Giáo án Khối 5 (CV 2345) - Tuần 32 - Năm học 2021-2022

Giáo án Khối 5 (CV 2345) - Tuần 32 - Năm học 2021-2022

Tập đọc

ÚT VỊNH

 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

 - Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 - Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.

 - Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Cảm phục sự dũng cảm của các em nhỏ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

 - GV: + SGK, tranh minh hoạ trang 136

 + Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

 - HS: SGK, vở

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

 

doc 41 trang cuongth97 04/06/2022 2930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 (CV 2345) - Tuần 32 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày.. tháng năm 2022
Tập đọc
ÚT VỊNH
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
	- Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
	- Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
	- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Cảm phục sự dũng cảm của các em nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 - GV: + SGK, tranh minh hoạ trang 136
 + Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
 - HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho HS thi đọc bài thơ Bầm ơi và trả lời câu hỏi về nội dung bài:
- Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh ? 
- Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh ? 
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS thi đọc
+ Người mẹ của anh chiến sĩ là một phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con 
+ Anh chiến sĩ là người con hiếu thảo, giàu tình yêu thương mẹ. / Anh chiến sĩ là người con rất yêu thương mẹ, yêu đất nước, đặt tình yêu mẹ bên tình yêu đất nước. / 
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Mời 1 HS M3 đọc. 
- HS chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1trong nhóm.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 trong nhóm.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng kể chậm rãi, thong thả (đoạn đầu), nhấn giọng các từ ngữ chềnh ềnh, tháo cả ốc, ném đá nói về các sự cố trên đường sắt; hồi hộp, dồn dập (đoạn cuối), đọc đúng tiếng la (Hoa, Lan, tàu hỏa đến !); nhấn giọng những từ ngữ thể hiện phản ứng nhanh, kịp thời, hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (lao ra như tên bắn, la lớn, nhào tới).
- HS đọc
- HS chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến còn ném đá lên tàu.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến hứa không chơi dại như vậy nữa.
+ Đoạn 3: Tiếp cho đến tàu hoả đến!
+ Đoạn 4: Phần còn lại
- HS đọc trong nhóm
- HS đọc trong nhóm
- HS đọc
- HS theo dõi
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi và chia sẻ trước lớp:
+ Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
+ Trường của Út Vịnh đã phát động phong trào gì? Nội dung của phong trào đó lầ gì?
+ Út Vịnh đã làm gì để thực hiện an toàn giữ gìn đường sắt?
+ Khi thấy còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy những gì? 
+ Lúc đó Vịnh đã làm gì ?
+Bạn học tập được điều gì ở Út Vịnh ?
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào ?
- HS thảo luận nhóm:
+ Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray, trẻ chăn trâu ném đá lên tàu. 
+ Phong trào Em yêu đường sắt quê em. 
HS cam kết không chơi trên đường tàu. không ném đá lên tàu vàđường tàu, cung nhau bảo vệ những chuyến tàu qua 
+ Út Vịnh nhận thuyết phục Sơn - một bạn trai rất nghịch ngợm thuyết phục mãi Sơn hiểu ra và hứa không chơi dại như thế nữa.
- Vịnh thấy Lan và Hoa đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.
- Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.
- Em học tập được ở Út Vịnh ý thức trách nhiệm, tôn trọng về quy định ATGT và tinh thần dũng cảm.
- Câu chuyện ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn
* Cách tiến hành:
 - Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. Yêu cầu cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
+ GV đọc mẫu
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét HS.
- 4 HS nối tiếp đọc toàn bài
- Nêu ý kiến về giọng đọc.
