Giáo án Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Trí

Giáo án Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Trí

Tiết 21: Bài: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết

• Đọc diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông)

o Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

 Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập, chăm học chăm làm, đoàn kết yêu thương

II.Đồ dùng dạy học:

+ GV: Tranh vẽ phóng to.

+ HS: SGK.

 

docx 34 trang cuongth97 09/06/2022 2920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học: 2021 - 2022
 Tuần 11
CÁCH NGÔN: Có học phải có hạnh
NGÀY
MÔN
TIẾT
BÀI
Thứ Hai
15-11-2021
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Đạo đức
11
21
51
11
11
-Tập trung học sinh
-Chuyện một khu vườn nhỏ
-Luyện tập
-Ôn tập: Hơn 80 năm .xâm lược và đô hộ
Thực hành giữa HK1
Thứ Ba
16-11-2021
L từ & câu
Toán
Khoa học
Kể chuyện
21
52
21
11
-Đại từ xưng hô
-Trừ hai số thập phân
-Tre, mây, song 
-Người đi săn và con nai
Thứ Tư
17-11-2021
Tập đọc
Toán
Âm nhạc
Tập L văn
Kĩ thuật
22
53
/
21
11
-Ôn các bài tập đọc đã học
-Luyện tập
-GV chuyên
-Trả bài văn tả cảnh
-Sử dụng điện thoại (tiết 2)
Thứ Năm
18-11-2021
Chính tả 
Toán
Khoa học
L từ &câu
NGLL
11
54
22
22
11
-Luật Bảo vệ môi trường; Mùa thảo quả
-Ôn các kiến thức đã học
- Sắt, gang, thép. Đồng và hợp kim của đồng. Nhôm
-Quan hệ từ
-Sinh hoạt văn nghệ “hát về thầy cô & mái trường”
Thứ Sáu
19-11-2021
Tập L văn
Mĩ thuật
Toán 
Địa lý
HĐTT
22
/
55
11
11
-Luyện tập làm đơn
-GV chuyên
-Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
- Lâm nghiệp và thủy sản
-Nhận xét, đánh giá học tập tuần qua.
Ngày dạy: Thứ hai 15/11/2021
Môn:	 Tập đọc
Tiết 21:	Bài:	CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Đọc diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông)
Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập, chăm học chăm làm, đoàn kết yêu thương
II.Đồ dùng dạy học:
+ GV: Tranh vẽ phóng to.
+ HS: SGK.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
+ Thi đọc diễn cảm
+ Đọc xong bài này em có suy nghĩ gì?
® Giáo viên nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1:Hướng dẫn luyện đọc.
- Luyện đọc.
- Giáo viên đọc bài văn – Mời HS khá -đọc.
- Rèn đọc những từ phiên âm.
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Luyện đọc theo cặp
- Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa từ khó.
v	Hoạt động 2:Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
+ Câu hỏi 1: Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
- Giáo viên chốt lại.
- Yêu cầu học sinh nêu ý 1.
Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
+ Câu hỏi 2: Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
- GV kết hợp ghi bảng : cây quỳnh ;cây hoa tigôn ; cây hoa giấy; cây đa An Độ 
 Giáo viên chốt lại.
- Yêu cầu học sinh nêu ý 2.
+ Câu hỏi 3: Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
+ Vì sao Thu muốn Hằng công nhận ban công của nhà mình là một khu vườn nhỏ?
• Giáo viên chốt lại.
Yêu cầu học sinh nêu ý 3.
+ Em hiểu: “Đất lành chim đậu là như thế nào”?
3. Hoạt Động ứng dụng Thực hành:
Rèn HS đọc diễn cảm. 
- Giáo viên hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- Giáo viên đọc mẫu.
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
-Thi đua theo bàn đọc diễn cảm bài văn.
-Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
-Rèn đọc diễn cảm.
-Chuẩn bị: “Tiếng vọng”.
-Nhận xét tiết học
Hoạt động lớp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Lần lượt 2 học sinh đọc nối tiếp.
- HS nêu những từ phát âm còn sai.
- Bài văn chia làm mấy đoạn:
* Bài chia 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu giảng về từng loài cây.
+ Đoạn 2: Tiếp theo không phải là vườn
+ Đạn 3: Phần còn lại.
Lần lượt học sinh đọc.
-Thi đua đọc.
-Học sinh đọc phần chú giải.
	Hoạt động nhóm, lớp.
