Giáo án Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Trí

Giáo án Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Trí

Môn: Tiếng việt

ÔN TẬP GK1 (Tiết 1)

I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết

• Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn

• Lập được bảng thống kê các bài thơđã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK

 + Học sinh khá giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

 Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập, chăm học chăm làm, đoàn kết yêu thương

 Lồng ghép: QP&AN

II.Đồ dùng dạy học:

+ GV: Tranh vẽ mọi người dân đủ màu da đứng lên đấu tranh.

+ HS: Vẽ tranh về nạn phân biệt chủng tộc.

 

docx 36 trang cuongth97 4080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Tấn Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học: 2021 - 2022
Tuần 10
CÁCH NGÔN: Học thầy không tày học bạn
NGÀY
MÔN
TIẾT
BÀI
Thứ Hai
08-11-2021
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Đạo đức
10
19
46
10
10
-Sinh hoạt dưới cờ
-Ôn tập giữa kì I (Tiết 1)
-Ôn các kiến thức đã học
-Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập
-Tình bạn (tt)
Thứ Ba
09-11-2021
L từ&câu 
Toán
Khoa học
Kể chuyện
19
47
19
10
-Ôn tập giữa kì I (Tiết 2)
-Ôn các kiến thức đã học
-Ôn tập: Con người và sức khỏe
-Ôn tập giữa kì I (Tiết 3)
Thứ Tư
10-11-2021
Tập đọc
Toán
Âm nhạc
Tập L văn
Kĩ thuật
20
48
/
19
10
-Ôn tập giữa kì I (Tiết 4) 
-Cộng hai số thập phân 
-GV chuyên
-Ôn tập giữa kì I (Tiết 5)
-Sử dụng điện thoại
Thứ Năm
11-11-2021
Chính tả
Toán
Khoa học
L từ & câu
NGLL
10
49
20
20
10
-Ôn tập giữa kì I (Tiết 6)
-Luyện tập 
-Ôn tập các kiến thức đã học (môn toán)
-Ôn tập giữa kì I (Tiết 7): Bài luyện tập
-Đăng ký thi đua “Hoa điểm tốt dâng thầy cô”
Thứ Sáu
12-11-2021
Tập L văn
Mĩ Thuật
Toán
Địa lí
ATGT
20
/
50
10
10
-Kiểm tra giữa kì I
-GV chuyên
-Tổng nhiều số thập phân 
-Nông nghiệp
-Nhận xét, đánh giá học tập tuần qua.
ATGT cho nụ cười trẻ thơ “Dự đoán để tránh các tình huống nguy hiểm”
Ngày dạy: Thứ hai 08/11/2021
Môn:	Tiếng việt
ÔN TẬP GK1 (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn
Lập được bảng thống kê các bài thơđã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK
 + Học sinh khá giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. 
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập, chăm học chăm làm, đoàn kết yêu thương
Lồng ghép: QP&AN
II.Đồ dùng dạy học:
+ GV: Tranh vẽ mọi người dân đủ màu da đứng lên đấu tranh.
+ HS: Vẽ tranh về nạn phân biệt chủng tộc.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
® Giáo viên nhận xét, tuyên dương
vHoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn lại các bài văn miêu tả trong 3 chủ điểm: Việt Nam, Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình. Con người với thiên nhiên, trau dồi kỹ năng đọc. Hiểu và cảm thụ văn học (đàm thoại).
2. Hoạt động cơ bản:
*	Bài 1:
Phát giấy cho học sinh ghi theo cột thống kê.
Yêu cầu nhóm dán kết quả lên bảng lớp.
GV treo bảng phụ ghi sẵn kết quả làm bài.
*	Bài 2:
GV yêu cầu học sinh kết hợp đọc minh họa.
Tổ chức thảo luận cách đọc đối với bài miêu tả.
• Giáo viên chốt.
Chủ điểm
Tên bài
Tác giả
Nội dung
Việt Nam tổ quốc em
Sắc màu em yêu
Phạm Đình Ân
Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam
Cánh chim hòa bình
Bài ca về trái đất
Định Hải
Trái đất rất đẹp, chúng ta cần giữ gìn cho trái đất bình yên, không có chiến tranh
Chủ điểm
Tên bài
Tác giả
Nội dung
Ê-mi-li,con 
Tố Hữu
Chú Mo-ri-xơn đã tự thêu trước Bộ quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam
Con người với thiên nhiên
Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà
Quang Huy
Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thủy điện trên sông Đà vào một đêm trăng đẹp
Trước cổng trời
Nguyễn Đình Ảnh
Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của “Cổng trời” ở vùng núi nước ta
v	Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh biết đọc diễn cảm một bài văn miêu tả thể hiện cảm xúc, làm nổi bật những hình ảnh được miêu tả trong bài (đàm thoại).
