Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hương

Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hương

TOÁN

Tiết 91: DIỆN TÍCH HÌNH THANG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức:

- Giúp Hs: Hình thành công thức tính diện tích của hình thang.

- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.

2. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ

3. Phẩm chất:

- GDHS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK.

- HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Hoạt động mở đầu:Khởi động

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích hình thang

* Mục tiêu: HS hiểu công thức tính diện tích của hình thang.

* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt vấn đề, giảng giải – minh họa, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

- Gv dẫn dắt để Hs xác định trung điểm M của cạnh BC, rồi cắt rời hình tam giác ABM; sau đó ghép lại như hướng dẫn trong SGK để được hình tam giác ADK.

- Hs nhận xét về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành.

- Hs thảo luận theo nhóm để nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK.

- Hs nhận xét về mối quan hệ về các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diện tích hình thang.

- Gv kết luận và ghi công thức tính diện tích hình thang lên bảng.

- 1 số Hs nhắc lại công thức tính diện tích hình thang.

3. Hoạt động thực hành, luyện tập:

* Mục tiêu: HS nhớ và vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan .

* Phương pháp, kĩ thuật: động não, thực hành, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành :

Bài tập 1:

- Giúp Hs vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang.

- Gv cho Hs tính diện tích của từng hình thang rồi gọi một số Hs nêu kết quả tìm được.

Bài tập 2:

- Hs vận dụng công thức tính diện tích hình thang và hình thang vuông.

- Hs tự làm vào vở phần a) sau đó Hs trao đổi chéo vở cho nhau .

- Gv nhận xét, đánh giá bài làm của Hs.

- Gv yêu cầu Hs nhắc lại khái niệm hình thang vuông để học sinh thấy được cách tính diện tích hình thang vuông trước khi làm phần b).

 