- Học sinh đọc đoạn 1.
+ Để được ngắm nhìn cây cối
*Ý đoạn 1:Đặc điểm các loài cây trên ban công nhà bé Thu.
- Học sinh phát biểu tự do. 
*Ý đoạn 2:Vẻ đẹp của cây cối trong khu vườn nhỏ
- Học sinh phát biểu.
*Ý đoạn 3:Tình yêu thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu.
* Nêu nội dung chính: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
- Học sinh lắng nghe.Lần lượt đọc.
- Đoạn 1: Nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả: khoái, rủ rỉ, 
- Đoạn 2: ngọ nguậy, bé xíu, đỏ hồng, nhọn hoắt, 
- Đoạn 3: Luyện đọc giọng đối thoại giữa ông và bé Thu ở cuối bài.
- Thi đua đọc diễn cảm.
*Học sinh nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
Ngày dạy: Thứ hai 15/11/2021
Môn:	 Toán
Tiết 51: 	Bài:	 LUYỆN TẬP
 I.Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất
So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân 
(BT1; 2a,b; 3cột1; 4)
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập.
II.Đồ dùng dạy học:
+ GV:	Phấn màu, bảng phụ. 
+ HS: Vở bài tập.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
 1. Khởi động:
+ Thi đọc diễn cảm
+ Đọc xong bài này em có suy nghĩ gì?
® Giáo viên nhận xét, tuyên dương
v	Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh kỹ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính nhanh.
2. Hoạt động cơ bản:
* Bài 1:Tính
Phương pháp giải
- Viết số hạng này dưới số hạng kia làm sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Cộng như cộng các số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
a) 15,32 + 41,69 + 8,44 = .
b) 27,05 + 9,38 + 11,23 = .
*Bài 2a,b: Tính bằng cách thuận tiện nhất
Phương pháp giải 
Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp để ghép các số thành từng cặp mà tổng các số là số tự nhiên.
4,68 + 6,03 + 3 97 = .
6,9 + 8 -,4 + 3,1 + 0,2 = . 
(a + b) + c = a + (b + c)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS so sánh số thập phân – Giải bài toán với STP.
> = <
* Bài 3: (cột 1)
Phương pháp giải
Tính giá trị của từng vế rồi so sánh kết quả với nhau.
* 3,6 + 5,8 8,9; 
* 7,56 4,2 + 3,4
*Bài 4: Một người thợ dệt ngày thứ nhất dệt được 28,4m vải, ngày thứ hai dệt được nhiều hơn ngày thứ nhất 2,2m vải, ngày thứ ba dệt được nhiều hơn ngày thứ hai 1,5m vải. Hỏi cả ba ngày người đó dệt được bao nhiêu mét vải?
Phương pháp giải
- Số vải dệt ngày thứ hai = số vải dệt ngày thứ nhất +28,4m.
- Số vải dệt ngày thứ ba = số vải dệt ngày thứ hai +1,5m.
- Số vải dệt trong ba ngày = số vải dệt ngày thứ nhất + số vải dệt ngày thứ hai + số vải dệt ngày thứ ba.
Học sinh nhắc lại cách đặt tính và tính tổng nhiều số thập phân.
3. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
Học sinh nhắc lại kiến thức vừa học.
- Chuẩn bị: “Trừ hai số thập phân”
- Nhận xét tiết học
Hoạt động cá nhân.
- Học sinh đọc đề; làm bài.
Học sinh lên bảng (3 học sinh) sửa bài – Cả lớp lần lượt từng bạn đọc kết quả – So sánh với kết quả trên bảng.
Học sinh nêu lại cách tính tổng của nhiều số thập phân.
a) 15,32 + 41,69 + 8,44 = 65,45
b) 27,05 + 9,38 + 11,23 = 47,66
-Thảo luận nhóm bàn.
- Học sinh đọc đề; thảo luận trình bày trước lớp
-Lớp nhận xét.
4,68 + 6,03 + 3 97 
= 4,68 + (6,03 + 3,97) 
= 4,68 + 10 = 14,68 
6,9 + 8 -,4 + 3,1 + 0,2 
= (6,9 + 3,1) + (8,4 + 0,2) = 18,6
+ Trao đổi cặp
- Học sinh đọc đề; làm bài.
