Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

Tiếng Việt

Bài 25A: CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

- Đọc - hiểu bài Phong cảnh đền Hùng.

- Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Tranh trong tài liệu HDH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

- Thực hiện các hoạt động cơ bản từ HĐCB1 đến HĐCB6 và HĐTH1

* Lưu ý:

1. HĐCB 1: Cảnh biển thật mênh mông, khoáng đạt. Dưới bầu trời xanh, những dãy núi nằm im như những con vật khống lồ với nhiều hình thù kì dị. Nước biển xanh trong như ngọc bích đang vỗ về những con vật ấy. Hàng dừa cao vút vươn mình đón gió với nhừng tàu dừa luôn ve vẩy.

2. HĐCB 4: Bổ sung chia sẻ đọc từ khó : Nghĩa Lĩnh, xâm lược, lối cũ, trấn giữ

- GV chốt trong nhóm giọng đọc:

 +Toàn bài đọc với giọng to vừa phải, nhịp điệu khoan thai, giọng trang trọng tha thiết.

3. HĐCB 5: 1) Bài văn viết về cảnh vật trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh có đền Hùng, nơi thờ các vua Hùng.

2) Các vua Hùng là những người đầu tiên thành lập nước Văn Lang đóng đô ở thành Phong Châu, nay thuộc tính Phú Thọ, cách ngày nay khoảng vài nghìn năm.

3) (1), (2), (5), (6), (8), (9)

4) 1 - c; 2 - a; 3 - b

4. HĐCB 6: Câu ca dao nhắc nhở, khuyên răn mọi người luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.

- GV chốt nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

* Liên hệ: Qua bài học em hiểu được điều gì? ( Chúng ta hướng về cội nguồn, đoàn kết, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, xây dựng đất nước đẹp giàu).

- Bổ sung ghi nội dung bài vào vở.

 

