Giáo án Lớp 5 (Công văn 405) - Tuần 21 - Năm học 2020-2021
Toán
Bài 66: LUYỆN TẬP VỀ DIỆN TÍCH (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
- Em biết tính diện tích một số hình được tạo thành từ các hình đã học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu SHDH Toán –T2.
- HS: Tài liệu SHDH Toán –T2. Vở TH Toán- T2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 4, 5 và hoạt động ứng dụng
*) Lưu ý:
1.HĐTH 4:
a) HS trong nhóm thảo luận cách tính DT mảnh đất có hình thang dạng như hình vẽ
b) Đọc kĩ ND và giải thích cho bạn nghe
+ Dùng thước kẻ mảnh đất thành 2 hình thang
+ Đo khoảng cách để nằm số liệu
+ Tính Dt lần lượt từng hình
- KQ:
+ DT hình thang ABCD: 935 m2
+ DT hình tam giác ADE : 742,5 m2
+ DT hình ABCDE : 1 677,5 m2
- GV chốt cách tính diện tích mảnh đất bằng cách chia mảnh đất đó thành hình thang và hình tam giác, sau đó tính diện tích của hai hình.
2.HĐTH 5: - HS đọc đề, thảo luận trong nhóm, nêu cách giải
- KQ: Chia mảnh ruộng thành 2 hình: Hình chữ nhật và hình thang với các kích thước đã cho
Vậy DT hình chữ nhật là: 75 x 35 = 2 625 ( m2 )
Đáy lớn hình thang là: 95 – 35 = 60 (m)
Chiều cao hình thang là: 75 – 40 = 35 (m)
DT hình thang là: ( 60 + 45 ) x 35 : 2 = 1837,5 (m2)
DT mảnh đất là: 2625 + 1837, 5 = 4462,5 ( m2)
Đáp số: 4462,5 m2
* GV sử dụng kĩ thuật một phút : Em hãy viết những điều gì em học được qua tiết học vào giấy nhớ trong một phút rồi lên dán vào góc chia sẻ.
TUẦN 21 Buổi 1 : Thứ hai, ngày 1 tháng 02 năm 2021 Chào cờ Sinh hoạt đầu tuần ________________________________________ Toán Bài 66: LUYỆN TẬP VỀ DIỆN TÍCH (Tiết 2) I.MỤC TIÊU: - Em biết tính diện tích một số hình được tạo thành từ các hình đã học. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu SHDH Toán –T2. - HS: Tài liệu SHDH Toán –T2. Vở TH Toán- T2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: - Thực hiện các hoạt động thực hành 4, 5 và hoạt động ứng dụng *) Lưu ý: 1.HĐTH 4: a) HS trong nhóm thảo luận cách tính DT mảnh đất có hình thang dạng như hình vẽ b) Đọc kĩ ND và giải thích cho bạn nghe + Dùng thước kẻ mảnh đất thành 2 hình thang + Đo khoảng cách để nằm số liệu + Tính Dt lần lượt từng hình - KQ: + DT hình thang ABCD: 935 m2 + DT hình tam giác ADE : 742,5 m2 + DT hình ABCDE : 1 677,5 m2 - GV chốt cách tính diện tích mảnh đất bằng cách chia mảnh đất đó thành hình thang và hình tam giác, sau đó tính diện tích của hai hình. 2.HĐTH 5: - HS đọc đề, thảo luận trong nhóm, nêu cách giải - KQ: Chia mảnh ruộng thành 2 hình: Hình chữ nhật và hình thang với các kích thước đã cho Vậy DT hình chữ nhật là: 75 x 35 = 2 625 ( m2 ) Đáy lớn hình thang là: 95 – 35 = 60 (m) Chiều cao hình thang là: 75 – 40 = 35 (m) DT hình thang là: ( 60 + 45 ) x 35 : 2 = 1837,5 (m2) DT mảnh đất là: 2625 + 1837, 5 = 4462,5 ( m2) Đáp số: 4462,5 m2 * GV sử dụng kĩ thuật một phút : Em hãy viết những điều gì em học được qua tiết học vào giấy nhớ trong một phút rồi lên dán vào góc chia sẻ. . . _________________________________________________________ Tiếng Việt Bài 21A: TRÍ DŨNG SONG TOÀN (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Đọc – hiểu bài Trí dũng song toàn - Nội dung : Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu SHDH TV-T2. - HS: Tài liệu SHDH TV-T2. Vở TH TV-T2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: - Thực hiện các hoạt động cơ bản: 1, 2, 3, 4, 5, 6. *) Lưu ý: 1. HĐCB 1: - Các anh hùng dân tộc thời xưa và nay: Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Nguyền Huệ, Võ Nguyên Giáp. - Những nhân vật em đọc trong sách báo: Kim Đồng, Lê Văn Tám, Lý Tự Trọng. 2. HĐCB 2: - GV đọc mẫu bài Trí dũng song toàn. - Giới thiệu tranh minh họa. - Hướng dẫn học sinh luyện đọc và phát hiện từ khó: khóc lóc, Liễu Thăng, cống nạp, nổi dạy, linh cữu... 3. HĐCB 3: - Cho HS đọc từ ngữ và lời giải nghĩa. - Hỏi thêm : Ngoài các từ trên có từ nào trong bài mà em không hiểu nghĩa không? 