Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Trí

Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Trí

Tiết 29: Bài: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO

 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết

• Phát âm đung tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.

o Hiểu nội dung: người Tây nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. Trả lời được câu hỏi 1,2,3

 Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập, chăm học chăm làm, đoàn kết yêu thương

 Lồng ghép: ĐĐHCM Giáo dục về công lao của Bác với đất nước và tình cảm của nhân dân với Bác

 LH-SS-KN: Hãy tưởng tượng em là HS cũ của cô Y Hoa, giờ em đã lớn đi học ở thành phố. Em hãy viết một bức thư thăm hỏi và cảm ơn cô đã nâng niu cho mình từng nét chữ đầu tiên.

II. Đồ dùng dạy học:

+ GV: Tranh SGK phóng to.Bảng viết đoạn 1 cần rèn đọc.

+ HS: Bài soạn.

 

docx 42 trang cuongth97 3620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học: 2021 - 2022
Tuần 15
CÁCH NGÔN: Thời giờ là vàng bạc
NGÀY
MÔN
TIẾT CT
BÀI
Thứ Hai
13-12-2021
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Đạo đức
15
29
71
15
15
-Sinh hoạt dưới cờ
-Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
-Luyện tập
-Chiến thắng biên giới Thu Đông 1950
-Thực hành: Tôn trọng phụ nữ
Thứ Ba
14-12-2021
L từ&câu
Toán
Khoa học 
Kể chuyện
29
72
29
15
-Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc
-Luyện tập chung
-Hỗn hợp
-Ôn kiến thức đã học (TLV)
Thứ Tư
15-12-2021
Tập đọc
Toán
Âm nhạc
Tập L văn
Kĩ thuật
30
73
/
29
15
-Về ngôi nhà đang xây
-Luyện tập chung
-GV chuyên
-Luyện tập tả người
-Ôn các kiến thức đã học (toán; LTVC)
Thứ Năm
16-12-2021
Chính tả
Toán
Khoa học
L từ&câu
NGLL
15
74
30
30
15
- Ôn kiến thức đã học (TLV)
-Tỉ số phần trăm
-Dung dịch
-Tổng kết vốn từ 
-Tham quan nhà truyền thống địa phương
Thứ Sáu
17-12-2021
Tập L văn
Mĩ thuật
Toán
Địa lí
HĐTT
30
/
75
15
15
-Luyện tập tả người
-GV chuyên
-Giải toán về tỉ số phần trăm
-Thương mại và du lịch
-Tổng kết tuần
Ngày dạy: Thứ hai 13/12/2021
 Môn:	 Tập đọc
Tiết 29: 	Bài:	BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Phát âm đung tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn. 
Hiểu nội dung: người Tây nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. Trả lời được câu hỏi 1,2,3
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập, chăm học chăm làm, đoàn kết yêu thương
Lồng ghép: ĐĐHCM Giáo dục về công lao của Bác với đất nước và tình cảm của nhân dân với Bác
LH-SS-KN: Hãy tưởng tượng em là HS cũ của cô Y Hoa, giờ em đã lớn đi học ở thành phố. Em hãy viết một bức thư thăm hỏi và cảm ơn cô đã nâng niu cho mình từng nét chữ đầu tiên.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Tranh SGK phóng to.Bảng viết đoạn 1 cần rèn đọc.
+ HS: Bài soạn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động: 
- Học sinh lần lượt đọc bài.
- HS tự đặt câu hỏi và yêu cầu các bạn trả lời.
- Giáo viên nhận xét.
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Luyện HS đọc đúng văn bản.
Luyện đọc.
-Bài này chia làm mấy đoạn: Giáo viên giới thiệu chủ điểm.
Giáo viên ghi bảng những từ khó phát âm: cái chữ – cây nóc; Rol, 
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
+ Thảo luận.nhóm bàn
· Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận.
+ Câu 1: Cô giáo Y Hoa đến buôn làng để làm gì?
