Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2017-2018 - Đặng Thị Tâm

Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2017-2018 - Đặng Thị Tâm

Sinh hoạt tập thể: CHÀO CỜ + CHỦ NHIỆM

I. Mục tiêu

+ HS tham gia chào cờ đầu tuần nghiêm túc.

+ GVCN phổ biến kế hoạch tuần 28

+ Giáo dục KNS,tính mạnh dạn,tự tin khi tham gia HĐTT cho học sinh

II. Nội dung sinh hoạt

1.Tham gia chào cờ đầu tuần.

+ Thực hiện nghi thức chào cờ nghiêm túc.

2. Sinh hoạt tập thể theo chủ điểm tháng 3(nội dung do lớp trực chuẩn bị)

3. Nghe thầy hiệu trưởng nhận xét và phổ biến kế hoạch chung của nhà trường.

4. Sinh hoạt tại lớp.

- Học chương trình tuần 28

- Kiểm tra việc ôn bài ở nhà của học sinh

- Vệ sinh phong quang trường lớp.

- Thực hiện tốt nội quy lớp học, nền nếp của Đội.

 

doc 53 trang cuongth97 04/06/2022 2740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Năm học 2017-2018 - Đặng Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Thứ tư, ngày 21 tháng 3 năm 2018
 Giáo án dạy thực tập
 Người dạy: Đặng Thị Tâm
Tiết dạy : Lịch sử: Lớp 5
Bài: TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP.
I. Mục tiêu: 
- Biết ngày 30 - 4 - 1975 quân dân giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất:
+ Ngày 26 - 4 - 1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền Sài Gòn trong thành phố.
+ Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, nội các Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện.
- Giáo dục HS ý thức tự hào về lịch sử dân tộc. Có ý thức bảo vệ hoà bình chống chiến tranh để môi trường không bị ô nhiễm chất đọc do chiến tranh gây ra.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh, ảnh tư liệu về đại tháng mùa xuân năm 1975.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động (5p)
- Kiểm tra việc ôn bài: Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa - ri?
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Tìm hiểu bài.(25p)
GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của các em về bảng LWLH.
1. Hoàn cảnh lịch sử:
Cả lớp đọc thầm (sgk) 
+ So sánh lực lượng của ta và địch sau hiệp định pa – ri? 
2. Diễn biến:
+ Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diễn ra như thế nào?
+ Sự kiện quân ta tiến vào Dinh độc lập thể hiện điều gì?
- Mời HS lần lượt trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
- Cho HS dựa vào SGK để thảo luận câu hỏi:
3. Ý nghĩa lịch sử:
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 
30 – 4 - 1975?
- Mời đại diện một số nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
- GV nêu lại nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Cho HS kể về con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân 1975.
*Liên hệ thực tế:
+ Em có suy nghí gì sau khi học xong bài?Hoàn thành vào cột H
HĐ3: Củng cố, dặn dò: (3p)
- Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu nội dung bài học.
- Lực lượng của ta: ngày càng lớn mạnh, chiếm thế chủ động.
- Lực lượng của địch: Liên tiếp thất bại, hoang mang lo sợ.
*Diễn biến:
- Xe tăng 390 húc đổ cổng chính tiến thẳng vào. Đồng chí Bùi Quang Thận giương cao cờ cách mạng.
Dương Văn Minh và chính quyền Sài Gòn đầu hàng không điều kiện, lúc đó là 11giờ 30phút ngày 30- 4 - 1975.
- Thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm đấu tranh nhằm thống nhất đất nước
*ý nghĩa: : 
- Chiến thắng ngày 30-4-1975 là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc. Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh. Từ đây, hai miền Nam, Bắc được thống nhất.
- Học sinh nêu GV nhận xét.
Tuần 28. Thứ hai, ngày 19 tháng 3 năm 2018
Sinh hoạt tập thể: CHÀO CỜ + CHỦ NHIỆM 
I. Mục tiêu
+ HS tham gia chào cờ đầu tuần nghiêm túc.
+ GVCN phổ biến kế hoạch tuần 28
+ Giáo dục KNS,tính mạnh dạn,tự tin khi tham gia HĐTT cho học sinh
II. Nội dung sinh hoạt
1.Tham gia chào cờ đầu tuần.
+ Thực hiện nghi thức chào cờ nghiêm túc.
2. Sinh hoạt tập thể theo chủ điểm tháng 3(nội dung do lớp trực chuẩn bị)
3. Nghe thầy hiệu trưởng nhận xét và phổ biến kế hoạch chung của nhà trường.
4. Sinh hoạt tại lớp. 
- Học chương trình tuần 28
- Kiểm tra việc ôn bài ở nhà của học sinh