- Cả lớp lần lượt từng bạn đọc kết quả 
* 3,6 + 5,8 > 8,9;
* 7,56 < 4,2 + 3,4
- HS nêu cách tính tổng của nhiều STP
+ Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhoma trình bày
Ngày 1
Ngày 2
Ngày 3
28,4m
2,2m
1,5m
 ?m
– HS đọc đề và vẽ sơ đồ tóm tắt 
Giải:
Số mét vải của người đó dệt trong ngày thứ hai là:
 28,4 + 2,2 = 30,6 (m)
Số mét vải của người đó dệt trong ngày thứ ba là:
 30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
Số mét vải của người đó dệt trong 3 ngày là:
 28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m)
Đáp số: 91,1m
* Hoạt động cá nhân
- Học sinh thi đua giải nhanh.
- Tính: a. 456 – 7,986
 b. 4,7 + 12,86 + 46 + 125,9
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
Ngày dạy: Thứ hai 15/11/2021
	 Môn:	 Lịch sử
Tiết 11: Bài: ÔN TẬP
HƠN 80 NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ
(1858 – 1945)
 I.Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858-1945
+ 1858 Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta
+ 3-2-1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
+ 19-8-1945 Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội
+ 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, hiểu biết cơ bản về Lịch sử, tìm tòi và khám phá.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè
II.Đồ dùng dạy học:
+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam.
+ Bảng thống kê các niên đại và sự kiện.
+ HS: Chuẩn bị bài học.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1:Ôn tập các sự kiện lịch sử trong giai đoạn 1858 – 1945.
* Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã không ngừng đấu tranh nhằm mục đích gì?
Trả lời:
*Hãy nêu các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1858 – 1945?
Nhân vật
Sự kiện
Đại nguyên soái Trương Định
Phất cao cờ Bình Tây chỉ huy hàng nghìn nghĩa quân hoạt động chống Pháp (từ năm 1862)
Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết
Phong trào Cần Vương (từ năm 1885)
Phan Bội Châu
Phong trào Đông Du ( từ năm 1904)
Phong trào CM 1930 - 1931 Phong trào Xô - Viết Nghệ - Tĩnh
Cách mạng tháng Tám năm 1945
® Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên tổ chức thi đố em 2 dãy.
v	Hoạt động 2:Học sinh nắm lại ý nghĩa 2 sự kiện lịch sử: Thành lập Đảng và Cách mạng tháng 8 – 1945.
1858
1930
Thực dân Pháp xâm lược nước ta
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
1945
* Nêu tên sự kiện lịch sử tương ứng với các năm trên trục thời gian.
Cách mạng Tháng tám thành công
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mang lại ý nghĩa gì?
- Nêu ý nghĩa lịch sử của sự kiện Cách mạng tháng 8 – 1945 thành công?
- Giáo viên gọi 1 số nhóm trình bày.
® Giáo viên nhận xét + chốt ý.
3. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
- Ngoài các sự kiện tiêu biểu trên, em hãy nêu các sự kiện lịch sử khác diễn ra trong 1858 – 1945?
- Học sinh xác định vị trí Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, nơi xảy ra phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh trên bản đồ.
® Giáo viên nhận xét.
- Chuẩn bị: “Vượt qua tình thế hiểm nghèo”.
- Nhận xét tiết học
Hoạt động nhóm đôi
* Nhằm mục đích giành lại tự do, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Mà như Bác Hồ nói trong bản "Tuyên ngôn độc lập" ngày 2/9/1945, đó là quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả đồng bào Việt Nam.
+ Thảo luận theo nhóm bàn.
+	Thành lập Đảng Cộng sản VN+Cách mạng tháng 8 
+	Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”.
-Học sinh thi đua trả lời theo dãy.
-Năm1858
-Nửa cuối thế kỉ XIX
-Đầu thế kỉ XX
-Ngày 3/2/1930
-Ngày 19/8/1945
-Ngày 2/9/1945
	Hoạt động lớp.
-Học sinh nêu: phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước 
- Học sinh xác định bản đồ (3 em)
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
Ngày dạy: Thứ hai 15/11/2021
 Môn: Đạo đức
Tiết 11 Bài: THỰC HÀNH GIỮA HKI
***********************************************
Ngày dạy: Thứ ba 16/11/2021
Môn:	Luyện từ và câu
Tiết: 21	Bài:	ĐẠI TỪ XƯNG HÔ
 I.Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Nắm được khái niệm đại từ xưng hô (ND ghi nhớ)
Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1 mục III); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống (BT2)
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, văn học và ngôn ngữ.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Giấy khổ to chép sẵn đoạn văn BT3 (mục III). Bảng phụ viết sẵn đoạn văn mục I.1
+ HS: Xem bài trước.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm được khái niệm đại từ xưng hô trong đoạn văn.