+ Câu 2: Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
v Nêu ý 1
+ Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”?
v Nêu ý 2
+Câu 4: Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
vNêu ý 3
- Giáo viên chốt ý: Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ thể hiện suy nghĩ rất tiến bộ của người Tây Nguyên
LH-SS-KN: Hãy tưởng tượng em là HS cũ của cô Y Hoa, giờ em đã lớn đi học ở thành phố. Em hãy viết một bức thư thăm hỏi và cảm ơn cô đã nâng niu cho mình từng nét chữ đầu tiên.
Yêu cầu HS nêu nội dung: 
3. Hoạt Động ứng dụng Thực hành:
*Rèn cho HS đọc diễn cảm.
Giáo viên đọc diễn cảm.
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
Giáo viên cho học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Chuẩn bị: “Về ngôi nhà đang xây”.
 - Nhận xét tiết học 
Hoạt động lớp, cá nhân.
1 học sinh đọc.
Lần lượt đọc nối tiếp theo đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến khách quý.
+ Đoạn 2: Từ “Y Hoa nhát dao”
+ Đoạn 3:Từ “Già Rok cái chữ nào”
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
HS nêu những từ phát âm sai của bạn; đọc phần chú giải.
Hoạt động nhóm, lớp.
-Lớp đọc đoạn 1 và 2.
Đại diện nhóm trình bày.
+ Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học.
+ Đón tiếp rất trang trọng và thân tình, đến chật ních ngôi nhà sàn, quần áo như đi hội, trải đường bằng những tấm lông thú mịn như nhung để cô giáo đi, già làng đón khách và trao cô giáo một con dao chém m ột nhát vào cột, thực hiện nghi lễ thành người trong buôn
Học sinh nêu ý 1: Tình cảm của mọi người đối với cô giáo.
+ Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong mọi người cùng hò reo.
Học sinh nêu ý 2: Tình cảm của cô giáo đối với dân làng.
+ Cô giáo Y Hoa rất yêu quý người dân ở buôn làng, cô rất xúc động, tim đập rộn rang khi viết cho mọi người xem cái chữ.
+ Người Tây Nguyên ham học, ham hiểu biết
+ Rất quý người, yêu cái chữ.
+ Hiếu rằng: Chữ viết mang lại sự hiểu biết, ấm no cho mọi người.
HS nêu ý 3: Thái độ của dân làng.
Hiểu nội dung: Người Tây nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành.
Hoạt động lớp, cá nhân.
-Học sinh đọc diễn cảm.
- Lần lượt từng nhóm thi đọc diễn cảm.
Từng cặp HS thi đua đọc diễn cảm.
Học sinh thi đua 2 dãy.
- Lớp nhận xét.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ hai 13/12/2021
Môn:	Toán
Tiết 71:	 Bài:	LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết: Chia một số thập phân cho một số thập phân. Vận dụng để tìm x và giải tón có lời văn.
BT1ab,2a,3
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV:	Phấn màu, bảng phụ.
+ HS: Vở bài tập, SGK, bảng con, phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
- Chia một số tự nhiên cho một số thập phân 
- Giáo viên nhận xét
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1:Hướng dẫn HS củng cố và thực hành thành thạo phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
	* Bài 1a,b: Đặt tính rồi tính
Phương pháp giải 
- Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phảibấy nhiêu chữ số.
- Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia số tự nhiên.
+ Giáo viên theo dõi từng bài – sửa chữa
a) 17,55 : 3,9
b) 0,603 : 0,09
v	Hoạt động 2:Hướng dẫn HS củng cố Tìm thừa số chưa biết trong một tích
* Bài 2:a Tìmx
Phương pháp giải
- Tính giá trị ở vế phải. 
- x đóng vai trò thừa số chưa biết. Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
a)x x 1,8 = 72
v	Hoạt động 3:Hướng dẫn HS giải toán có lời văn
 * Bài 3: Biết 5,2 lít dầu cân nặng 3,952 kg. Hỏi có bao nhiêu lít dầu nếu chúng cân nặng 5,32 kg?
Phương pháp giải 
- Tính cân nặng của 1 lít dầu =cân nặng của 5,2lít dầu :5,2.