doc 29 trang cuongth97 09/06/2022 3701
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 MỘT CÂY LÀM CHẲNG NÊN NON	
 BA CÂY CHỤM LẠI NÊN HÒN NÚI CAO
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 91: DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
- Giúp Hs: Hình thành công thức tính diện tích của hình thang.
- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ 
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu thích môn học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK.
- HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động mở đầu:Khởi động
Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích hình thang 
* Mục tiêu: HS hiểu công thức tính diện tích của hình thang.
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt vấn đề, giảng giải – minh họa, thảo luận nhóm. 
* Cách tiến hành:
- Gv dẫn dắt để Hs xác định trung điểm M của cạnh BC, rồi cắt rời hình tam giác ABM; sau đó ghép lại như hướng dẫn trong SGK để được hình tam giác ADK.
- Hs nhận xét về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành.
- Hs thảo luận theo nhóm để nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK.
- Hs nhận xét về mối quan hệ về các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diện tích hình thang.
- Gv kết luận và ghi công thức tính diện tích hình thang lên bảng.
- 1 số Hs nhắc lại công thức tính diện tích hình thang.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập:
* Mục tiêu: HS nhớ và vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan .
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, thực hành, thảo luận nhóm. 
* Cách tiến hành :
Bài tập 1:
- Giúp Hs vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang.
- Gv cho Hs tính diện tích của từng hình thang rồi gọi một số Hs nêu kết quả tìm được.
Bài tập 2: 
- Hs vận dụng công thức tính diện tích hình thang và hình thang vuông.
- Hs tự làm vào vở phần a) sau đó Hs trao đổi chéo vở cho nhau .
- Gv nhận xét, đánh giá bài làm của Hs.
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại khái niệm hình thang vuông để học sinh thấy được cách tính diện tích hình thang vuông trước khi làm phần b).
Bài tập 3:
- Yêu cầu Hs biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải toán
- Hs đọc thành tiếng BT, cả lớp theo dõi vào SGK.
- Bài cho chúng ta biết điều gì?
- Bài yêu cầu chúng ta phải làm gì?
- Vậy muốn tính diện tích hình thang ta làm sao?
- Chiều cao ta đã có chưa?
- Vậy muốn tìm chiều cao của hình thang ta làm sao?
- Hs tự làm bài vào vở, 1 Hs làm vào bảng phụ.
- Lớp + Gv nhận xét, chốt lại bài giả đúng.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
 * Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não 
* Cách tiến hành
- Muốn tính diện tích hình thang ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
___________________________
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 92: LUYỆN TẬP
I. . YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Giúp HS: Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang (kể cả hình thang vuông) trong các tình huống khác nhau.
- Biết vận dụng công thức, tính toán chính xác.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
3.Phẩm chât:
- GDHS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Bảng phụ. SGK, SGV
- HS : SGK. Bảng con .
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: Nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: động não
* Cách tiến hành
- Nêu quy tắc, công thức tính diện tích hình thang.
- Nhận xét.
2. Hoạt động thực hành, luyện tập:
 * Mục tiêu: HS vận dụng công thức tính diện tích hình thang .
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, bút đàm
* Cách tiến hành 
Bài 1
- Gv yêu cầu tất cả Hs tự làm sau đó Hs trao đổi vở chéo cho nhau để kiểm tra, chữa bài chéo cho nhau.
- 1 Hs đọc kết quả từng trường hợp.
- Lớp lắng nghe và nhận xét.
- Gv đánh giá bài làm của Hs.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập 2 .
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ để nêu cách tính theo các bước:
 +Tìm độ dài đáy bé và chiều cao của thửa ruộng hình thang.
 +Tính diện tích của thửa ruộng đó.
 +Từ đó tính số ki-lô-gam thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó.
- Gv yêu cầu Hs tự giải bài toán, gọi 1 Hs lên trình bày bài giải; các Hs khác nhận xét.
- Gv đánh giá bài làm của Hs và nêu bài giải mẫu.
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- HS thảo luận ?
- HS làm bài – Nhận xét – chữa bài .
Kết quả : a đúng ; b sai .
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại bài và dặn dò
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày một phút. 
* Cách tiến hành 
- HS nêu lại quy tắc, công thức tính diện tích hình thang (kể cả hình thang vuông).
