Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Toán

ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực đặc thù:

*Năng lực tư duy và lập luận toán học- Học sinh củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.

- Chuyển đổi giữa các số đo diện tích thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.

* Năng lực giải quyết vấn đề toán học:Vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực hành . Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.

2. Năng lực chung:

- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng TT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động (5P)

- HS cả lớp hát 1 bài

- GV giới thiệu bài.

2. Hoạt động luyện tập(32P)

* Mục tiêu: Giúp HS củng cố mối quan hệ về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.

* Phương pháp: Thực hành luyện tập, vấn đáp.

 

docx 42 trang cuongth97 08/06/2022 2331
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2021
Tập đọc
ÔN TẬP CÁC BÀI TẬP ĐỌC
( Thay thế cho bài Thuần phục sư tử)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
- GV cho HS ôn một số bài tập đọc đã học: Thái sư Trần Thủ Độ, Cửa sông, Đất nước
- Gọi HS đọc diễn cảm, trả lời câu hỏi liên quan nội dung bài tập đọc.
2. Năng lực chung và Phẩm chất:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực văn học.
- Yêu thích môn học, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book.
2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Hát tập thể
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
2. Hoạt động luyện đọc: (27 phút)
* Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Đọc đúng các từ khó trong bài
- Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng phù hợp
- Biết đọc thể hiện đúng giọng đọc của các nhân vật trong bài.
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
* Bài Thái sư Trần Thủ Độ
+ Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?
 - Hãy nêu giọng đọc toàn bài 
 - Thi đọc diễn cảm đoạn 2+3
 - GV nhận xét 
* Bài Cửa sông
- Khổ thơ cuối, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó được thể hiện qua những từ ngữ nào?
+ Biện pháp đó nhân hoá giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5:
-GV nhận xét 
*Bài Đất nước
+ Ở khổ thơ 4+ 5 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nào nổi bật. Nó có tác dụng gì?
- Tổ chức thi đọc diễn cảm, học thuộc lòng bài thơ
- GV nhận xét
+ 1 HS đọc toàn bài
+ Truyện ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
+ HS nêu
+ HS thi đọc theo cách phân vai (người dẫn chuyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ).
- Các nhóm cử người thi đọc phân vai lời nhân vật
+ 1 HS đọc toàn bài
+ Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật so sánh, từ ngữ thể hiện là giáp mặt, chẳng dứt, nhớ.
+Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng’’của cửa sông là không quên cội nguồn.
- HS luyện đọc, thi đọc thuộc lòng.
+ 1 HS đọc toàn bài
+Sử dụng biện pháp điệp ngữ,thể hiện qua những từ ngữ được lặp lại : trời xanh đây, núi rừng đây, là của chúng ta. Các từ ngữ được lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh niềm tự hào, hạnh phúc về đất nước giờ đây đã tự do, đã thuộc về chúng ta 
- Học sinh nhẩm thuộc lòng từng khổ, cả bài.
- HS nghe
4. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Nêu cảm nhận của em về bài thơ Đất nước, Cửa sông.
- HS nghe và thực hiện
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Nhận xét tiết học
- Dặn Hs về chuẩn bị bài: Tà áo dài Việt Nam
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực đặc thù:
*Năng lực tư duy và lập luận toán học- Học sinh củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. 
- Chuyển đổi giữa các số đo diện tích thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân. 
* Năng lực giải quyết vấn đề toán học:Vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực hành . Giáo dục tính cẩn thận, chính xác. 
2. Năng lực chung:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng TT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động (5P)
- HS cả lớp hát 1 bài
- GV giới thiệu bài.
2. Hoạt động luyện tập(32P)
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố mối quan hệ về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
* Phương pháp: Thực hành luyện tập, vấn đáp.
* Cách tiến hành:
	Hoạt động của thầy	
Hoạt động của trò
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
? Bài yêu cầu gì.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài:
+ Nhận xét đúng sai.
+ Nêu cách làm.
+ GV nhận xét
+ HS đọc bài làm của mình
* Mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
? Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu HS làm vở .
- Chữa bài.
+ Nhận xét đúng sai.
+ Nêu cách làm.
+ Đổi vở kiểm tra chéo.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài.
+ Nhận xét đúng sai.
+ Nêu cách làm.
+ Đổi vở kiểm tra chéo.
* Chuyển đơn vị đo diện tích từ bé sang lớn và ngược lại
Bài 1:
 a) Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