- Số lít dầu = cân nặng của chúng : cân nặng của 1 lít dầu.
3. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại phương pháp chia một số thập phân cho một số thập phân.
Chuẩn bị: “Luyện tập chung”
- Nhận xét tiết học 
Hoạt động lớp.
+ Làm việc cá nhân
Học sinh đọc đề; làm bài; sửa bài.
Học sinh nêu lại cách làm.
17,55 : 3,9 175,5 39
 19 5 4,5
 0
0,603 : 0,09 060,3 9 
 63 6,7
 0
+ Thảo luận nhóm đôi.
Học sinh đọc đề; làm bài.
Học sinh nêu lại cách làm.
xx 1,8 = 72 
x = 72 : 1,8 
x= 40
+ Phiếu bài tập
- Học sinh đọc đề 
- Phân tích đề
+ 2HS lên bảng làm bài
Tóm tắt đề toán:
 5,2 lít : 3,952 kg
 ?...lít : 5,32 kg
Giải:
Một lít dầu hỏa cân nặng là:
3,952 : 5,2 = 0,76 (kg)
 Số lít dầu hỏa có là:
 5,32 : 0,76 = 7 (lít)
Đáp số: 7 lít
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân.
	 (thi đua giải nhanh)
Tìm x biết :
	(x + 3,86) × 6 = 24,36.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ hai 13/12/2021
 Môn:	 Lịch sử
Tiết 15: 	Bài:	CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU ĐÔNG 1950
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Kể lại một số sự kiện về chiến dịch biên giới Thu đông 1950; Ta mở chiến dịch Biên Giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế. Mở đầu, ta tấn công cứ điểm Đông Khê. Mất Đông Khê, địch rút quân khỏi Cao Bằng theo đường số 4, đồng thời đưa lục lượng lên để chiếm lại Đông Khê. Sau nhiều ngày giao tranh quyêt liệt, quân Pháp đóng trên đường số 4 phải rút chạy. Chiến dịch Biên Giới thắng lợi, Căn cứ địa Viêt Bắc được củng cố và mở rộng. Kể lại được tấm giương anh hùng: La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê để chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu.
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, hiểu biết cơ bản về Lịch sử, tìm tòi và khám phá.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam. (Chỉ biên giới Việt-Trung)
 - Lược đồ chiến dịch biên giới.
 - Sưu tầm tư liệu về chiến dịch biên giới.
+ HS: SGV, sưu tầm tư liệu chiến dịch biên giới.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động: 
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1:Nguyên nhân của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 
* Yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ đầu bài từ “Từ năm 1948 căn cứ địa Việt Bắc”
+ Sau những thất bại từ năm 1948 đến giữa năm 1950 thực dân Pháp có âm mưu gì mới?
GV nhận xét, kết luận.
+ Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ ra sao?
* HS đọc phần chữ to đầu trang 33 từ “Quân ta quyết định đường liên lạc quốc tế ”
+ Để đối phó với âm mưu của địch TW Đảng và Bác Hồ đã quyết định như thế nào?
+ Quân ta chủ động mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 nhằm mục đích gì?
* GV nhận xét và chốt lại:
* HS đọc phần chữ nhỏ đầu trang 33 từ“ trên đường số 4 tham gia chiến dịch ”
+ Để chuẩn bị cho chiến dịch quân ta chọn cứ điểm nào làm mục tiêu trọng điểm?
Giải thích: Cụm cứ điểm: Là tập hợp một số cứ điểm cùng ở trong một khu vực phòng ngự, có sự chỉ huy thống nhất và có thể chi viện lẫn nhau.
* GV cho HS xem hình ảnh 1: Bác Hồ quan sát mặt trận biên giớivà nêu cảm tưởng của em?
* Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 diễn ra như thế nào và thu được kết quả ra sao, chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp.
v	Hoạt động 2:Diễn biến, kết quả của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 
+ Mở màn cho chiến dịch trận đánh là trận nào? Hãy thuật lại trận đánh đó?
+ Sau khi mất Đông Khê địch đã làm gì? Quân ta làm gì? Trước hành động đó của địch.