doc 23 trang cuongth97 06/06/2022 4260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai, ngày 22 tháng 03 năm 2021
Sáng: 
Chào cờ
Sinh hoạt đầu tuần
________________________________________
Toán
BÀI 82 : EM ĐÃ HỌC ĐƯỢC NHỮNG GÌ ?
I. MỤC TIÊU:
- Rèn kĩ năng tính tỉ số phần trăm và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Rèn kĩ năng tính diện tích một số hình.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện HĐTH1,2,3,4
* Lưu ý cho HS: 
ĐÁP ÁN 
Phần 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 
1. D. 60% 
2. B. 40 
3. D. 160 học sinh
4. A. 28cm2
5. C. 21,98cm2
Phần 2. Tự luận: 
1. Mỗi hình dưới đây là hình gì?
A
Hình hộp chữ nhật
B
Hình lập phương
C
Hình trụ
D
Hình cầu
2. Giải bài toán sau: Một cái hộp có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 36cm, chiều rộng 24cm và chiều cao 12cm. Người ta xếp các hình lập phương như nhau cạnh 3cm vào đầy hộp đó. Hỏi cần bao nhiêu hình lập phương như thế?
Bài giải
Thể tích cái hộp là: 36 x 24 x 12 = 10 368 (cm3)
Thể tích 1 hình lập phương là: 3 x 3 x 3 = 27 (cm3)
Cần số hình lập phương như thế là: 10 368 : 27 = 384 (hình)
Đáp số: 384 hình lập phương.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________
Tiếng Việt
Bài 25A: CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc - hiểu bài Phong cảnh đền Hùng.
- Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh trong tài liệu HDH
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản từ HĐCB1 đến HĐCB6 và HĐTH1
* Lưu ý:
1. HĐCB 1: Cảnh biển thật mênh mông, khoáng đạt. Dưới bầu trời xanh, những dãy núi nằm im như những con vật khống lồ với nhiều hình thù kì dị. Nước biển xanh trong như ngọc bích đang vỗ về những con vật ấy. Hàng dừa cao vút vươn mình đón gió với nhừng tàu dừa luôn ve vẩy. 
2. HĐCB 4: Bổ sung chia sẻ đọc từ khó : Nghĩa Lĩnh, xâm lược, lối cũ, trấn giữ 
- GV chốt trong nhóm giọng đọc:
 +Toàn bài đọc với giọng to vừa phải, nhịp điệu khoan thai, giọng trang trọng tha thiết.
3. HĐCB 5: 1) Bài văn viết về cảnh vật trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh có đền Hùng, nơi thờ các vua Hùng.
2) Các vua Hùng là những người đầu tiên thành lập nước Văn Lang đóng đô ở thành Phong Châu, nay thuộc tính Phú Thọ, cách ngày nay khoảng vài nghìn năm.
3) (1), (2), (5), (6), (8), (9) 
4) 1 - c; 2 - a; 3 - b 
4. HĐCB 6: Câu ca dao nhắc nhở, khuyên răn mọi người luôn nhớ về cội nguồn dân tộc. 
- GV chốt nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
* Liên hệ: Qua bài học em hiểu được điều gì? ( Chúng ta hướng về cội nguồn, đoàn kết, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, xây dựng đất nước đẹp giàu).
- Bổ sung ghi nội dung bài vào vở.
.........................................................................................................................................
____________________________________________
Tiếng Việt
Bài 25A: CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
- Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động cơ bản 7, hoạt động thực hành 1.
* Lưu ý:
1. HĐCB 7: 
a) Câu văn thứ hai lặp lại từ đền đã dùng ở câu thứ nhất. Từ lặp lại giúp ta biết hai câu cùng nói về cái đền. 
b) Sau khi thay từ, hai câu trên không còn gắn bó với nhau. Mỗi câu nói đến một sự vật khác nhau. Câu thứ nhất nói về đền Thượng, câu thứ hai nói về ngôi nhà, ngôi chùa, ngôi trường hoặc lớp học. 
c) Việc lặp lại từ có tác dụng liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu.
2. HĐTH 1: Thứ tự điền: 1, 2, 3, 4, 5 - Thuyền. 6 - Chợ;	 
 7 - cá song. 8 - cá chim. 	 9 - tôm. 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________
Buổi chiều
Toán
Bài 83: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU:
 Em biết:
- Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học.
- Quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian quen thuộc.
- Đổi đơn vị đo thời gian.
- Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH
- HS: VTH Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động HĐCB1đên HĐTH3.
* Lưu ý:
1. HĐCB 4: a) 1,5 năm = 12 tháng x 1,5 = 18 tháng.
b) 2/3 giờ = 60 phút x 2/3 = 40 phút.
c) 3,2 giờ = 60 phút x 3,2 = 192 phút.
d) 216 phút = 3 giờ 36 phút = 3,6 giờ.
2. HĐTH 1:
Sự kiện
Năm
Thế kỉ
Kính viễn vọng 
1671
XVII
Bút chì
1794
XVIII
Đầu máy xe lửa
1804
XIX
Xe đạp
1869
XIX
Ô tô
1886
XIX
Máy bay
1903
XX
Máy tính điện tử
1946
XX
Vệ tinh nhân tạo
1957
XX
3. HĐTH 2:
a)
3 năm = 36 tháng
2,5 năm = 30 tháng
5 năm rưỡi = 66 tháng
3/4 ngày = 18 giờ
b)
4 giờ = 240 phút
1,4 giờ = 84 phút
2,8 phút = 168 giây
2/3giờ = 40 phút
4. HĐTH 3:
a)
84 phút = 1,4 giờ
210 phút = 3,5 giờ
b)
90 giây = 1,5 phút
45 giây = 0,75 phút
- GV chốt: 
+ Mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
+ Cách đổi đơn vị năm ra tháng.
+ Cách đổi từ đơn vị giờ ra phút.
+ Cách đổi từ đơn vị phút ra giờ.
+ Cách đổi từ đơn vị giây ra phút.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Bài 25: KỂ VỀ NHỮNG NGƯỜI HÀNG XÓM
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong, HS:
- Kể được tên, đổ tuổi, công việc của một số người hàng xóm xung quanh nơi gia đình mình sống.
- Kể được một số việc làm của mình và gia đình đã cùng làm với hàng xóm.
- Nói được lời chào hỏi khi gặp mặt và sử dụng đúng kính ngữ với đối tượng giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên
- SGK, tranh ảnh minh họa. 
2. Học sinh
- Sách vở .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: - Lớp hát bài “ Chim vành khuyên”,nhạc và lời Hoàng Vân.
- Khi hát đến câu “ Chim gặp bác Chào mào” thì GV cho cả lớp từng đôi nhìn nhau cười thân thiện và nói “ Chào bác”
2. Các hoạt động.
- GV giới thiệu bài: Ở xung quanh nhà em có hàng xóm không? Để mọi người luôn vui vẻ, sống tình cảm, chan hòa hơn thì chúng ta cần phải làm gì? ( thân thiện với những người hàng xóm của mình và chủ đề hôm nay sẽ giúp các em biết cách thể hiện sự thân thiện với hàng xóm).
a. Hoạt động 1: Chia sẻ về hàng xóm của em.
* Giới thiệu tên người hàng xóm:
Bước 1: Yêu cầu HS kể tên những người hàng xóm của mình cho bạn nghe
Bước 2: Gọi HS lên chia sẻ
Bước 3: Nhận xét, chốt: Các em đã biết rất nhiều tên hàng xóm của mình. Như vậy là các em cũng 1 phần quan tâm đến hàng xóm của mình rồi đấy!
b. Hoạt động 2: Kể chuyện về người hàng xóm:
- Vì sao cần thân thiện với hàng xóm của mình?
GV có thể hỏi nâng cao:
- Em hiểu câu: Bán anh em xa, mua láng giếng gần nghĩa là như thế nào?
( GV có thể giải thích: Câu tục ngữ này không có chuyện mua bán gì cả. Câu này có ý khuyên răn chúng ta nên ăn ở có tình , có nghĩa, sống vui vẻ, hòa thuận với hàng xóm, láng giềng kề bên.)
* GV chốt kiến thức Chúng ta cần phải thể hiện sự thân thiện với hàng xóm của mình bằng nhiều cách như: chào hỏi với vẻ mặt tươi cười, quan tâm giúp đỡ hàng xóm, cùng hàng xóm làm các công việc chung để tăng tính gắn kết giữa mọi người, để mọi người yêu thương nhau hơn.
c. Hoạt động 3: Chào hỏi hàng xóm 
Bước 1: GV nêu ý nghĩa của việc tươi cười chào hỏi hàng xóm:
Khi chào hỏi hàng xóm chúng ta cần tươi cười để hàng xóm thấy tình cảm của mình và thấy mình dễ mến, dễ gần hơn. Họ sẽ cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn.
Bước 2: GV làm mẫu chào hỏi tươi cười với hàng xóm
Vd: Em chào chị, chị đi học về ạ! ( Vẻ mặt tươi tắn)
- GV mời một số HS thực hiện lời chào trước lớp
