Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)
BÀI: Ôn tập giữa học kì II (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Ôn tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp rèn kĩ năng đọc, hiểu (HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc). Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép), tìm các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết.
- Học sinh năng khiếu đọc diễn cảm văn bản.
2. Kĩ năng:
- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì II của lớp 5 (Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 115 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập.
Tuần 28 Thứ hai ngày 01 tháng 4 năm 2019 CHÀO CỜ ---------------------------------------------------------------- MÔN: TIẾNG VIỆT Tiết: 55 BÀI: Ôn tập giữa học kì II (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Ôn tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp rèn kĩ năng đọc, hiểu (HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc). Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép), tìm các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết. - Học sinh năng khiếu đọc diễn cảm văn bản. 2. Kĩ năng: - Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì II của lớp 5 (Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 115 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật). 3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 30’ 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc thuộc lòng bài và trả lời câu hỏi. + Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ nào? + Nêu một hai câu thơ nói lên lòng tự hào về đất nước tự do, về truyền thống bất khuất của dân tộc trong khổ thơ thứ tư và thứ năm? + Em hãy nêu nội dung chính của bài. - GV nhận xét, tuyên dương HS. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: + Tiết này các em ôn đọc và ôn tập về cấu tạo (câu đơn, câu ghép) tìm đúng ví dụ minh họa. - Hát - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. Hoạt động 1: Ôn tập đọc và học thuộc lòng. - Yêu cầu từng HS bốc thăm chọn bài, cho HS đọc 1 bài hoặc 1 đoạn theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc; GV nhận xét . + Những HS đọc bài chưa tốt GV đưa ra lời động viên lần sau đọc tiếp. - HS lên bốc thăm chọn bài. 5 HS bốc thăm, xong về chỗ chuẩn bị, cử 1 HS giữ hộp phiếu bài tập đọc, khi có một bạn đọc và TLCH xong thì gọi HS khác tiếp tục lên gắp thăm bài đọc. - HS đọc và trả lời câu hỏi. Hoạt động 2: HS làm bài tập 2. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV trình bày bảng tổng kết lên bảng; HS nhìn lên bảng, nghe GV hướng dẫn. - GV yêu cầu HS làm việc các nhân. - Gọi HS lần lượt nêu ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu. Cả lớp và GV nhận xét nhanh. GV khen ngợi những HS làm bài đúng. 1 HS đọc đề bài.. -HS nhìn bảng đọc. - HS làm việc cá nhân. 3-4 HS làm bài trên bảng. - HS nêu. 5’ 4. Củng cố, dặn dò: + GV gọi HS nêu các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học. - Nhận xét HS - Dặn những HS kiểm tra chưa đạt hoặc chưa kiếm tra về nhà tiếp tục luyện đọc. - GV nhận xét tiết học. - HS nêu tên bài - HS lắng nghe ................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ------------------------------------------------------------------- MÔN: TOÁN Tiết: 136 BÀI: Luyện tập chung I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Giúp HS: Củng cố đổi đơn vị đo độ dài, đơn vị đo thời gian, đơn vị đo vận tốc. - Cả 3 nhóm HS làm các bài tập 1, 2, 3 và 4 (bài 3 và 4 dành cho học sinh năng khiếu) 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian. Vận dụng các công thức tính để giải các bài toán có kiến thức liên quan. 3. Thái độ: - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm tính. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 30’ 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: + Tiết học toán hôm nay các em cùng làm các bài toán luyện tập chung có liên quan đến tính vận tốc, quãng đường và thời gian của chuyển động. - Hát - HS nhắc lại. Hoạt động 1: HS Làm 4 bài tập sgk trang Bài 1 - Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu của bài. - GV cho HS thấy: Yêu cầu bài toán là so sánh vận tốc của ô tô và xe máy. - Cho HS làm bài vào vở. - GV nhận xét 5 vở, sửa bài. Bài 2 - Gọi HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán. - Hướng dẫn HS tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là m/phút. - GV cho HS làm bài vào vở. - GV nhận xét. Bài 3 ( Dành cho học sinh năng khiếu) - Gọi HS đọc đề bài. - GV hướng dẫn HS đổi đơn vị: 9 km = 9000 m 1 giờ = 60 phút - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét. Bài 4 ( Dành cho học sinh năng khiếu) - Gọi HS đọc đề bài. - GV hướng dẫn HS đổi đơn vị đo: 72 km/giờ = 72 000 m/giờ - HS làm bài vào vở. - GV nhận xét . Bài 1 - HS đọc . - HS làm bài vào vở. Bài giải Vận tốc của ô tô là: 135 : 3 = 45 (km/giờ) Vận tốc của xe máy là: 135 : 4,5 = 30 (km/giờ) Mỗi giờ ô tô đi hơn xe máy là: 45 - 30 = 15 (km/giờ) Đáp số : 15 km/giờ Bài 2 - 1 HS đọc - 1HS tóm tắt bài toán. - HS chú ý đơn vị đo vận tốc. - Làm bài vào vở. Bài giải 1250 : 2 = 625 (m/phút) 1 giờ = 60 phút Một giờ xe máy đi được : 625 x 60 = 37500(m) 37500m = 37,5km Đáp số: 37,5km/giờ Bài 3 - 1HS đọc. - HS theo dõi. - HS cả lớp làm vào vở. Bài giải 15,75km = 1575m 1 giờ 45 phút = 105 phút Tính vận tốc của xe ngựa với đơn vị m/phút là: 1575 : 105 = 15 (km/giờ) Đáp số: 15 km/giờ Bài 4 - 1HS đọc. - HS theo dõi. - HS làm vào vở. Bài giải 72km/giờ = 72000m/ giờ Thời gian để cá heo bơi 2400m là: 2400 : 72000 = (giờ) giờ = 60 phút x = 2 phút Đáp số: 2 phút 5’ 4. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS nhắc lại cách tính thời gian, cách tính vận tốc, cách tính quãng đường và công thức tính. - Nêu các đơn vị đo vận tốc. - Về nhà xem lại bài, làm bài tập vào vở, chuẩn bị bài: Luyện tập chung. - GV nhận xét tiết học. - HS nhắc - HS nêu . ................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 2 tháng 4 năm 2019 MÔN: TIẾNG VIỆT Tiết: 56 BÀI: Ôn tập giữa học kì II (Tiết 4) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Tiếp tục ôn tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1). Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kì II. Nêu được 1 trong những dàn ý của bài văn miêu tả trên ; 2. Kĩ năng: - HS rèn đọc đúng, nêu được tên bài, câu văn yêu thích, Nêu chi tiết hoặc câu văn HS yêu thích; giải thích được lí do yêu thích chi tiết hoặc câu văn đó. 3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức tự học và yêu thích tập đọc. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 2’ 35’ 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS. - Nhận xét . 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: + Tiết học hôm nay các em tiếp tục ôn đọc và kể tên các bài tập đọc và nêu đoạn văn yêu thích, nêu dàn ý của bài tập đọc. - Hát - HS nhắc lại đề. Hoạt động 1: Ôn đọc và HTL. - Yêu cầu từng HS bốc thăm chọn bài, cho HS đọc 1 bài hoặc 1 đoạn theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc. - Nhận xét trực tiếp từng HS. + Những HS đọc bài chưa tốt GV đưa ra lời động viên lần sau đọc tiếp. - HS lên bảng bốc thăm chọn bài. - HS đọc và trả lời câu hỏi. Hoạt động 2:HS làm bài tập 2,3. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Gọi HS phát biểu. - GV nhận xét. - GV kết luận: Có ba bài tập đọc là văn miêu tả trong 9 tuần đầu của học kì II: Phong cảnh đề hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ. Bài 3 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu một số HS tiếp nối nhau cho biết các em chọn viết dàn ý cho bài văn miêu tả nào. - Yêu cầu HS viết bài văn vào vở. - GV phát bảng nhóm và bút dạ cho HS làm bài trên phiếu theo nhóm - Yêu cầu HS trình bày bài làm. - Hỏi: Em thích chi tiết, câu văn nào, vì sao? - GV nhận xét. Bài 2 -1HS đọc. -HS phát biểu. Bài 3 - HS nêu. - Hs nối tiếp nhau nêu. - HS làm bài trên bảng nhóm - HS báo cáo kết quả làm bài. - HS nối tiếp nhau nêu. 5’ 4. Củng cố, dặn dò: - GV gọi HS nhắc lại một số tên bài đã được học ờ HKII. - Dặn HS về nhà viết lại hoàn chỉnh dàn ý của bài văn miêu tả đã chọn. - GV nhận xét tiết học. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ------------------------------------------------------------------- MÔN: TOÁN Tiết: 137 BÀI: Luyện tập chung I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Giúp HS: Củng cố kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian. Làm quen với bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian. - Chuyển bài 2 làm trước bài tập 1a, bài 3 và 4 dành cho học sinh năng khiếu. 2. Kĩ năng: - HS rèn luyện kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian. 3. Thái độ: - Giáo duc HS tính cẩn thận, chính xác khi làm tính. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 30’ 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: + Tiết học toán hôm nay các em cùng làm các bài tập về tính vận tốc, quãng đường, thời gian của một chuyển động đều, bước đầu làm quen với bài toán về hai chuyển động ngược chiều cùng thời gian. - Hát - Lắng nghe. Hoạt động 1: HS làm 4 bài tập. Bài 1 - GV treo bảng phụ, gọi HS đọc đề bài. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán, chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau? - GV hướng dẫn để HS hiểu trong mỗi giờ thì ô tô và xe máy sẽ đi được một quãng đường bằng quãng đường của 2 xe cộng lại, từ đó tính ra thời gian để 2 xe gặp nhau. - GV yêu cầu HS làm bài tập b (tương tự như bài tập a) - GV hướng dẫn HS các bước. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét. Bài 2 - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS nêu cách làm, sau đó tự làm bài vào vở. Bài 3: ( Dành cho học sinh năng khiếu) - Gọi HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS nêu nhận xét về đơn vị đo quãng đường trong bài toán. - HS đổi đơn vị đo quãng đường theo mét hoặc đổi đơn vị đo vận tốc theo m/phút. - GV cho HS làm bài vào vở. Bài 4: ( Dành cho học sinh năng khiếu) - GV gọi HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán. - GV yêu cầu HS làm bài, Gv giảng lại cho HS cách làm. Bài 1 - 1 HS đọc đề . - 2 chuyển động đồng thời ngược chiều nhau. - HS trình bày lại bài toán. Tổng vận tốc của hai xe ô tô và xe máylà: 54 + 36 = 90 (km/giờ) Thời gian hai xe gặp nhau là: : 90 = 2 (giờ) Đáp số: 2 giờ -HS làm bài vào vở. Bài giải Sau mỗi giờ, hai ô tô đi được là: + 50 = 92 (km) Thời gian để hai ô tô gặp nhau là: : 92 = 3 (giờ) Đáp số : 3 giờ Bài 2 - 1 HS đọc đề . - Làm bài vào vở. Bài giải Thời gian ca nô đi hết quãng đường AB là : 11 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 3 giờ 45 phút = 3,75 giờ Quãng đường AB dài: 12 x 3,75 = 45 (km) Đáp số : 45 km Bài 3 - 1HS đọc đề bài. - 1HS nêu. - Lắng nghe. - HS làm bài vào vở. Bài giải 15 km = 15000m Vận tốc chạy của ngựa đó là: 15000 : 20 = 750 ( m/phút) Đáp số : 750 m/phút Bài 4 - HS đọc đề . - HS tóm tắt bài toán. - HS cả lớp làm bài vào vở. Bài giải 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ Quãng đường xe máy đi được là: 42 x 2,5 = 105 (km) Sau 2,5 giờ xe máy còn cách B là : 135 -105 = 30 (km) Đáp số: 30 km 5’ 4. Củng cố, dặn dò: - GV gọi HS nhắc lại quy tắc tính quãng đường và thời gian. - Chuẩn bị bài: Luyện tập chung . - GV nhận xét tiết học. - HS nhắc lại - HS lắng nghe ................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ------------------------------------------------------------------- MÔN : KHOA HỌC Tiết: 55 BÀI: Sự sinh sản của động vật I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Sau giờ học, HS biết: Nêu được sự sinh sản của côn trùng một cách chung nhất. Nêu được vai trò của cơ quan SS, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử. 2. Kĩ năng: - Kể tên được một số loài vật sinh con và một số loài vật đẻ trứng. 3. Thái độ: - Có ý thức quan sát thiên nhiên và ham tìm hiểu thiên nhiên quanh mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Giáo viên: Tranh SGK. - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 20’ 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS trả lời câu hỏi ở tiết 54. - GV nhận xét. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: + Kiểm tra việc chuẩn bị tranh (ảnh) về các loài động vật. - Các em đã tìm hiểu về sự sinh sản của thực vật. Tiết học hôm nay các em cùng tìm hiểu về sự sinh sản của động vật. - Hát - HS trả lời câu hỏi. - Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên. - Lắng nghe. Hoạt động 1 : Sự sinh sản của động vật. - GV yêu cầu đọc thông tin và quan sát trong SGK phần “Kính lúp” - Đưa ra y/c thảo luận: + Cơ thể động vật đa số được chia thành mấy giống? + Đó là những giống nào? + Cơ quan nào của động vật giúp ta phân biệt được giống đực và giống cái? + Thế nào là sự thụ tinh ở động vật? + Cơ thể mới của động vật có đăc điểm gì? + Động vật có những cách sinh sản nào? Kết luận: Đa số ĐV được chia thành 2 giống; giống đực và giống cái. (GV tổng kết lại những câu HS đã trả lời) - Đọc SGK - HS quan sát, tìm hiểu nội dung tranh. + Đa số động vật được chia thành hai giống: + Đó là giống đực và giống cái. + Cơ quan sinh dục giúp ta phân biệt giống đực và giống cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng. + Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử là sự thụ tinh. + Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới. + Động vật sinh sản bằng cách đẻ trứng hoặc đẻ con. Hoạt động 2: Các cách sinh sản của động vật. + Động vật sinh sản bằng cách nào? - GV tổ chức cho HS tìm những con vật đẻ trứng hay đẻ con trong nhóm theo hướng dẫn. - GV yêu cầu các nhóm kiểm tra chéo nhau xem nhóm bạn tìm được bao nhiêu con vật đẻ trứng, bao nhiêu con vật đẻ con. - Các nhóm báo cáo kết quả. GV ghi nhanh lên bảng. - Tuyên dương HS tìm được nhiều con vật. Kết luận: - Những loài động vật khác nhau thì cách sinh sản khác nhau: Có loài đẻ trứng có loài đẻ con. + Động vật sinh sản bằng cách đẻ trứng hay đẻ con. - Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV. - Các nhóm kiểm tra nhau. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả kiểm tra. - HS viết vào vở các con vật trên nhóm mình tìm được. Tên con vật đẻ trứng Tên con vật dẻ con Gà, chim, rắn, cá sấu, rùa , cá vàng, sâu, ngỗng, đà điểu, ngan, tu hú, chim ri, đại bàng, quạ, diều hâu, bướm. Chuột, cá, heo, cá voi, khỉ, dơi, voi, hổ, báo, ngựa, lợn, chó, mèo, hươu, nai, gấu, trâu, bò. - HS lắng nghe Hoạt động 3: - GV cho HS vẽ tranh theo đề tài những con vật mà em thích. - Gợi ý cho HS có thể vẽ tranh về + Con vật đẻ trứng. + Con vật đẻ con. + Gia đình con vật. + Sự phát triển của con vật. - Tổ chức HS trình bày sản phẩm. - Bầu ban giám khảo bầu chọn cho từng HS vẽ tranh. - GV nhận xét chung. - HS vẽ tranh con vật yêu thích - HS lắng nghe 5’ 4. Củng cố, dặn dò: - GV gọi HS đọc lại nội dung bài - Nhận xét và tuyên dương HS. - GV yêu cầu HS đọc nội dung bài học trong SGK. Chuẩn bị bài: Sự sinh sản của côn trùng. - GV nhận xét tiết học. - HS trả lời - HS đọc. - HS lắng nghe ................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ------------------------------------------------------------------- MÔN: TIẾNG VIỆT Tiết : 55 BÀI: Ôn tập giữa học kì II (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Tiếp tục ôn tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1). Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu. - HS năng khiếu hiểu tác dụng của từ ngữ lặp lại, từ ngữ thay thế. 2. Kĩ năng: - HS làm đúng bài tập điền vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép. 3. Thái độ: - Giáo dục HS vận dụng kiến thức về cấu tạo câu vào trong viết và nói. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 35’ 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đặt câu ghép có cặp từ hô ứng. - GV nhận. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: + Tiết học này các em tiếp tục ôn đọc và làm bài tập điền vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép. - Hát - HS đặt câu. - HS nhắc lại. Hoạt động 1: Ôn tập đọc và học thuộc lòng. - Yêu cầu từng HS bốc thăm chọn bài, cho HS đọc 1 bài hoặc 1 đoạn theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc; giáo viên nhận xét. - HS lên bảng bốc thăm chọn bài. - HS đọc và trả lời câu hỏi. Hoạt động 2: HS làm bài tập 2. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS đọc từng câu văn, làm bài vào vở. GV phát bảng nhóm và bút dạ cho HS. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc câu văn của mình. GV nhận xét. - GV nhận xét, sửa chữa. - HS đọc đề bài. - HS đọc thầm, làm việc theo nhóm - HS đính bài lên bảng - HS đọc đoạn văn của mình. a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy. b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng. c) câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống: “ Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người.” 5’ 4. Củng cố, dặn dò: - GV giáo dục HS biết vận dụng từ ngữ thích hợp để liên kết câu. Về nhà đọc trước, chuẩn bị ôn tập tiết 3. - GV nhận xét tiết học. - HS lắng nghe ......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------------------------------- MÔN: LỊCH SỬ Tiết: 28 BÀI: Tiến vào Dinh Độc Lập I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Sau bài học HS nêu được : Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là chiến dịch cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta, là đỉnh cao của cuộc tổng tiến công giải phóng miền Nam bắt đầu từ ngày 26-4-1975 và kết thúc bằng sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập . 2. Kĩ năng: - HS trình bày và hiểu chiến dịch HCM toàn thắng chấm dứt 21 năm chiến đấu hi sinh của dân tộc ta, mở ra thời kì mới : miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất. 3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu đất nước, lòng biết ơn các anh hùng đã hi sinh và tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc. LSĐP: Giới thiệu một số nhân vật lịch sử Châu Văn Đặng. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Giáo viên: Tranh, ảnh SGK. - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 30’ 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu HS cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ. + Hiệp định Pa – ri được kí vào thời gian nào? + Vì sao Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa-ri? + Hãy nêu ý nghĩa của hiệp định Pa – ri? GV nhận xét. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: + Ngày 30-4- là ngày lễ kỉ niệm gì của đấ nước ta ? + Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự kiện lịch sử trọng đại ngay 30-4-1975 qua bài Tiến vào Dinh Độc Lập . - Hát 3 HS trả lời các câu hỏi . + Là ngày kỉ niệm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Hoạt động 1: Khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. + Hãy so sánh lực lượng của ta và của chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa-ri ? + GV nêu về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 (vừa giảng bài vừa chỉ bản đồ VN ) Kết luận: Sau Hiệp định Pa-ri, Mĩ rút khỏi VN, chính quyền Sài Gòn sau thất bại liên tiếp lại không được sự hỗ trợ của Mĩ như trước trở nên hoang mang, lo sợ, rối loạn và yếu thế, trong khi đó lực lượng của ta ngày càng lớn mạnh. - HS phát biểu ý kiến: Sau Hiệp định Pa-ri, Mĩ rút khỏi VN, chính quyền Sài Gòn sau thất bại liên tiếp lại không được sự hỗ trợ của Mĩ như trước trở nên hoang mang, lo sợ, rối loạn và yếu thế, trong khi đó lực lượng của ta ngày càng lớn mạnh . - HS lắng nghe Hoạt động 2: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cuộc tiến công vào Dinh Độc Lập. - GV tổ chức HS làm việc theo nhóm để cùng giải quyết các vấn đề sau : + Quân ta tiến vào Sài Gòn theo mấy mũi tiến công ? Lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ gì ? - Thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập. + Tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng . - GV cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - GV nhận xét kết quả của HS. - GV tổ chức cho HS trao đổi để trả lời các câu hỏi : + Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì ? + Tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện .? + Giờ phút thiêng liêng khi quân ta chiến thắng, thời khắc đánh dấu miền Nam đã được giải phóng,đất nước ta đã thống nhất là lúc nào ? - GV kết luận về diễn biến của chiến dịch HCM lịch sử . + Ngày 30-4-1975, quân ta tiến vào Dinh Độc Lập buộc Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện. - Mỗi nhóm 4 HS cùng đọc SGK thảo luận để giải quyết vấn đề . + Quân ta chia thành 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn. Lữ đoàn xe tăng 203 đi từ hướng phía đông và có nhiệm vụ phối hợp cùng các đơn vị bạn để cắm cờ trên Dinh Độc Lập . + HS thuật trước nhóm, các HS trong nhóm theo dõi và bổ sung ý kiến cho nhau + Lần lượt từng em kể trước nhóm. Nhấn mạnh: Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh và nội các phải đầu hàng vô điều kiện . - Đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả của nhóm. Mỗi nhóm chỉ nêu về 1 vấn đề .Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến. - Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. + Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập, cơ quan cao cấp của chính quyền Sài Gòn chứng tỏ quân địch đã thua trận và cách mạng đã thành công. + Vì lúc đó quân đội chính quyền Sài Gòn rệu rã đã bị quân đội Việt Nam đánh bại và rút khỏi miền Nam Việt Nam. + Lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/04/1975, lá cờ cách mạng kêu hãnh tung bay trên Dinh Độc Lập. Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Hồ chí Minh - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm để tìm hiểu về ý nghĩa của chiến dịch HCM lịch sử.Có thể gợi ý cho HS các câu hỏi sau : + Chiến thắng của chiến dịch HCM lịch sử có thể so sánh với những chiến thắng nào trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta . + Chiến thắng này tác động thế nào đến chính quyền Mĩ,quân đội Sài gòn,có ý nghĩa thế nào với mục tiêu cách mạng của ta? - GV gọi HS trình bày ý nghĩa của chiến thắng chiến dịch HCM lịch sử . Kết luận: Chiến thắng 30/4/1975 đã đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn MN, chấm dứt 21 năm chiến tranh, từ đây 2 miền Nam- Bắc được thống nhất. 4 đến 6 HS tạo thành 1 nhóm cùng thảo luận,trả lời các câu hỏi gợi ý của GV dể rút ra ý nghĩa của chiến dịch lịch sử HCM. + Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là một chiến công hiển hách đi vào lịch sử dwn tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa, một Điện Biên Phủ, + Chiến thắng này đã đánh tan chính quyền và quân đội sài Gòn, giải phóng miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh, đất nước thống nhất. Nhiệm vụ giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của cách mạng Việt Nam đẫ hoàn toàn thành công. - Một số HS trình bày trước lớp. 5’ 4. Củng cố, dặn dò: - Gọi một HS nhắc lại nội dung bài học. - GV giới thiệu nhân vật lịch sử Châu Văn Đặng ở các tiết trước. - Dặn HS về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị bài: Hoàn thành thống nhất đất nước. - GV nhận xét tiết học. - HS trả lời - HS nhắc lại - HS lắng nghe ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 3 tháng 4 năm 2019 MÔN: TIẾNG VIỆT Tiết: 55 BÀI: Ôn tập giữa học kì II (Tiết 6) I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Tiếp tục ôn tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp rèn kĩ năng đọc, hiểu (HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc). Củng cố, khắc sâu kiến thức về các biện pháp liên kết câu : Biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong ví dụ đã cho. 2. Kĩ năng: - Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì II của lớp 5 (Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật). 