* GV nhận xét.
Trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 đã có rất nhiều gương chiến đấu dũng cảm, trong đó có tấm gương chiến đấu rất ngoan cường của anh La Văn Cầu.
3. Hoạt Động ứng dụng Thực hành:
*Ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.
® Rút ra ghi nhớ.
4. Hoạt động nối tiếp:
Chuẩn bị: “Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên Giới”.
- Nhận xét tiết học 
Họat động lớp.
+ Sau những thất bại từ năm 1948 đến giữa năm 1950 thực dân Pháp tăng cường lực lượng khoá chặt biên giới Việt – Trung, cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
+ Thì căn cứ địa Việt Bắc bị cô lập, không khai thông được đường liên lạc quốc tế, cuộc kháng chiến của ta bị cô lập, dễ đi đến thất bại.
HS khác nhận xét và nhắc lại.
2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
+ Để đối phó với âm mưu của địch, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
+ Quân ta chủ động mở chiến dịch
Biên giới thu - đông 1950 nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế, phá tan âm mưu khoá chặt biên giới của địch.
+ HS đọc thầm
+ Để chuẩn bị cho chiến dịch, quyân ta chọn cụm cứ điểm Đông Khê trên đường số 4 làm mục tiêu trọng điểm.
HS lắng nghe.
HS suy nghĩ.
Một số em nêu ý kiến trả lời:
* Hình ảnh Bác Hồ đang quan sát mặt trận biên giới, xung quanh là các chiến sỹ của ta cho thấy Bác thật gần gũi với các chiến sỹ và sát sao trong kế hoạch chiến đấu, bức ảnh cũng gợi ra nét ung dung của Bác, nét ung dung của người cho thấy được niềm tin chiến thắng.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
+ Đại diện nhóm trình bày
®Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận Đông Khê ngày 16/9/1950, ta tấn công Đông Khê địch ra sức cố thủ và dùng máy bay bắn phá.
Với tinh thần quyết thắng quân ta đã anh dũng chiến đấu.
Ngày 18/9/1950 quân ta chiếm được cứ điểm Đông Khê.
+ Mất Đông Khê quân Pháp ở Cao Bằng bị cô lâp, chúng buộc phải rút lui theo đường số 4. Quân ta theo đường số 4 đã chiến đấu dũng cảm và chiếm lại Đông Khê.
Thảo luận theo cặp đôi:
* Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng, chiến thắng đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân,đường liên lạc với quốc tế được nối liền. Từ đây ta nắm quyến chủ động trên chiến trường.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ hai 13/12/2021
	 Môn:	 Đạo đức
Tiết 15: 	 Bài:	 TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (Tiết 2)
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. 
Tôn trọng, quan tâm không phân biệt đối xử với chị em gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
HS Khá – giỏi biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ, biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự nhận thức; xác định giá trị.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
HS: Tìm hiểu và chuẩn bị giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng. (bà, mẹ, chị, )
GV + HS: - Sưu tầm các bài thơ, bài hát, ca ngợi người phụ nữ nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động: 
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1:Xử lí tình huống bài tập 4/ SGK.
Liệt kê các cách ứng xử có thể có trong tình huống.
Nếu là em, em sẽ làm gì? Vì sao?
Kết luận: Các em nên đỡ hộ đồ đạc, giúp hai mẹ con lên xe và nhường chỗ ngồi. Đó là những cử chỉ đẹp mà mỗi người nên làm.
vHoạt động 2:Học sinh làm bài tập 5, 6/ SGK.
Nhận xét và kết luận.
Kết luận: Xung quanh em có rất nhiều người phụ nữ đáng yêu và đáng kính trọng. Cần đảm bảo sự công bằng về giới trong việc chăm sóc trẻ em nam và nữ để đảm bảo sự phát triển của các em như Quyền trẻ em đã ghi.