- GV nhận xét, chốt: Trong các tình huống mà các em vừa xử lí. Khi chào hỏi các em cần chú ý khi chào người lớn tuổi cần có thái độ lễ phép, kính trọng. Khi gặp nhiều người cùng 1 lúc các em cần chào người lớn tuổi trước rồi chào người ít tuổi. Khi chào, các em có thể hỏi thăm hàng xóm của mình. Chú ý khi chào hỏi các em cần phải tươi tắn. Nếu gặp hàng xóm mà nhà hàng xóm đang có chuyện buồn thì các em cần chú ý không nên tươi cười và cần động viên, an ủi họ.
3. Tổng kết
- GV nhận xét giờ học, nhắc nhở về nhà.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________
Giáo dục thể chất
Bài 49: PHỐI HỢP CHẠY ĐÀ - BẬT CAO
TRÒ CHƠI: CHUYỀN NHANH, NHẢY NHANH
I. MỤC TIÊU:
- Ôn bật cao, phối hợp chạy và bật cao. Yêu cầu thực hiện đúng động tác tương đối đúng và bật tích cực.
- Chơi trò chơi"Chuyển nhanh, nhảy nhanh. "Yêu cầu tham gia chơi chủ động, tích II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: trên sân trường, vệ sinh nơi tập sạch, an toàn
- Phương tiện: còi, kẻ sân chơi, bóng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. GV giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động thực hành
1. Khởi động
- Ôn định tổ chức, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
- Chạy chậm thành, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
+ Thực hiện trò chơi Lăn bóng
+ Ôn bài thể dục phát triển chung
2. Ôn phối hợp chạy - bật nhảy – mang vác
- TN tổ chức các bạn ôn
- TBHT các nhóm lên thực hiện theo hàng dọc
- GV tổ chức đánh giá, nhận xét, sửa sai
3. Bật cao, phối hợp chạy đà – bật cao
- TN tổ chức các bạn ôn
- TBHT tổ chức cho từng nhóm lên tập
- GV tổ chức đánh giá nhận xét, đánh giá
4. Trò chơi : Chuyển nhanh - nhảy nhanh
- GV yêu nêu cách chơi và qui định chơi, luật chơi. 
- Các nhóm chơi thử - chơi chính thức.
- Tổ nhận xét, đánh giá cuộc chơi
5. Phần kết thúc 
- TBHT cho lớp tập một số động tác chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu
- GV cùng HS hệ thống bài 
- Nhận xét tiết học
 B. Hoạt động ứng dụng
- Ôn lại động tác chạy đà bật cao tại nhà
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
________________________________________
Kỹ năng sống
Bài 49. HƯỞNG ỨNG CÁC PHONG TRÀO BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
 ( Có giáo án in sẵn kèm theo)
____________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 23 tháng 03 năm 2021
Tiếng Việt
Bài 25A: CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài Ai là thủy tổ loài người.
- Ôn lại quy tắc hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 2, 3, 4, 5 và hoạt động ứng dụng.
* Lưu ý:
1. HĐTH 4b: - HS viết một số từ khó ra bảng con: Chúa Trời, A- đan, Ê- va, Bra – hma, Sác – lơ Đác – uyn, Nữ Oa, Khống Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Cửu Phủ, Khương Thái Công. 
2. HĐTH 5: Những tên riêng ấy được viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam. Đây là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt. 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
________________________________________
Toán
Bài 84: CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU:
Em biết:
- Thực hiện phép cộng số đo thời gian.
- Giải bài toán thực tế có sử dụng phép cộng số đo thời gian
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH, một số đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu..
- HS: Vở BTTH Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HSthực hiện HĐCB 1,2,3 và HĐTH1,2
* Lưu ý:
1. HĐTH 1:
a)
16 giờ 20 phút + 9 giờ 5 phút = 25 giờ 25 phút.
7 phút 18 giây + 9 phút 27 giây = 16 phút 45 giây.
27 ngày 15 giờ + 12 ngày 6 giờ = 39 ngày 21 giờ.
7 năm 6 tháng + 14 năm 3 tháng = 24 năm 9 tháng. 
b)
34 giờ 28 phút + 25 giờ 45 phút = 60 giờ 13 phút.
16 phút 43 giây + 15 phút 17 giây = 32 phút.
51 ngày 17 giờ + 15 ngày 8 giờ = 67 ngày 1 giờ.
6 năm 8 tháng + 11 năm 5 tháng = 18 năm 1 tháng. 
2. HĐTH 2: 
Bài giải
	Thời gian người đó đi cả hai quãng đường là: 
	20 phút 25 giây + 23 phút 38 giây = 44 phút 3 giây