4.HĐCB 4: - HS luyện đọc trong nhóm. -Theo dõi các nhóm đọc, giúp Hs đọc yếu đọc đúng. - GV nhận xét và chốt cách đọc ở các nhóm: - Toàn bài đọc với giọng lưu loát diễn cảm, phân biệt lời các nhân vật. - Một số em đọc trước lớp. - Lớp nhận xét. 5. HĐCB 5: 5.1. Để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng”, sứ thần Giang Văn Minh giả đò khóc lóc vì không được ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh cho việc đó là không phải lẽ và nhận ra việc góp giỗ Liễu Thăng là vô lí nên đã bãi bỏ, dù biết mình đã mắc mưu sứ thần. 5.2. Cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh diễn ra quyết liệt, không khoan nhượng, thể hiện sự cứng cỏi, bất khuất và lòng tự hào dân tộc của ông. 5.3. Hành động sai người ám hại ông Giang Văn Minh đã nói lên sự hèn hạ, nhục nhã của vua nhà Minh trước tinh thần bất khuất, khí phách hào hùng của ông Giang Văn Minh qua nội dung câu đối. 5.4. Ông Giang Văn Minh đã dùng mưu để bỏ lệ góp giỗ hằng năm và dũng cảm dùng vế đối thể hiện lòng tự hào dân tộc. - GVchốt nhóm nội dung bài : Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài. * Sau khi học sinh thực hiện HĐCB. Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ: - Cách đọc đoạn và kết hợp trả lời câu hỏi nội dung bài. - Cho HS đọc theo vai trong nhóm. - GV theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ. - Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp. * Nội dung:Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài. * Liên hệ: Giáo dục học sinh có ý thức học tập tốt. Tự nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, ý thức tự hào dân tộc. * GV sử dụng kĩ thuật một phút : Các em hãy viết cảm xúc của mình vào tờ giấy nhớ qua bài học trong một phút rồi lên dán trên góc cảm xúc. . ________________________________________ Tiếng Việt Bài 21A: TRÍ DŨNG SONG TOÀN (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Mở rộng vốn từ: Công dân. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu SHDH TV-T2. - HS: Tài liệu SHDH TV-T2. Vở TH TV-T2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: - Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2,3. *) Lưu ý: 1.HĐTH 1: - Tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi - Gọi các nhóm báo cáo. Em viết vào vở. • nghĩa vụ công dân • quyền công dân • ý thức công dân • bổn phận công dân • trách nhiệm công dân • công dân gương mẫu • công dân danh dự –danh dự công dân 2.HĐTH 2: Em đọc thầm yêu cầu của bài và làm vào vở thực hành. - Em hãy chọn nghĩa ở cột A thích hợp với mỗi cụm từ ở cột B. - GV hỗ trợ HS chọn nghĩa cho đúng . a - 2 ; b - 3 ; c - 1. 3.HĐTH 3 : - Em đọc thầm yêu cầu của bài và làm vào vở. - Giúp HS hiểu yêu cầu của đề. - Cho các em làm theo yêu cầu, hỗ trợ HS viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về câu nói của Bác Hồ khi đến thăm đền Hùng. - VD: Dân tộc ta có truyền thống yêu nước. Truyền thống ấy được truyền từ đời này sang đời khác. Với truyền thông ấy, ta đã chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Để xứng đáng là con cháu vua Hùng, mỗi người dân đều nhận thức được nghĩa vụ của mình là phải giữ lấy nước. Lời dạy của Bác đã khẳng định trách nhiệm của người công dân Việt Nam. * Giáo dục HS làm theo lời Bác, mỗi công dân có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. * Sau khi học sinh thực hiện HĐTH. Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ HĐTH2: + GV chốt : - Quyền công dân : Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi. - Nghĩa vụ công dân : Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước, đối với người khác. - Ý thức công dân : Sự hiểu biết về nghĩa vũ và quyền lợi của dân đối với đất nước. * GV sử dụng kĩ thuật một phút : Em hãy viết những điều gì em học được qua tiết học vào giấy nhớ trong một phút rồi lên dán vào góc chia sẻ. ............... ....... ____________________________________________________________________ Buổi 2: Kỹ năng sống Bài 41. PHÒNG TRÁNH VÀ XỬ LÍ KHI BỊ CHÓ CẮN Bài 42:KĨ NĂNG DÃ NGOẠI ( Có giáo án in sẵn kèm theo) ________________________________________ Khoa học Bài 23: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI, GIÓ VÀ NƯỚC CHẢY (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : Sau bài học, em: - Trình bày được tác dụng của năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng nước chảy. - Kể tên được một số phương tiện, máy móc, hoạt động ...của con người sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng nước chảy. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu SHDH Khoa –T2. - HS: Tài liệu SHDH Khoa –T2. Vở TH Khoa - T2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: - Thực hiện các hoạt động cơ bản: 1, 2, 3, 4, 5 và hoạt động ứng dụng 1. *) Lưu ý: 1. HĐCB 1: Mặt trời chiếu sáng và sưởi ấm muôn loài, giúp cho cây xanh tốt, người và động vật khoẻ mạnh. 2. HĐCB 2: + Em đọc thông tin và trả lời câu hỏi: - Vì sao nói mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái Đất à Nói Mặt Trời là nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái Đất vì: Cây xanh hấp thụ năng lượng mặt trời để duy trì sự sông của mình và sự sống trên trái đất. Cây xanh là nguồn thức ăn trực tiếp hay gián tiếp của động vật. Ngoài ra, cây còn cung cấp củi đun, nguyên liệu để sản xuất cồn làm nhiên liệu,... Than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên cũng được hình thành do năng lượng mặt trời. Năng lượng mặt trời còn gây ra nắng, mưa, gió, bão... trên Trái Đất. 3. HĐCB 3: + Em quan sát và trả lời câu hỏi: - Trong mỗi hình, con người đã sử dụng năng lượng mặt trời vào những việc gì ? + Hình 3: phơi thóc cho khô. + Hình 4: cho nước bay hơi, làm ra muối. + Hình 5: hấp thu năng lượng tạo ra pin mặt trời. + Hình 6: hấp thu nhiệt của mặt trời làm nóng nước. - Con người còn sử dụng năng lượng mặt trời để chiếu sáng, phơi khô thực phẩm để dùng lâu ngày, sưởi ấm, tắm nắng cho xương phát triển, tạo ra pin mặt trời trên vệ tinh nhân tạo. 4. HĐCB 4: + Em quan sát và trả lời câu hỏi: - Con người sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong những việc gì ? - Kể tên một số nhà máy thủy điện, một số nơi có lắp đặt các máy phát điện chạy bằng sức gió. - Con người sử dụng năng lượng gió cho: + Thuyền buồm (hình 7). + Để quạt lúa rê thóc (hình 10). + Quay tua-bin của máy phát điện tạo ra dòng điện dùng cho việc thắp sáng, đun nấu, bơm nước (hình 11) - Năng lượng nước chảy thường được dùng để: + Chở hàng xuôi dòng sông (hình 7). + Làm quay bánh xe nước đưa nước lên cao (hình 8). + Làm quay tua-bin của các máy phát điện ở nhà máy thủy điện (hình 11). + Chạy máy phát điện dùng sức nước (hình 12). 5. HĐCB 5: + Em đọc thông tin và trả lời câu hỏi: - Con người sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng nước chảy trong những việc gì ? àCon người có thể sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng nước chảy để tạo ra nguồn điện phục vụ cho đời sống trong sinh hoạt và sản xuất. * Sau khi học sinh thực hiện HĐCB. Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ HĐCB 3,4. * GV chốt: + Tác dụng của năng lượng mặt trời : dùng để chiếu sáng, sưởi ấm, làm khô, đun nấu, phát điện + Tác dụng của năng lượng gió : Để nắp các cánh quạt quay để nhờ năng lượng gió. Cách quạt làm quay tua bin của máy phát điện tạo ra dòng điện dùng cho các việc thắp sáng, đun nấu, bơm nước. + Năng lượng nước chảy : Dùng để chở hang xuôi dòng sông, làm quay bánh xe nước đưa nước lên cao, làm quay tua bin của các máy phát điện. * Liên hệ : - Nhà em sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió để làm việc gì ? ( Phơi thóc, phơi quần áo, quạt thóc đầu gió....vv) * GV sử dụng kĩ thuật một phút : Em hãy viết những điều gì em học được qua tiết học vào giấy nhớ trong một phút rồi lên dán vào góc chia sẻ. .. __________________________________________________ Kĩ thuật SỬ DỤNG TỦ LẠNH (1tiết) I. MỤC TIÊU - Trình bày được tác dụng của tủ lạnh trong gia đình - Nhận biết được vị trí, vai trò các khoang khác nhau trong tủ lạnh - Thực hiện được việc sắp xếp, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, an toàn. - Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở lớp về sử dụng tủ lạnh trong đời sống hàng ngày, lau dọn được tủ lạnh sạch sẽ. - Xác định được trách nhiệm và hoạt động của bản thân cần nhanh chóng lựa chọn và xếp thẻ phẩm vào đúng vị trí