2. Hoạt động cơ bản:
* Bài 1: Trong số các từ xưng hô được in đậm dưới đây, những từ nào chỉ người nói? Những từ nào chỉ người nghe? Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới?
- Kết luận: những từ in đậm trong đoạn văn ® đại từ xưng hô.
* Bài 2: Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào?
Gợi ý: 
- Hơ Bia xưng: ta - các ngươi
- Cơm xưng: chúng tôi - chị
- Yêu cầu học sinh tìm những đại từ theo 3 ngôi: 1, 2, 3 – Ngoài ra đối với người Việt Nam còn dùng những đại từ xưng hô nào theo thứ bậc, tuổi tác, giới tính 
®Kết luận: Một số đại từ chỉ người để xưng hô: chị, anh, em, cháu, ông, bà, cụ
Bài 3: Tìm những từ em vẫn dùng để xưng hô
Gợi ý: Dựa vào cách xưng hô trong giao tiếp hàng ngày của em để trả lời.
* Với thầy, cô.
* Với bố, mẹ.
* Với anh, chị, em.
* Với bạn bè.
®Nhấn mạnh: Tùy thứ bậc, tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh cần lựa chọn xưng hô phù hợp để lời nói bảo đảm tính lịch sự hay thân mật, đạt mục đích giao tiếp, tránh xưng hô xuồng vã, vô lễ với người trên.
v• Ghi nhớ:1. Đại từ xưng hô là từ được mọi người dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi; mày, chúng mày; nó, chúng nó,...
2. Bên cạnh các từ nói trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện thứ bậc, tuổi tác, giới tính: ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn...
3. Khi xưng hô, cần chú ý chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới.
3. Hoạt Động ứng dụng Thực hành:
vHoạt động 2: Hướng dẫn bước đầu biết sử dụng đại từ xưng hô trong văn bản ngắn.
* Bài 1:Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ trong đoạn văn sau:
- Yêu cầu nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng từ đó.
* Bài 2:Chọn các đại từ xưng hô tôi, nó, chúng ta thích hợp với mỗi ô trống:
Gợi ý: Em đọc câu chuyện, chú ý tới cách xưng hô của:
- Bồ Chao
- Bồ Các
- cái trụ (khi được nhắc đến)
- Giáo viên chốt lại.
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
- Đại từ xưng hô dùng để làm gì? Được chia theo mấy ngôi?
- Đặt câu với đại từ xưng hô ở ngôi thứ hai.
- Chuẩn bị: “Quan hệ từ”
- Nhận xét tiết học
* Thảo luận nhóm đôi
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh suy nghĩ, học sinh phát biểu ý kiến.
+ Những từ chỉ người nói: chúng tôi, ta
+ Những từ chỉ người nghe: chị, các ngươi
+ Từ chỉ người hay vật mà câu chuyện hướng tới: chúng
* Hoạt động cá nhân.
*Yêu cầu học sinh đọc bài 2.
- Cả lớp đọc thầm. ® Học sinh nhận xét thái độ của từng nhân vật..
- Cách xưng hô của cơm (xưng là chúng tôi, gọi Hơ Bia là chị) thể hiện sự tôn trọng, lịch sự với người đối thoại.
- Cách xưng hô của Hơ Bia (xưng là ta, gọi Cơm là các ngươi) thể hiện sự kiêu căng, thô lỗ, coi thường người đối thoại.
* Thảo luận nhóm 4.
- Em thưa thầy.
- Em thưa cô.
- Con thưa bố.
- Con thưa mẹ.
- Anh ơi 
- Chị ơi 
- Em ơi 
- Tôi, tớ, cậu, chúng mình, chúng tôi, chúng tớ 
- 2, 3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
*Hoạt động cá nhân.
- Học sinh làm bà.
- Học sinh sửa bài miệng.
- Học sinh nhận xét.
* Phiếu bài tập.
- Học sinh nhận xét lẫn nhau.
Thứ tự điền vào các ô trống:
1 - Tôi 4 - Tôi
2 - Tôi 5 - Nó
3 - Nó 6 - chúng ta
- Học sinh đọc lại 3 câu văn khi đã dùng đại từ xưng hô đúng.