Đáp số: 44 phút 3 giây.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________
Lịch sử
Bài 9: NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA.
ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN HUYỀN THOẠI (Tiết 2 )
I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học, em:
- Biết được tinh thần chiến đấu của quân và dân ta trên tuyến đường Trường Sơn, vai trò của đường Trường Sơn trong việc chi viện cho cách mạng miền Nam.
- Biết sử dụng lược đồ, tranh ảnh để tìm hiểu thông tin, trình bày sự kiện lịch sử. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH, tranh ảnh tư liệu.
- HS: Vở BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản 3, 4, 5, 6 ý 2 và HĐTH 2,3 và hoạt động ứng dụng 1, 2.
* Lưu ý:
1. HĐCB 3c: 
- Trung ương Đảng ta quyết định mở đường Trường Sơn nhằm mục đích chi viện cho cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. 
- Đường Trường Sơn còn có tên gọi khác là đường Hồ Chí Minh. 
- Lực lượng chính tham gia xây dựng và đảm bảo cho những hoạt động của tuyến đường là bộ đội thuộc Binh đoàn Trường Sơn và lực lượng thanh niên xung phong,... 
- Tuyến đường Trường Sơn kéo dài từ Bắc vào Nam thật kì vĩ và vô cùng quy mô, ngoài sức tưởng tượng. Với ý chí kiên định và nghị lực phi thường, những con người giàu lòng yêu nước đã làm nên con đường huyền thoại này. 
2. HĐCB 4b:
 - Những công việc chính của bộ đội và thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn là chuyển hàng hóa chi viện cho miền Nam về vũ khí, lương thực, thuốc men. 
- Để hoàn thành nhiệm vụ, những chiến sĩ Trường Sơn phải vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ: gùi gạo và xăng trên lưng gần 40kg, 50kg lội bộ luồn lách qua rừng núi, dùng bè mảng vượt qua sông sâu, leo lôn những dốc cao đến tức ngực, chân người leo trước đôi khi giẫm lên tóc người sau, san lâp hố bom, chống lầy thông đường cho xe qua. 
- Tinh thần chiến đấu của dân và quân ta trên đường Trường Sơn vô cùng ngoan cường và quả cảm. Những chiến sĩ thầm lặng đã không quản khó khăn gian khổ, thậm chí hi sinh cả tính mạng với một mong ước mang lại độc lập cho nước nhà. 
3. HĐCB 5b: Đường Trường Sơn có ý nghĩa đối với cuộc kháng chiến chông Mĩ, cứu nước của dân tộc ta: Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Thông qua tuyến đường Trường Sơn, miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực, ... cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. 
4. HĐTH 2: 
a) đường Hồ Chí Minh. 
b) Là con đường huyết mạch để hậu phương miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 
5. HĐTH 3: Trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, những con người với nghị lực phi thường, bằng công cụ thô sơ đã tạo nên một con đường huyền thoại đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc. Muôn vàn chuyến xe vượt núi, băng sông chi viện cho miền Nam, góp phần tạo nên những chiến công hiến hách. Trường Sơn hùng tráng với những chiến thắng rực rỡ trước kẻ thù hung bạo, thấm đẫm mồ hôi nước mắt và xương máu cua những đồng bào, đồng chí. Đến với Trường Sơn, ta sẽ tìm lại được chính mình qua những xúc cảm dâng trào.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________
Địa lí
BÀI 11: CHÂU ÂU ( TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được vị trí địa lí giới hạn châu Âu 
- Nêu được đặc điểm đặc điểm tiêu biểu về dân cư châu Âu
- Đọc đúng tên vị trí 1 số dãy núi , đồng bằng , sông lớn của châu Âu trên bản đồ.
- Biết được vị trí của Hy Lạp và nền văn minh của Hy Lạp.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở BT. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động HĐCB 4,5 và HĐTH 3 .
* Lưu ý:
1. HĐTH 1b: 
Hình 5. Lược đồ tự nhiên châu Âu
2. HĐTH 2: 
b.1) 1.1. Châu Âu có phần lớn diện tích là đồng bằng. 