• Thi đọc diễn cảm.
• Giáo viên nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố. 
Thi đua: Ai hay hơn? Ai diễn cảm hơn (2 dãy) – Mỗi dãy cử một bạn, chọn đọc diễn cảm một đoạn mình thất nhất.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Học thuộc lòng và đọc diễn cảm.
Chuẩn bị: “Ôn tập (tt)”
- Nhận xét tiết học
Hoạt động nhóm, cá nhân.
+ Học sinh ghi lại những chi tiết mà nhóm thích nhất trong mỗi bài văn – Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Học sinh đọc nối tiếp nhau nói chi tiết mà em thích. Giải thích – 1, 2 học sinh nhìn bảng phụ đọc kết quả.
-Học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.
Đại diện nhóm trình bày có minh họa cách đọc diễn cảm. 
Các nhóm khác nhận xét.
Hoạt động nhóm đôi, cá nhân.
- Đại diện từng nhóm thi đọc diễn cảm (thuộc lòng).
Cả lớp nhận xét.
Học sinh hai dãy đọc 
Đặt câu hỏi lẫn nhau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
Ngày dạy: Thứ hai 08/11/2021
	Môn:	 Toán
Tiết 46: Bài:	ÔN CÁC KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
 - Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân
 - Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề 
- Chăm học, hang say làm bài
II.Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: - Bảng phụ ghi bài tập - Phiếu bài tập
2. Học sinh: - Sách giáo khoa - Vở ghi bài học.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động khởi động: Trò chơi hộp quà may mắn.
1.Trong các phân số sau, phân số nào là phân số thập phân:
A. B. C. D. 
2. Chuyển phân số thập phân thành số thập phân
Giới thiệu: Giới thiệu - ghi đề
2. Ôn bảng đơn vị đo diện tích
-HS Ôn lại bảng đơn vị đo diện tích
Hỏi: Hai đơn vị đo diện tích liền kề hơn kém nhau bao nhiêu lần?
3.Luyện tập:
Bài 1:Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a) 3m2 62dm2= ...........m2
b) 4m2 3dm2= ............m2
c) 37dm2= ................m2
d) 8dm2= .................m2
Bài 2:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
a) 5000m2= .......ha
b) 2482m2= ...............ha
c) 1ha = ...........km2
d) 23ha = .............km2
4. Hoạt động nối tiếp:
 -Nêu bảng đơn vị đo diện tích
- Nhận xét chung tiết học.
- Hướng dẫn về nhà: Ôn tập các kiến thức đã học
- HS trình bày
- HS nhắc đề 
- HS đọc bảng đơn vị đo diện tích
- HS nêu
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài
- HS sửa bài, nêu cách làm
- Lớp nhận xét
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
Ngày dạy: Thứ hai 08/11/2021
Môn:	 Lịch sử 
Tiết 10: Bài:	BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Tường thuật lại cuộc mít- tinh ngày 02/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc tuyên ngôn độc lập.
 Ngày 2 tháng 9 nhân dân Hà Nội tập trung tại quãng trường Ba Đình, tại buổi lễ Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập Khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên chính phủ lâm thời, đến chiều buổi lễ kết thúc. 
 Ghi nhớ đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, hiểu biết cơ bản về Lịch sử, tìm tòi và khám phá.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè
II.Đồ dùng dạy học:
 GV: Hình ảnh SGK: Ảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.
 HS: Sưu tầm thêm tư liệu, ảnh tư liệu.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1:Thuật lại diễn biến buổi lễ “Tuyên ngôn Độc lập”.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK, đoạn “Ngày 2/9/1945. Bắt đầu đọc bản “Tuyên ngôn Đọc lập”.
® Giáo viên gọi 3, 4 em thuật lại đoạn đầu của buổi lễ tuyên bố độc lập.
® Giáo viên nhận xét + chốt + giới thiệu ảnh “Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập”.
v	Hoạt động 2:Nội dung của bản “Tuyên ngôn độc lập”.