- HS đọc diễn cảm đoạn: Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu trước cái chết trong gang tấc.
- Theo dõi GV đọc mẫu
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc cho nhau nghe.
- 3 HS thi đọc diễn cảm
- HS nghe
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3 phút)
- Địa phương em có đường tàu chạy qua không ? Em sẽ làm gì để giữ gìn an toàn đường sắt ?
- HS nêu
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà luyện đọc diễn cảm bài
- Chuẩn bị bài sau: Những cánh buồm
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương theo khả năng.
- Biết giữ gìn, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng.
* GDBVMT: Mức độ tích hợp toàn phần: 
+ Vai trò của môi trường đối với cuộc sống con người. + Trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia giữ gìn, bảo vệ môi trường ( phù hợp với khả năng)
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Trung thực trong học tập và cuộc sống. Thể hiện trách nhiệm của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Đồ dùng 
 - GV: Hình ảnh sưu tầm được về việc bảo vệ môi trường.
 - HS: SGK, vở, SBT
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS thi đua :Nêu nội dung phần ghi nhớ bài Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS thi 
- HS nghe
- HS ghi bảng
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: Sau khi học bài này, học sinh:
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương theo khả năng.
- Biết giữ gìn, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Quan sát
- Bước 1: Quan sát các hình và đọc ghi chú, ghi chú ứng với mỗi hình .
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+Mời một số HS trình bày.
+Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV cho cả lớp thảo luận xem mỗi biện pháp bảo vệ môi trường nói trên ứng với khả năng thực hiện ở cấp độ nào và thảo luận câu hỏi: Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
- Bước 3:
- GV nhận xét, kết luận
-Hoạt động 2: Triển lãm
 - Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
+Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về biện pháp bảo vệ môi trường trên giấy khổ to.
+Từng cá nhân trong nhóm tập thuyết trình các vấn đề nhóm trình bày.
 - Bước 2: Làm việc cả lớp.
+Mời đại diện các nhóm thuyết trình trước lớp.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt.
- GV nhận xét, tuyên dương 
- HS làm việc theo cặp 
- Vài HS phát biểu 
- HS nghe 
- HS làm việc theo nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS đọc lại các thông tin cần biết trong bài 
- HS liên hệ về việc bảo vệ môi trường ở nơi mình đang sống.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Về nhà thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nơi em sống.
- HS nghe và thực hiện
- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà học bài; ôn tập
- Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường với mọi người nơi mình sinh sống.
- HS nghe
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
Toán
LUYỆN TẬP
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
	- Thực hành phép chia.
	- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân.
	- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
	- HS làm bài 1(a, b dòng 1), bài 2 (cột 1, 2), bài 3.
	- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ 
 - HS : SGK, bảng con, vở...
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Thực hành phép chia.
 - Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân.
 - Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
 - HS làm bài 1(a, b dòng 1), bài 2 (cột 1, 2), bài 3.
* Cách tiến hành:
Bài 1(a, b dòng 1): HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Nêu cách chia phân số cho số tự nhiên và chia số tự nhiên cho phân số?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2(cột 1, 2): HĐ cá nhân 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét chữa bài
- Yêu cầu HS nêu cách chia nhẩm một sồ cho 0,1 ; 0,01 ; 0,25 ; 0,5
Bài 3: HĐ cá nhân
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 
- GV cho HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
Bài tập chờ
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài vào vở sau đó chia sẻ.