trong tủ lạn nhanh nhất theo hướng dẫn phân công nhóm. - Nhận biết được vị trí vai trò các khoang khác nhau trong tủ lạnh; thực hiện được việc sắp xếp, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, an toàn. II. CHUẨN BỊ : 1. GV: - Chuẩn bị hình ảnh về một số tủ lạnh được sử dụng trong gia đình, siêu thị - Chuẩn bị phiếu học tập phù hợp với hoạt động 2. HS: Thực hiện nhiệm vụ yêu cầu mà GV giao cho từ cuối giờ học trước: - Quan sát tủ lạnh ở gia đình để tìm hiểu tác dụng và các khoang chứa khác nhau trong tủ lạnh. III. CÁC HOẠT DẠY HỌC: A. Khởi động - Tổ chức trò chơi “Truyền điện” : - Tổ chức trò chơi “Truyền điện” : - Học sinh nối tiếp nêu các cách bảo quản thực phẩm mà em biết. (Ví dụ: phơi khô, sấy khô, ướp muối, ướp đường, làm mắm, gác bếp, bảo quản bằng tủ đông, tủ lạnh, ) - GV dẫn dắt và GTB và nêu tên bài. B. Khám phá kiến thức mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng và các khoang chứa khác nhau của tủ lạnh trong gia đình: - GV đưa hình ảnh về thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh - Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Tủ lạnh có thể bảo quản được những thực phẩm như thế nào? (HS: Bảo quản các thực phẩm tươi như thịt, cá, rau, quả, bảo quản thức ăn đã chế biến chưa sử dụng hết, ) - GV phát tranh câm về các khoang đựng thực phẩm khác nhau trong tủ lạnh - Yêu cầu HS quan sát và TLN để nối từ ngữ chỉ tên gọi các khoang cho thích hợp với hình ảnh và nêu vai trò của các khoang chứa - Đại diện nhóm lên chia sẻ, nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, chốt kiến thức về vị trí và vai trò các khoang chứa khác nhau trong tủ lạnh Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng tủ lạnh đúng cách và an toàn: - Cho HS thảo luận nhóm 2, làm phiếu học tập số 1 – Yêu cầu nhóm thảo luận cách sử dụng tủ lạnh an toàn và tiết kiệm; giải thích vì sao đó là thao tác sử dụng chưa đúng và an toàn. - Cho HS chia sẻ, nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV chốt lại kiến thức về sử dụng tủ lạnh đúng cách và an toàn: + Sắp xếp thực phẩm gọn gàng trong những hộp kín hoặc màng bọc thực phẩm + Tùy loại thực phẩm mà đặt ở những khoang khác nhau của tủ lạnh + Tủ lạnh phải vệ sinh thường xuyên để tránh bị lẫn mùi C. Luyện tập: Hoạt động 3: Sắp xếp, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, an toàn - Tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng” - GV chia lớp thành các nhóm, đưa thẻ hình ảnh một số loại thực phẩm, thức ăn phổ biến trong gia đình - Chia lớp thành 2 đội chơi theo hình thức tiếp sức đặt các thẻ thực phẩm vào đúng vị trí khoang chứa tủ lạnh - GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc và cho HS ghi vào vở. D. Vận dụng và tim: Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức vào xử lí các tình huống khi sử dụng tủ lạnh trong cuộc sống. a. Mục tiêu: - Vận dụng được các kiến thức đã học để sử dụng tủ lạnh đúng cách và an toàn b. Nội dung: - Tình huống sử dụng tủ lạnh trong cuộc sống c. Sản phẩm: - Giải quyết các tình huống sử dụng tủ lạnh trong cuộc sống d. Cách thức thực hiện: - GV đưa ra các tình huống sử dụng tủ lạnh trong thực tế để nhóm HS thảo luận và đưa ra phương án xử lí phù hợp *Tình huống 1: Chủ nhật, mẹ đi chợ mua nhiều thực phẩm. Mẹ nhờ hai anh em Bình và An cất thực phẩm vào tủ lạnh. Hai anh em tranh luận cách sắp xếp thực phầm vào tủ lạnh. - Bình: Cứ cho hết thực phẩm vào trong tủ lạnh vì chỗ nào nhiệt độ cũng như nhau nên không ảnh hưởng. - An: Phải bọc thực phẩm hoặc cho vào hộp có nắp, rồi mới để thực phẩm vào những khoang riêng. - Theo em ý kiến của bạn nào hợp lí, giải thích. *Tình huống 2: Bố đi công tác miền Nam mua mít và sầu riêng về làm quà cho cả nhà. Sau bữa ăn, cả nhà cùng thưởng thức quà của bố nhưng không dùng hết. Mẹ nhờ Lan cất vào tủ lạnh nhưng Lan chưa biết làm cách nào để mùi mít và sầu riêng không bị lẫn sang các thực phẩm khác. - Các nhóm đóng vai xử lí tình huống trên. *GV lưu ý HS một số cách khử mùi hôi tủ lạnh: - Sắp xếp và lau chùi tủ lạnh sau mỗi tuần. - Khử mùi hôi tủ lạnh bằng chanh tươi: cắt chanh