Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 1 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 1 - Năm học 2020-2021

Tiết 1: Lịch sử

 “Bình Tây Đại nguyên soái Trương định”

I. Mục tiêu: Giúp HS

 1. Kiến thức: Biết được thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là một thủ lĩnh nổi của phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định : không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp

 + Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định (1859)

 + Triều đình ký hòa ước nhường 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến.

 + Trương Định không tuân theo lệnh vua , kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp .

 2. Kỹ năng: Biết các đường phố, trường học mang tên Trương Định

 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng biết ơn và yêu quê hương đất nước.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh:

 - Hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu khám phá nhân vật lịch sử, thể hiện sự biết ơn và lòng tự hào đối với nhân vật lịch sử ( Trương Định)

 - Năng lực tìm hiểu về tình hình nước ta nước ta khi Thực dân Pháp xâm lược.

 II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa hình (SGK), phiếu nhóm, bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI – XVII.

 

docx 10 trang cuongth97 06/06/2022 5230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 1 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020
Tiết 1: Lịch sử
	“Bình Tây Đại nguyên soái Trương định”	
I. Mục tiêu: Giúp HS	
	1. Kiến thức: Biết được thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là một thủ lĩnh nổi của phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định : không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp 
 	+ Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định (1859)
 	+ Triều đình ký hòa ước nhường 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến.
 	+ Trương Định không tuân theo lệnh vua , kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp .
	2. Kỹ năng: Biết các đường phố, trường học mang tên Trương Định 
	3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng biết ơn và yêu quê hương đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh:
 	- Hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu khám phá nhân vật lịch sử, thể hiện sự biết ơn và lòng tự hào đối với nhân vật lịch sử ( Trương Định)
 	- Năng lực tìm hiểu về tình hình nước ta nước ta khi Thực dân Pháp xâm lược.
	II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa hình (SGK), phiếu nhóm, bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI – XVII.
	 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
2. Các hoạt động hình thành kiến thức.
2.1 Hoạt động khởi động
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ (trang 5 SGK) và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? Em có cảm nghĩ gì về buổi lễ được vẽ trong tranh?
- GV giới thiệu bài: Trương Định là ai? Vì sao nhân dân ta lại dành cho ông tình cảm đặc biệt tôn kính như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2.2 Hoạt động khám phá kiến thức.
* Hoạt động 1: (làm việc cả lớp).
- Giáo viên dùng bản đồ chỉ địa danh Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Kì
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho học sinh.
a, Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định phải suy nghĩ ? Băn khoăn ?
b, Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?
c, Trường Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
*Làm việc cả lớp.
- Giáo viên cùng nhóm nhận xét.
- Giáo viên nhấn mạnh kiến thức cần nắm theo 3 ý.
- Em biết gì thêm về Trương Định?
2.3. Hoạt động củng cố luyện tập
- Cho HS ñoïc phaàn baøi hoïc trong SGK
2.4. Hoạt động vận dụng mở rộng
 GV lần lượt nêu các câu hỏi sau cho HS trả lời:
+ Nêu cảm nghĩ của em về Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định.
+ Hãy kể thêm một vài mẩu chuyện về ông mà em biết.
+ Nhân dân ta đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn và tự hào về ông?
GV kết luận: Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì
- Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát hình minh hoạ (trang 5 SGK) và trả lời câu hỏi. - HS quan sát hình minh hoạ (trang 5 SGK) và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- Học sinh theo dõi nhận biết các địa danh.
