Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 - Hoàng Thị Lệ Giang
MÔN TOÁN
ÔN TẬP TIẾT 1
I. Yêu cầu cần đạt:
Ôn tập về đọc viết các số có nhiều chữ số, viết và so sánh số tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
Máy tính, bài giảng trình chiếu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
GV trình chiếu các bài tập lên GVHD học sinh trả lời và làm vào vở
Ôn tập về đọc, viết và so sánh số tự nhiên:
*Bài tập 1: Đọc các số sau: 1002001; 32645807.
1002001 đọc là: Một triệu không trăm linh hai nghìn không trăm linh một
32645807 đọc là: Ba mươi hai triệu sáu trăm bốn mươi lăm nghìn tám trăm linh bảy.
*Bài tập 2: Viết các số gồm có: -5 triệu, 3 nghìn và 8 đơn vị; -7 tỉ, 2 chục triệu, 4 trăm và 5 chục;
-5 triệu, 3 nghìn và 8 đơn vị. 5003008 đọc là: Năm triệu không trăm linh ba nghìn không trăm linh tám.
-7 tỉ, 2 chục triệu, 4 trăm và 5 chục viết là 7 020 000 450 đọc là: Bảy tỷ không trăm hai mươi triệu không trăm nghìn bốn trăm năm mươi.
* Bài tập 3: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
76981; 71968; 78196; 78619; 76819
Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn: 71968; 76819; 76981; 78196; 78619
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 1 LỚP 5A3 THỨ BUỔI THỜI GIAN MÔN NỘI DUNG ÔN TẬP HAI 6/9/2021 Tối 19 giờ - 19 giờ 15' Làm quen Hướng dẫn kĩ năng sử dụng học trực tuyến 19 giờ 20' - 20 giờ 10' Tiếng việt Ôn tập Tuần 1 tiết 1 20 giờ 15' - 20 giờ 45’ Toán Ôn tập Tuần 1 tiết 1 20 giờ 50’ – 21 giờ Đạo đức Ôn tập Tuần 1 tiết 1 BA 7/9/2021 Tối 19 giờ - 19 giờ 35' Toán Ôn tập Tuần 1 tiết 2 19 giờ 40' - 20 giờ 15' Tiếng việt Ôn tập Tuần 1 tiết 2 20 giờ 20' - 21 giờ 00’ Khoa học Ôn tập Tuần 1 tiết 1 TƯ 8/9/2021 Tối 18 giờ - 18 giờ 35' Toán Ôn tập Tuần 1 tiết 3 18 giờ 40' - 19 giờ 15' Âm nhạc Ôn tập Tuần 1 tiết 1 19giờ 20' - 20 giờ 00’ LS - ĐL Ôn tập Tuần 1 tiết 1 NĂM 9/9/2021 Tối 18 giờ - 18 giờ 35' Tiếng việt Ôn tập Tuần 1 tiết 3 18 giờ 40' - 19 giờ 15' Mỹ thuật Ôn tập Tuần 1 tiết 1 (Nhung) 19giờ 20' - 20 giờ 00’ HĐTN Ôn tập Tuần 1 tiết 1 SÁU 10/9 Tối 18 giờ - 18 giờ 35' Toán Ôn tập Tuần 1 tiết 4 18 giờ 40' - 19 giờ 15' Thể dục Ôn tập Tuần 1 tiết 1 (Huyền) 19giờ 20' - 20 giờ 00’ Kĩ Thuật Ôn tập Tuần 1 tiết 1 Thứ hai ngày 6/9/2021 HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM QUEN - KĨ NĂNG SỬ DỤNG MÁY TÍNH, ĐIỆN THOẠI ĐỂ HỌC TRỰC TUYẾN Hướng dẫn giới thiệu học sinh vào đường link, Tắt mở camera, tắt mở micro, sử dụng đèn chiếu sáng vừa phải, chọn nơi yên tĩnh ngồi đúng tư thế, vào lớp trước 10 – 15 phút, xem trước thời khóa biểu, chuẩn bị sách vở bút mực đầy đủ .. MÔN TIẾNG VIỆT ÔN TẬP TIẾT 1 I. Yêu cầu cần đạt HS đọc bài luu loát và trả lời câu hỏi GV đọc bài cho HS viết: 5 câu đầu của bài Chiều ngoại ô tác giả Nguyễn Thụy Kha II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, bài giảng trình chiếu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Lần lượt từng HS đọc bài Chiều ngoại ô Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều. Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu. Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh. Theo NGUYỄN THỤY KHA Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng và làm các bài tập dưới đây: Câu 1: Cảnh buổi chiều hè ở ngoại ô như thế nào? A. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất đẹp, hấp dẫn. B. Cảnh buổi chiều hè ở vùng ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật yên tĩnh. C. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất ồn ào, náo nhiệt. D. Cảnh buổi chiếu ở ngoại ô thật buồn tẻ. Câu 2: Câu văn nào trong bài tả vẻ đẹp của ruộng rau muống? A. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. B. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. C. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. D. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn. Câu 3: Vào những buổi chiều hè, tác giả thường cùng bạn bè của mình làm gì? A. đọc sách. C. gặt lúa. B. đi dạo. D. Hái rau muống Câu 4. Điều gì làm tác giả cảm thấy thú vị nhất trong những buổi chiều hè ở vùng ngoại ô? A. Ngắm cảnh đồng quê thanh bình. B. Ngắm cảnh đồng quê và thả diều cùng lũ bạn. C. Được hít thở bầu không khí trong lành. D. Được chơi những trò chơi yêu thích. Câu 5. Tác giả muốn gửi gắm điều gì vào những cánh diều? Câu 6. Nếu là nhân vật tôi trong câu chuyện trên thì em thích nhất điều gì của buổi chiều ngoại ô? Vì sao? MÔN TOÁN ÔN TẬP TIẾT 1 I. Yêu cầu cần đạt: Ôn tập về đọc viết các số có nhiều chữ số, viết và so sánh số tự nhiên. II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, bài giảng trình chiếu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: GV trình chiếu các bài tập lên GVHD học sinh trả lời và làm vào vở Ôn tập về đọc, viết và so sánh số tự nhiên: *Bài tập 1: Đọc các số sau: 1002001; 32645807. 1002001 đọc là: Một triệu không trăm linh hai nghìn không trăm linh một 32645807 đọc là: Ba mươi hai triệu sáu trăm bốn mươi lăm nghìn tám trăm linh bảy. *Bài tập 2: Viết các số gồm có: -5 triệu, 3 nghìn và 8 đơn vị; -7 tỉ, 2 chục triệu, 4 trăm và 5 chục; -5 triệu, 3 nghìn và 8 đơn vị. 5003008 đọc là: Năm triệu không trăm linh ba nghìn không trăm linh tám. -7 tỉ, 2 chục triệu, 4 trăm và 5 chục viết là 7 020 000 450 đọc là: Bảy tỷ không trăm hai mươi triệu không trăm nghìn bốn trăm năm mươi. * Bài tập 3: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 76981; 71968; 78196; 78619; 76819 Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn: 71968; 76819; 76981; 78196; 78619 MÔN ĐẠO ĐỨC ÔN TẬP TIẾT 1 Yêu cầu cần đạt HS biết, nhớ và nêu lại được nội dung bài “Có chí thì nên”, bài “Tiết kiệm tiền của”. Nêu được những việc nên làm và không nên làm khi gặp bài toán khó. Biết được những việc làm giúp chúng ta tiết kiệm tiền của. II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, bài giảng trình chiếu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: GV nêu câu hỏi HS trả lời Câu 1: Khi gặp một bài toán khó, em sẽ chọn những cách làm nào dưới đây? (Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em chọn) a/ Tự suy nghĩ cố gắng làm bằng được. b/ Nhờ bạn giảng giải để tự làm. c/ Chép luôn bài của bạn. d/ Nhờ người khác làm bài hộ. e/ Hỏi thầy giáo cô giáo hoặc người lớn. g/ Bỏ không làm. Câu 2: Những việc làm nào trong các việc làm dưới đây là tiết kiệm tiền của? (Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là tiết kiệm tiền của.) a/ Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. b/ Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi. c/ Vẽ bậy, bôi bẩn ra sách vở, bàn ghế, tường lớp học. d/ Xé sách vở. đ/ Làm mất sách vở đồ dùng học tập e/ Vứt sách vở, đồ dùng học tập, đồ chơi bừa bãi. g/ Không xin tiền ăn quà vặt. h/ Ăn hết xuất cơm của mình. i/ Quên khóa vòi nước. k/ Tắt điện khi ra khỏi phòng. . Thứ ba ngày 7/9/2021 MÔN TOÁN TUẦN 1 ÔN TẬP TIẾT 2 I. Yêu cầu cần đạt: Ôn tập về dãy số tự nhiên và hệ thập phân: Viết được các số tự nhiên trong dãy theo yêu cầu; Nêu được giá trị của 1 chữ số nào đó trong số tự nhiên có nhiều chữ số; Biết viết các số có nhiều chữ số thành tổng của giá trị các hàng. II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, bài giảng trình chiếu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: GV trình chiếu các bài tập lên GVHD học sinh trả lời và làm vào vở Ôn tập về dãy số tự nhiên và hệ thập phân: *Bài tập 1: Viết các số còn thiếu trong dãy số tự nhiên chẵn sau: , 2, 4, , , , ., ., .,18, . *Bài tập 2: Nêu giá trị của các chữ số 5 trong các số sau: 5842769; 156257315; 5000005000 *Bài tập 3: Viết các số sau thành tổng của giá trị các hàng (theo mẫu): Mẫu: 2986 = 2000 + 900 + 80 + 6 = 2x1000 + 9x100 + 8x10 + 6 A. 385 B. 68739 C. 5621378 .. MÔN TIẾNG VIỆT ÔN TẬP TIẾT 2 I. Yêu cầu