+ Học sinh nhắc lại
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
Ngày dạy: Thứ ba 16/11/2021
Môn:	Toán
Tiết 52:	Bài:	TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN
 I.Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Biết trừ hai số thập phân, vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế
 (BT 1; 2a,b; 3)
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
Phẩm chất: Chăm học, Tự tin, trung thực trong học tập.
II.Đồ dùng dạy học:
+ GV:	Phấn màu, bảng phụ. 
+ HS: Vở bài tập, bảng con, SGK.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân.
2. Hoạt động cơ bản:
• Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện trừ hai số thập phân.
* Ví dụ 1:
- Hướng dẫn HS đổi về đơn vị 
 4,29 m = 429cm
 1,84 m = 184cm
- Giáo viên chốt.
- Yêu cầu học sinh thực hiện trừ hai số thập phân.
- Yêu cầu học sinh thực hiện bài b.
* Ví dụ 2:
45,8
19,26
26,54
-
 * Coi 45,8 là 45,80 rồi trừ như
 trừ các số tự nhiên
 * Viết dấu trừ thẳng cột với các
 dấu phẩy của số bị trừ và số trừ 
- Hình thành ghi nhớ.
3.	Hoạt động ứng dụng thực hành: Hướng dẫn HS bước đầu có ki năng trừ hai số thập phân và vận dụng ki năng đó trong giải bài toán.
Bài 1: Tính
Phương pháp giải
 - Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột nhau.
 - Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.
 - Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
 68,4
 25,7
 –
 46,8
 9,34
 .
 –
 50,81
 19,256
 ...
 –
 68,4
 25,7
 42,7
 –
 46,8
 9,34
 37,46
 –
 50,81
 19,256
 31,554
 –
a) b) c) 
Bài 2a,b: Đặt tính rồi tính.
- Hình thức thi đua cá nhân (Chích bong bóng).
Phương pháp giải 
Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:
- Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột nhau.
- Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
a) 72,1 – 30,4
b) 5,12 – 0,68
- Giáo viên chốt lại cách làm.
Bài 3: Một thùng đựng 28,75 kg đường. Người ta lấy từ thùng đó ra 10,5kg đường, sau đó lại lấy ra 8kg đường nữa. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu kg đường.
Phương pháp giải 
- Tính số đường đã lấy ra: 10,5kg+8kg
- Tính số đường còn lại = số đường ban đầu trừ đi số đường đã lấy ra
- Giáo viên chốt ý: Có hai cách giải.
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
Nêu lại nội dung kiến thức vừa học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- Chuẩn bị: “Luyện tập”.
- Nhận xét tiết học 
Hoạt động nhóm đôi.
- Học sinh nêu ví dụ 1.
- Cả lớp đọc thầm.
HS tự đặt tính về phép trừ 2 số tự nhiên 
429
184
245(cm)
-
 245cm = 2,45m
Þ Nêu cách trừ hai số thập phân.
4,29
1,84
2,45(m)
-
- Học sinh tự nêu kết luận như SGK.
* Làm vào vở bài tập
a) b) c) 
-Học sinh đọc đề.
- 3 em nêu lại.
 72,1
 30,4
41,7
 –
 5,12
 0,68
 4,44
 –
 a) b) 
-Học sinh nhận xét.
+ Thảo luận nhóm 4
- Học sinh đọc đề; nêu cách giải.
Giải:
 Số kg đường lấy ra tất cả là:
 10,5 + 8 = 18,5 (kg)
 Số kg còn lại là: 
 28,75 – 18,5 = 10,25 (kg)
 Đáp số: 10,25 kg
Hoạt động cá nhân.
 Giải bài tập thi đua.
512,4 –7 ; 124 – 4,789; 2500 – 7,897 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
Ngày dạy: Thứ ba 16/11/2021
Môn:	 Khoa học
Tiết 21: 	Bài:	TRE, MÂY, SONG
 I.Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Kể được tên một số đồ dùng làm từ tre, mây, song.
Nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song.
Quan sát và nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản chúng.
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
II.Đồ dùng dạy học:
	+ Giáo viên: - Hình vẽ trong SGK trang 46, 47 / SGK
	 - Phiếu học tập.
	 - Một số tranh ảnh hoặc đồ dùng thật được làm từ tre, mây, song.