- Vệ sinh phong quang trường lớp.
- Thực hiện tốt nội quy lớp học, nền nếp của Đội.
 Tập đọc 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, rành mạch, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 - 5 bài thơ(đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
- Giáo dục HS ý thức tích cực ôn luyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động (5p)
- HS đọc và trả lời câu hỏi bài: Đất nước
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài , nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Luyện đọc và tìm hiểu bài.(30p)
Luyện đọc:
Bài 1: Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1 - 2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc ĐTL) 1 đoạn (cả bài) theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV nhận xét. HS nào đọc không
đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
Bài 2: 
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV dán lên bảng lớp tờ giấy đã viết bảng tổng kết. Hướng dẫn: BT yêu cầu các em phải tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu:
+ Câu đơn: 1 ví dụ
+ Câu ghép: Câu ghép không dùng từ nối (1 VD) ; Câu ghép dùng từ nối: câu ghép dùng QHT (1 VD), câu ghép dùng cặp từ hô ứng (1 VD).
- Cho HS làm bài vào vở, Một số em làm vào bảng nhóm.
- HS nối tiếp nhau trình bày.
- Những HS làm vào bảng nhóm treo bảng và trình bày. Cả lớp và GV nhận xét.
HĐ3: Củng cố, dặn dò: .(3p)
- GV củng cố nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về ôn tập.
- HS thực hiện theo yêu cầu GV nhận xét.
- HS lần lượt lên bốc thăm
- HS đọc và trả lời câu hỏi về bài
- HS đọc yêu cầu.
- HS nghe.
- HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
- HS làm bài sau đó trình bày.
- Nhận xét.
Toán. LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Biết đổi đơn vị đo thời gian.
- HS làm được BT1, BT2. HS có năng khiếu làm được cả BT3, BT4.
- Giáo dục HS ý thức tích cực làm bài tập.
II. Chuẩn bị:
- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động (5p)
- HS lên bảng làm mỗi em 1 bài ( Chủ yêu là học sinh còn gặp khó khăn khi làm bài.) 
Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- GV nhận xét.
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài , nêu mục tiêu bài học
HĐ2: tìm hiểu bài.(30p)
Bài1 (144): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2 (144): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bằng bút chì vào nháp. 1 HS làm trên bảng
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài 3(HSNK) (144): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- Cho HS làm bài vào nháp.
- Mời 1 HS khá lên bảng chữa bài. Cả lớp và GV nhận xét
*Bài 4(HSNK) (144): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1 HS khá làm vào bảng nhóm, sau đó treo bảng nhóm. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
HĐ3: Củng cố, dặn dò: .(3p)
- GV củng cố nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về ôn tập.
3 HS lần lượt nêu
 Bài giải:
 Đổi: 4giờ 30phút = 4,5giờ
 Mỗi giờ ô tô đi được là:
 135 : 3 = 45(km)
 Mỗi giờ xe máy đi được là:
 135 : 4,5 = 30(km)
 Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là: 
 45 – 30 = 15(km)
 Đáp số: 15km.
 Bài giải:
Vận tốc của xe máy với đơn vị đo m/phút là:
 1250 : 2 = 625(m/phút) 
 1giờ = 60phút.
 Một giờ xe máy đi được:
625 60 = 37500(m);37500m = 37,5km/giờ.
 Đáp số: 37,5km/ giờ.
 *Bài giải:
 Đổi: 15,75km = 15750 m
 1giờ 45phút = 105phút
Vận tốc của xe máy với đơn vị đo m/phút là:
 15750 : 105 = 150(m/phút)
 Đáp số: 150m/phút.
 *Bài giải:
 72km/giờ = 72000m/giờ
 Thời gian để cá heo bơi 2400m là:
 2400 : 72000 = (giờ)
 giờ = 60phút = 2phút.
 Đáp số: 2phút.
Kĩ thuật : LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG.( Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 Như tiết 1
II. Đồ dùng 
 - G mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn. 
 - GV+ HS bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động (5p)
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK
- GV nhận xét.
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài , nêu mục tiêu bài học
HĐ2:Luyện tập thực hành.(30p)
. Học sinh thực hành lắp máy bay trực thăng.