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị: Luyện tập chung 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
__________________________
Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 93: LUYỆN TẬP CHUNG
I. . YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Giúp HS rèn kĩ năng tính diện tích tam giác, hình thang. Củng cố về giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
- Học sinh có kĩ năng áp dụng kiến thức vào làm bài. 
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
3. Phẩm chất:
- GDHS yêu thích môn họ, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, bảng phụ.
- HS: SGK, bảng con
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động mở đầu: khởi động
Hoạt động thực hành, luyện tập:
vận dụng công thức tính diện tích hình tam giác (dạng hình tam giác vuông) .
* Phương pháp, kĩ thuật: Động não, bút đàm, chia sẻ nhóm đôi
* Cách tiến hành:
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập 1 .
- Hs tự làm sau đó Hs trao đổi vở chéo cho nhau để kiểm tra, chữa bài chéo cho nhau.
- 1 Hs đọc kết quả từng trường hợp.
- Lớp lắng nghe và nhận xét.
- Gv đánh giá bài làm của Hs.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập 2 .
 HS làm bài – Nhận xét – chữa bài .
- Vận dụng công thức tính diện tích hình thang trong tình huống có yêu cầu phân tích hình vẽ tổng hợp.
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ làm bài.
- Gv yêu cầu Hs tự giải bài toán, gọi 1 Hs lên trình bày bài giải; các Hs khác nhận xét.
- Gv đánh giá bài làm của Hs. 
Giải
Diện tích hình thang ABED là:
( 2,5 + 1,6 ) x 1,2 = 2,46 (dm2)
 2
Diện tích hình giác BEC là:
1,3 x 1,2 = 0,78 (dm2)
 2
Diện tích hình thang ABED lớn hơn diện tích hình giác BEC là:
2,46 - 0,78 = 1,68 (dm2)
Đáp số: 1,68 dm2
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- HS tự làm bài – Nhận xét – chữa bài 
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ. 
* Cách tiến hành
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: compa cho tiết học sau “Hình tròn. Đường tròn”.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
__________________________
	Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 94: HÌNH TRÒN. ĐƯỜNG TRÒN
I. . YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính.
- Biết sử dụng compa để vẽ đường tròn.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
3. Phẩm chất:
- Yêu thích môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Bảng phụ và Bộ đồ dùng dạy học toán lớp 5.
- HS: Chuẩn bị compa, thước kẻ.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động mở đầu:khởi động
Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Giới thiệu về hình tròn đường tròn
* Mục tiêu: HS nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính.
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt vấn đề, giảng giải – minh họa, động não, thực hành.
* Cách tiến hành :
- GV đưa ra một tấm bìa hình tròn, chỉ tay trên mặt tấm bìa và nói : “Đây là hình tròn”
- GV dùng compa vẽ trên bảng một đường tròn và nói : “ Đầu chì của compa vạch ra một đường tròn”
- GV giới thiệu cách tạo dựng một bán kính hình tròn.
- GV giới thiệu cách tạo dựng một đường kính hình tròn.
- Dùng compa vẽ 1 đường tròn, chỉ đường tròn.
- Gọi 1 HS dùng thước chỉ xung quanh ® đường tròn.
- Gọi 1 HS dùng Dùng thước chỉ bề mặt ® hình tròn.
Điểm đặt mũi kim gọi là gì của hình tròn? ( Tâm của hình tròn O.)
+ Lấy 1 điểm A bất kỳ trên đường tròn nối tâm O với điểm A ® đoạn OA gọi là gì của hình tròn? ( Bán kính.)
+ Các bán kính OA, OB, OC như thế nào? ( đều bằng nhau OA = OB = OC.)
+ Lấy 1 điểm M và N nối 2 điểm MN và đi qua tâm O gọi là gì của hình tròn? ( Đường kính)
+ Đường kính như thế nào với bán kính? (Đường kính gấp 2 lần bán kính )
- HS thực hành vẽ đường kính.
- 1 HS lên bảng.
- HS dùng compa vẽ trên giấy một hình tròn
- HS tìm tòi phát hiện đặc điểm : “Tất cả các bán kính của một hình tròn đều bằng nhau”.
- HS nhắc đặc điểm : “Trong một hình tròn, đường kính gấp hai lần bán kính”
2. Hoạt động Thực hành, luyện tập:
* Mục tiêu: HS biết sử dụng compa để vẽ đường tròn.
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, thực hành
* Cách tiến hành 
Bài 1, 2: Rèn luyện kĩ năng sử dụng compa để vẽ đường tròn.
- HS sử dụng compa để vẽ đường tròn.
- GV theo dõi giúp cho học sinh dùng compa.
- Lưu ý học sinh bài tập này biết đường kính phải tìm bán kính.
Bài 3: Rèn kĩ năng vẽ phối hợp đường tròn và hai nửa đường tròn.
- HS sử dụng compa để vẽ đường tròn.
- Lưu ý cách vẽ đường tròn lớn và hai nửa đường tròn cùng một tâm.
Lưu ý vẽ hình chữ nhật. Lấy chiều rộng là đường kính ® bán kính vẽ nửa 
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ. 