3. Thái độ: - Giáo dục HS biết vận dụng những từ đã học vào trong nói, viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 40’ 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: + Tiết này các em tiếp tục ôn tập đọc, sử dụng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết câu. - Hát - Lắng nghe. Hoạt động 1: Ôn tập đọc và học thuộc lòng. - Cho từng HS bốc thăm chọn bài, cho HS đọc 1 bài hoặc 1 đoạn theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc. - Nhận xét trực tiếp từng HS. + Những HS đọc bài chưa tốt GV động viên lần sau đọc tiếp. - HS lên bảng bốc thăm chọn bài. - HS đọc và trả lời câu hỏi. Hoạt động 2: HS làm bài tập 2, 3 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV hướng dẫn cho HS hoạt động theo 3 nhóm và ghi tên các bài tập đọc và văn miêu tả trong 9 tuần qua theo thứ tự. - GV yêu cầu đại diện nhóm lên bảng trình bày - Gọi HS đọc từng câu. - GV nhận xét, khen ngợi những HS làm bài đúng. - HS đọc - HS thảo luận nhóm và làm bài - HS trình bày trên bảng. - HS đọc lại bài hoàn chỉnh 5’ Bài tập 3. - GV gọi HS đọc yêu cầu bài 3. - GV gợi ý cho HS chọn viết dàn ý của bài văn miêu tả nào (Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ) - GV yêu cầu HS viết vào vở. - GV gọi HS đọc lại dàn ý bài văn và nêu chi tiết hoặc câu mình thích sau đó giải thích lí do - GV nhận xét và chọn bài làm tốt cho HS đọc 4. Củng cố, dặn dò: - GV gọi HS nêu tân bài tập đọc và bài văn. - Nhận xét HS. - Dặn những HS kiểm tra chưa đạt hoặc chưa kiểm tra về nhà tiếp tục luyện đọc. - GV nhận xét tiết học. - HS đọc yêu cầu bài 3 - HS nêu dàn ý bài nào của mình - HS lên bảng viết dàn ý - HS đọc dàn ý và nêu chi tiết rồi giải thích lí do. - HS nêu - HS lắng nghe ................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------------------------------- MÔN: TIẾNG VIỆT Tiết: 28 BÀI: Ôn tập giữa học kì II (Tiết 5) I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Nghe – viết đúng chính tả đoạn văn tả Bà cụ bán hàng nước chè. 2. Kĩ năng: - Viết được một đoạn văn ngắn tả ngoại hình của một cụ già mà em biết. 3. Thái độ: - Giáo dục HS say mê sáng tạo khi viết văn miêu tả. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 30’ 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS lên bảng viết lại chữ đã viết sai ở tiết trước. - GV nhận xét. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: + Tiết học hôm nay các em cùng nghe viết chính xác đẹp đoạn văn Bà cụ bán hàng nước chè và viết đoạn văn tả ngoại hình của một cụ già mà em biết. - Hát - HS lên bảng viết. - HS nhắc lại. Hoạt động 1: Nghe- viết chính tả. - GV đọc bài chính tả Bà cụ bán hàng nước chè, giọng thong thả, rõ ràng. Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS tóm tắt nội dung bài. - GV nhắc nhở HS các tiếng, từ dễ viết sai: tuổi giời, tuồng chèo, . . . - GV gọi HS phân tích tiếng khó. - Nhận xét và tuyên dương HS phân tích đúng - GV đọc từng câu cho HS viết. - GV đọc cho HS soát lỗi. - Nhân xét - HS lắng nghe. - HS nêu: Bài văn tả gốc bàng cổ thụ và bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng. - Luyện viết trên bảng con. - HS phân tích tiếng - HS viết vào vở. - HS soát lỗi. - HS nộp vở Hoạt động 2: HS làm bài tập 2. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Hỏi: + Đoạn văn Bà cụ bán hang nước chè tả ngoại hình hay tính tình của bà cụ? + Tác giả tả đặc điểm nào của ngoại hình? + Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào? - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc bài viết của mình, cả lớp và GV nhận xét. - 1 HS đọc + Tả ngoại hình. + Tả tuổi của bà cụ. + Bằng cách so sánh cây bàng già, tả mái tóc bạc trắng. - HS làm bài vào vở.1HS làm vào giấy khổ to. - HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình. 5’ 4. Củng cố, dặn dò: - GV gọi HS viết lại chữ đã viết sai. - Nhận xét HS viết bảng. - Dặn HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn viết. - GV nhận xét tiết học. - HS lên bảng viết từ. - HS lắng nghe ................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ----------------------------------------------
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_5_tuan_28_nam_hoc_2018_2019_ban_dep.doc