a/Chọn chi tiết.
Gv kiểm tra H chọn các chi tiết.
b/ Lắp từng bộ phận.
- Gv yêu cầu Hđọc phần ghi nhớ trong Sgk để toàn lớp nắm vững quy trình lắp máy bay trực thăng .
-Yêu cầu Hs phải q/s kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong sgk.
- Gv nhắc Hs cần lưu ý một số điểm sau:
 + Lắp thân và đuôi máy bay theo các chú ý mà G h/d ở tiết 1.
 + Lắp cánh quạt phải lắp đủ số vòng hãm.
 + Lắp càng máy bay phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh ; mặt phải , mặt trái của càng máy bay để sử dụng vít.
- GVtheo dõi và uốn nắn kịp thời những hscòn lúng túng.
 c/ Lắp ráp máy bay trực thăng (H1-Sgk) 
- HS lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong sgk.
- Chú ý bước lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ phải lắp đúng vị trí .
- Bước lắp giá đỡ sàn ca bin và càng máy bay phải được lắp thật chặt
nhận xét tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép xe chở hàng.
- H/d HS chuẩn bị tiết sau tiếp tục thực hành.
HĐ3: Củng cố, dặn dò: .(3p)
- GV củng cố nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về ôn tập.
-Hs chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp
-Hs đọc ghi nhớ trước khi thực hành để H nắm rõ quy trình lắp máy bay trực thăng - H thực hành lắp máy bay trực thăng. 
Buổi chiều:
Địa lý: CHÂU MỸ (Tiếp )
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ:
+ Dân cư chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư.
+ Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển cao hơn Trung và Nam Mĩ. Bắc Mĩ có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại. Trung và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
- Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì: có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới.
- Chỉ và đọc trên bản đồ tên thủ đô của Hoa Kì.
- Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Thế giới.
- Tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Trực quan, vấn đáp, gợi mở; thực hành, quan sát, thảo luận, nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động (5p)
- Châu Mĩ giáp với đại dương nào? Châu Mĩ có những đới khí hậu nào?
Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu?
- GV nhận xét.
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài , nêu mục tiêu bài học
HĐ2:Luyện tập thực hành.(30p)
+ Dân cư châu Mĩ:
 (Làm việc cá nhân)
- HS dựa vào bảng số liệu bài 17 và nội dung ở mục 3 trong SGK, trả lời câu hỏi:
+ Châu mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục?
+ Người dân từ đâu đã đến châu Mĩ sinh sống?
+ Dân cư châu Mĩ sống tập chung ở đâu?
- Một số HS trả lời 
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV kết luận: Châu Mĩ đứng thứ ba về số dân trong các châu lục và phần lớn dân cư châu Mĩ là dân nhập cư.
+ Hoạt động kinh tế: 
 (Làm việc nhóm )
- Cho HS quan sát các hình 4 và dựa vào ND trong SGK, thảo luận các câu hỏi gợi ý sau:
+ Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa bắc Mĩ với trung Mĩ và nam Mĩ?
+ Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ?
+ Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp và GV nhận xét. GV bổ sung và kết luận: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển 
 + Hoa Kì:
 (Làm việc theo cặp)
- GV gọi một số HS chỉ vị trí của Hoa Kì và thủ đô Oa-sinh-tơn trên Bản đồ thế giới.
- HS trao đổi về một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì.
+ Hoa Kì nằm ở vị trí nào của châu Mĩ?
+ Nêu đặc điểm về diện tích, dân cư của Hoa Kì?
+ Nêu vài đặc điểm về kinh tế của Hoa Kì
- Mời một số HS trình bày. Các HS khác nhận xét
- GV kết luận:
HĐ3: Củng cố, dặn dò: .(3p)
- GV nhận xét giờ học. 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- Châu Mĩ giáp với Đại tây Dương, TBD, 
- Châu Mĩ có khí hậu ôn đới ,hàn đới, nhiệt đới do châu Mĩ có địa hình trải dài
+ Đứng thứ 3 trên thế giới.
+ Từ các châu lục khác đến sinh sống.
+ Dân cư sống chủ yếu ở miền ven biển và miền đông.
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của giáo viên.
- Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển nhất. Nam Mĩ và Trung Mĩ cũng có nền kinh tế đang phát triển