* Cách tiến hành
- Nhận xét tinh thần học tập của HS.
- Dặn dò Hs về nhà xem lại bài
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
___________________________
	Ngày dạy: / / 
TOÁN
Tiết 95: CHU VI HÌNH TRÒN 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp Hs: Nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để tính chu vi hình tròn.
- Thực hiện tính chu vi chính xác	
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
3. Phẩm chất:
- GDHS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK. Bảng phụ, compa
- HS: SGK, vở bài tập toán, compa 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động mở đầu: Khởi động
Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn 
* Mục tiêu: HS nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn .
* Phương pháp, kĩ thuật: Giảng giải – minh họa, động não. 
* Cách tiến hành 
- Gv đưa ra một tấm bìa hình tròn.
- Yêu cầu Hs xác định hình tròn, đường tròn, tâm O của hình tròn.
- Hs vẽ bán kính và đường kính cho hình tròn.
- Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu và giới thiệu cho HS các công thức tính chu vi của hình tròn như trong SGK (tính thông qua đường kính và bán kính).
Công thức: C = r x 2 x 3,14
 Hay C = d x 3, 14
Trong đó: C: chu vi hình tròn.
	 r: bán kính của hình tròn.
	 d: đường kính của hình tròn.
- Gv hướng dẫn Hs vận dụng công thức vừa học qua các ví dụ và ví dụ 2.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập
* Mục tiêu: HS nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn .
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, thực hành, bút đàm, chia sẻ nhóm đôi
* Cách tiến hành
Bài 1, bài 2: 
Vận dụng tực tiếp công thức tính chu vi hình tròn và củng cố kĩ năng làm tính nhân các số thập phân.
- Hs tự làm sau đó đổi vở chéo cho nhau để kiểm tra.
- 1 Hs đọc kết quả từng trường hợp.
- Lớp nhận xét, Gv kết luận.
Bài 3: 
- Hs vận dụng công thức tính chu vi hình tròn trong việc giải các bài toán thực tế.
- Ý nghĩa thực tế của bài toán thể hiện ở chỗ Hs biết “bánh xe hình tròn” và yêu cầu tính chu vi của hình tròn đó. Chú ý yêu cầu Hs tưởng tượng và ước lượng về kích cỡ của “bánh xe” nêu trong bài toán.
- Giúp Hs rèn kĩ năng vẽ phối hợp đường tròn và hai nửa đường tròn.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Trình bày một phút.
* Cách tiến hành
- Nhận xét tiết học.
- Muốn tính chu vi hình tròn ta làm như thế nào?
- Dặn Hs về nhà ghi nhớ công thức tính chu vi hình tròn.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
___________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP ĐỌC
Tiết 37: NGƯỜI CÔNG NHÂN SỐ MỘT.
. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung phần một của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể:
- Đọc phân biệt lời các nhân vật (anh Thành, anh Lê), lời tác giả.
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
- Tích hợp GD TTHCM
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
3.Phẩm chất: 
Yêu thích môn Tiếng Việt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Tranh ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm.
- HS : SGK 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- GV giới thiệu bài 
1.Hoạt động mở đầu: Khởi động
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
 Hoạt động 1: Luyện đọc 
* Mục tiêu : Giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc
* Phương pháp, kĩ thuật: đọc hợp tác
* Cách tiến hành
- 1 Hs đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra trích đoạn kịch.
- Gv đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch - giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, thay đổi linh hoạt, phân biệt lời tác giả với lời nhân vật; phân biệt lời của hai nhân vật anh Thành và anh Lê, thể hiện được tâm trạng khác nhau của từng người.
- Gv viết bảng các từ: phắc–tuya, Sa–xơ–lu Lô–ba, Phú Lãng Sa cả lớp luyện đọc.
- Hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong phần trích vở kịch. 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?.
+ Đoạn 2: Từ Anh Lê này! đến không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Gv kết hợp hướng dẫn Hs đọc để hiểu các từ ngữ được chú giải trong bài.
- Hs luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 Hs đọc lại toàn bộ đoạn kịch.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: Cảm thụ bài và trả lời câu hỏi .
* Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ
* Cách tiến hành: 
- Hs thảo luận theo nhóm, cùng đọc thầm và đọc lướt bài để trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- Lớp và Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại ý kiến đúng.
- Các câu hỏi thảo luận nhóm:
+ Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
+ Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?
+ Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy.
- Nhận xét chốt câu trả lời đúng
- Rút nội dung chính
3. Hoạt động thực hành, luyện tập:
Hoạt động 1: Luyện đọc diễn cảm: 
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm
* Phương pháp, kĩ thuật: đóng vai
* Cách tiến hành
- Gv mời 3 Hs đọc đoạn kịch theo cách phân vai: anh Thành, anh Lê, người dẫn chuyện.
- Gv hướng dẫn Hs đọc diễn cảm đoạn: “Từ đầu đến anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?”
Trình tự hướng dẫn:
+ Gv đọc mẫu đoạn kịch.
+ Từng tốp Hs phân vai luyện đọc.
+ Một vài cặp Hs thi đọc diễn cảm trước lớp.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Hãy nêu ý nghĩa đoạn kịch?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Hs về nhà tiếp tục luyện đọc đoạn kịch, chuẩn bị dựng lại hoạt cảnh trên, đọc trước màn 2 của vở kịch Người công dân số Một.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
___________________________
Ngày dạy: / / 
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
Tiết 19: NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC
.I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nghe - viết đúng chính tả bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
- Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi hoặc âm chính o/ô dễ viết lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
3. Phẩm chất:
- GDHS ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ. Phiếu ghi bài tập các tiếng chứa âm đầu r/d/gi hoặc âm chính o/ô dễ viết lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- HS : SGK, bảng con
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động mở đầu: Khởi động
Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
* Mục tiêu: Nghe và viết đúng chính tả bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, bút đàm	
* Cách tiến hành: 
- Gv đọc bài chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực - đọc thong thả, rõ rang, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh Hs dễ viết sai. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Hs đọc thầm lại bài chính tả.
- Bài chính tả cho em biết điều gì?
- Hs đọc thầm lại đoạn văn. Gv nhắc các em chú ý những tên riêng cần viết hoa trong bài, những từ ngữ dễ viết sai chính tả.
- Gv đọc bài cho Hs viết chính tả.
- Gv đọc lại bài chính tả cho Hs soát lỗi.
- Hs trao đổi vở cho nhau để kiểm tra.
- Gv nhận xét chung.
2. Hoạt động thực hành, luyện tập:
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung các bài tập
* Phương pháp, kĩ thuật: bút đàm, làm việc nhóm
* Cách tiến hành:
Bài tập 2: 
- Gv nêu yêu cầu của BT2, Nhắc Hs ghi nhớ
- Cả lớp đọc thầm bài tập, trao đổi theo cặp để hoàn thành bài.
- Tổ chức cho Hs thi tiếp sức để hoàn thành BT.
- 1 Hs đọc lại bài hoàn chỉnh của nhóm.
- Cả lớp và Gv nhận xét kết quả bài làm của mỗi nhóm. Chốt lại bài làm đúng.
Bài tập 3: 
- Gv chọn cho Hs lớp mình làm BT3a hoặc BT3b tuỳ theo lỗi chính tả mà Hs thường mắc phải.
- Hs đọc yêu cầu và nội dung BT.
- Hs làm vào vở, 1 Hs làm vào bảng phụ.
- 2, 3 Hs đọc bài làm của mình.
- Lớp và Gv nhận xét bài làm của bạn trên bảng phụ. Chốt lại bài giải đúng.
4. Hoạt động vận dụng , trải nghiệm:
	* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
	* Cách tiến hành
- GV nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
___________________________
Ngày dạy: / / 
KỂ CHUYỆN
Tiết 19: CHIẾC ĐỒNG HỒ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Qua câu chuyện về Chiếc đồng hồ, Bác Hồ muốn khuyên cán bộ: nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng; do đó, cần làm tốt việc được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng của mình Mở rộng ra có thể hiểu: mỗi người lao động trong xã hội, gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trọng, đáng quý.
- Rèn kĩ năng nói: Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của giáo viên, kể được từng đoạn, toàn bộ câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe :
+ Nghe cô kể chuyện, nhớ câu chuyện .
+ Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
3. Phẩm chất:
- Yêu thích môn kể chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Gv : Tranh ảnh minh hoạ. Bảng phụ viết từ ngữ cần giải thích.
- Hs : SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động mở đầu; Khởi động
Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện
* Mục tiêu: HS nghe GV kể chuyện và kết hợp nhìn các hình ảnh minh hoạ
* Phương pháp, kĩ thuật: Trực quan
* Cách tiến hành 
- Giáo viên kể lần 1.
- Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ.
- Giáo viên kể lần 2 vừa kể chỉ vào tranh minh hoạ phóng to 
- Học sinh nghe, nhìn các hình ảnh minh hoạ.
2. Hoạt động thực hành, luyện tập
