bài 30B: VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM (Tiết 1)/ 126
I. MỤC TIÊU:
- Đọc – hiểu bài Tà áo dài Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH, tranh minh họa
- HS: Vở BTTHTV.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện Hoạt động cơ bản.
*) Lưu ý:
1. HĐCB 1: Thứ tự từ trái sang phải: 
- Ảnh 1: áo bà ba.
- Ảnh 2: áo tứ thân.
- Ảnh 3: áo dài 
2. HĐCB 5: 
1) Chiếc áo dài có vai trò trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa là: Phụ nữ Việt Nam xưa thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, bên trong lấp ló các lớp áo cánh nhiều màu với phong cách tế nhị, kín đáo. 
2) Chiếc áo dài tân thời khác so với chiếc áo dài cổ truyền là: 
- Áo dài cổ truyền có áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Riêng áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, rộng gấp đôi vạt phải. 
- Áo dài tân thời được cải tiến từ áo dài cổ truyền có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung với hai thân vải trước và sau. 
3) Áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam vì: Chiếc áo dài phù hợp với vóc dáng của phụ nữ Việt Nam. Khi mặc chiếc áo dài, người phụ nữ Việt Nam trông thướt tha, duyên dáng và dịu dàng hơn.
4) Em có cảm nhận về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài: Trong tà áo dài, người phụ nữ đẹp hơn, nhanh nhẹn, uyển chuyển và dịu dàng hơn. 
3. HĐCB 6: 
Ví dụ: Em thích đoạn văn cuối. Đoạn này miêu tả người phụ nữ Việt Nam rất đẹp trong tà áo dài truyền thống. 
 .. .. ..
Toán
Bài 101: ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH (Tiết 1) / 104
I. MỤC TIÊU:
 Em ôn tập về:
- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích
- Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- Chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng.
- So sánh, tính toán với số đo diện tích và vận dụng vào giải toán có nội dung hình học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH
- HS: VTH Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành: 1, 2, 3, 4, 5.
*) Lưu ý :
1. HĐTH 3:
a)
1km2 = 100ha
1ha = 10 000m2
7hm2 = 70 000m2
12dam2 = 1200m2
3ha = 30 000m2
b)
1m2 = dam2 = ha
15m2 = dam2 = hm2
8000m2 = 0,8ha
1400cm2 = 0,14m2
5ha = 0,05km2
2. HĐTH 4:
34dm2 = 0,34m2
5290cm2 = 0,529m2
4ha = 40 000m2
3,2dam2 = 320m2
0,5km2 = 500 000m2
0,15ha = 1500m2
 ....
......................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Buổi 1:
Thứ tư , ngày 10 tháng 4 năm 2019
Toán
Bài 101: ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH (Tiết 2)/ 105, 106
I. MỤC TIÊU:
 Em ôn tập về:
- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích
- Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- Chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng.
- So sánh, tính toán với số đo diện tích và vận dụng vào giải toán có nội dung hình học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở BTTH Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành: 6, 7, 8 và các HDƯD
*) Lưu ý:
1. HĐTH 6:
2m2 5dm2 < 2,5m2
4km2 5m2 < 4,00005km2
2,05m2
4,000005m2
5m2 3dm2 = 5,03m2
2hm2 15dam2 > 2,05hm2
5,03m2
 2,15m2
3m2 375cm2 < 3,4m2
44 000m2 5dm2 < 4,5ha
3,0375m2
4,400005ha
2. HĐTH 7:
a) 560hm2 = 560ha
b) 45ha > 50 000m2
c) 7m2 80cm2 = 7m2
d) 17m2 22dm2 = 17dm2
3. HĐTH 8:
Bài giải
Nửa chu vi thửa ruộng đó là: 250 : 2 = 125 (m) 
125m
?m
?m
Ta có sơ đồ sau:
Chiều rộng: 
 Chiều dài: 
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 2 + 3 = 5 (phần)
Chiều rộng thửa ruộng đó là: 125 : 5 x 2 = 50 (m)
Chiều dài thửa ruộng đó là: 125 - 50 = 75 (m)
Diện tích thửa ruộng đó là: 75 x 50 = 3750 (m2)
3750m2 gấp 100m2 số lần là: 3750 : 100 = 37,5 (lần)
Thửa ruộng đó thu hoạch được là: 65 x 37,5 = 2437,5 (kg)
Đổi: 2437,5kg = 2,4375 tấn
Đáp số: 2,4375 tấn thóc.