- Sản phẩm nông nghiệp ở Bắc Mĩ như: lúa mì, bông, lợn, bò..ở Trung và Nam Mĩ chuyên sản xuất chuôí, cà phê, mía, bông
- Ngành công nghiệp lớn ở Bắc Mĩ là:điện tử, hàng không vũ trụ 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét.
- HS quan sát chỉ bản đồ.
- Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ
- Hoa Kì có diện tích lớn thứ tư và dân số đứng thứ ba trên thế giới.
- Hoa Kì là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.
GDKNS: TRẢI NGHIỆM GIÁ TRỊ TỰ DO (T2)
Kể chuyện. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, rành mạch, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 - 5 bài thơ(đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
- Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kì II (BT2).
- Giáo dục HS ý thức tích cực ôn luyện.
II. Đồ dùng:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
- Bút dạ, bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động (5p)
+ Kiểm tra việc ôn bài..
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài , nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Luyện tập thực hành.(30p)
- Mời HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân, sau đó phát biểu.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 3: 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Mời một số HS tiếp nối nhau cho biết các em chọn viết dàn ý cho bài văn miêu tả nào.
- HS viết dàn ý vào vở. Một số HS làm vào bảng nhóm. Một số HS đọc dàn ý bài văn; nêu chi tiết hoặc câu văn mình thích, giải thích lí do.
- Mời 3 HS làm vào bảng nhóm, treo bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung; bình chọn bạn làm bài tốt nhất.
HĐ3: Củng cố, dặn dò: (3p)
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà viết lại hoàn chỉnh dàn ý của bài văn miêu tả đã chọn.
- Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
*Lời giải:
Có ba bài: Phong cảnh đền Hùng; Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân; Tranh làng Hồ.
*VD về dàn ý bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
- Mở bài: Nguồn gốc hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (MB trực tiếp).
- Thân bài:
+ Hoạt động lấy lửa và chuẩn bị nấu cơm.
+ Hoạt động nấu cơm.
- Kết bài: Chấm thi. Niềm tự hào của những người đoạt giải (KB không mở rộng).
Chính tả: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, rành mạch, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 - 5 bài thơ(đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- HS đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
- Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của BT2.
- Giáo dục HS ý thức tích cực ôn luyện.
II. Đồ dùng:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
- Bangr phụ viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động (5p)
- KIểm tra bài về nhà của học sinh
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài , nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Luyện tập thực hành.(30p)
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1 - 2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm. HS nào đọc không
đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
Bài 2: 
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- HS đọc lần lượt từng câu văn, làm vào vở.
- GV phát ba tờ phiếu đã chuẩn bị cho 3 HS làm
- HS nối tiếp nhau trình bày. GV nhận xét nhanh.
- Những HS làm vào giấy dán lên bảng lớp và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận những HS làm bài đúng.
HĐ3: Củng cố, dặn dò: (3p)
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS tranh thủ đọc trước để chuẩn bị ôn tập tiết 3, dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
- HS lần lượt được gọi lên bốc thăm bài
HS đọc theo yêu cầu củ phiếu bốc thăm.
*VD về lời giải:
a. Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy.
b. Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích riêng của mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng.
c. Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người”.
Thứ ba, ngày 20 tháng 3 năm 2018
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