• Nội dung thảo luận.
Trình bày nội dung chính của bản “Tuyên ngôn độc lập”?
Thuật lại những nét cơ bản của buổi lễ tuyên bố độc lập.
_ Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân VN khẳng định điều gì?
® Giáo viên nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố.
Giáo viên tổ chức cho học sinh phát biểu ý kiến về:
+ Ý nghĩa của buổi lễ tuyên bố độc lập.
+ Cảm nghĩ, kỉ niệm của mình về ngày 2/9
+ Chuẩn bị: “Ôn tập.”
+ Nhận xét tiết học
Hoạt động nhóm đôi.
-Học sinh đọc SGK và thuật lại cho nhau nghe đoạn đầu của buổi lễ tuyên bố độc lập.
Học sinh thuật lại.
Hoạt động nhóm bốn.
-Học sinh thảo luận theo nhóm 4, nêu được các ý.
Gồm 2 nội dung chính.
+ Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc VN.
+ Dân tộc VN quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
Học sinh thuật lại cần đủ các phần sau:
+ Đoạn đầu.
+ Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn Độc lập”.
+ Buổi lễ kết thúc trong không khí vui sướng và quyết tâm của nhân dân: đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững độc lập dân tộc.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Ngày 2/9/1945 trở thành ngày lễ Quốc Khánh của dân tộc ta, đánh dấu thời điểm VN trở thành 1 nước độc lập.
Học sinh nêu 
+ Trưng bày tranh ảnh sưu tầm về Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn độc lập” tại quảng trường Ba Đình.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
Ngày dạy: Thứ hai 08/11/2021
Môn:	 Đạo đức
Tiết 10: Bài: 	 TÌNH BẠN 
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
HS cần biết ai cũng có bạn bè và trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè.
Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
Thân ái, đoàn kết với bạn bè xung quanh.
Hiểu được tấm lòng yêu thương, chia sẻ với những người chung quanh của Bác Hồ
Nhận biết về biểu hiện của thái độ hòa đồng, chia sẻ với người khác
Biết cách sống hòa đồng, biết cách chia sẻ với mọi người
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự nhận thức; xác định giá trị.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
Lồng ghép: ĐĐ&LS Bác Hồ
II.Đồ dùng dạy học:
GV + HS: - Sưu tầm những chuyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ, thơ, bài hát về chủ đề tình bạn.
Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống
Bảng phụ ghi mẫu 
Phiếu học tập (Theo mẫu trong tài liệu)
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: Làm bài tập 1.
 + Thảo luận, sắm vai.
Nêu yêu cầu bài tập 1/ SGK.
• Sắm vai vào 1 tình huống.
Sau mỗi nhóm, giáo viên hỏi mỗi nhân vật.
®Kết luận: Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là người bạn tốt.
v	Hoạt động 2: Tự liên hệ.
-GV yêu cầu HS tự liên hệ
®Kết luận: Tình bạn không phải tự nhiên đã có mà cần được vun đắp, xây dựng từ cả hai phía.
ĐẠO ĐỨC VÀ LỐI SỐNG BÁC HỒ:
Hoạt động 3: Thực hành, ứng dụng
-GV hướng dẫn HS làm phiếu học tập: (Theo mẫu trong tài liệu)
+ Đánh dấu x vào ô thích hợp: 
Nội dung biểu hiện
Hòa đồng chia sẻ
Chưa hòa đồng chia sẻ
-Nói xấu bạn
.....................................
+Nêu lợi ích khi sốnghòa đồng, chia sẻ với người khác và những hậu quả khi sống ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân
Sống hoà đồng em sẽ cảm thấy
Sống ích kỉ em sẽ cảm thấy
- Mỗi người kể một câu chuyện về sự chia sẻ rồi xem ai có câu chuyện hay nhất?
3. Hoạt động nối tiếp: 
Củng cố:
 Hát, kể chuyện, đọc thơ, ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn.
Nêu yêu cầu.
Giới thiệu thêm cho học sinh một số truyện, ca dao, tục ngữ về tình bạn.
Cư xử tốt với bạn bè xung quanh.
Chuẩn bị: Kính già, yêu trẻ (Đồ dùng đóng vai).
Nhận xét tiết học
+ Thảo luận nhóm.
Học sinh thảo luận – trả lời.
Chon 1 tình huống và cách ứng xử cho tình huống đó ® sắm vai.