- GV quan sát, giúp đỡ học sinh.
- Tính
- HS nêu lại
- HS ở dưới làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng làm bài, chia sẻ
b)72 : 42 = 1,6 
281,6 : 8 = 35,2 
300,72 : 53,7 = 5,6
- Tính nhẩm
- Cả lớp làm vào vở.
- 3 HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả
a) 3,5 : 0,1 = 35 8.4 ; 0,01 = 840 
 7,2 : 0,01 = 720 6,2 : 0,1 = 62 
b) 12 : 0,5 = 24 20 : 0,25 = 80 
 11 : 0,25 = 44 24 : 0,5 = 48
- 1 HS nêu
- Cả lớp làm vào vở
- 3 HS lên bảng làm bài,chia sẻ cách làm
- HS tự làm bài, chia sẻ kết quả
- Khoanh vào D.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Cho HS nêu kết quả của phép tính:
a) 7,05 : 0,1 =......
b) 0,563 : 0,001 = .....
c) 3,73 : 0,5 = .....
d) 9,4 : 0,25 = ......
- HS nêu
a) 7,05 : 0,1 = 70,5
b) 0,563 : 0,001 = 563
c) 3,73 : 0,5 = 7,46
d) 9,4 : 0,25 = 37,6
- Về nhà ôn lại bài, tập làm các bài tập tương tự.
- HS nghe và thực hiện
Lịch sử địa phương (T2)
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN ÂN THI QUA HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MĨ (1858-1975)
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- HS có những hiểu biết cơ bản về một số phong trào đấu tranh của nhân dân Ân Thi qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Nắm được những mốc lịchsử quan trọng diễn ra ở địa phương như: Chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập, cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền, thời điểm địa phương có những đóng góp cho chiến trường Miền Nam.
- Giáo dục lòng tự hào về địa phương, ham tìm hiểu, học hỏi những điều chưa biết.
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
- Phẩm chất: 
+ HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động
+ Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước
+ HS yêu thích môn học lịch sử
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 - GV: Tranh ảnh, truyện kể về địa phương.
 - HS: các tư liệu liên quan đến bài học
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS hát
- Em hãy kể những điều em biết về mảnh đất và con người Ân Thi ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nêu 
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: HS có những hiểu biết cơ bản về:
- Một số phong trào đấu tranh của nhân dân Ân Thi qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
* Cách tiến hành:
*Tìm hiểu về phong trào đấu tranh của nhân dân địa phương qua hai cuộc K/C.
- Giáo viên đọc những thông tin liên quan 
- Cho hs suy nghĩ trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài học:
+ Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào thời gian nào?
+ Cuộc sống của nhân dân ÂT lúc đó ra sao?
+ Em hãy kể tên cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân địa phương chống thực dân Pháp?
+ Diễn biến của nó?
+Nêu tên chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập ở ÂT?
+Chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập vào ngày tháng năm nào?
+ Tỉnh ta nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng khi nào?
+ Nêu diễn biến của cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân địa phương?
+ Nêu những khó khăn của nhân dân ÂT sau thắng lợi của cách mạng Tháng Tám?
+ Hãy nêu những biện pháp của Đảng bộ ÂT để giải quyết những khó khăn chung của đất nước?
+ Hãy nêu những đóng góp của ÂT cho công cuộc chống Mĩ cứu nước?
- HS lắng nghe, ghi nhớ nội dung.
 - HS trả lời từng câu hỏi của GV ( Phần nào HS nắm chưa rõ thì GV có thể gợi ý hoặc trả lời bổ sung giúp các em nắm rõ hơn)
- Thành lập ở thôn Ninh Thôn, xã Cẩm Ninh
- Sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, xây dựng lực lượng cách mạng chống địch càn quét để giữ vững hậu phương và lực lượng kháng chiến.
- Tích cực sản xuất là hậu phương vững chắc của miền Nam
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Qua những điều đó được học và sưu tầm, em hãy nêu những hiểu biết của em về huyện ÂT?
- Em thấy con người quê ta như thế nào?
- Nhắc học sinh có ý thức học tập tốt để giúp ích cho bản thân và cho xã hội.
- HS nêu
- HS nghe
- Về nhà sưu tầm thêm các thông tin về huyện ÂT hoặc tỉnh HY.
- HS nghe và thực hiện
BỔ SUNG
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày.. tháng.. năm 2022