- HS làm được BT1, BT2. HS khá, giỏi làm được cả BT3, BT4.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng 
- Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động (5p)
- Hs Nêu quy tắc và công thức tính thời gian của chuyển động đều? 
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài , nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Luyện tập thực hành.(30p)
Bài 1 (144):
- Mời 1 HS đọc BT 1a:
+ Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán?
+ Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau?
- GV phân tích ,hướng dẫn HS giải bài toán phần a
- GV hướng dẫn HS làm bài phần b.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2 (145): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời một HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vở. Một HS làm vào bảng nhóm.
- HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài 3 (145): (NK)
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- Cho HS làm bài vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét
*Bài 4 (145): (NK)
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1 HS làm vào bảng nhóm, sau đó treo bảng nhóm. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
HĐ3: Củng cố, dặn dò: (3p)
- GV củng cố nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
1 - 2 HS nêu
- Có hai chuyển động 
- Chuyển động ngược chiều.
- HS chú ý theo dõi
Bài giải:
Sau mỗi giờ cả hai ô tô đi được quãng đườnlà: 42 + 50 = 92(km)
 Thời gian đi để hai ô tô gặp nhau là:
 276 : 92 = 3(giờ)
 Đáp số: 3giờ
 Bài giải:
 Thời gian đi của ca nô là:
 11giờ 15phút – 7giờ 30phút = 3giờ 45phút
 3giờ 45phút = 3,75giờ.
 Quãng đường đi được của ca nô là:
 12 3,75 = 45(km)
 Đáp số: 45km.
 *Bài giải:
C1: 15km = 15 000m
 Vận tốc chạy của ngựa là:
 15 000 : 20 = 750(m/phút).
 Đáp số: 750m/phút.
C2: Vận tốc chạy của ngựa là:
 15 : 20 = 0,75(km/phút) 
 0,75km/phút = 750m/phút.
 Đáp số: 750m/phút.
 *Bài giải:
 2giờ 30phút = 2,5giờ
 Quãng đường xe máy đi trong 2,5giờ là:
 42 2,5 = 105(km)
 Sau khi khởi hành 2,5giờ xe máy còn cách B số km là: 135 – 105 =30(km).
 Đáp số: 30km. 
Luyện từ và câu ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (tiết 4)
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, rành mạch, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 - 5 bài thơ(đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
- Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn (BT2).
- HS khá, giỏi hiểu tác dụng của những từ ngữ lặp lại, từ ngữ được thay thế.
- Giáo dục HS ý thức tích cực ôn luyện.
 II. Đồ dùng :
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
- Bangr phụ viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2.
- III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động (5p)
- KIểm tra bài về nhà của học sinh
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài , nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Luyện tập thực hành.(30p)
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1 - 2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định
trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV nhận xét. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
- Mời 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu.
- GV giúp HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu của BT:
+ Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương. 
+ Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương? 
+ Tìm các câu ghép trong bài văn. 
- Sau khi HS trả lời, GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết 5 câu ghép của bài. Cùng HS phân tích các vế của câu ghép :
+ Tìm những từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn?
- GV nhận xét bổ sung.
HĐ3: Củng cố, dặn dò: (3p)
- GV củng cố nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- HS đọc thầm đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi với bạn bên cạnh
- Đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.
- Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương.
- Có 5 câu. Tất cả 5 câu trong bài đều là câu ghép.
- Những từ ngữ được lặp lại có tác dụng liên kết câu: tôi, mảnh đất.