3. Hoạt Động ứng dụng Thực hành:
* Học sinh hát, đọc thơ (hoặc nghe băng) về chủ đề ca ngợi người phụ nữ 
Nêu luật chơi: Mỗi dãy chọn bạn thay phiên nhau đọc thơ, hát về chủ đề ca ngợi người phụ nữ. Đội nào có nhiều bài thơ, hát hơn sẽ thắng.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Lập kế hoạch tổ chức ngày Quốc tế phụ nữ 8/ 3 
- Chuẩn bị: “Hợp tác với những người xung quanh”
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động nhóm đôi.
- Học sinh trả lời.
- Thảo luận nhóm đôi.
Đại diện trình bày.
Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động cá nhân, lớp.
-Học sinh lên giới thiệu về ngày 8/ 3, về một người phụ nữ mà em các kính trọng.
Hoạt động lớp, nhóm (2 dãy).
Học sinh thực hiện trò chơi.
Chọn đội thắng.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ ba 14/12/2021
Môn:	 Luyện từ và câu
Tiết 29: 	Bài:	MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Hiểu nghĩa từ Hạnh phúc BT 1. Tìm được từ đồng nghãi, trái nghĩa với từ Hạnh phúc. Nêu được một số từ ngữ chứa tiếng Phúc BT 2. Xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc.
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, văn học và ngôn ngữ.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Từ điển từ đồng nghĩa, sổ tay từ ngữ Tiếng Việt tiểu học, bảng phụ.
+ HS: Xem trước bài, từ điển Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động: 
• Học sinh sửa bài tập.
-Lần lượt học sinh đọc lại bài làm
-Giáo viên chốt lại
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: H/dẫn HS hiểu thế nào là hạnh phúc, là một gia đình hạnh phúc. Mở rộng hệ thống hóa vốn từ hạnh phúc.
* Bài 1:Chọn ý thích hợp nhất để giải nghĩa từ hạnh phúc:
a) Cảm giác dễ chịu vì được ăn ngon, ngủ yên.
c) Hồ hởi, háo hức sẵn sàng làm mọi việc.
® Giáo viên nhận xét, kết luận: Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
	* Bài 2:Tìm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc:
+ Giáo viên phát phiếu cho các nhóm, 
· Lưu ý tìm từ có chứa tiếng phúc (với nghĩa điều may mắn, tốt lành).
· Giáo viên giải nghĩa từ, có thể cho học sinh đặt câu.
vHoạt động 2:Hướng dẫn HS biết đặt câu những từ chứa tiếng phúc.
+ Trao đổiNhóm đôi.
	* Bài 4:Mỗi người có thể có một cách hiểu khác nhau về hạnh phúc. Theo em, trong các yêu tố dưới đây, yếu tố nào là quan trọng nhất để tạo nên một gia đình hạnh phúc?
a) Giàu có
b) Con cái học giỏi
c) Mọi người sống hòa thuận
d) Bố mẹ có chức vụ cao
+ Có nhiều yếu tố tạo nên hạnh phúc, chú ý chọn yếu tố nào là quan trọng nhất.
Yếu tố mà gia đình mình đang có 
Yếu tố mà gia đình mình đang thiếu.
® Giáo viên chốt lại: Tất cả các yếu tố trên đều có thể đảm bảo cho gia đình sống hạnh phúc nhưng mọi người sống hòa thuận là quan trọng nhất vì thiếu yếu tố hòa thuận thì gia đình không thể có hạnh phúc.
→ Nhận xét + Tuyên dương.
3. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
Mỗi dãy 3 em thi đua tìm từ thuộc chủ đề và đặt câu với từ tìm được.
- Chuẩn bị: “Tổng kết vốn từ”.
- Nhận xét tiết học
Hoạt động cá nhân, lớp.
1 học sinh đọc yêu cầu.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài cá nhân.
Chọn b) Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. “Hạnh phúc”
Hoạt động nhóm đôi
Học sinh nối tiếp nhau đọc yêu cầu BT2
Cả lớp đọc thầm.
® Học sinh làm bài theo nhóm bàn (dùng từ điển làm bài).