thành từng lát, cho mỗi lát vào từng góc tủ lạnh ở những ngăn khác nhau - Khử mùi hôi tủ lạnh bằng vỏ cam, quýt, bưởi: tận dụng vỏ của những loại trái cây có nhiều tinh dầu, cho vào từng góc tủ lạnh ở những ngăn khác nhau (vì vỏ của những loại trái cây này có nhiều tinh dầu giúp tủ lạnh có mùi thơm dễ chịu) VI. PHỤ LỤC: Phiếu học tập thực hiện hoạt động 1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nối từ ngữ chỉ tên gọi các khoang cho thích hợp với hình ảnh và nêu vai trò của các khoang chứa Ngăn làm đá Ngăn mát Khay đựng trứng Khay cửa ngăn mát Khay cửa ngăn đá Ngăn rau quả Ngăn đá Ngăn mát thực phẩm sống Ngăn đá Phiếu học tập thực hiện trong hoạt động 2 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Em hãy xác định thao tác sử dụng tủ lạnh: Đúng ghi (Đ), sai ghi (S) vào ô trống và giải thích vì sao? 1. Đóng mở cửa tủ lạnh nhiều lần khi không có nhu cầu sử dụng. 2. Để thoải mái, rất nhiều đồ trong các ngăn lạnh. 3. Sắp xếp lượng thực phẩm vừa phải gọn gàng ở những khu vực khác nhau của tủ lạnh. 4. Tủ lạnh phải vệ sinh thường xuyên. 5. Tủ lạnh không cần vệ sinh thường xuyên, vài năm làm một lần 6. Nên bảo quản đồ ăn trong hộp kín hoặc dùng màng bọc thực phẩm để tránh thực phẩm bị lẫn mùi. Một số thẻ hình ảnh thực hiện hoạt động 3 _________________________________________ Thể dục Bài 41: TUNG VÀ BẮT BÓNG, NHẢY DÂY, BẬT CAO TRÒ CHƠI: BÓNG CHUYỀN SÁU I. MỤC TIÊU: - Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người và nhảy dây kiểu chân trước chân sau tương đối chính xác - Làm quen với động tác bật cao, thực hiện cơ bản đúng động tác bật cao tại chỗ - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi II. CHUẨN BỊ: - Địa điểm: trên sân trường, vệ sinh nơi tập sạch, an toàn - Phương tiện: còi, dây, bóng III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: A. Hoạt động thực hành 1. Khởi động - Ôn định tổ chức, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học. - Tập hợp đội hình 4 hàng dọc: chạy chậm thành vòng tròn, đứng quay mặt vào vòng tròn, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối. 2. Ôn tung và bắt bóng theo nhóm - TN tổ chức các bạn ôn tung bắt bóng - TBHT tổ chức gho từng nhóm lên tập - Nhận xét, đánh giá 3. ¤n nh¶y d©y kiÓu chân trước chân sau - TN tổ chức các bạn ôn tập nh¶y d©y kiÓu chân trước chân sau - TBHT tổ chức cho từng nhóm tập, lớp quan sát nhận xét - GV nhận xét, đánh giá chung 4. Làm quen nhảy bật cao + Giáo viên làm mẫu, phân tích đông tác + Luyện tập theo đội hình 2- 3 hàng ngang đồng loạt cả lớp - TN tổ chức các bạn luyện tập - TBHT tổ chức cho từng nhóm tập, lớp quan sát nhận xét - GV nhận xét, đánh giá chung 5. Trò chơi : Bóng chuyền sáu - HS nêu tên trò chơi, nhắc cách chơi và qui định chơi, luật chơi. - Các nhóm chơi thử - chơi chính thức. - Tổ nhận xét, đánh giá cuộc chơi 5. Phần kết thúc - TBHT cho lớp tập một số động tác chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu - GV cùng HS hệ thống bài - Nhận xét tiết học B. Hoạt động ứng dụng - Ôn lại động tác tung và bắt bóng cùng người thân. Thứ ba, ngày 04 tháng 02 năm 2020 Tiếng Việt Bài 21A: TRÍ DŨNG SONG TOÀN (Tiết 3) I. MỤC TIÊU: - Nghe – viết đúng một đoạn trong truyện: Trí dũng song toàn - Viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi. II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN: -GV: Tài liệu HDH. - HS: Vở thực hành Tiếng Việt 5- tập 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: - Thực hiện các hoạt động thực hành 4,5a, 6a. *) Lưu ý: 1.HĐTH 4: - GV đọc mẫu. - Gọi HS đọc đoạn viết. Hỏi: Đoạn chính tả kể về điều gì? + Kể về việc ông Giang Văn Minh khảng khái khiến vua nhà Minh tức giận, sai người ám hại ông. Vua Lê Thần Tông thương tiếc, ca ngợi ông - HS nêu các từ ngữ khó,dễ lẫn khi viết: Việt Nam,Nam Hán,,Tống và Nguyên,sông Bạch Đằng,Minh,,Giang Văn Minh,Lê Thần Tông,Lê, + VD : Điếu văn, giận quá,linh cữu, 2.HĐTH 5:+ Em đọc thầm yêu cầu của bài và làm vào vở thực hành.Lựa chọn câu a . - Em hãy tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi có nghĩa như sau: - Ghi từ lên bảng nhóm,đính lên bảng. + Giữ lại để dùng về sau: dành dụm, để dành. +Biết rõ, thành thạo: rành mạch, rành rẽ. + Đồ dựng đan bằng tre nứa, đáy phẩng, thành cao (thường dùng đế đựng cua, cá): cái giành 3.HĐTH 6: + Em đọc thầm yêu cầu của bài và làm vào vở thực hành.Lựa chọn câu a - Em hãy chọn để điền r/d/gi vào mỗi chỗ trống trong bài thơ. - GV nhận xét kết quả và chốt lại ý đúng. (1) rầm (2) rì, (3) dạo nhạc, (4) dịu, (5) rào, bao (6) giờ, Hình (7) dáng - GV liên hệ cho HS nêu ích lợi của gió. * Sau khi học sinh thực hiện HĐTH. Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ HĐTH5, 6: - GV chốt : + Giữ lại để dùng về sau: dành dụm + Biết rõ, thành thạo: rõ ràng + Đồ đựng bằng tre nứa, đáy phẳng, thành cao: giỏ . _________________________________________________________ Toán Bài 67: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC I. MỤC TIÊU: - Em ôn tập về tính diện tích các hình đã học;tính chu vi hình tròn. - Vận dụng để giải các bài toán có liên quan. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu SHDH Toán –T2. - HS: Tài liệu SHDH Toán –T2. Vở TH Toán- T2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: - Thực hiện các hoạt động thực hành và hoạt động ứng dụng. *) Lưu ý: 1.HĐTH 1: - Tổ chức cho Hs chơi. 2. HĐTH 2: hỗ trợ HS cách tính độ dài đáy hình tam giác. Độ dài đáy của hình tam giác là: x 2 : = (m) hay (m) Đáp số: m 3.HĐTH 3: hỗ trợ HS cách tính diện tích khăn trải bàn và diện tích hình thoi. Diện tích khăn trải bàn là: 2 x 1,5 = 3 (m2) Diện tích hình thoi là: 2 x 1,5 : 2 = 1,5 (m2) Đáp số: 3 m2 và 1,5 m2 4.HĐTH 4: hỗ trợ HS tính chu vi mảnh bìa sau khi khoét (Chu vi mảnh bìa trước khi khoét trừ đi chu vi nửa hình tròn đã khoét) Chu vi nửa hình tròn là : 8 x 3,14 : 2 = 12,56 (m) Chu vi mảnh bìa sau khi khoét là: 8 + 9 + 9 + 12,56 = 38,56 (m) Đáp số : 38,56 m * GV chốt: + Cách tính độ dài đáy của hình tam giác. + Cách tính diện tích khăn trải bàn hình chữ nhật. + Cách tính diện tích hình thoi , + Cách tính chu vi mảnh bìa khi khoét. * GV sử dụng kĩ thuật một phút : Em hãy viết những điều gì em học được qua tiết học vào giấy nhớ trong một phút rồi lên dán vào góc chia sẻ. _______________________________________________________ Lịch sử PHIẾU KIỂM TRA SỐ 2 EM ĐÃ HỌC ĐƯỢC NHỮNG GÌ KHI TÌM HIỂU VỀ 9 NĂM TRƯỜNG KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954) I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết được các sự kiện lịch sử trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp( 1945- 1954) - Biết một số địa danh, nhân vật trong chiến dịch: Việt Bắc, Biên giới,Điện Biên Phủ. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu SHDH Lịch sử & Địa lí –T2; bản đồ thế giới. - HS: Tài liệu SHDH Lịch sử & Địa lí –T2. Vở TH Lịch sử & Địa lí - T2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: - Học sinh thực hiện các hoạt động 1, 2, 3, 4. ĐÁP ÁN PHIẾU KIỂM TRA 2 Câu 1: Sắp xếp các sự kiện lịch sử dưới đây theo trình tự thời gian bằng cách đánh số 1, 2, 3, vào ô trước mỗi sự kiện lịch sử đó. TT Sự kiện lịch sử 3 Chiến thắng Biên giới 6 Chiến thắng Điện Biên Phủ 1 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 5 Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc 4 Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng 2 Chiến thắng Việt Bắc Câu 2: Hoàn thành bảng sau về một số sự kiện nổi bật trong lịch sử nước ta từ năm 1946 đến năm 1954. Năm Sự kiện lịch sử Ý nghĩa lịch sử 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Với tinh thần yêu nước, cả nước đứng lên kháng chiến với tinh thần “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “Quyết tử cho Tố quốc quyết sinh”. 1947 Chiến thắng Việt Bắc Đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của giặc Pháp, bảo vệ được cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến. 1950 Chiến thắng Biên giới Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Ta nắm quyền chủ động trên chiến trường. 