Các nhóm lên đóng vai.
+ Thảo luận lớp.
-Học sinh trả lời.
Lớp nhận xét, bổ sung.
-Làm việc cá nhân.
Trao đổi nhóm đôi.
Một số em trình bày trước lớp.
-HS thực hiện theo hướng dẫn
-HS trả lời
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
Ngày dạy: Thứ ba 09/11/2021
	Môn:	Tiếng việt
ÔN TẬP GK1 (Tiết 2)
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
Nghe viết đúng bài chính tả tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập, chăm học chăm làm, đoàn kết yêu thương
Lồng ghép: BVMT
II.Đồ dùng dạy học:
+ GV: SGK, bảng phụ.
+ HS: Vở, SGK, sổ tay chính tả.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1: H/dẫn HS nghe -viết.
Giáo viên đọc một lần bài thơ “Nỗi niềm giữ nước giữ rừng”.
Nêu tên các con sông cần phải viết hoa và đọc thành tiếng trôi chảy 2 câu dài trong bài.
- Nêu đại ý bài?
- Giáo viên đọc cho học sinh viết.
Giáo viên chấm một số vở.
BVMT:Giáo dục ý thức bảo vệ rừng, nước
+ Cho HS thảo luận
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn lập sổ tay chính tả.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát cách đánh dấu thanh trong các tiếng có ươ/ ưa.
-Giáo viên nhận xét và lưu ý học sinh cách viết đúng chính tả.
3. Hoạt động nối tiếp: 
Đọc diễn cảm bài chính tả đã viết.
Chuẩn bị: “Luật bảo vệ môi trường”.
Nhận xét tiết học.
Hoạt động cá nhân, lớp.
-Học sinh nghe.
cầm trịch, canh cánh.
Học sinh đọc thầm toàn bài.
-Học sinh đọc 2 câu dài trong bài “Ngồi trong lòng trắng bọt”, “Mỗi năm lũ to” giữ rừng”.
+Nỗi niềm trăn trở, băn khoăn của tác giả về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn cuộc sống bình yên trên trái đất.
BVMT:Trách nhiệm của chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ rừng, không chặt phá bừa bãi. Giữ vệ sinh môi trường nước: Không vứt rác, xúc vật, chất độc, hóa chất 
Học sinh viết.
Học sinh tự soát lỗi, sửa lỗi.
Hoạt động cá nhân.
+ Lẫn âm ư- â: Ngân dài.
 Tưng bừng – bần cùng.
+ Lẫn âm điệu: Bột gỗ – gây gổ
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
Ngày dạy: Thứ ba 09/11/2021 
Môn:	Toán
Tiết 47 (Không kiểm tra)
ÔN CÁC KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
1/ Viết số thập phân gồm có: ba trăm linh tám đơn vị, năm phần trăm, chín phần nghìn”
A. 308,59 B. 308,509 C. 308,059 D. 308,590	
2/ Chuyển hỗn số 8 thành số thập phân là:
A. 8,7 B. 8,07 C. 8,007 D.8,0007
3/ Chữ số 5 trong số 20,571 có giá trị là:
A.5 B. 500 C. D. 
4/ Lớp 5A có 45 học sinh, trong đó số học sinh nam bằng số học sinh nữ. Hỏi lớp 5A có bao nhiêu học sinh nữ?
 A. 18 học sinh B. 29 học sinh C. 27 học sinh D. 28 học sinh 
5/ Điền dấu >,<,= thích hợp vào chỗ chấm:
a/ 24,518 .24,52 b/ 90,051 .90,015
c/8,101 .8,1010 d/67 .. 66,999
6/ Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a/ 9m 34cm = .m b/ 1209m2 = .dam2 ..m2
c/ 4 tấn 30kg = ..tấn d/ 56 ha = .km2
7 /Người ta trồng ngô trên một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng 60m,chiều dài bằng chiều rộng. Tính diện tích thửa ruộng đó.
Ngày dạy: Thứ ba 09/11/2021
Môn:	 Khoa học
Tiết 19 Bài: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo ao tòan khi tham gia giao thông đường bộ.
Năng lực: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
Lồng ghép VHGT: Khi gặp tai nạn xảy ra
II.Đồ dùng dạy học:
- 	GV: - Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số tai nạn giao thông.
 - Hình vẽ trong SGK trang 40, 41.
- 	HS: - SGK, sưu tầm các thông tin về an toàn giao thông.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1:Quan sát và thảo luận.