1.2. Hệ thống núi cao ở châu Âu tập trung ở phía đông. 
1.3. Phần lớn châu Âu thuộc đới khí hậu hàn đới. 
1.4. Châu Âu có hai loại rừng chủ yếu: rừng cây lá kim, rừng cây lá rộng. 
1.5. Châu Âu, cây cối xanh tốt quanh năm. 
1.6. Dân cư châu Âu chủ yếu là người da màu và sống ở các thành phố. 
b.2) Thứ tự cần điền: (1) xuân, (2) hạ, (3) xanh, (4) thu, (5) vàng, (6) đông, (7) trắng. 
3. HĐTH 3: 
a) Thiên nhiên châu Âu. 
b) Châu Âu nằm ở bán cầu Bắc, thuộc đới khí hậu ôn đới, phía Đông giáp châu Á, ba phía còn lại giáp Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Bờ biển của châu Âu bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào nội địa tạo thành nhiều bán đảo. Nhiều dãy núi trẻ tập trung ở phía nam với đỉnh nhọn, cao, sườn dốc; những dãy núi già phân bố ở phía bắc với đỉnh tròn, thấp, sườn thoải. Địa hình đồng bằng kéo dài từ Tây sang Đông, chiếm diện tích châu Âu, tương đối bằng phẳng. Đại bộ phận châu Âu có khí hậu ôn đới; riêng phía Tây có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn phía Đông do dòng biển nóng của Bắc Đại Tây Dương đưa hơi ẩm tiến sâu vào trong lục địa. Châu Âu có mật độ sông ngòi dày đặc; thực vật phân bô' thay đổi theo nhiệt độ và lượng mưa: ven biển Tây Âu có rừng lá rộng, vùng nội địa có rừng lá kim. 
4. HĐ 4: Tìm hiểu về văn minh Hy Lạp.
a) Vị trí địa lí.
Hy Lạp nằm ở Đông Nam châu Âu, tại cực nam của bán đảo Ban căng, đây được mệnh danh là cái nôi của văn minh châu Âu.
b) Một số câu chuyện về văn minh Hy Lạp.
 Thế vận hội Olympic là lễ hội lớn nhất trong sinh hoạt văn hóa – thể thao truyền thống của người Hy Lạp. Thế vận hội được tổ chức 4 năm một lần vào tháng 7 dương lịch, thế vận hội cổ đại được tổ chức đầu tiên vào năm 776 trước công nguyên tai thành phố Olympia, nhằm vinh danh thần Zớt. Từ năm 1994 thế vận hội mùa hè và thế vận hội mùa đông được tổ chức riêng biệt, luân phiên 2 năm một lần.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 24 tháng 03 năm 2021
Tiếng Anh
Gv chuyên dạy( 2 Tiết)
_______________________________________
Tiếng Việt
Bài 25B: KHÔNG QUÊN CỘI NGUỒN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc- hiểu bài Cửa sông.
- Nội dung: Qua hình ảnh cửa sông , tác giả ca ngợi tình cảm thủy chung uống nước nhớ nguồn. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV:Sách HDH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản 1, 2, 3, 4 ,5, 6,7 và hoạt động ứng dụng.
* Lưu ý:
1. HĐCB 1: 
a) Bức tranh vẽ cảnh sông nước và biển cả. 
- Dòng sông êm đềm và thơ mộng. 
- Từng chiếc thuyền neo đậu bên bờ sông thật nhộn nhịp. 
- Phía xa là biển rộng nhấp nhô từng cánh buồm no gió. 
b) Cửa sông là nơi sông chảy ra biển, hồ hay con sông khác. 
2. HĐCB 3: a - 4; b - 6; c - 1; d - 2; e - 3; g - 5. 
3. HĐCB 4: Bổ sung chia sẻ đọc từ khó: xa xôi, nước lợ, lưỡi sóng , lấp lóa.
+ GV chốt: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng tha thiết, tình cảm.
4. HĐCB 5: 
1) Tác giả dùng những từ ngữ: là cửa, không then khóa, không khép bao giờ. Cách giới thiệu rất độc đáo, giúp người đọc hiểu ngay về cửa sông và cảm thấy rất quen thuộc. 
2) Cửa sông là nơi những dòng sông cần mẫn gửi lại phù sa để bồi đắp chất màu mỡ, nơi nước ngọt ùa ra biển, nơi biển về với đất, nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển cả hội tụ tạo thành vùng nước lợ, nơi cá đối vào đẻ trứng, tôm rảo đến búng càng, nơi tập hợp những thuyền câu lấp lóa đêm trăng, nơi con tàu chào mặt đất, nơi tiễn người ra biển. 
3) Phép nhân hóa nói lên “tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn. 
- GV chốt nội dung: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình cảm thủy chung uống nước nhớ nguồn. 
+ Liên hệ: Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt và nhớ về cội nguồn.