1954 Chiến thắng Điện Biên Phủ Đánh sập “pháo đài khổng lồ” của thực dân Pháp, đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến, làm tiền đề cho những thắng lợi tiếp sau. Câu 3: Chọn và viết tên các nhân vật, các địa danh sau đây vào ba cột trong bảng cho thích hợp. Sông Lô, Hồng Cúm, Him Lam, Bác Hồ, Phan Đình Giót, Đông Khê, Bông Lau, Bắc Kạn, Mường Thanh, Võ Nguyên Giáp, Đờ Ca-xtơ-ri, Cao Bằng, La Văn Cầu. Chiến dịch Việt Bắc Chiến dịch Biên giới Chiến dịch Điện Biên Phủ Sông Lô, Bông Lau, Bắc Kạn. Bác Hồ, Đông Khê, Võ Nguyên Giáp, Cao Bằng, La Văn Cầu. Hồng Cúm, Him Lam, Bác Hồ, Mường Thanh, Phan Đình Giót, Võ Nguyên Giáp, Đờ Ca-xtơ-ri. Câu 4: Em hãy viết cảm nhận của em về một nhân vật hay một sự kiện lịch sử trong thời kì từ năm 1945 đến năm 1954 mà em thích nhất. Ví dụ: Đại tướng Võ Nguyên Giáp Võ Nguyên giáp là nhà chỉ huy quân sự tài ba, nhà hoạt động chính trị lỗi lạc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến trong thời kì từ năm 1945 đến năm 1954 và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi kết thúc chiến tranh. Ông là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các chiến dịch mà ông đã từng tham gia với tư cách Tư lệnh chiến dịch trong giai đoạn 1945 - 1954: chiến dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch Biên giới (1950), chiến dịch Trung Du (12/1950), chiến dịch Đông Bắc (1951), chiến dịch Đồng Bằng (5/1951), chiến dịch Tây Bắc (1952), chiến dịch Thượng Lào (1953), chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Như các danh tướng trong lịch sử Việt Nam, Võ Nguyên Giáp chú trọng chiến thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lây thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông là chiến tranh Nhân dân được kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa đánh giặc của Tổ tiên và tri thức quân sự thế giới, tất cả những điểm ấy luôn được cập nhật qua mỗi cuộc chiến. _________________________________________________ Địa lí Bài 9: CHÂU Á (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, em: - Mô tả sơ lược vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ châu Á. - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên (địa hình, khí hậu), dân cư của châu Á. - Đọc đúng tên và chỉ vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn của châu Á trên lược đồ, II. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu SHDH Lịch sử & Địa lí –T2; bản đồ thế giới. - HS: Tài liệu SHDH Lịch sử & Địa lí –T2. Vở TH Lịch sử & Địa lí - T2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: - Thực hiện các hoạt động: + Cơ bản 4, 5, 6 + Thực hành 1, 3 + Ứng dụng 2 *) Lưu ý: 1.HĐ CB 4: - Em đọc thầm yêu cầu bài và trả lời câu hỏi: + Dựa vào bảng 2, hãy so sánh dân số châu Á vơi dân số của các châu lục khác. + Theo em người dân châu Á sống tập trung ở vùng núi và cao nguyên hay đồng bằng, vì sao ? + Người dân châu Á có màu da như thế nào ? a) Có số dân lớn nhất b) Sống tập trung vùng đồng bằng màu mỡ c) Quan sát tranh,ảnh. d) Đọc thông tin *) GV kết luận : Núi và cao nguyên chiếm diện tích châu á, trong đó có những vùng núi rất cao và đồ sộ. Đỉnh Ê-vơ-rét (8848 m) thuộc dãy Hi-ma-lay-a, cao nhất thế giới. Châu á : Có đủ các đới khí hậu (từ nhiệt đới ,ôn đới đến hàn đới) Sau các hoạt động GV chốt lại địa hình và khí hậu của châu Á. 2.HĐCB 5: - Em đọc thầm yêu cầu bài và trả lời câu hỏi: + Quan sát lược đồ hình 5 và hoàn thành bài tập ở vở thực hành. + Ngành nào là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á ? + Kể tên các nước sản xuát nhiều ô tô và khu vực khai thác nhiều dầu mỏ ? Hoạt động kinh tế Phân bố Trồng lúa mì - Liên bang Nga - Khu vực Trung Á: Ca-dắc-xtan - Khu vực Nam Á: Ấn Độ - Khu vực Đông Á: phía đông bắc Trung Quốc Trồng lúa gạo - Các nước khu vực Đông Nam Á - Trung Quốc, Ấn Độ Trồng bông - Khu vực Trung Á: Ca-dắc-xtan - Khu vực Nam Á: Ấn Độ - Khu vực Đông Á: phía đông bắc Trung Quốc Nuôi trâu, bò - Đông Nam Á - Khu vực Đông Á: Trung Quốc Khai thác dầu - Khu vực Tây Nam Á : ả rập Xê-út, I-ran, I rắc,... - Khu vực Nam Á : Ấn Độ - Khu vực Đông Nam Á: Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi--a, Bru-nây,... Sản xuất ô tô - Tập trung ở Đông Á: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc b) + Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á 3.HĐCB 6 - HS ghi vào vở. - GV chốt lại dân cư và hoạt động kinh tế của châu Á. 3. HĐTH 1b: a1. Châu Á trải dài từ gần cực Bắc tới quá Xích đạo. a4. Châu Á có dãy Hi-ma-lay-a với đỉnh Ê-vơ-rét cao nhất thế giới. a5. Dân cư châu Á tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ. a7. Một số nước châu Á có nền công nghiệp phát triển. 