- Những từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu: mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1), mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2) mảnh đất ấy (câu 4,5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3).
Đạo đức: EM YÊU HOÀ BÌNH. (Tiết 2) 
I. Mục tiêu:
- Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày.
- Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
II. Đồ dùng :- Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi Việt Nam và thế giới.
- Bài hát, thơ, truyện, vẽ tranh về “Yêu hoà bình”.
- III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động (5p)
- KIểm tra bài về nhà của học sinh
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài , nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Luyện tập thực hành.(30p)
a) Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm (BT4 SGK)
- GV gọi HS giới thiệu trước lớp các tranh ảnh đã sưu tầm về hoạt động bảo vệ hoà bình.
- GV nhận xét và KL: Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
b) Vẽ cây hoà bình
- GV hướng dẫn HS vẽ, và phát cho HS những phiếu nhỏ để HS ghi ý kiến.
- GV cho HS trình bày
c) Triển lãm về chủ đề “ Em yêu hoà bình”
- GV cho HS trưng bày sản phẩm
+Góc tranh vẽ chủ đề về hoà bình.
+Góc hình ảnh
+Góc báo trí
+Góc âm nhạc
- GV kết luận:
HĐ3. Củng cố dặn dò.(5p)
- GV nhận xét giờ.
- Dặn HS chuẩn bị bài thực hành.
- HS giới thiệu những bức tranh đã được sưu tầm theo N.
- Lắng nghe.
- HS làm việc theo 4 nhóm
- HS vẽ tranh theo nhóm.
- Đại diện từng nhóm giới thiệu về tranh của nhóm mình.
- HS nhận xét đánh giá
- HS trưng bày sản phẩm 
- HS thảo luận những việc làm và hoạt động cần làm để giữ gìn hoà bình.
-HS nêu ý nghĩa của những ý kiến của nhóm đưa ra.
- Lắng nghe.
- Cho HS đọc ghi nhớ.
Khoa học. SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu.
- Hiểu được đặc điểm cơ bản của một số động vật .
- Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.
- GDHS : Ý thức tuyên truyền bảo vệ các loài động vật.
II. Đồ dùng. Hình trang 112, 113 SGK
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động (5p)
- KIểm tra: Kể tên một số cây được mọc từ bộ phận của cây mẹ ?
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài , nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Luyện tập thực hành.(30p)
- HS đọc bài học SGK. thảo luận nhóm 2
Đa số động vật được chia thành mấy giống ? Đó là những giống nào ?
-Tinh trùng hoặc trứng động vật được sinh ra từ cơ quan nào?
- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì ? Nêu kết quả của sự thụ tinh. Hợp tử phát triển thành gì? 
2. Quan sát.
Cho Hs quan sát tranh chỉ vào từng hình và nói với nhau: con nào đẻ trứng, con nào đẻ con ? Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng: Những loài động vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau.
3. Trò chơi. HS thảo luận nhóm tìm tên các con vật đẻ trứng các con vật đẻ con, sau đó đại diện nhóm lên ghi tên nhóm nào ghi tên được nhiều thì thắng.
- Nhận xét tuyên đương đội thắng cuộc.
HĐ3. Củng cố dặn dò.(2p)
- Nhận xét tiết học. 
- 3HS trả lời.
- HS nhắc mục bài.
- Vài hs nhắc lại đề bài.
- Đa số động vật chia thành 2 nhóm: đực và cái.
- Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng.
Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh
- Hợp tử phân chia nhiều lầnphát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của bố hoặc mẹ.
- HS quan sát tranh chỉ vào từng hình và nói con nào đẻ trứng, con đẻ con.
- Các con nở từ trứng: sâu, thạch sùng, gà, nòng nọc. Các con được đẻ ra thành con: voi, chó. 
- HS thảo luận nhóm tìm tên các con vật đẻ trứng các con vật đẻ con, sau đó dại diện nhóm lên ghi tên.
- lớp cổ vũ, nêu nhận xét.
Buổi chiều:
Tập làm văn. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (tiết 5)
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, rành mạch, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 - 5 bài thơ(đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- HS đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
- Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết câu theo yêu cầu của BT2.
- Giáo dục HS ý thức tích cực ôn luyện.