	+ Học sinh: - SGK. 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
* Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- GV phát cho các nhóm phiếu bài tập.
* Bước 2: Làm việc theo nhóm.
* Bước 3: Làm việc cả lớp.
Giáo viên chốt.
3. Hoạt Động ứng dụng Thực hành:
vHoạt động 2:Quan sát và thảo luận
* Bước 1: Làm việc theo nhóm.
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
+ Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song có trong nhà bạn.
®Kết luận: Tre, mây, song là vật liệu phổ biến, thông dụng ở nước ta. Sản phẩm của các vật liệu này rất đa dạng và phong phú. Những đồ dùng trong gia đình được làm từ tre hoặc mây, song thường được sơn dầu để bảo quản, chống ẩm mốc.
BVMT:
+ Các em có cảm nhận gì về môi trường xung quanh ta?
+ Chúng ta cần làm gì để duy trì và phát triển các loại cây quý trong thiên nhiên?
4. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố:
- Thi đua: Kể tiếp sức các đồ dùng làm bằng tre, mây, song mà bạn biết? (2 dãy).
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Xem lại bài + Học ghi nhớ.
- Chuẩn bị: “Sắt, gang, thép”.
- Nhận xét tiết học
Hoạt động nhóm, lớp.
-HS đọc thông tin có trong SGK, kết hợp với kinh nghiệm cá nhân hoàn thành phiếu.
Tre
Mây, song
Đặc điểm
- mọc đứng, thân tròn, rỗng bên trong, gồm nhiều đốt, thẳng hình ống
- Cứng, đàn hồi, chịu áp lực và lực căng
- Cây leo, thân gỗ, dài, không phân nhánh
- Dài đòn hàng trăm mét
Ứng dụng
- Làm nhà, nông cụ, dồ dùng 
- Irồng để phủ xanh, làm hàng rào bào vệ 
- Làm lạt, đan lát, làm đồ mỹ nghệ
- Làm dây buộc, đóng bè, bàn ghế 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp.
Nhóm trưởng điều khiển quan sát hình 4, 5, 6, 7 trang 47 SGK, nói tên đồ dùng và vật liệu tạo nên đồ dùng đó.
+ Kể những đồ dùng làm bằng tre, mâu, song mà bạn biết?
TT
Tên sản phẩm
Tên vật liệu
4
- Đòn gánh
- Ống đựng nước
Tre
Ống tre
5
- Bộ bàn ghế tiếp khách
Mây
6
- Các loại rổ
Tre
7
- Thuyền nan, cần câu, sọt, nhà, chuồng lợn, thang, chõng, sáo, tay cầm cối xay
Tre
- Đại diện nhóm trình bày 
+ Nhóm khác bổ sung.
+ Tre, mây, song là vật liệu phổ biến, thông dụng ở nước ta. Sản phẩm của các vật liệu này rất đa dạng và phong phú. Những đồ dùng trong gia đình được làm từ tre hoặc mây, song thường được sơn dầu để bảo quản, chống ẩm mốc.
BVMT:
+ Học sinh phát biểu cá nhân
+ Thảo luận nhóm trình bày kết quả trước lớp
- 2 dãy thi đua.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
Ngày dạy: Thứ ba 16/11/2021
Môn:	Kể chuyện
Tiết 11: 	Bài:	NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI
 I.Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh và gợi ý (BT1); tưởng tượng và nêu được kết thúc câu chuyện một cách hợp lí (BT2). 
Kể nối tiếp được từng đoạn câu chuyện.
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ghi nhớ.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học: + GV: Bộ tranh phóng to trong SGK.
 + HS: Tranh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
v	Hoạt động 1:HS kể lại từng đoạn câu chuyện chỉ dựa vào tranh và chú thích.
2. Hoạt động cơ bản:
Đề bài: Kể chuyện theo tranh: “Người đi săn và con nai”.
- Nêu yêu cầu.
v	Hoạt động 2: Học sinh phỏng đoán kết thúc câu chuyện, kể tiếp câu chuyện.
2. Hãy đoán xem câu chuyện kết thúc như thế nào. Kể tiếp câu chuyện theo phỏng đoán của em.
- Nêu yêu cầu.
- Gợi ý phần kết.
v	Hoạt động 3: Nghe thầy (cô) kể lại toàn bộ câu chuyện, HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Giáo viên kể lần 1: Giọng chậm rãi, bộc lộ cảm xúc tự nhiên.