Chính tả
 BẦM ƠI (Nhớ - viết)
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nhớ- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức các câu thơ lục bát.
- HS làm được bài 2, bài 3.
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp.
- HS nhớ -viết “từ đầu thương bầm bấy nhiêu” và bổ sung yêu cầu nghe – ghi.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng nhóm để HS làm bài tập 2 
 - HS: SGK, vở viết
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)
- Cho HS hát
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên các huân chương, giải thưởng, danh hiệu, kỉ niệm chương.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nêu
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Chuẩn bị viết chính tả:(7 phút)
*Mục tiêu: 
- HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó.
- HS có tâm thế tốt để viết bài.
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc 14 dòng đầu trong bài Bầm ơi.
- Tình cảm của người mẹ và anh chiến sĩ như thế nào?
- Tìm tiếng khi viết dễ sai
- GV nhắc HS chú ý tập viết những từ em dễ viết sai.
- 1 HS đọc to. Cả lớp lắng nghe.
-Tình cảm của người mẹ và anh chiến sĩ thắm thiết, sâu nặng.
- lâm thâm, lội dưới bùn, mạ non, ngàn khe, 
- HS đọc thầm, tập viết các từ ngữ dễ viết sai.
2.2. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: Nhớ- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức các câu thơ lục bát.
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh viết bài
- HS nhớ viết bài
- HS soát lỗi chính tả.
2.3. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
*Cách tiến hành:
- GV chấm 7-10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
- Thu bài chấm 
- HS nghe
3. HĐ luyện tập, thực hành: (8 phút)
* Mục tiêu: HS làm được bài 2, bài 3.
* Cách tiến hành:
Bài tập 2: HĐ nhóm 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu các nhóm làm vào bảng phụ và gắn lên bảng lớp.
- GV nhận xét chữa bài.
- Chốt: Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên các cơ quan đơn vị ?
- GV kết luận:
+ Tên cơ quan, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó – GV mở bảng phụ mời 1 HS đọc nội dung ghi nhớ trên.
+ Bộ phận thứ ba là các danh từ riêng (Bế Văn Đàn, Đoàn Kết, Đoàn Kết) viết hoa theo quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam - viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
 Bài tập 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chữa bài 
- HS nêu yêu cầu.
- Các nhóm thảo luận và làm bài :
Tên các cơ quan, đơn vị
Bộ phận thứ nhất
Bộ phận t
ứ hai
Bộ phận thứ ba
Trường Tiểu học Bế Văn Đàn
Trường
Tiểu học
Bế Văn Đàn
Trường Trung học Đoàn Kết
Trường
Trung học cơ sở
Đoàn Kết
Công ti Dầu khí Biển 
ông
Công ti
Dầu khí
Biển Đông
- Viết tên các cơ quan đơn vị sau cho đúng
- Cả lớp làm vở , 1 HS lên bảng làm sau đó chia sẻ kết quả
Nhà hát Tuổi trẻ
Nhà xuất bản Giáo dục
 c) Trường Mầm non Sao Mai 
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Cho HS viết lại tên cơ quan đơn vị cho đúng:
Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và đào tạo.
- HS viết:
+ Bộ Giao thông Vận tải
+ Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiết sau. 
- Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các cơ quan, đơn vị để áp dụng vào thực tế.
- HS nghe và thực hiện
Toán
LUYỆN TẬP
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
	- Tìm tỉ số phần trăm của 2 số.
	- Thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
	- Giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
	- HS làm bài 1(c, d); bài 2, bài 3.
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, bảng phụ 
 	- HS : SGK, bảng con...
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
Biết:
 - Tìm tỉ số phần trăm của 2 số.
 - Thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
 - Giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
 - HS làm bài 1(c, d); bài 2, bài 3.
* Cách tiến hành:
Bài 1(c, d): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- Em hãy nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số ?
- Yêu cầu HS làm bài 
- HS làm bài , chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 2: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc đề bài, nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ trước lớp 