 ....................
 .. ........
_____________________________________________
Giáo dục thể chất
Bài 60: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI: TRAO TÍN GẬY
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu nâng cao thành tích hơn giờ trước..
- Trò chơi: "Trao tín gậy’’. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: trên sân trường, vệ sinh nơi tập sạch, an toàn
- Phương tiện: còi, cầu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. GV giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động thực hành
1. Khởi động
- Ôn định tổ chức, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
- Chạy chậm thành hàng dọc, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối. - Ôn bài thể dục phát triển chung
2. Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân
- Ôn tập cá nhân trong thời gian 5 phút
- Luyện tập theo nhóm: Nhóm trưởng cho các bạn tập theo đội hình vòng tròn
- TBHT cho tập chia sẻ, GV quan sát, giúp đỡ, sửa sai cho học sinh
- GV tổ chức đánh giá, nhận xét, sửa sai
3. Ôn phát cầu bằng mu bàn chân
- Ôn tập cá nhân trong thời gian 5 phút
- Luyện tập theo nhóm: Nhóm trưởng cho các bạn tập theo đội hình vòng tròn
- TBHT cho tập chia sẻ, GV quan sát, giúp đỡ, sửa sai cho học sinh
- TBHT cho các nhóm lên thi đá cầu
- GV tổ chức đánh giá, nhận xét, sửa sai
4. Trò chơi : Trao tín gậy 
- Gv yêu cầu học sinh nêu tên trò chơi, cách chơi và qui định chơi, luật chơi. 
- Các nhóm chơi thử - chơi chính thức.
-Tổ nhận xét, đánh giá cuộc chơi
5. Phần kết thúc 
- TBHT cho lớp tập một số động tác chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu
- GV cùng HS hệ thống bài 
- Nhận xét tiết học
 B. Hoạt động ứng dụng
- Ôn lại động tác đá cầu tại nhà
 .
 .
_______________________________________________
Tiếng Anh
( 2 tiết: GV chuyên )
Buổi 2: 
 Khoa học
 BÀI 32 : SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI DẠY CON CỦA CHIM VÀ THÚ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, em:
- Trình bày được sự sinh sản, nuôi con của chim và một số loài thú.
- So sánh, tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong chu trình sinh sản của chim và thú
- Kể tên một số loài thú chỉ đẻ mỗi lứa một con, một số loài thú đẻ nhiều con trong một lứa.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở BTTH Khoa học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành.
*) Lưu ý:
1. HĐTH 1: 
Số con trong một lứa
Tên loài thú 
Thông thường chỉ 1 con 
Bò, trâu, voi, ngựa, khỉ, hươu, nai
2 con trở lên
Chó, mèo, lợn, dê, hổ, sư tử
2. HĐTH 2: 
a) - Hổ sinh sản vào mùa xuân và mùa hạ. 
- Hổ mẹ không rời con suốt tuần đầu sau khi sinh vì hổ con rất yếu ớt. 
- Khi hổ con được hai tháng tuổi, hổ mẹ dạy con săn mồi. Hổ con có thể sống độc lập khi được một tuổi rưỡi đến hai tuổi. 
b) - Hươu ăn cỏ, lá cây để sống. 
- Hươu đẻ mỗi lứa một con. Hươu con mới sinh ra đã biết đi và biết bú mẹ. 
- Hươu con khoảng 20 ngày tuổi đã được hươu mẹ dạy cho tập chạy; vì chạy là cách tự vệ tốt nhất để trốn tránh kẻ thù đuổi bắt để ăn thịt. 
..... ................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________
Giáo dục thể chất
Bài 61: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN 
TRÒ CHƠI: NHẢY Ô TIẾP SỨC
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu nâng cao thành tích hơn giờ trước..