- Lớp chia làm 6 nhóm. Mỗi nhóm giải quyết một ý. Các nhóm thảo luận viết ra phiếu nhóm.
- Giữa lệnh vua và lòng dân Trương Định chưa biết hành động như thế nào cho phải. Nếu làm trái lệnh vua là phạm tội lớn là tội phản nghịch sẽ bị chém đầu.
- Nghĩa quân và nhân dân suy tôn Trường Định làm “Bình Tây Đại Nguyên soái”.
- Cảm kích trước tấm lòng của nghĩa quân và dân chúng 
+ Các nhóm đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- Trương Định sinh năm 1820 ở Bình Sơn nay thuộc huyện Sơn Tịnh, Quãng Ngãi là con của Trương Cầm, 
- Vài HS đoïc 
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến:
+ Ông là người yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh bản thân mình cho dân tộc, cho đất nước. Em vô cùng khâm phục ông.
+ 2 HS HTT kể mẩu truyện mình đã sưu tầm về Trương Định.
+ Nhân dân ta đã lập đền thờ ông, ghi lại những chiến công của ông, lấy tên ông đặt cho tên đường phố, trường học (Phố Trương Định quận Hai bà Trương, Hà Nội; Trường THCS Trương Định ở Thạch Bình, thành phố Hồ Chí Minh ).	
- Lắng nghe và thực hiện.	
Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020
Tiết 1: Địa lí
Việt Nam đất nước chúng ta
(Lồng ghép Giáo dục quốc phòng an ninh)
I. Mục tiêu: 
	- Mô tả sơ lược được địa lý và giới hạn nước Việt Nam: 
 	+ Trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, VN vừa có đất liền, vừa có biển, đảo, quần đảo.
 	+ Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam – pu –chia.
	- Ghi nhớ diện tích phần đất liền VN: khoảng 330 000km2
	- Mô tả được vị trí hình dạng, diện tích lãnh thổ Việt Nam. Biết những thuận lợi và khó khăn do vị trí đem lại cho nước ta.
HS học tốt:
 	+ Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại.
 	+ Biết phần đất liền Việt Nam hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam, với đường bờ biển cong hình chữ S.
	- Biết được chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
	- Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên, đất nước Việt Nam.
	II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lý Việt Nam, lược đồ SGK.
	III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài mới: 	Giới thiệu bài, ghi bảng.
a) vị trí địa lí và giới hạn.
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
* Bước 1:
- Đất nước Việt Nam gồm có những bộ phận nào?
- Chỉ vị trí đất liền của nước ta trên bản đồ:
- Phần đất liền nước nào?
- Biển bao bọc phía nào phần đất liền?
- Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta?
- Giới thiệu bản đồ Việt Nam và khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam
* Bước 2: 3 học sinh chỉ vị trí của nước ta trên lược đồ, bản đồ.
- Vị trí nước ta có thuận lợi gì?
b) Hình dạng và diện tích:
Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm)
* Bước 1:
- Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì?
- Nơi hẹp ngàng nhất là bao nhiêu?
- Diện tích lãnh thổ nước ta bao nhiêu Km2.
- So sánh nước ta với một số mước trong bảng số liệu?
Bước 2: Đại diện nhóm trình bày
- Giáo viên và học sinh nhận xét.
Hoạt động 3: Trò chơi tiếp sức
Chia 3 nhóm; - Mỗi nhóm lần lượt chỉ và nêu tên một số đảo và quần đảo của nước ta trên bản đồ Việt Nam. Sau mỗi lần đội nào không nêu được thì đừng lại các nhóm còn lại chơi tiếp cho đến lúc hết thời gian quy định
- Giáo viên đánh giá nhận xét từng đội chơi
 2. Củng cố- dặn dò
- GV tóm tắt nội dung, củng cố khắc sâu.
- Vận dụng vào thực tế.
- Ôn lại bài và chuẩn bị bài sau: Địa hình và khoáng sản.
- Học sinh quan sát hình 1 (sgk) thảo luận cặp và trả lời câu hỏi.
- Đất liên, biển, đảo và quần đảo
- Học sinh lên bảng chỉ.
+ Trung Quốc, Lào, Cam-Phu-Chia.
+ Đông nam, tây nam (Biển đông).
+ Cát Bà Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc Hoàng sa, Trường sa.
- HS theo dõi.
- Nằm trên bán đảo Đông Dương có cùng biển thông với đại dương giao lưu với các nước: đường bộ, đường biển và đường không.
+ Học sinh đọc trong sgk, quan sát hình 2 và bảng số liệu rồi thảo luận.
Phần đất liền Việt Nam hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam, với đường bờ biển cong hình chữ S.
- HS trả lời.
- Là 50 km
- Khoảng 330 000km2
- HS nêu. Nhận xét
+ Đại diện các nhóm lên trình bày.
+ Học sinh nêu kết luận: (sgk)
HS thảo luận
- Các nhóm thảo luận, lần lượt nối tiếp nêu, nhận xét, bổ sung...
- HS lắng nghe rồi thực hiện