+ Cùng nghĩa với từ Hạnh phúc: Sung sướng, may mắn, vui sướng, mãn nguyện, toại nguyện 
+ Khác nghĩa với từ Hạnh phúc:Bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, cơ cực, đau khổ, đau buồn, sầu thảm, bi thảm, tuyệt vọng 
+ Đặt câu: 
- Cô ấy rất may mắn trong cuộc sống.
- Tôi sung sướng reo lên khi được điểm 10.
- Chị Dậu thật khốn khổ.
- Cô Tấm có lúc phải sống một cuộc sống cơ cực, 
- Đại diện từng nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét.
Hoạt động nhóm
-Yêu cầu học sinh đọc bài 4; dựa vào hoàn cảnh riêng của mình mà phát biểu 
-Học sinh nhận xét.
Chọn c) Mọi người sống hoà thuận.
Dẫn chứng: Bằng những mẫu chuyện ngắn về sự hòa thuận trong gia đình
Nếu: Một gia đình mà các thành viên sống hòa thuận, tôn, trọng, yêu thương nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ đó là một gia đình hạnh phúc.
- 3 dãy bàn
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ ba 14/12/2021
 Môn:	Toán 
Tiết: 72 Bài:	LUYỆN TẬP CHUNG
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết: Thực hiện các phép tính với số thập phân. So sánh các số thập phân. 
Vận dụng để tìm x. 
BT1abc,2 cột1, 4ac.
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
Phẩm chất: Chăm học, Tự tin, trung thực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV:	Phấn màu, bảng phụ, phiếu bài tập cá nhân.
+ HS: Vở bài tập, bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động: 
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1:H/dẫn HS kĩ năng thực hành các phép cộng có liên quan đến STP, cách chuyển phân số thập phân thành STP.
 Bài 1: Tính
Phương pháp giải
Đổi các phân số về dạng số thập phân sau đó thực hiện phép cộng các số thập phân.
-Giáo viên lưu ý : 
Phần c) chuyển phân số thập phân thành STP để tính.
 c ) 
 Bài 2: (cột 1) 
Phương pháp giải
Viết hỗn số dưới dạng số thập phân rồi so sánh các số thập phân.
Nhận xét 
v	Hoạt động 2:H/dẫn HS kĩ năng thực hành tìm thừa số chưa biết trong một tích.
 Bài 4: (a,c) 
Phương pháp giải
- Tính giá trị vế phải.
- Tìm x theo các quy tắc:
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
+ Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
3. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
HS nhắc lại phương pháp chia các dạng đã học.
- Chuẩn bị: “Luyện tập chung” 
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động cá nhân, lớp.
+ HS làm vào vở nêu kết quả
-HS đọc đề bài – Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài; sửa bài.
400 + 50 + 0,07 = 450,07
30 + 0,5 + 0,04 = 30,54
100 + 7 + 0,08 = 107,08
Cả lớp nhận xét.
+ Nhận Phiếu bài tập cá nhân
- Học sinh đọc đề.
HS làm bài vào phiếu sửa bài.
Thảo luận nhóm bàn nêu k/quả
-Học sinh đọc đề; làm bài; sửa bài.
Lớp nhận xét.
0,8 x x = 1,2 x 10 
0,8 x x= 12
x= 12 : 0,8
x = 15
25 : x= 16 : 10
25 : x= 1,6
x= 25 : 1,6
x= 15,625
Thi đua giải bài tập nhanh.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ ba 14/12/2021
 Môn:	 Khoa học
Tiết 29: Bài: HỖN HỢP 
I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Nêu được 1 số ví dụ về hỗn hợp. Thực hành tách các chất ra khỏi 1 số hỗn hợp (Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng.
Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
Lồng ghép: KNS.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: - Hình vẽ trong SGK trang 75 - Chuẩn bị: Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, bát nhỏ, thìa nhỏ. Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước, phễu, giấy lọc, bông thấm nước đủ dùng cho các nhóm. Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nước), li (cốc) đựng nước, thìa đủ dùng cho các nhóm. Muối hoặc đường có lẫn đất, sạn 
- Học sinh: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Giáo viên nhận xét.
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Thực hành”Trộn gia vị”.
 * Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 * Bước 2: Làm việc cả lớp.