* Bước 1: Làm việc theo cặp. 
Yêu cầu học sinh quan sát các hình 1,2,3,4 T/40 SGK, chỉ ra những vi phạm của người tham gia giao thông trong từng hình.
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
® Giáo viên chốt: 
vVHGT:Trong cuộc sống hằng ngày, tai nạn giao thông luôn tiềm ẩn ở mọi nơi trên đường đi. Vì vậy khi tham gia giao thông, chẳng may gặp tai nạn xảy ra, chúng ta cần hết sức bình tĩnh để giúp bản thân hoặc người khác xử lí cho phù hợp nhất để tránh những tổn thất về người và của.
 Chứng kiến tai nạn
 Tìm cách giúp ngay
 Đừng có bỏ mặc
 Vô tình , không hay
* Thực hành:
* Xử lý tình huống: Em hãy thảo luận cùng các bạn để xử lí các tình huống sau
* Tình huống 1: Trên đường đi học về, em gặp một người bạn cùng lớp bị ngã và bị thương khá nặng ở chân. 
* Tình huống 2: Em nhìn thấy một người hàng xóm bị xe gắn máy va phải, ngã xuống và bất tỉnh. Người lái xe gắn máy đã vô trách nhiệm bỏ chạy.
* Tình huống 3: Em gặp một em nhỏ chạy xe đạp bị ngã, trầy xước cả chân tay.
 - Thảo luận nhóm đôi, tìm cách xử lí tình huống phù hợp nhất
- GV và HS nhận xét, bổ sung
* Chốt ý đúng; tuyên dương các nhóm thực hiện tốt.
- GV chốt.
GHI NHỚ: Khi gặp tai nạn trên đường, trước hết chúng ta cần bình tĩnh để tìm cách xử lí phù hợp. Dù người bị nạn là ai, chúng ta cũng nên giúp đỡ nhiệt tình, ân cần, chu đáo..
vHoạt động 2: Quan sát, thảo luận.
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
Yêu cầu HS quan sát các hình 3, 4, 5 trang 37 và phát hiện những việc cầm làm đối với người tham gia giao thông được thể hiện qua hình.
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
-Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các biện pháp an toàn giao thông.
® Giáo viên chốt.
3. Hoạt động nối tiếp: 
Củng cố
Thi đua (2 dãy) Trưng bày tranh ảnh tài liệu sưu tầm và thuyết trình về tình hình giao thông hiện nay.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: Ôn tập: Con người và sức khỏe.
Nhận xét tiết học.
Hoạt động nhóm, cả lớp.
-HS hỏi và trả lời nhau theo gợi ý?
• Chỉ ra vi phạm của người tham gia giao thông?
• Tại sao có vi phạm đó?
• Điều gì có thể xảy ra đối với người tham gia giao thông?
-Đại diện nhóm lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn trong nhóm khác trả lời.
- Lắng nghe
- HS đọc các tình huống
- HS thảo luận nhóm, một số nhóm trình bày. 
- 2-3 HS đọc ghi nhớ
Hoạt động lớp, cá nhân.
_ 2 HS ngồi cặp cùng quan sát H 5, 6 , 7 Tr 41 SGK
- Một số HS trình bày kết quả thảo luận
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
Ngày dạy: Thứ ba 09/11/2021
Môn:	 Tiếng việt
ÔN TẬP GK1 (Tiết 3)
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Đọc trôi chảy,lưu loát các bài tập đọc đã học với tốc độ100 tiếng/phút.Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học từ tuần1 đến tuần 9.
Nghe- viết đúng bài chính tả, tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi.
Giáo dục:ý thức tự học,tự rèn.
Năng lực: tự chủ và thực hành, thao tác với đồ dùng, giải quyết vấn đề và sáng tạo, văn học, ngôn ngữ và thẩm mĩ.
Phẩm chất: Chăm học, tự tin, trung thực trong học tập, đoàn kết với bạn bè.
II.Đồ dùng dạy học:
*	GV: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
 - Bảng phụ kẻ bảng.
*	HS: - SGK.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
Ôn tập, kiểm tra đọc và học thuộc lòng:
Tên bài
Chi tiết mà em thích
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
-Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng
* Vì: Tác giả quan sát sự vật rất tinh tế. Từ vàng lịm tả màu sắc của chùm quả xoan gợi cho cảm giác ngọt của quả xoan chín mọng. Tác giả dùng hình ảnh so sánh những chùm quả xoan chín mọng như những chuỗi tràng hạt khổng lồ thật chính xác và tinh tế.
- Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tưởng đến ngày đêm, mà mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc họp tác xã.
* Vì: Ở đây con người rất chăm chỉ, mải miết, say mê với công việc. Tác giả miêu tả sự hoạt động của con người giữa bức tranh quê làm cho bức tranh ấy thêm đẹp và sinh động.
Một chuyên gia máy xúc
-Anh A-lếch-xây: Cao lớn, mái tóc vàng óng, ửng lên như một mảng nắng...... bộ quần áo xanh công nhân, thân hình chắc khỏe, khuôn mặt to chất phát........tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.
* Vì: Sự miêu tả ấy đúng với ngoại hình của một người ngoại quốc, vừa toát lên vẻ gần gũi, thân mật của anh đối với công việc và con người Việt Nam......
*
Tên bài
Chi tiết mà em thích
Kì diệu rừng xanh
-Một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa.
* Vì: Tác giả đã có sự so sánh thật chính xác và gần gũi. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân tác giả như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Cách miêu tả, so sánh của tác giả làm cho người đọc có những liên tưởng, thú vị bất ngờ
Đát Cà Mau
Chi tiết miêu tả mưa
Chi tiết miêu tả thiên nhiên khắc nghiệt.
Chi tiết miêu tả con người 
3. Hoạt động nối tiếp: 
củng cố 
- Hệ thống bài.
Chuẩn bị: Ôn tập tiết 4
Nhận xét tiết học
- Hệ thống các bài thơ đã học:
-HS làm vào vở bài tập.Nối tiếp nêu những chi tiết mình thích và giải thích lý do.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
Ngày dạy: Thứ tư 10/11/2021
	Môn:	Tiếng việt
ÔN TẬP GK1 (Tiết 4)
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp.
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập, chăm học chăm làm, đoàn kết yêu thương
II.Đồ dùng dạy học:
+ GV: Tranh vẽ mọi người dân đủ màu da đứng lên đấu tranh.
+ HS: Vẽ tranh về nạn phân biệt chủng tộc.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
v	Hoạt động 1:Ôn lại các bài văn miêu tả trong 3 chủ điểm: Việt Nam, Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình. Con người với thiên nhiên, trau dồi kỹ năng đọc. Hiểu và cảm thụ văn học (đàm thoại).
2. Hoạt động cơ bản:
* Bài 1:Treo bảng phụ ghi sẵn kết quả.
VN tổ quốc em
Cánh chim hòa bình
Con người với thiên nhiên
Thành ngữ, tục ngữ
Quê cha đất tổ, quê hương bản quán, nơi chôn rau cắt rốn, giang sơn gấm vóc, non xanh nước biếc, yêu nước thương nòi, chịu thương chịu khó, muôn người như một, uống nước nhớ nguồn, trâu bảy năm còn nhớ chuồng, lá rụng về cội...
Bốn biển một nhà, vui như mở hội, kề vai sát cánh, chung lưng đấu cật, chung tay góp sức, chia ngọt sẻ bùi, nối vòng tay lớn, người với người là bạn, đoàn kết là sức mạnh...
Lên thác xuống ghềnh, góp gió thành bão, muôn hình muôn vẻ, thẳng cánh cò bay, cày sâu cuốc bẫm, chân lấm tay bùn, chân cứng đá mềm, bão táp mưa sa, mưa thuận gió hòa, nắng chóng trưa, mưa chóng tối, nắng tốt dưa, mưa tốt lúa, chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm, kiến cánh vỡ tổ bay ra, bão táp mưa sa gần tới, đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
	* Bài 2: Thảo luận nhóm đôi
Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ trong bảng sau:
Bảo vệ
Bình yên
Đoàn kết
Bạn bè
Mênh mông
Từ đồng nghĩa
Bảo quản, giữ gìn, 
Thanh bình, yên lành, yên ổn, 
Kết hợp, liên kết, liên hiệp, 
Bạn hữu, bầu bạn, 
Bao la, bát ngát, thênh thang, 
Từ trái nghĩa
Tàn phá, hủy hoại, hủy diệt, 
Bất ổn, náo loạn, náo động, 
Chia rẽ, phân tán,...