cần đạt: Củng cố các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt qua phần Luyện từ và câu Hs trả lời được II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, bài giảng trình chiếu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Lần lượt từng HS đọc bài * Luyện từ và câu: -Tiếng: Khái niệm, cấu tạo tiếng, -Từ: Khái niệm, từ đơn, từ láy, từ ghép, -Từ loại: Danh từ, Động từ, Tính từ, (khái niệm, cách phân biệt, ) -Câu và các bộ phận trong câu: (2 bộ phận chính chủ ngữ - vị ngữ, các bộ phận phụ trong câu, ) -Câu chia theo mục đích nói: -Các biện pháp tu từ nghệ thuật: (so sánh, nhân hoá, điệp từ ngữ, ) -Các ca dao, tục ngữ, thành ngữ theo chủ đề MÔN KHOA HỌC ÔN TẬP TIẾT 1 I. Yêu cầu cần đạt: HS ôn bài Con người cần gì để sống? Trao đổi chất ở người. II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, bài giảng trình chiếu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: HS đọc và trả lời câu hỏi Câu 1: Con người cần gì để duy trì cuộc sống của mình? Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. *Những yếu tố nào dưới đây cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật? a. Tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm. b. Nhà ở, các đồ dùng trong nhà; đường giao thông và các phương tiện giao thông. c. Không khí, nước, thức ăn, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp. d. Trường học, bệnh viện, các cơ sở vui chơi, giải trí. Câu 3: Người ta còn có thể phân loại thức ăn theo cách nào khác? TRẢ LỜI Dựa vào lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi loại thức ăn, người ta chia thức ăn thành 4 nhóm: - Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường. - Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm. - Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo. - Nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng. Câu 4 . Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất bột đường mà bạn biết. Trả lời: Một số thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo, ngô, bánh quy, bánh mì, mì sợi, bún,... Thứ tư ngày 8/9/2021 MÔN TOÁN TUẦN 1 ÔN TẬP TIẾT 3 I. Yêu cầu cần đạt: Ôn các phép tính cơ bản II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, bài giảng trình chiếu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu GV trình chiếu các bài tập lên GVHD học sinh trả lời và làm vào vở Bài 1: Đặt tính rồi tính. a) 408356 + 653269 b) 37246+ 1765 218763 - 122469 6000342 - 4234879 c) 3608 x 74 d) 40068 : 67 6047 x 45 6004 : 35 Bài 2: Tính giá trị của biểu thức: a) 10303 x 4 + 27854 b) 26742 + 14031 x 5 21507 x 43 - 18799 7881205 - 12071 x 65 MÔN ÂM NHẠC ÔN TẬP TIẾT 1 I. Yêu cầu cần đạt: Ôn tập hai bài hát Hát thuộc, hát đúng nhịp, hát đúng lời ca của hai bài hát Hát Vỗ tay theo nhịp, gõ phách theo nhịp của bài hát. II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, bài giảng trình chiếu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu GV trình chiếu các bài hát lên GVHD học sinh hát theo Ôn tập hai bài hát: Em yêu hòa bình, Bạn ơi lắng nghe. Hát thuộc, hát đúng nhịp, hát đúng lời ca của hai bài hát Hát Vỗ tay theo nhịp, gõ phách theo nhịp của bài hát. LICH SỬ - ĐỊA LÝ ÔN TẬP TIẾT 1 Yêu cầu cần đạt: - Hoc sinh đọc hoặc nhớ lại các bài đã học: nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc, khởi nghĩa Tây Sơn , Hoàng Liên Sơn, Đồng bằng Bắc bộ và làm đúng các bài tập. II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, bài giảng trình chiếu III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Yêu cầu hoc sinh đọc hoặc nhớ lại bài và làm các bài tập Lịch sử Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau đây: Câu 1: Chúa Trịnh và bầy tôi khi được tin nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc đã có thái độ như thế nào? A, Kinh thành Thăng Long náo loạn, chúa Trịnh Khải đứng ngồi không yên. B, Trịnh Khải gấp rút