- Giáo viên kể lần 2: Kết hợp giới thiệu tranh minh họa và chú thích dưới tranh.
® Chọn học sinh kể chuyện hay.
v	Hoạt động 4:Trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- Vì sao người đi săn không bắn con nai?
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
BVMT:Chúng ta hãy yêu quí và bảo vệ các loài động vật trong rừng đó cũng là góp phần giữ gìn vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên
Hoạt động lớp, cá nhân.
- Hoc sinh đọc yêu cầu đề bài; quan sát tranh đọc lời chú thích từng tranh rồi kể lại nội dung chủ yếu của từng đoạn.
- Lớp lắng nghe, bổ sung.
* Trao đổi nhóm đôi:
- Phần kết của chuyện: Người đi săn thấy con nai đẹp quá nên đã không bắn con nai.
- Đại diện kể tiếp câu chuyện
 Hoạt động lớp, cá nhân.
- Học sinh lắng nghe.
+ 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
Hoạt động nhóm đôi, cả lớp.
BVMT:HS lắng nghe phát biểu ý tưởng của mình về cách bảo vệ các loài động vật trong rừng.
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI
Từ chập tối, người đi săn đã lôi cái súng kíp trên gác bếp xuống, xếp đạn vào chiếc túi vải chàm, rồi đeo cái đèn ló trước trán, vào rừng. Mùi trám chín, chắc nai về nhiều rồi, đi săn thôi!
Người đi săn bước đến con suối.
Suối róc rách hỏi:
- Đi đâu tối thế?
- Đi săn con nai.
Suối bảo:
- Con nai hay đến soi gương xuống mặt suối. Đừng bắn con nai!
Người đi săn lùi lũi bước đi.
Tới gốc cây trám, anh ngồi xuống, hạ chiếc đèn ló. Cây trám hỏi:
- Đến chơi với tôi à?
- Không phải.
- Thế đi đâu? Ở đây vắng quá! Chảng có ai đến chơi. Đến mùa quả mới được nhìn thấy con nai về. Sắp đến lúc nai về đây!
- Tớ chỉ đợi lúc ấy. Cho nó một phát!
- Sao?
- Cái đèn ló này... để rọi cho nai chói mắt, không biết đứờng chạy, cái súng này... để bắn.
- Ác thế!
- Thịt nai ngon lắm.
Cây trám rưng rưng:
- Thế thì cút đi!
Người đi săn không để ý đến những tiếng rì rào tức tười trên cây trám. Anh đợi.
Thế rồi, trên lưng đồi sẩm đen dưới ánh trăng, bóng con nai hiện rõ dần. Ánh đèn ló trên trán người đi săn vụt rực lên. Hai con mắt nai đỏ như hổ phách bối rối trong làn sáng đèn. Con nai ngây ra đẹp quá. Người đi săn quên mất thịt nai ngon. Người đi săn quên hai tay dã giơ súng. Người đi săn lại nhớ ra lời suối, lời đồi, lời cây: Muông thú và cây cỏ trong rừng là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn!
Con nai lặng im, trắng muốt trong ánh sáng.
Người đi săn mải ngắm con nai, mồ hôi đẫm trên trán. Cái dây da tụt xuống, ánh đèn ló lệch vào bóng tôi, mất bóng con nai. Con nai chạy biến. Người đi săn luống cuống giơ tay đẩy chiếc dây da lên. Nhưng trong làn sáng đèn không thấy con nai đâu.
Người đi săn ngơ ngẩn xuống đồi.
Vầng trăng đã nhìn thấy tất cả, mỉm cười.
- Ngủ ngon được đấy! Chúc ngủ ngon!
Lát sau, người đi săn đã ngồi trước bếp lửa. Khẩu súng, bao đạn lại treo lên hốc cột gác bếp. Đêm ấy, trong giấc ngủ dịu dịu, anh chiêm bao thấy con nai. Chưa bao giờ anh thây một con nai đáng yêu đến thế!
3. Hoạt động nối tiếp:Củng cố:
- Chuẩn bị: Kể một câu chuyện đã đọc đã nghe có nội dung liên quan đến việc bảo vệ môi trường.