II. Đồ dùng :
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
- Ba tờ giấy khổ to phô tô 3 đoạn văn ở bài tập 2 (đánh số tt các câu văn).
- Giấy khổ to viết về ba kiểu liên kết câu.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động (5p)
+ Kiểm tra việc ôn bài.
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài , nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Luyện tập thực hành.(30p)
Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng (1 - 2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV nhận xét. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
- Mời 3 HS đọc nối tiếp yêu cầu của bài. GV nhắc HS: Sau khi điền từ ngữ thích hợp với ô trống, các em cần xác định đó là liên kết câu theo cách nào.
- Cả lớp đọc thầm lại từng đoạn văn, suy nghĩ , làm bài vào vở, một số HS làm bài trên bảng 
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
HĐ3: Củng cố, dặn dò: (3p)
- GV cho HS nêu lại nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
(số HS còn lại):
*Lời giải:
a. Từ cần điền: nhưng (nhưng là từ nối câu 3 với câu 2)
b. Từ cần điền: chúng (chúng ở câu 2 thay thế cho lũ trẻ ở câu 1.
c. Từ cần điền lần lượt là: nắng, chị, nắng, chị, chị.
- nắng ở câu 3, câu 6 lặp lại nắng ở câu 2.
- chị ở câu 5 thay thế Sứ ở câu 4.
- chị ở câu 7 thay thế Sứ ở câu 6.
ÔnTiếng Việt: ¤n tËp vÒ t¶ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
- Củng cố khắc sâu dạng văn miêu tả.
- Viết được một đoạn văn ngắn tả một đồ vật quen thuộc.
II. Đồ dùng.
- Bảng học nhóm , VBT
- Bảng phụ ghi sẵn các đồ vật
III. Hoạt động dạy học . 
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động (5p)
- Nêu cấu tạo của một bài văn tả cảnh.
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài , nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Luyện tập thực hành. (30p)
- Nêu cấu tạo của một bài văn tả cảnh.
- Tả một bộ phận của đồ vật mà em thích?
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề:
+ Em tả theo trình tự nào?(Tả từng bộ phận của đồ vật. 
+ Gọi một số HS đọc phần quan sát đồ vật ở nhà.
Học sinh viết bài vào vở.
+Nhắc nhớ HS cách trình bày: Viết đủ ba phần,diễn đạt đủ ý,trình bày sạch sẽ,không sai lỗi chính tả.
HĐ3: Củng cố dặn dò.(3p)
- Hệ thống bài.Thu bài.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
- Nhận xét học.
Học sinh nối tiếp nhắc lại.
- Cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
Học sinh viết bài vào vở.
Lịch sử TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP 
I. Mục tiêu: 
- Biết ngày 30 - 4 - 1975 quân dân giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất:
+ Ngày 26 - 4 - 1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền Sài Gòn trong thành phố.
+ Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, nội các Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện.
- Giáo dục HS ý thức tự hào về lịch sử dân tộc. Có ý thức bảo vệ hoà bình chống chiến tranh để môi trường không bị ô nhiễm chất đọc do chiến tranh gây ra.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh, ảnh tư liệu về đại tháng mùa xuân năm 1975.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Khởi động (5p)
- Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa - ri?
- Nêu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa - ri về Việt Nam?
- Nhận xét tuyên dương.
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Tìm hiểu bài.(25p)
- GV trình bày tình hình cách mạng của ta sau Hiệp định Pa-ri.
- Nêu nhiệm vụ học tập.
- GV nêu câu hỏi:
+ Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diễn ra như thế nào?
+ Sự kiện quân ta tiến vào Dinh độc Lập thể hiện điều gì?
- Mời HS lần lượt trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
- Cho HS dựa vào SGK để thảo luận câu hỏi:
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30-4-1975?
- Mời đại diện một số nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
- GV nêu lại nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Cho HS kể về con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân 197

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_16_nam_hoc_2017_2018_dang_thi_tam.doc