Tiết 2: Luyện toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: BiÕt chuyÓn:
- Phân số thành phân số thập phân.
- Hỗn số thành phân số.
- Số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Luyện tập
Bài 1: Chuyển các phân số thành phân số thập phân
- Yêu cầu HS đọc đề, làm bài và chữa bài.
- Nêu cách chuyển thành phân số thập phân?
- Gọi 4 HS lên bảng làm
- Nhận xét bài làm của bạn
- Chữa bài
Bài 2: Đổi hỗn số thành phân số
 - Häc sinh ®äc đề, làm bài, chữa bài
- Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số.
- Nhận xét, chữa bài
Bài 3: Củng cố về đổi đơn vị đo về phân số
- Đọc đề , nêu yêu cầu
- Gọi HS lên bảng làm
- HS khác nhận xét, chữa bài
- GV nhận xét, kết luận
2. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Về ôn và chuẩn bị bài
- HS thực hiện.	
- T×m mét sè ®Ó nh©n víi mÉu (hoÆc chia) ®Ó cã 10, 100, 1000,..sau ®ã nh©n (chia) c¶ tö vµ mÉu víi sè ®ã ®Ó ph©n sè thËp ph©n b»ng víi ph©n sè ®· cho.
4 häc sinh lªn b¶ng lµm bµi, 
- Nhận xét, chữa bài
2 häc sinh lªn b¶ng lµm bµi, 
- Nhận xét, chữa bài
- Đọc đề, suy nghĩ làm bài
	- HS thực hiện
Tiết 3: Tin học
Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2020
Tiết 1: Chính tả
Việt Nam thân yêu
I. Mục tiêu : Giúp HS
- Nghe - viết chính xác, đẹp bài thơ Việt Nam thân yêu; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng thức thơ lục bát.
 	- Tìm được đúng tiếng thích hợp với ô trong theo yêu cầu của bài tập 2; thực hiện đúng bài tập 3. 
- GD HS đức tính cẩn thận, viết đúng, đẹp.
II. Đồ dùng dạy học
- Bài tập 3 viết sẵn vào bảng phụ.
	 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn định tổ chức
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn nghe viết
a, Tìm hiểu nội dung bài thơ
- Gọi 1 HS đọc bài thơ, sau đó hỏi:
+ Những hình ảnh nào cho thấy nước ta có nhiều cảnh đẹp?
+ Qua bài thơ em thấy con người Việt Nam như thế nào?
b, Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc viết các từ vừa tìm được.
- Bài thơ được tác giả sáng tác theo thể thơ nào? Cách trình bày bài thơ như thế nào?
c,Viết chính tả
d, Soát lỗi và chấm bài
- Đọc toàn bài thơ cho HS soát lỗi.
- Thu, chấm 10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp
- Gọi HS đọc bài văn hoàn chỉnh.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét, kết luận về bài làm đúng.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS nhận xét ; Chữa bài của bạn.
- GV nhận xét, kết luận bài làm đúng.
4 - Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS 
- Chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
- HS đọc thành tiếng, HS trả lời, nhận xét. 
+ Hình ảnh: biển lúa mênh mông dập dờn cánh cò bay, dãy núi Trường Sơn cao ngất, mây mờ bao phủ.
+ Bài thơ cho thấy người Việt Nam rất vất vả, phải chịu nhiều thương đau nhưng luôn có lòng nồng nàn yêu nước, quyết đánh giặc giữ nước.
- HS nêu trước lớp, ví dụ: mênh mông, dập dờn, Trường Sơn, biển lúa, nhuộm bùn,...
- HS viết vào vở nháp.
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ lục bát. Khi trình bày, dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô so với lề, dòng 8 chữ viết sát lề.
- Nghe đọc và viết bài. 
- HS soát lỗi
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài tập theo cặp trong VBT
- HS đọc bài văn
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài ghi số lỗi ra lề vở.
- HS đọc yêu cầu
2 HS ngồi cùng bàn thảo luận làm vào vở.
2 HS đọc thành tiếng trước lớp 
1 HS làm bài trên bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở bài tập
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS lắng nghe.	
- Lắng nghe thực hiện	
Tiết 2: Kĩ thuật
Đính khuy hai lỗ (Tiết 1)
 	I. Mục tiêu : Giúp hs:
- Biết cách đính khuy hai lỗ. 
- Đính được ít nhất hai khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn; 
	- Rèn luyện tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học	
	- Mẫu đính khuy 2 lỗ.
	- Vật liệu: kim, chỉ, vài, khuy 1 số loại 2 lỗ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: Đồ dùng, sách vở.
2. Bài mới: 	+ Giới thiệu bài, ghi bảng
 Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu đính khuy 2 lỗ hình 1b.
Hoạt động 2: HD thao tác kỹ thuật.
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu tiếp các bước trong quy trình đính khuy.
- GV làm mẫu, sử dụng khuy có kích thước lớn hơn và HD kỹ cách đặt khuy vạch dấu đính khuy (hình 4 sgk).