- Nhận xét tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
Ngày dạy: Thứ tư 17/11/2021
	Môn:	 Tập đọc
Tiết 22 Bài:	 ÔN LẠI CÁC BÀI TẬP ĐỌC ĐÃ HỌC Ở TUẦN 9 
I.Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
- Ôn lại một số bài tập đọc dã học ở tuần 9
 - Hiểu nội dung và ý nghĩa của các bài tập đọc đã học ở tuần 9
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Giáo dục hs lòng yêu thiên nhiên; biết giữ gìn, bảo vệ và cải tạo thiên nhiên, môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc
2. Học sinh: - Sách giáo khoa - Vở ghi bài học.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động:Hộp quà may mắn: Trong hộp có các bài tập đọc.
Giới thiệu: - Giới thiệu - ghi đề
2. Luyện tập
HĐ 1: Ôn bài tập đọc Cái gì quý nhất?
* Tổ chức cho HS luyện đọc lại lại Bài tập đọc Cái gì quý nhất?
- Mời 1 HSG đọc mẫu
- Tổ chức đọc từ khó, câu khó
- GV sửa cách đọc cho HS - GV đọc mẫu
* Tìm hiểu bài
- Tổ chức cho HS đọc thầm từng đoạn để trả lời các câu hỏi SGK
- GV chốt ý từng câu
- Tổ chức cho HS nêu lại nội dung bài đọc 
HĐ 2: Ôn bài tập đọc Đất Cà Mau
* Cho HS đọc lại Bài tập đọc Đất Cà Mau 
- Mời 1 HSG đọc mẫu
- Tổ chức đọc từ khó, câu khó
- GV sửa cách đọc cho HS - GV đọc mẫu
* Tìm hiểu bài
- Tổ chức cho HS đọc thầm từng đoạn để trả lời các câu hỏi 
- Tổ chức cho HS nêu lại nội dung bài đọc 
HĐ 3 : Đọc diễn cảm
- Tổ chức cho HS thi đọc diễm cảm theo phân vai ở bài Cái gì quý nhất?
- Tổ chức cho HS thi đọc diễm cảm theo đoạn em thích ở bài Đất Cà Mau 
- GV nhận xét, tuyên dương
3. Hoạt động nối tiếp: - Củng cố: 
+ Cho HS nêu nội dung của 2 bài tập đọc vừa ôn.
- Nhận xét chung tiết học.
- Hướng dẫn về nhà: Mùa thảo quả
- HS trình bày 
- HS nhắc đề bài
- HSG đọc mẫu
- Từng HS đọc nối tiếp từ 2 đến 3 lượt
- HS luyện đọc từ khó, giải nghĩa từ
- HS trao đổi
- Từng HS trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Lớp theo dõi 
- HSG đọc mẫu
- Từng HS đọc nối tiếp từ 2 đến 3 lượt
- HS luyện đọc từ khó, giải nghĩa từ
- HS trao đổi
- Từng HS trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Lớp theo dõi 
- Đại diện thi đọc
- Lớp nhận xét 
- Lớp theo dõi
- HS trình bày
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
Ngày dạy: Thứ tư 17/11/2021
Môn:	Toán
Tiết 53: 	Bài:	LUYỆN TẬP
 I.Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Trừ hai số thập phân.
Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ các số thập phân.
Cách trừ một số cho một tổng (BT 1; 2a,c; 4a)
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
Phẩm chất: Chăm học, Tự tin, trung thực trong học tập.
II.Đồ dùng dạy họcị:
+ GV:	Phấn màu. 
+ HS: Vở bài tập, bảng con.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm vững kĩ năng trừ hai số thập phân, biết tìm thành phần chưa biết của phép cộng và trừ các số thập phân.
2. Hoạt động cơ bản:
 Bài 1: Đặt tính rồi tính
Phương pháp giải
- Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột nhau.
- Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Chú ý: Nếu số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn số chữ số ở phần thập phân của số trừ, thì ta có thể viết thêm một số thích hợp chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số bị trừ, rồi trừ như số tự nhiên.
- Giáo viên nhận xét kĩ thuật tính.
 Bài 2a,c: Tìm x Phương pháp giải
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
a) x + 4,32 = 8,6
c) x – 3,64 = 5,86
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách trừ một số cho một tổng.
 Bài 4a: *Tính rồi so sánh gía trị của a – b – c và a– (b + c)
Phương pháp giải 
- Biểu thức chỉ có phép trừ thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.
a
b
c
 a – b – c 
a-(b+c)
8,9
2,3
3,5
8,9 – 2,3 – 3,5 =

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_11_nam_hoc_2021_2022_nguyen_tan_tri.docx