Các nhóm nêu công thức trộn gia vị. Hỗn hợp là gì?
Tạo hỗn hợp ít nhất có hai chất trở lên trộn lẫn với nhau.
Nhiều chất trộn vào nhau tạo thành hỗn hợp.
v Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận.
Học sinh quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 66 SGK và trả lời.
Chỉ nói tên công việc và kết quả của việc làm trong từng hình.
Kể tên các thành phần của không khí. 
Không khí là một chất hay là một hỗn hợp?
Kể tên một số hỗn hợp mà bạn biết.
Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo. Đường lẫn cát, muối lẫn cát, không khí, nước và các chất rắn không tan, 
v Hoạt động 3: Thực hành tách các chất trong hỗn hợp.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hành trang 75 SGK. (1 trong 3 bài).
* Bài 1: 
KNS: Tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp. Rèn kĩ năng đánh giá về các phương án đã thực hiện. 
Thực hành: Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng.
* Bài 2:
 Thực hành: Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước
Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nước), li (cốc) đựng nước, thìa đủ dùng cho các nhóm.
* Bài 3:
Thực hành: Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn.
3. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố
Đọc lại nội dung bài học.
Giáo viên nhận xét.
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Dung dịch”.
Nhận xét tiết học
Hoạt động nhóm, lớp.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các nhiệm vụ sau:
a) Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột.
b) Thảo luận các câu hỏi:
Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần co những chất nào?
Nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
Hoạt động nhóm 
Đại diện các nhóm trình bày.
Không khí là hỗn hợp.
(Đường lẫn cát, muối lẫn cát, gạo lẫn trấu )
Hoạt động cá nhân, nhóm.
- Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước qua phễu lọc.
- Đổ hỗn hợp dầu ăn và nước vào trong cốc rồi để yên một lúc lâu. Nước lắng xuống, dầu ăn nổi lên thành một lớp ở trên nước. Dùng thìa hớt lớp dầu ăn nổi trên mặt nước 
- Đổ hỗn hợp gạo lẫn sạn vào rá.
Đãi gạo trong chậu nước sao cho các hạt sạn lắng dưới đáy rá, bốc gạo ở phía trên ra, còn lại sạn ở dưới.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ ba 14/12/2021
 Môn: Kể chuyện
Tiết 15: Bài: ÔN CÁC KIẾN THỨC ĐÃ HỌC (TẬP LÀM VĂN) 
*ÔN: - Cấu tạo bài văn tả người: Gồm 3 phần: Mở bài , thân bài, kết bài.
- Viết đoạn văn tả hình dáng, hoạt động người thân của em.
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
 - Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người (BT1)
 - Dựa vào dàn ý đó lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người (BT2).
 - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
 - Yêu thích viết văn miêu tả.
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ghi nhớ.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: Bộ tranh phóng to trong SGK.
+ Học sinh: Một số tranh, ảnh sưu tầm được về những người bạn, những em bé kháu khỉnh 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động: Trò chơi “Hộp quà may mắn”
Nội dung: trong hộp quà ghi các câu hỏi về cấu tạo bài văn tả người; 
-GV giới thiệu bài- ghi đề
2. Thực hành:
BT1 :
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp lần lượt nêu câu hỏi yêu cầu nhau trả lời:
+ Xác định các đoạn của bài văn?
+ Nêu nội dung chính của từng đoạn?
+ Tìm những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn?
- Nhận xét, tuyên dương.
BT2 : Viết đoạn văn tả hoạt động
-Gọi HS đọc BT2.
+ Em hãy giới thiệu người mà em chọn tả.
-Hướng dẫn HS dựa vào dàn ý trên viết một đoạn văn tả hoạt động .
- Nhận xét, sửa bài ( từ, câu ); tuyên dương .
3. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu HS nêu lại những đặc điểm khi viết tả hoạt động của người. 
- Dặn HS tiếp tục hoàn thành BT2.
- HD chuẩn bị bài kiểm tra viết.
- Nhận xét tiết học.
-HS tham gia trò chơi
- Đọc BT
- Đọc gợi ý.