4. HĐTH 2b: 5. HĐTH 2c: Bắc Á (d), Trung Á (b), Tây Nam Á (dưới đồng bằng Lưỡng Hà), Nam Á (dưới đồng bằng Ấn Hằng), Đông Á (dưới đồng bằng Hoa Bắc và chữ a), Đông Nam Á (c). 6. HĐTH 3: IV. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện hoạt động 2 của Hoạt động ứng dụng trang 65. Gợi ý: a) Cảnh quan ở biển. b) Nhằm bảo vệ cảnh quan ở biển, mỗi người dân cần có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Không xả rác, xác động vật xuống biển. Tích cực trồng cây ven biển, hạn chế đánh bắt gần bờ, không xây cất, lấp đất cát lấn biển, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên của biển. * Sau khi học sinh thực hiện HĐCB 4,5,6. Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ hoạt động 4,5. * GV chốt: + Châu Á có số dân đông nhất thế giới , người dân sống tập trung đông đúc các đồng bằng châu thổ . + Dân cư Châu Á là người da vàng, người dân ở khu vực có khí hậu ôn hòa thường có màu da sáng hơn + Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của người dân Châu Á.+ Một số nước phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản ,sản xuất máy móc: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. * Liên hệ: - Nước ta thuộc châu nào ? Người dân có màu da như thế nào ? * GV sử dụng kĩ thuật một phút : Em hãy viết những điều gì em học được qua tiết học vào giấy nhớ trong một phút rồi lên dán vào góc chia sẻ. . ______________________________________ Giáo dục đạo đức Bài 10: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ(PHƯỜNG) EM(Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân ( UBND) xã (phường) đối với cộng đồng. - Kể được một số công việc của UBND xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương. - Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng UBND xã (phường). - Có ý thức tôn trọng UBND xã (phường). II. CHUẨN BỊ: - GV: Tranh ảnh về UBND phường, xã - HS: Vở BT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Khởi động: - TBVN cho lớp hát - GV giới thiệu bài 2. Tìm hiểu mục tiêu A. Hoạt động cơ bản 1. Tìm hiểu truyện “ Đến uỷ ban nhân dân phường” - Đọc truyện “ Đến uỷ ban nhân dân phường và trả lời câu hỏi : 1. Bố dẫn Nga đến UBND phường để làm gì? 2. Ngoài việc cấp giấy khai sinh, UBND phường, xã còn có những việc làm gì? 3. Theo em, UBND phường, xã có vai trò như thế nào? Vì sao?( GV gợi ý nếu HS không trả lời được: công việc của UBND phường, xã mang lại lợi ích gì cho cuộc sống của người dân) 4. Mọi người cần có thái độ như thế nào đối với UBND phường, xã? - TN cho nhóm chia sẻ 2. Làm BT 1 SGK - Làm việc cá nhân - NT cho chia sẻ trong nhóm: đọc các ý trong bài tập để các bạn lắng nghe, giơ thẻ đỏ nếu đồng ý đó là việc cần đến UBND phường, xã để giải quyết. Mặt mếu nếu là việc không cần phải đến UBND để giải quyết, các HS góp ý kiến trao đổi để đi đến kết quả. + Thẻ đỏ : ( đúng) : ý b, c, d, đ, e, h, i. + Thẻ xanh:( sai) : a, g - TBHT gọi 1 số nhóm trình bày HĐ 1, 2 - GV cho chia sẻ : + Thẻ đỏ : ( đúng) : ý b, c, d, đ, e, h, i. + Thẻ xanh:( sai) : a, g a. Đây là việc của công an khu vực dân phố/ công an thôn xóm. g. Đây là việc của Hội người cao tuổi. - GV hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ và học thuộc ghi nhớ. - Đọc phần ghi nhớ 3. Thế nào là tôn trọng UBND phường, xã ? - Làm việc cá nhân: sắp xếp các hành động, việc làm sau thành 2 nhóm: hành vi phù hợp và hành vi không phù hợp Phù hợp Không phù hợp 1. Nói chuyện to trong phòng làm việc 2. Chào hỏi khi gặp cán bộ phường , xã 3. Đòi hỏi phải được giải quyết công việc ngay lập tức. 4. Biết đợi đến lượt của mình đẻ t
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_5_cong_van_405_tuan_21_nam_hoc_2020_2021.doc