Kẻ thù, kẻ địch, 
Chật chội, chật hẹp, eo hẹp, 
*Giáo viên chốt.
3. Hoạt động nối tiếp:
Củng cố.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Chuẩn bị: “Chuyện một khu vườn nhỏ”.
Nhận xét tiết học
Hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm trình b.
VN tổ quốc em
Cánh chim hòa bình
Con người với thiên nhiên
Danh từ
Tổ quốc, đất nước, giang sơn, quốc gia, nước non, quê hương, quê mẹ, đồng bào, nông dân, công nhân,...
Hòa bình, trái đất, mặt đất, cuộc sống, tương lai, niềm vui, tình hữu nghị, niềm mơ ước...
Bầu trời, biển cả, sông ngòi, kênh rạch, mương máng, núi rừng, núi đồi, đồng ruộng, nương rẫy, vườn tược...
Động từ, tính từ
Bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, kiến thiết, khôi phục, vẻ vang, giàu đẹp, cần cù, anh dũng, kiên cường, bất khuất,..
Hợp tác, bình yên, thanh bình, thái độ, tự do, hạnh phúc, hân hoan, vui vầy, sum họp, đoàn kết, hữu nghị...
Bao la, vời vợi, mênh mông, bát ngát, xanh biếc, cuồn cuộn, hùng vĩ, tươi đẹp, khắc nghiệt, lao động, chinh phục, tô điểm...
Học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.
Đại diện nhóm trình bày. 
Các nhóm khác nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
Ngày dạy: Thứ tư 10/11/2021
Môn:	Toán
Tiết 48: 	Bài:	CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
Cộng hai số thập phân
Giải bài toán với phép cộng hai số thập phân.
BT: 1a,b BT 2a,b BT: 3
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập.
II.Đồ dùng dạy học:
+ GV:	Phấn màu. 
+ HS: Vở bài tập, bảng con.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
v	Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh biết thực hiện phép cộng hai số thập phân.
- Giáo viên nêu bài toán ví dụ 1.
-Giáo viên theo dõi ở bảng con, nêu những trường hợp xếp sai vị trí số thập phân và những trường hợp xếp đúng.
-Giáo viên nhận xét.
-Giáo viên giới thiệu ví dụ 2.
Giáo viên nhận xét.
-Giáo viên nhận xét chốt lại ghi nhớ.
v	Hoạt động 2:Hướng dẫn HS thực hành
 Bài 1: Tính Phương pháp giải
- Thực hiện phép cộng như cộng số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng
58,2
24,3
+
19,36
 4,08
+
 a) b)
 Bài 2: Đặt tính rồi tính
Phương pháp giải
- Viết số hạng này dưới số hạng kia làm sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Cộng như cộng các số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
a)7,8 + 9,6
b) 34,82 + 9,75
- Giáo viên nhận xét.
 Bài 3: Nam cân nặng 32,6 kg. Tiến cân nặng hơn nam 4,8 kg. Hỏi Tiến cân nặng bao nhiêu kg?
Phương pháp giải
Cân nặng của Tiến = cân nặng của Nam +4,8kg.
- Giáo viên nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp: 
Củng cố
Nhắc lại kiến thức vừa luyện tập.
Chuẩn bị: Luyện tập. 
Nhận xét tiết học
Hoạt động cá nhân, lớp.
-Học sinh thực hiện.
+
1,54 m = 	154 cm
1,72 m =	172 cm
	326 cm
	 =	3,26 m
HS nhận xét kết quả 3,26 m từ đó nêu cách cộng hai số thập phân.
+
	1,54 
	1,72 
	3,26 
Nêu từng bước làm.
HS rút ra ghi nhớ; trình bày.
Lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm đôi.
Lớp nhận xét.
a) b)
58,2
24,3
82,5
+
19,36
 4,08
23,44
+
Làm vào vở bài tập
Học sinh đọc đề, làm bài.
a) b) 
 34,82
 9,75
 44,57
+
 7,8
 9,6
17,4
+
Thảo luận nhóm 4
-Đại diện nhóm trình bày
Học sinh đọc đề – phân tích đề.
Học sinh làm bài, sửa bài.
Giải:
 Tiến cân nặng là:
 32,6 + 4,8 = 37,4 (kg)
Đáp số: 37,4 kg
Lớp nhận xét.