chuẩn bị quân và mưu kế giữ kinh thành. C, Cả hai ý trên Câu 2: Khi khởi nghĩa Tây Sơn tiến vào Thăng Long, quân Trịnh chống đỡ như thế nào? A, Quân Trịnh chiến đấu anh dũng nhưng không giành được thắng lợi. B, Quân Trịnh sợ hãi không dám tiến mà quay đầu bỏ chạy. C, Quân Trịnh và quân Tây Sơn đánh nhau không phân thắng bại. Câu 3: Theo em, tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm? A, Vì chữ Nôm là chữ viết do nhân dân ta sáng tạo từ lâu, đã được các đời Lý, Trần sử dụng. B, Vì chữ Nôm dựa vào cách viết của chữ Hán nhưng đọc theo âm tiếng việt. C, Vì đề cao chữ nôm là đề cao vốn quý của dân tộc, thể hiện ý thức tự cường của dân tộc. D, Cả ba ý trên dều đúng. MÔN ĐỊA LÝ Câu 1: Những nơi cao của Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào? Khí hậu mát mẻ, rất Lạnh về mùa đông, có khi có tuyết rơi. Câu 2: Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? nghề nào là nghề chính? Câu 3: Đồng bằng Bắc bộ do những sông nào bồi đắp nên? Thứ năm ngày 9/9/2021 MÔN TIẾNG VIỆT ÔN TẬP TIẾT 3 Yêu cầu cần đạt: - Biết phân biệt các kiểu trạng ngữ; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; câu cảm. - Biết áp dụng kiến thức đã học để làm bài tập. II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, bài giảng trình chiếu III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Yêu cầu hoc sinh làm bài tập Câu 1: Em hãy chuyển câu sau thành câu cảm: Trên bàn có một bình hoa hồng nhung Trên bàn có một bình hoa hồng nhung đẹp quá ! Câu 2: Tìm 3 từ đồng nghĩa với từ “ước mơ” 3 từ đồng nghĩa với từ “ước mơ” là: mơ ước, mơ mộng, ước mọng, .. Câu 3: Trạng ngữ trong câu văn sau là kiểu trạng ngữ nào? Bằng sự cố gắng không ngừng, em đã được điểm 10 trong bài kiểm tra vừa rồi. Trạng ngữ chỉ nơi chốn. Trạng ngữ chỉ thời gian. Trạng ngữ chỉ phương tiện. Trạng ngữ chỉ mục đích MÔN MĨ THUẬT ÔN TẬP TIẾT 1 CÔ NHUNG MÔN Hoạt động trải nghiệm Ôn tập tiết 1 An bum kỉ niệm đáng nhớ của tôi Đôi bàn tay yêu thương Sơ đồ tư duy . Thứ sáu ngày 10/9/2021 MÔN TOÁN TUẦN 1 ÔN TẬP TIẾT 4 I. Yêu cầu cần đạt: - Biết cách tìm trung bình cộng của nhiều số; áp dụng làm được bâì tập. - Yêu thích học toán. II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, bài giảng trình chiếu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: GV trình chiếu các bài tập lên GVHD học sinh trả lời và làm vào vở Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau: 25, 35, 45, 55, 65 2001, 2002, 2003, 2004, 2005 (25 + 35 + 45 + 55 + 65) : 5 = 45 (2001 + 2002 + 2003 + 2004 + 2005) : 5 = 2003 Bài 2: Tìm số trung bình cộng của: 7; 9; 11; ; 19; 21 Các số tròn chục có hai chữ số Bài 3: Tìm số trung bình cộng của: (7 + 9 + 11 + 13 + 15 + 17 + 19 + 21) : 8 = 14 (10 + 20 + 30 + 40 + 50 + 60 + 70 + 80 + 90) : 9 = 50 Bài 4: Một ôtô trong 3 giờ đầu, mỗi giờ đi được 45km; trong 2 giờ sau, mỗi giờ đi được 50km. Hỏi trung bình mỗi giờ ôtô đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ? MÔN THỂ DỤC TUẦN 1 ÔN TẬP TIẾT 1 CÔ HUYỀN . MÔN KĨ THUẬT ÔN TẬP TIẾT 1 I. Yêu cầu cần đạt: HS nhớ lại các bước Khâu thường, Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, Khâu đột thưa, Thêu móc xích. Và thực hành khâu vá quần áo ở nhà. II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, bài giảng trình chiếu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: GV cho HS nêu lại cách Khâu thường, Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, Khâu đột thưa, Thêu móc xích. Và thực hành khâu vá quần áo ở nhà. Bài 4: Khâu thường (thực hành trên vải) Bài 6: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (thực hành trên vải) Bài 8: Khâu đột thưa (thực hành trên vải) Bài 13: Thêu móc xích (thực hành trên vải) GV nhận xét Lộc Thịnh, ngày 10/9/2021 Người soạn Hoàng Thị Lệ Giang
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_5_tuan_1_nam_hoc_2021_2022_hoang_thi_le_giang.doc