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
Bài tập chờ
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài và tự làm bài.
- GV quan sát, uốn nắn học sinh
- Tìm tỉ số phần trăm của 
+ Bước 1: Tìm thương của hai số
+ Bước 2: Nhân thương đó với 100 rồi viết thêm kí hiệu % vào tích.
- Cả lớp làm vở.
- 2 HS lên bảng làm bài, chia sẻ cách làm
c) 3,2 : 4 = 0,8 = 80%
d) 7,2 : 3,3 = 2,25 = 225%
- Tính
- HS tự giải, 3 HS lên bảng làm bài, chia sẻ trước lớp
a) 2,5% + 10,34% = 12,84%
b) 56,9% - 34,25% = 22,65%
c) 100% - 23% - 47,5% = 29,5%
- Cả lớp theo dõi
- Lớp làm vào vở.
-1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ
Bài giải
a) Tỉ số phần trăm giữa diện tích đất trồng cây cao su và cây cà phê là:
 480 : 320 = 1,5 = 150%
b) Tỉ số phần trăm giữa diện tích đất trồng cây cà phê và cây cao su là:
 320 : 480 = 0,6666 = 66,66%
 Đáp số : a) 150% 
 b) 66,66%
- HS đọc bài, tự làm bài báo cáo kết quả với giáo viên
 Giải
Số cây lớp 5A đã trồng được là:
 180 x 45 : 100 = 81(cây)
Số cây lớp 5A còn phải trồng theo dự định là:
 180 - 81 = 99(cây)
 Đáp số: 99 cây
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Tính tỉ số phần trăm của 9 và 15; 4,5 và 12
- Tỉ số phần trăm của 9 và 15 là: 60%
- Tỉ số phần trăm của 4,5 và 12 là: 37,5%
- GV củng cố nội dung luyện tập
- Hoàn thiện bài tập chưa làm xong
- Chuẩn bị bài sau
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
Khoa học
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Biết được ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.
- Nêu được một số ví dụ và ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
- Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
- GV: SGK, bảng phụ, Thông tin và hình trang 130, 131 SGK.
- HS : SGK
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS tổ chức trò chơi"Bắn tên" với các câu hỏi"
+ Môi trường là gì?
+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn đang sống ?
+ Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trườn ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: 
 - Nêu được một số ví dụ và ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.
 - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
(Giúp đỡ HS nhóm M1,2 nắm được nội dung bài học)
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- GV yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi: 
+ Tài nguyên thiên nhiên là gì ?
+ Công dụng của các tài nguyên thiên nhiên ?
- GV nhận xét, khen ngợi nhóm HS tích cực hoạt động
- Kết luận
 Hoạt động 2: Trò chơi: “Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”.
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Hướng dẫn HS tham gia trò chơi (Thời gian 5 phút). 
- GV nhận xét, tổng kết, đánh giá.
- HS làm bài theo nhóm.
- Quan sát các hình trong SGK và hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác nghe nhận xét, bổ sung
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên
Hình
Tên tài nguyên
Công dụng
1
- Gió
- Sử dụng năng lượng gió để chạy cối xay, máy phát điện
2
Năng lượng Mặt Trời 
- Mặt Trời cung cấp ánh sáng và nhiệt cho sự sống trên Trái Đất 
3
Dầu mỏ
- Dầu mỏ được dùng để chế tạo xăng, dầu
hoả, 
4
Vàng
Dùng làm nguồn dự trữ ngân sách của nhà nước, làm đồ trang sức, 
5
Đất
 Môi trường sống của động vật, 
h
c vật, con người
6
Than đá
Cung cấp nhiên liệu cho đời sốngvà sản xu
t điện trong các nhà máy nhiệt điện, 
7
Nước
Là môi trường sống của đv, tv. Nước phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày của con người 
- Các nhóm tham gia trò chơi theo sự hướng dẫn của GV:
+ Nêu tên và công dụng của từng loại tài nguyên (bảng phụ). 
+ Trưng bày sản phẩm
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Hãy kể tên 5 đồ dùng của gia đình em, rồi cho biết nó được làm từ những lạo tài nguyên nào ?
- HS nêu:
VD: vở được làm từ thực vật hoặc gỗ
Nồi, xoong được làm từ nhôm
Gạch, ngói được làm từ đất
Cốc được làm từ thủy tinh
Rổ, thau, chậu được làm từ nhựa
- Về nhà tìm hiểu các tài nguyên thiên nhiên có ở địa phương em.
- HS nghe và thực hiện
 Luyện từ và câu
 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU(Dấu phẩy)