- Làm bài nhóm 2.
- Đại diện trình bày trước lớp.
- Nhận xét.
- Đọc BT2
- HS giới thiệu.
- Làm bài vào vở.
- Nối tiếp trình bày bài làm.
- Nhận xét bài làm của bạn. 
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ tư 15/12/2021
 Môn: Tập đọc
Tiết 30: Bài: VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ tự do. 
Hiểu nội dung ý nghĩa: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây, thể hiện sự đổi mới của đất nước. Trả lời được câu hỏi 1,2,3. 
HS Khá Giỏi: đọc diễn cảm được bài thơ với giọng vui, tự hào.
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập, chăm học chăm làm, đoàn kết yêu thương
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Tranh phóng to, bảng phụ ghi những câu luyện đọc. 
+ HS: Bài soạn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động: 
- Học sinh đọc từng đoạn.
- 1 Học sinh đặt câu hỏi –1 HS khác trả lời.
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1:Hướng dẫn HS luyện đọc.
Luyện đọc.
- Giáo viên rút ra từ khó.
Từ khó: giàn giáo, huơ huơ, làn gió
Từ ngữ: giàn giáo, trụ bê tông, cái bay
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
v	Hoạt động 2:Hướng dẫn tìm hiểu bài.
·Giáo viên cho HS đọc cả bài.
·Câu 1: Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh ngôi nhà đang xây?
·Câu 2: Những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà?
·Câu 3: Tìm những hình ảnh nhân hóa làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi?
·Câu 4: Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
Yêu cầu HS nêu nội dung bài.
3. Hoạt Động ứng dụng Thực hành:
* Rèn HS đọc diễn cảm. 
Giáo viên đọc diễn cảm khổ thơ 1,2
- Treo bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1,2
-Giáo viên chốt: Thông qua hình ảnh và sống động của ngôi nhà đang xây, ca ngợi cuộc sống lao động trên đất nước ta.
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
Giáo viên cho HS thi đua đọc diễn cảm 2 khổ thơ đầu của bài thơ.
Nhận xét–Tuyên dương
- Học sinh về nhà luyện đọc.
- Chuẩn bị: “Thầy thuốc như mẹ hiền”.
- Nhận xét tiết học 
Hoạt động lớp, cá nhân.
- 1 Học sinh đọc cả bài.
Học sinh nối tiếp đọc từng khổ thơ.
Học sinh đọc thầm phần chú giải.
Hoạt động nhóm đôi
1 Học sinh đọc bài.
Học sinh gạch dưới câu trả lời.
· Những ngôi nhà đang xây với gian giáo nhu cái lồng che chở, trụ bê tông nhô lên, bác thợ nề đang cầm bay, ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi gạch, những rãnh tường chưa trát.
·Hình ảnh so sánh: 
+ Giàn giáo tựa như cái lồng.
+ Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây.
+ Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
+ Ngôi nhà như bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.
·Những hình ảnh nhân hóa: 
+ Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa.
+ Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường.
+ Làn gió mang hương, ủ đầy những rãnh tường chưa trát.
+ Ngôi nhà lớn lên với trời xanh. 
·Nói lên cuộc sống trên đất nước ta:
+ Đất nước ta trên đà phát triển.
+ Đất nước là công trình xây dựng lớn
+ Đất nước đang thay đổi từng ngày từng giờ.
Nội dung: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây, thể hiện sự đổi mới của đất nước.
Hoạt động lớp, cá nhân
- Lần lượt từng nhóm thi đọc diễn cảm.
- Từng HS thi đua đọc diễn cảm.
 Học sinh thi đua 2 dãy.
- Lớp nhận xét.
IV. Điều chỉnh sau bài học: 
Ngày dạy: Thứ tư 15/12/2021
Môn:	 Toán
Tiết 73: Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và vận dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn.
BT1abc, BT2a, BT3.
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV:	Phấn màu, bảng phụ. 
+ HS: Vở bài tập, bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động: 
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1:Hướng dẫn HS kĩ năng thực hành các ph

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_15_nam_hoc_2021_2022_nguyen_tan_tri.docx