- Trò chơi: "Nhảy ô tiếp sức".Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: trên sân trường, vệ sinh nơi tập sạch, an toàn
- Phương tiện: còi, cầu
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. GV giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động thực hành
1. Khởi động
- Ôn định tổ chức, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
- Chạy chậm thành hàng dọc, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
- Ôn bài thể dục phát triển chung
2. Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân
- Ôn tập cá nhân trong thời gian 5 phút
- Luyện tập theo nhóm: Nhóm trưởng cho các bạn tập theo đội hình vòng tròn
- TBHT cho tập chia sẻ, GV quan sát, giúp đỡ, sửa sai cho học sinh
- GV tổ chức đánh giá, nhận xét, sửa sai
3. Ôn phát cầu bằng mu bàn chân
- Ôn tập cá nhân trong thời gian 5 phút
- Luyện tập theo nhóm: Nhóm trưởng cho các bạn tập theo đội hình vòng tròn
- TBHT cho tập chia sẻ, GV quan sát, giúp đỡ, sửa sai cho học sinh
- TBHT cho các nhóm lên thi đá cầu
- GV tổ chức đánh giá, nhận xét, sửa sai
4. Trò chơi : Nhảy ô tiếp sức 
- Gv yêu cầu học sinh nêu tên trò chơi, cách chơi và qui định chơi, luật chơi. 
- Các nhóm chơi thử - chơi chính thức.
-Tổ nhận xét, đánh giá cuộc chơi
5. Phần kết thúc 
- TBHT cho lớp tập một số động tác chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu
- GV cùng HS hệ thống bài 
- Nhận xét tiết học
 B. Hoạt động ứng dụng
- Ôn lại động tác đá cầu tại nhà
 . .
 .
__________________________________________
Tin học
( 2 tiết: GV chuyên )
 __________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 11 tháng 4 năm 2019
Tiếng Việt
Bài 30B: VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM (tiết 2)/ 128, 129
I. MỤC TIÊU:
- Nắm vững cách tả con vật
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH. 
- HS: Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động thực hành 1, 2, 3.
*) Lưu ý:
1. HĐTH 1: Ôn tập về tả con vật 
a) Bài văn tả con vật gồm ba phần: 
- Mở bài: Giới thiệu về con vật sẽ tả. 
- Thân bài: 
+ Tả đặc điểm hình dáng. 
+ Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật. 
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em đối với con vật. 
b) Trình tự tả con vật: 
- Tả hình dáng rồi tả hoạt động. Có thể tả bao quát rồi tả chi tiết. 
- Tả hình dáng xen lẫn tả hoạt động, thói quen sinh hoạt của con vật. 
c) Các giác quan được sử dụng khi quan sát: mắt, tai, mũi, tay. 
d) Biện pháp tu từ thường được sử dụng khi tả con vật: so sánh, nhân hóa. 
2. HĐTH 2: 
a) Bài văn gồm 4 đoạn: 
- Đoạn 1: Giới thiệu sự xuất hiện của chim họa mi vào mỗi buổi chiều. 
- Đoạn 2: Tả tiêng hót đặc biệt của họa mi. 
- Đoạn 3: Tả dáng ngủ ngộ nghĩnh của họa mi trong đêm. 
- Đoạn 4: Tả cách hót chào nắng sớm thật dễ thương của họa mi. 
b) Tác giả quan sát chim họa mi bằng mắt và tai. 
c) - Em thích chi tiết tả chim họa mi ngủ. Đây là chi tiết giúp em biết được cách ngủ rất ngộ nghĩnh của họa mi. 
 - Hình ảnh so sánh: tiếng hót như một điệu đàn trong bóng xế. Hình ảnh so sánh miêu tả đúng tiếng hót của họa mi âm vang giữa buổi chiều tĩnh mịch. 
3. HĐTH 3: 
* Tả hình dáng của con chó: Chú chó Mi Nô của em rất đẹp. Bộ lông xù của chú trắng như tuyết và thật mềm mại, vuốt lên cứ êm êm là. Cái mõm chú ta thì ngắn ngủn cùng với cái chóp mũi đen mun ươn ướt trông thật ngộ nghĩnh. Hai con mắt thì đen láy, to tròn như hai hột nhãn khiến ta có cảm giác chỉ thấy hai con mắt trên mặt nó mà thôi. Bốn chân chú ngắn cũn cỡn, chạy cứ lăng xăng, lăng xăng. Còn cái đuôi của chú thì cong vồng lên như đuôi sóc. Mi Nô đẹp như thế, không thương làm sao được. 