- HD HS quan sát hình 5, 6 (sgk).
+ Chú ý cách lên kim không qua lỗ khuy để quấn chỉ quanh chân khuy chặt 
- GV HD nhanh 2 lần các bước:
- GV tổ chức cho HS gấp nẹp, vạch dấu khuy.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học, chuẩn bị giờ sau.
- HS quan sát 1 số mẫu, nhận xét đặc điểm, kích thước, màu sắc, khoảng cách giữa các khuy.
- HS đọc lướt nội dung mục II; nêu các bước đính khuy.
- HS vừa quan sát và làm theo: vạch dấu vào các điểm đính khuy.
 (1g 2 em lên bảng thực hiện các thao tác trong bước 1 (hình 2 sgk) );
- HS nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy.
- HS nêu lại và thực hiện các thao tác đính khuy.
- HS lại nêu cách đính khuy 2 lỗ.
- HS gấp và đánh dấu chỗ đính khuy
- HS thực hiện
Tiết 3: Âm nhạc
Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2020
Kĩ năng sống
Chủ đề 1: Kĩ năng giao tiếp ở nơi cộng đồng ( Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Làm và hiểu được nội dung bài tập 1,2 và ghi nhớ.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng giao tiếp nơi công cộng.
- Giáo dục cho học sinh có ý thức giữ trật tự nơi công cộng và biết nhường đường, nhường chỗ cho người già và trẻ em.
 	II. Đồ dùng: Bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 5.
 	III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Bài mới
2.1 Hoạt động 1:Xử lí tình huống
 Bài tập 1	
 - Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 theo câu hỏi của bài tập.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét.
*Giáo viên chốt kiến thức:ở nơi công cộng chúng ta không được nói cười to, gây ồn ào, không chen lấn, xô đẩy nhau.
2.2. Hoạt động 2: Ứng xử văn minh
 Bài tập 2:
- Gọi một học sinh đọc yêu cầu của bài tập .
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi của bài tập.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét.
Giáo viên chốt kiến thức:ở nơi công cộng phải biết nhường đường, nhường chỗ cho người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
+ Vậy ở nơi công cộng chúng ta cần có hành vi ứng xử thế nào cho lịch sự?
3.Củng cố- dặn dò
+ Chúng ta vừa học kĩ năng gì ?
- Về chuẩn bị bài tập còn lại.
- HS hát 1 bài.
- HS đọc bài.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS đọc yêu cầu.
 - Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
	+Tranh 1: Đ
	+Tranh 2: S
	+Tranh 3: Đ
	+Tranh 4: Đ
2 HS trả lời.
Ghi nhớ: Ở nơi công cộng chúng ta cần giữ trật tự, không cười nói ồn ào, đi lại nhẹ nhàng, không chen lấn, xô đẩy, nhường đường, nhường chỗ cho người già, em nhỏ và phụ nữ có thai
+ Kĩ năng giao tiếp ở nơi cộng đồng.
Tiết 2: Tiếng Anh
Tiết 3: Luyện Tiếng Việt
Từ đồng nghĩa
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về từ đồng nghĩa.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Bảng lớp ghi đề bài.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động của giáo viên	
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động 
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Ôn tập: Thực hành ôn luyện 
- Gv yêu cầu HS đọc lần lượt các bài tập rồi làm bài vào vở và chữa bài.
Bài 1. Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (in nghiêng) trong các tập hợp từ sau:
a. Những khuôn mặt trắng bệch, những bước chân nặng như đeo đá. 
b. Bông hoa huệ trắng muốt.
c. Hạt gạo trắng ngần.
d. Đàn cò trắng phau.
e. Hoa ban nở trắng xóa núi rừng.
Bài 2.a. Từ nào dưới đây có tiếng “đồng” không có nghĩa là “cùng”? (khoanh tròn chữ cái trước ý đúng)
A. Đồng hương
B. Thần đồng	
C. Đồng khởi
D. Đồng chí
 2.b. Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?
A. Leo - chạy
B. Chịu đựng - rèn luyện
C. Luyện tập - rèn luyện
D. Đứng - ngồi
Bài 3. Tìm những từ đồng nghĩa với từ in nghiêng, đậm trong từng câu dưới đây: 
a. Bóng tre trùm lên làng tôi âu yếm.
b. Đứa bé rất chóng lớn, người tiều phu chăm nom như con đẻ của mình.
c. Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.
- Hát
- Lắng nghe.
Gợi ý
- trắng bệch : trắng nhợt nhạt; 
- trắng muốt: trắng mịn màng;
- trắng ngần: trắng và bóng vẻ tinh khiết; 
- trắng phau: trắng và đẹp vẻ tự nhiên;
- trắng xóa: trắng đều trên diện rộng.
Đáp án
B. Thần đồng
C. Luyện tập - rèn luyện
Gợi ý
- làng: xóm, ...
- chăm nom: chăm sóc, ...
- nhỏ: bé, ...
- Học sinh phát biểu.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_buoi_chieu_tuan_1_nam_hoc_2020_2021.docx