Rút ra tính chất của phép cộng trong số thập phân – Tính chất giao hoán.
	a + b = b + a
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
Ngày dạy: Thứ tư 10/11/2021
Môn:	 Tiếng việt
ÔN TẬP GK1 (Tiết 5)
 I. Yêu cầu cần đạt:v Học xong bài này, học sinh biết
 Đọc trôi chảy,lưu loát các bài tập đọc đã học với tốc độ 100 tiếng/phút.Nêu được một số tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp
Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm vở kịch
Giáo dục: ý thức tự học, tự rèn
Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
Phẩm chất: Tự tin, trung thực trong học tập, chăm học chăm làm, đoàn kết yêu thương
II.Đồ dùng dạy học:
+ GV: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học
 - Bảng phụ kẻ bảng thống kê
+ HS: - SGK
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởi động:
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
+ Nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động cơ bản:
* Hoạt động 1:Ôn tập, kiểm tra đọc và học thuộc lòng:
-Yêu cầu HS đọc thầm các bài tập đọc đã học.
- GV nhận xét từng học sinh.
* Hoạt động 2: Thực hiện bài tập 2
 -Yêu cầu học sinh đọc thầm vở kịch Lòng dân, Phát biểu tính cách của từng nhân vật.
-Lần lượt gọi HS phát biểu, nhận xét bổ sung.VD:
+ Dì năm: Bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm bảo vệ cán bộ.
+ An: thông minh, nhanh trí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ.
+ Chú cán bộ: Bình tính, tin tưởng vào lòng dân.
+ Lính: Hống hách.
+ Cai: Xảo quyệt, vòi vĩnh. 
- Chia lớp thánh 3 nhóm.Yêu cầu các nhóm đọc thầm phân vai diễn lại một đoạn của vở kịch.
+ Mỗi nhóm chọn một đoạn,thảo luận, phân vai.
+ Gọi Các nhóm lên trình diễn trước lớp. Nhận xét đánh giá từng nhóm.
3. Hoạt động nối tiếp: 
Củng cố
- Hệ thống bài.
- Dặn HS luyện đọc ở nhà.
 - Hoàn chỉnh bảng bài tập 2 vào vở.
 - Chuẩn bị: “Ôn tập tiết 6”.
 - Nhận xét tiết học.
Một số HS trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS Lên bốc thăm đọc bài.
- HS đọc thầm, suy nghĩ phát biểu tính cách các nhân vật.
- HS đọc theo nhóm, phân vai, diễn lại một đoạn của vở kịch.
Nhận xét,bổ sung.
- Nêu lại giọng đọc của bài Lòng dân
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
Ngày dạy: Thứ tư 10/11/2021
Môn:	 Kĩ thuật
Tiết 10 SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI (2 tiết) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: v Học xong bài này, học sinh biết
-Trình bày được tác dụng của điện thoại; nhận biết được các bộ phận cơ bản của điện thoại; nhận biết các biểu tượng thể hiện trạng thái và chức năng hoạt động của điện thoại.
- Ghi nhớ được các số điện thoại của người thân và các số điện thoại khẩn cấp khi cần thiết.
- Sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với quy tắc giao tiếp.
II. Đ D DH:
GV: Clip tình huống sử dụng điện thoại (nếu có).
- Mô hình điện thoại.
- Danh mục số điện thoại của phụ huynh học sinh.
- HS: Quan sát tìm hiểu trước tính năng và công dụng của điện thoại ở nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Tiết 1	
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Khởi động
GV nêu tình huống: Ba mẹ đi làm ăn ở xa. Nam đạt kết quả tốt, em muốn khoe với ba mẹ. Theo em, Nam có cách nào để kể cho ba mẹ nghe kết quả học tập của mình?
-GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi và gợi ý để HS trao đổi.
+ Em có biết các tính năng của điện thoại, cách sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả?
- GV dẫn dắt vào bài : Sử dụng điện thoại.
- HS trả lời tự do.
2.Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Tác dụng và các bộ phận cơ bản của điện thoại
- Mục tiêu:
+ Trình bày được tác dụng của điện thoại.
+ Nhận biết được các bộ phận cơ bản của điện thoại.
- Nội dung: Quan sát hình ảnh và nhận xét tác dụng của điện thoại, các bộ phận cơ bản của điện thoại.
GV: Chốt lại một số tác dụng chính của điện thoại (lưu ý điện thoại cố định và di động), ngoài ra các tác dụng khác phụ trợ theo như: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_10_nam_hoc_2021_2022_nguyen_tan_tri.docx