- Bổ sung ghi nội dung bài vào vở.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________
Tiếng Việt
Bài 25B: KHÔNG QUÊN CỘI NGUỒN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Viết được bài tả đồ vật (kiểm tra viết).
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH. 
- HS: Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2.
* Lưu ý:
GV chốt cho HS cách viết bài văn miêu tả đồ vật .
+ Bài văn đủ 3 phần: Mở bài , thân bài ,kết bài .
- Mở bài theo trực tiếp hoặc gián tiếp 
- Thân bài cần miêu tả hình dáng của đồ vật và công dụng của đồ vật .
+ Tả bao quát.
+Tả chi tiết từng bộ phận.
+ Nêu công dụng và tình cảm với đồ vật.
- Kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng ?
( Lưu ý khi viết chúng cần viết câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa).
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
___________________________________________________
Buổi chiều:
Toán
Bài 85: TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN 
I. MỤC TIÊU: Em biết:
- Thực hiện phép trừ số đo thời gian.
- Giải bài toán thực tế có sử dụng phép trừ số đo thời gian.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH Toán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động HĐCB 1 đến HĐTH 2
*Lưu ý:
1. HĐTH 1:
a)
16 giờ 30 phút - 7 giờ 12 phút = 9 giờ 18 phút.
12 phút 48 giây - 10 phút 27 giây = 2 phút 21 giây.
32 ngày 15 giờ - 19 ngày 13 giờ = 13 ngày 2 giờ.
12 năm 11 tháng - 4 năm 8 tháng = 8 năm 3 tháng. 
b)
25 giờ 28 phút - 12 giờ 45 phút = 12 giờ 43 phút.
15 phút 24 giây - 11 phút 37 giây = 3 phút 47 giây.
27 ngày 17 giờ - 24 ngày 23 giờ = 2 ngày 18 giờ.
16 năm 5 tháng - 9 năm 7 tháng = 6 năm 10 tháng. 
2. HĐTH 2: 
Bài giải
	Thời gian bác Hương đi từ nhà đến chợ là: 
	7 giờ 15 phút - 6 giờ 30 phút = 45 phút 
Đáp số: 45 phút.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________
Tiếng Việt
Bài 25B: KHÔNG QUÊN CỘI NGUỒN (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Kể được câu chuyện Vì muôn dân
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Sách HDH Tiếng Việt 5, các câu chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 3,4,5. 
* Lưu ý:
1. HĐTH 5: + GV chốt:
- Nhận xét cách kể chuyện của học sinh về nội dung, cách thể hiện giọng kể, cử chỉ, điệu bộ, 
- Đưa ra được ý nghĩa phù hợp câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi Trần Hưng Đạo vì đại nghĩa mà xóa bỏ hiềm khích riêng, đoàn kết được toàn dân đánh đuổi giặc ngoại xâm. 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________
Giáo dục thể chất
Bài 50: BẬT CAO. TRÒ CHƠI: CHUYỀN NHANH, NHẢY NHANH
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được động tác bật nhảy lên cao. 
- Biết cách phối hợp chạy và bật nhảy ( chạy chậm kết hợp bật nhảy lên cao).
- Trò chơi"Chuyển nhanh nhay nhanh. "Yêu cầu biết được cách chơi, tham gia chơi được.
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: trên sân trường, vệ sinh nơi tập sạch, an toàn
- Phương tiện: còi
- Còi, kẻ sân chơi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. GV giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động thực hành
1. Khởi động
- Ôn định tổ chức, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
- + Chạy chậm thành, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
 + Thực hiện trò chơi Lăn bóng
 + Ôn bài thể dục phát triển chung
2. Ôn phối hợp chạy - bật nhảy – mang vác
- TN tổ chức các bạn ôn
- TBHT các nhóm lên thực hiện theo hàng dọc
- GV tổ chức đánh giá, nhận xét, sửa sai
3. Bật cao, phối hợp chạy đà – bật cao
- TN tổ chức các bạn ôn
- TBHT tổ chức cho từng nhóm lên tập
- GV tổ chức đánh giá nhận xét, đánh giá
4. Trò chơi : Chuyển nhanh - nhảy nhanh
- GV yêu nêu cách chơi và qui định chơi, luật chơi. 