* Tả hoạt động của con mèo: Một lần tình cờ, em chứng kiến cảnh Mi Mi bắt chuột thật là ngoạn mục. Cô nàng nép mình sau lu gạo kiên trì rình rập. Dường như đến cả hơi thở cô nàng cũng cố giữ cho thật khẽ. Thấy im ắng quá, một thằng chuột nhắt từ trong hốc bếp chui ra, ngó ngang ngó dọc ra chiều cảnh giác. Thằng chuột có vẻ yên tâm từ từ tiến về phía lu gạo, Mi Mi vẫn bất động. Thằng chuột và lu gạo mỗi lúc một gần, Mi Mi khẽ thu mình lại. Thằng chuột đã đến gần lu gạo và chắc mẩm sẽ được một bữa no nê. Tựa như chiếc lò xo bị nén chỉ chờ bật ra, Mi Mi phốc tới như một mũi tên. Thằng chuột nhắt đáng ghét đã nằm gọn dưới mười chiếc vuốt nhọn hoắt, Mi Mi của em bắt chuột thật là tài.
 ....................
...............................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________________
Tiếng Việt
Bài 30B: VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM(Tiết 3)/ 130
I. MỤC TIÊU:
- Kể được câu chuyện một về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ tài năng.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Sách HDH Tiếng Việt 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 4,5,6 và hoạt động ứng dụng.
*) Lưu ý:
1. HĐTH 4: 
Hai Bà Trưng
Năm 34 sau Tây lịch, nhà Đông Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tô Định là một người tham lam tàn bạo. Dân chúng vô cùng oán hận, Lạc hầu, Lạc tướng cũng căm hờn. Còn Lạc tướng huyện Châu Diên là Thi Sách, mưu tính việc chống quân Tàu. Tô Định hay được bèn giết Thi Sách đi. Vợ Thi Sách là Trưng Trắc nổi lên đánh Tô Định để báo thù cho chồng, rửa hận cho nước. Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng rất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm được 65 thành trì. Tô Định chống cự không lại trốn chạy về Tàu. Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh (năm 40 sau Tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập. Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân của Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc (tức gần Hồ Tây ở Hà Nội bấy giờ). Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh. Mùa thu năm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc. Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh hùng cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời. Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà. Hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng. 
Võ Thị Sáu
Có nơi đâu đẹp tuyệt vời 
Như sông như suối như người Việt Nam 
Đất nước Việt Nam trải qua hơn 4000 năm lịch sử với biết bao biến cố, thăng trầm, chịu rất nhiều cuộc xâm lăng của các nước lớn. Nhân dân ta tuy hiền lành tay cuốc, tay cày nhưng khi có kẻ thù giày xéo quê hương, lòng yêu nước lại trỗi dậy “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước”. Trong làn sóng yêu nước ấy sinh ra biết bao vị anh hùng. Một trong những vị anh hùng làm em cảm phục là chị Võ Thị Sáu. Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933, tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Vũng Tàu - Côn Đảo. Tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi rồi nhanh chóng trở thành nữ chiến sĩ trinh sát nổi tiếng gan dạ của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1950, chị Sáu bị địch bắt trong lúc đang tham gia trận đánh tiêu diệt tề ở chợ quê gần nhà mình. Hơn 1 năm bị giam cầm trong khám Chí Hòa, "nếm" đủ thứ đòn roi và đủ "mùi" tra tấn..., nhưng chị Võ Thị Sáu vẫn nêu cao tấm gương dũng cảm vươn lên, không khuất phục kẻ thù. Tháng 4-1951, thực dân Pháp đưa chị Sáu ra tòa án binh xét xử. Phiên tòa không có luật sư, không có công chúng, chỉ với sự hiện diện của hai tên tay sai hội tề làm nhân chứng với bồi thẩm đoàn, công tố và hiến binh, nhưng chánh án vẫn kết tội “Võ Thị Sáu tham dự vụ giết hại các nhà chức trách ở Đất Đỏ”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_30_nam_hoc_2018_2019_ban_dep.doc