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nắm được tác dụng của dấu chấm, dấu phẩy.
- Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn (BT1).
- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơi và nêu được tác dụng của dấu phẩy(BT2).
- Giảm bớt nội dung bài tập, chuyển thành bài tập viết câu, đoạn.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Cẩn thận, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, Bảng phụ viết sẵn nội dung 2 bức thư.
 - HS : SGK
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện": Yêu cầu HS tìm ví dụ nói về ba tác dụng của dấu phẩy.(Mỗi HS chỉ nêu 1 tác dụng)
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn (BT1).
 - Viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơi và nêu được tác dụng của dấu phẩy(BT2).
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài
+ Bức thư đầu là của ai?
+ Bức thư thứ hai là của ai?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV chốt lời giải đúng.
- Gọi 1 HS đọc lại mẩu chuyện vui sau khi đã hoàn thiện dấu chấm, dấu phẩy. 
Bài tập 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- Trình bày kết quả
- GV chốt lại ý kiến đúng, khen ngợi những HS làm bài tốt. 
- Có thể đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẩu chuyện sau
+ Bức thư đầu là của anh chàng đang tập viết văn.
+ Bức thư thứ hai là thư trả lời của Bớc- na Sô.
- HS làm bài vào nháp
-1 HS lên bảng làm, chia sẻ
- Bức thư 1 “Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài cho và điền giúp tôi các dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào ngài.”
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 
- 2 HS viết đoạn văn của mình trên bảng nhóm, cả lớp viết vào vở 
- Đại diện 1 số em trình bày đoạn văn của mình, nêu tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn .
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Một vài HS nhắc lại tác dụng của dấu phẩy.
- HS nhắc lại
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh BT2, viết lại vào vở.
- HS nghe và thực hiện
BỔ SUNG
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Thứ tư ngày... tháng... năm 2022
Tập đọc
NHỮNG CÁNH BUỒM
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
	- Hiểu nội dung,ý nghĩa: Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
	- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt giọng đúng nhịp thơ
	- Học thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài. 
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 - GV: + Tranh minh học bài đọc trong SGK.
 + Bảng phụ chép đoạn thơ “Cha ơi Để con đi”.
 - HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho HS tổ chức trò chơi "Chiếc hộp bí mật" với nội dung đọc 1 đoạn trong bài Út Vịnh, trả lời câu hỏi:
 - Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ?
- Em học tập được ở Út Vịnh điều gì ? 
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em; nhận việc thuyết phục Sơn - một bạn thường chạy trên đường tàu thả diều; đã thuyết phục được Sơn không thả diều trên đường tàu.
- Em học được ở Vịnh ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông, tinh thần dũng cảm cứu các em nhỏ. / Vịnh còn nhỏ nhưng đã có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ở địa phương, dũng cảm, nhanh trí cứu sống em nhỏ. /
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Gọi HS M3,4 đọc bài.
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm bài thơ - giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tình cảm của người cha với con; chú ý đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm (rực rỡ, lênh khênh, chắc nịch, chảy đầy vai, trầm ngâm, ); lời của con: ngây thơ, hồn nhiên; lời cha: ấm áp, dịu dàng.
- Cả lớp theo dõi
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài
+ 5 HS nối tiếp đọc từng khổ thơ lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.
 + 5 HS nối tiếp đọc từng khổ thơ lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài
- HS theo dõi.
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung,ý nghĩa: Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận theo các câu hỏi:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_cv_2345_tuan_32_nam_hoc_2021_2022.doc