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện
* Mục tiêu: HS dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của giáo viên, kể được từng đoạn, toàn bộ câu chuyện.
* Phương pháp, kĩ thuật: Kể chuyện, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành 
a) Kể chuyện theo nhóm
- HS kể chuyện theo nhóm, sau đó trao đổi, thảo luận, rút ra ý nghĩa câu chuyện- Giáo viên theo dõi, uốn nắn.
b) Thi kể chuyện trước lớp
- Một vài tốp HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Đại diện nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài và chuẩn bị bài sau
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ.
* Cách tiến hành
- GV nhận xét tiết học 
- Về nhà kể lại cho người thân nghe. 
RÚT KINH NGHIỆM
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................	___________________________
	Ngày dạy: / / 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 37: CÂU GHÉP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ cơ bản.
- Nhận biết được câu ghép trong các đoạn văn; xác định được vế câu trong câu ghép ; đặt được câu ghép.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
3. Phẩm chất:
- Yêu thích môn Tiếng Việt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ ghi đoạn văn cần hướng dẫn, giấy khổ lớn.
- HS: Bảng con, SGK .
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động:
* Mục tiêu: HS nắm được khái niệm Câu ghép ở mức độ cơ bản .
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, phân tích, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành 
- 1 HS đọc phần nhận xét : Đoạn văn của Đoàn Giỏi 
+ 1 HS đọc câu yêu cầu 1 .
- HS nêu thứ tự các câu trong đoạn văn .
- Muốn tìm chủ ngữ trong câu em đặt câu hỏi nào ? ( Câu hỏi : Ai ? Cái gì ? Con gì ? )
- Muốn tìm vị ngữ trong câu em đặt câu hỏi nào ? ( Làm gì ? Thế nào ? )
- Giáo viên mở bảng phụ ghi đoạn văn, gạch dưới bộ phận CN, VN theo phát biểu của HS.
- Giáo viên nhận xét, chốt.
+ Câu 1: 
Mỗi lần dời nhà đi , bao giờ con khỉ / cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to. 
	CN	VN 
+ Câu 2: Hễ con chó / đi chậm , con khỉ / cấu hai tay con chó giật giật.
 CN VN CN VN
+ Câu 3 : Con chó / chạy sải thì khỉ / gò lưng như người phi ngựa.
 CN VN CN VN
+ Câu 4: Chó / chạy thong thả , khỉ / buông thỏng hai tay , ngồi ngúc nga ngúc ngắc 
 CN VN CN VN
+ 1 HS đọc câu yêu cầu 2: Xếp 4 câu trên vào 2 nhóm: câu đơn, câu ghép: 
(câu 1 là câu đơn: câu 2, 3 , 4 là câu ghép).
- Giáo viên nhận xét, chốt.
+ 1 HS đọc câu yêu cầu 3 . HS trả lời - nhận xét .
- Rút ra phần ghi nhớ .
2. Hoạt động thực hành, luyện tập :
* Mục tiêu: HS nhận biết được câu ghép trong các đoạn văn; xác định được vế câu trong câu ghép; đặt được câu ghép.
* Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận nhóm, bút đàm
* Cách tiến hành 
Bài tập: 1 HS đọc câu yêu cầu. 
- HS làm bài tập theo nhóm – Trình bày kết quả.
STT
Vế 1
Vế 2
Câu 1
Trời / xanh thẳm,
CN VN
biển/cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch 
CN VN
Câu 2
Trời / rải mây trắng nhạt,
CN VN
biển / mơ màng dịu hơi sương.
CN VN
Câu 3
Trời / âm u mây mưa,
CN VN
biển / xám xịt, nặng nề.
CN VN
Câu 4
Trời / ầm ầm dông gió,
CN VN
biển / đục ngầu, giận dữ ...
CN VN
Câu 5
Biển / nhiều khi rất đẹp,
CN VN
ai / cũng thấy như thế.
CN VN
- Cả lớp và giáo viên nhận xét. Chốt ý.
Bài tập 2: 
- Hs đọc yêu cầu của BT 2, phát biểu ý kiến. 
- Gv nhận xét chốt lại câu trả lời đúng :“Không thể tách mỗi vế câu ghép nói trên thành một câu đơn vì mỗi vế câu thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của vế câu khác”.
Bài tập 3:
- Hs đọc yêu cầu BT 3.
- Hs tự làm bài vào vở, 2 Hs làm vào bảng phụ.
- Hs phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, bổ xung những phương án trả lời khác.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài cho học sinh
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Hs nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Hs ghi nhớ kiến thức đã học về câu ghép.
- Chuẩn bị: Cách nối các vế câu ghép .
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
Ngày dạy: / / 
TẬP ĐỌC
Tiết 38: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ 1 (tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung phần hai của trích đoạn kịch: Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước ngoài tìm con đường cứu nước, cứu dân và ý nghĩa của toàn bộ trích đoạn kịch “Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành .”
- Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể:
- Đọc phân biệt lời các nhân vật (anh Thành, anh Lê), lời tác giả.
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
- Tích hợp GD TTHCM	
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
3. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ viết sẵn các từ phiên âm và đoạn cần luyện đọc. 
- HS: SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Hoạt động mở đầu: Khởi động
 Hoạt động 1: Luyện đọc
* Mục tiêu: Giúp HS luyện đọc 
* Phương pháp, kĩ thuật: đọc hợp tác
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc trích đoạn vở kịch
- Giáo viên ghi các từ và cụm từ La-tut-sơ Tơ-rê-vin, A-lê hấp
- Có thể chia làm 2 đoạn :
Đoạn 1 : Từ đầu Lại còn say sóng nữa 
Đoạn 2 : Còn lại.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn (lượt 1).
- HS đọc lượt 2.
- HS đọc thầm phần chú giải từ và giải nghĩa các từ ngữ đó. 
- HS đọc lượt 3.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1,2 HS đọc toàn bộ trích đoạn kịch
- GV sửa lỗi (nếu HS phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp).
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ khó.
- GV nhận xét chung.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu được nội dung bài
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức HS đọc ( thành tiếng, đọc thầm, đọc lướt ) từng đoạn và trao đổi, trả lời các câu hỏi cuối bài 
- Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau?
( Sự khác nhau giữa anh Lê và anh Thành :
+ Anh Lê : có tâm lý tự ti, cam chịu cảnh sống nô lệ vì cảm thấy mình yếu đuối , nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược .
+ Anh Thành : không cam chịu , ngược lại , rất tin tưởng ở con đường mình đã chọn : ra nước ngoài học cái mới để về cứư dân, cứu nước .) 
- Quyết tâm của anh Thành đi tm2 đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào ?
( + Lời nói : Để giành lại non sông, chỉ có hùng tâm tráng khí chưa đủ, phải có trí, có lực ... Tôi muốn sang nước họ ... học cái trí khôn của họ để về cứu dân mình ...
+ Cử chỉ : xoè hai bàn tay ra : “ Tiền đây chứ đâu ?” 
+Lời nói : Làm thân nô lệ ....hận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ người ta .... Đi ngay có được không, anh ? 
+ Lời nói : Sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ .)
- “ Người công dân số Một ” trong đoạn kịch là ai ? Vì sao có thể gọi là như vậy ?
( Người công dân số Một ở đây là Nguyễn Tất Thành, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh . Có thể gọi Nguyễn Tất Thành là “Người công dân số Một ” vì ý thức là công dân của một nước Việt Nam độc lập được thức tỉnh rất sớm ở Người . Với ý thức này, Nguyễn Tất Thành đã ra nước ngoài tìm con đường cứu nước, lãnh đạo nhân dân giành độc lập cho đất nước .) 
Hoạt động thực hành, luyện tập:
Hoạt động 1:Luyện đọc diễn cảm
* Mục tiêu: HS luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
* Phương pháp, kĩ thuật:Đọc phân vai
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn HS xác lập kĩ thuật đọc
- Giáo viên hướng dẫn HS đọc diễn cảm một đoạn kịch theo cách phân vai
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét cách đọc của bạn mình.
- Giáo viên chốt lại nội dung của trích đoạn kịch như mục I.2
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành
- GV chốt nội dung chính của bài => ghi bảng 
- GV nhận xét giờ học. 
- Xem trước bài sau
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:	
___________________________
Ngày dạy: / / 
TẬP LÀM VĂN
Tiết 37: LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là biên bản cuộc họp; thể thức của biên bản, nội dung, tác dụng của biên bản; trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản. 
- Biết lập biên bản cuộc họp.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
3. Phẩm chất
- Yêu thích môn Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK. Tờ giấy khổ to,bút dạ. Bảng phụ ghi vắn tắt nội dung cần ghi nhớ của bài học: 3 phần chính của biên bản một cuộc họp.
- HS: Bảng con , SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: HS hiểu thế nào là biên bản cuộc họp 
* Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ
* Cách tiến hành 
- 1 HS đọc nội dung bài tập 1-Cả lớp theo dõi sách giáo khoa.
- 1 HS đọc nội dung bài tập 2.
- HS đọc lướt biên bản họp chi đội, trao đổi cùng bạn bên cạnh, trả lời lần lượt 3 câu hỏi của bài tập 2 
- HS trao đổi theo cặp.
- Đại diện nhóm báo cáo, nhận xét - GV treo bảng phụ -GV chốt lại ý kiến đúng
à Rút ra nội dung ghi nhớ SGK
3. hoạt động thực hành, luyện tập
* Mục tiêu: HS biết trường hợp nào cần lập biên bản,trường hợp nào không cần lập biên bản. 
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, cá nhân
* Cách tiến hành 
Bài tập 1: Hs đọc yêu cầu đề bài 
- Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn để trả lời các câu hỏi:
+ Trường hợp nào cần ghi biên bản, trường hợp nào không cần 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_19_nam_hoc_2021_2022_nguyen_thi_huong.doc