- Các nhóm chơi thử - chơi chính thức.
- Tổ nhận xét, đánh giá cuộc chơi
5. Phần kết thúc 
- TBHT cho lớp tập một số động tác chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu
- GV cùng HS hệ thống bài 
- Nhận xét tiết học
 B. Hoạt động ứng dụng
- Ôn lại động tác chạy đà bật cao tại nhà
 .
________________________________________
Kỹ năng sống
Bài 50. ÔN TẬP- CUỘC ĐUA KỲ THÚ
 ( Có giáo án in sẵn kèm theo)
___________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 25 tháng 03 năm 2021
Buổi sáng:
Mĩ thuật
Giáo viên chuyên dạy( 2 Tiết )
________________________________________
Tiếng Anh
Giáo viên chuyên dạy(2 Tiết)
________________________________________
Buổi chiều: 
Đ/c Hường (soạn- dạy)
Thứ sáu, ngày 26 tháng 03 năm 2021
Tiếng Việt
Bài 25C: CHÚNG MÌNH CÙNG SÁNG TẠO (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết sự liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS : Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản 1, 2 và hoạt động thực hành 1. 
*Lưu ý:
1. HĐCB 1: Em có chiếc cặp rất đẹp và bền. Người bạn đồng hành ấy đã gắn bó cùng em hơn bốn năm nay. 
2. HĐCB 2b: Các câu trong đoạn văn trên cùng nói về Trần Quốc Tuấn. Những từ ngữ cho biết điều đó: Hưng Đạo Vương, Ông, vị Quốc công Tiết chế, Vị Chủ tướng tài ba, Người. 
3. HĐTH 1b: 
- Mỗi từ ngữ in đậm thay thế cho: 
+ Từ anh (câu 2) thay thế cho Hai Long (câu 1). 
+ người liên lạc (câu 4) thay thế cho người đặt hộp thư (câu 2). 
+ Từ anh (câu 4) thay thế cho Hai Long (câu 1). 
+ Từ Đó (câu 5) thay thế cho những vật gợi ra hình chữ V (câu 4). 
- Cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng liên kết câu. 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________
Tiếng Việt
Bài 25C: CHÚNG MÌNH CÙNG SÁNG TẠO (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Viết được đoạn đối thoại trong kịch theo mẫu.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: SHD.
- HS: Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2, 3 và hoạt động ứng dụng 2 . 
*Lưu ý:
1. HĐTH 3: Trong câu lạc bộ phát minh
 Trưởng nhóm tham quan A dẫn đoàn bước vào công xưởng và hỏi: 
- Ồ! Các bạn đang làm gì thế? 
Nhóm trưởng nhóm phát minh B trả lời: 
- Chúng mình đang sáng chế ra một vật làm cho cuộc sống của con người hạnh phúc hơn. 
Một bạn trong nhóm A hỏi ngay: 
- Đó là vật gì vậy? 
Nhóm phó nhóm B đáp: 
- Vật đó nhỏ gọn như cây bút thôi. 
Một bạn khác ở nhóm A hỏi tiếp:
 - Thế “Cây bút thần kì ấy có công dụng gì?” 
Nhóm B cùng đáp: 
- Vật ấy dò tìm nhằm phát hiện sớm bệnh của con người; sau đó, nó sẽ phát ra những tia sáng để tiêu diệt mầm bệnh, giúp con người luôn khỏe mạnh. 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________
Toán
Bài 86: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC
I. MỤC TIÊU:
 Em ôn tập về:
- Cộng và trừ số đo thời gian.
- Giải bài toán thực tế có sử dụng phép cộng và phép trừ số đo thời gian
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2, 3, 4 và hoạt động ứng dụng.
*Lưu ý:
1. HĐTH 2:
a)
3 năm 7 tháng + 9 năm 6 tháng = 13 năm 1 tháng. 
b)
6 ngày 23 giờ + 7 ngày 9 giờ = 14 ngày 8 giờ.
c)
12 giờ 25 phút + 6 giờ 35 phút = 19 giờ 0 phút.
2. HĐTH 3:
a)
3 năm 7 tháng - 1 năm 9 tháng = 1 năm 10 tháng. 
b)
17 giờ 20 phút - 9 giờ 38 phút = 7 giờ 42 phút.
c)
12 giờ 5 phút - 4 giờ 49 phút = 7 giờ 16 phút.
d)
7 phút 28 giây - 2 phút 50 giây = 4 phút 38 giây.
3. HĐTH 4: 
Bài giải
	Hai sự kiện cách nhau là: 
	1961 - 1492 = 469 (năm) 
Đáp số: 469 năm.
- GV chốt cho hs sự kiện nhà thám hiểm Cri – xto – phơ Cô – lôm – bô phát hiện ra châu Mĩ và I – u – ri Ga – ga – rin là người đầu tiên bay vào vũ trụ cách nhau là 469 năm. 
..................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_25_nam_hoc_2020_2021_ban_dep.doc