+ Nêu tên các đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé và ngược lại.
b) Trong bảng đơn vị đo diện tích:
- Đơn vị lớn gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
- Đơn vị bé bằng một phần trăm đơn vị lớn hơn tiếp liền.
Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) 1m2= 100dm2 = 10000cm2 = 1000000mm2.
 1ha = 10000m2.
b) 1m2 = 1/100dam2.
1m2 = 1/10000hm2 = 1/10000ha.
Bài 3 : Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là héc ta .
a) 65 000m2 = 6,5 ha
 846 000m2= 84,6 ha
 5 000m2 = 0,5 ha
b) 6km2 = 600ha
 9,2km2 = 920ha.
3. Hoạt động vận dụng (5P)
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố mối quan hệ về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
* Cách tiến hành: HS chơi trò chơi tiếp sức trên bảng TT
- GV chia 2 đội ( mỗi đội 4 HS)
- HS chơi
- Nhận xét
1 km 234 m = .................km
2 km 45 m = .....................km
3 km 7 m = .....................km
0,056 km = .........................dam
1kg 230g = ..............kg
2 kg 400 g = ...........kg
35 hg = ..................kg
8 g = ....................kg
4. Củng cố, dặn dò (3P)
- GV nhận xét tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm: 
 ***************************************************
Khoa học
SỰ SINH SẢN CỦA THÚ
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
* Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh: Biết bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
- Nêu được sự giống và khác nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim.
* Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.: - Kể tên một số loài thú đẻ một lứa 1 con, một số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
* Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, ...
* Phẩm chất: Yêu thích môn học và biết chăm sóc, bảo vệ các con vật có ích
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Video về sự sinh sản của một số loài thú.
- Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU.
1. Hoạt động khởi động: Trò chơi Đố vui:
Câu đố về con hổ
Lông vằn, lông vện, mắt xanh
Dáng đi uyển chuyển nhe nanh tìm mồi
Thỏ, nai gặp phải hỡi ôi
Muôn thú khiếp sợ tôn ngôi chúa rừng
Đáp án: Con Hổ
Câu đố về con ve sầu
Con gì nhỏ bé
Mà hát khỏe ghê
Suốt cả mùa hè
Râm ran hợp xướng
Đáp án: Con ve sầu
Câu đố về cá bống
Con gì vốn rất hiền lành
Xưa được cô Tấm dỗ dành nuôi cơm?
Đáp án: Cá bống
Câu đố về con kiến
Con gì tuy bé
Mà biết lo xa
Tha thức ăn về nhà
Phòng khi trời mưa bão?
Đáp án: Con kiến
Câu đố về con khỉ
Con gì nhảy nhót leo trèo
Mình đầy lông lá, nhăn nheo làm trò
Đáp án: Con khỉ
Câu đố về con nhện
Không là thợ dệt
Không guồng quay tơ
Không học bao giờ
Chăng tơ bừa bãi
Đáp án: con nhện
+ Kể tên các loài thú mà em biết?
+ Theo em, thú sinh sản bằng cách nào?
- Nêu: Chúng ta đã tìm hiểu về sự sinh sảng của ếch, chim. Bài học hôm nay giúp các em hiểu về sự sinh sản của thú.
2. Hoạt động khám phá:
* Mục tiêu: Biết bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
- Nêu được sự giống và khác nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim.
* Phương pháp: Quan sát, thực hành.
* Cách tiến hành:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo định hướng:
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
+ Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 2 và trả lời câu 2 câu hỏi trang 118 SGK.
- GV mời 1 HS khá lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV theo dõi, giảng thêm, giải thích nếu cần, làm trọng tài khi có tranh luận.
- Các câu hỏi:
1. Nêu nội dung hình 1a.
2. Nêu nội dung hình 1b.
3. Bào thai của thú được nuôi dưỡng ở 
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
+ Nhóm 4 HS cùng quan sát, trao đổi, thảo luận, trả lời từng câu hỏi trong SGK
- 1 HS lên điều khiển cả lớp trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Nêu câu hỏi.
+ Mời bạn trả lời.
+ Mời bạn bổ sung ý kiến.
+ Chuyển câu hỏi tiếp theo.
- Các câu trả lời đúng.
1. H1a chụp bào thai của thú con khi trong bụng mẹ.
2. H1b chụp thú con lúc mới được sinh ra.
3. Bào thai của thú được nuôi dưỡng 
đâu?
4. Nhìn vào bào thai của thú trong bụng mẹ bạn thấy những bộ phận nào?
5. Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ?
6. Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
7. Bạn có nhận xét gì về sự sinh sản của thú và chim.
8. Bạn có nhận xét gì về sự nuôi con của chim và thú?
- Nhận xét kết quả HS làm việc trong nhóm và báo cáo.
trong bụng mẹ.
4. Thấy hình dạng của thú con với đầu, minh, chân, đuôi.
5. Thú con có hình dạng giống như thú mẹ.
6. Thú con mới ra đời được thú mẹ uôi bằng sữa.
7. Sự sinh sản của thú và chim có sự khác nhau:
+ Chim đẻ trứng, ấp trứng và trứng nở thành con.
+ Ở thú, hợp tử phát triển trong bụng mẹ, bào thai của thú con lớn lên trong bụng mẹ.
8. Chim nuôi con bằng thức ăn tự kiếm, thú lúc đầu nuôi con bằng sữa. Cả chim và thú đều nuôi con cho đến khi con của chúng có thể tự kiếm ăn.
- Lắng nghe.
- Kết luận: Thú là loài động vật đẻ con và nuôi con bằng sữa. ở các loài thú, trứng được thụ tinh thành hợp tử sẽ phát triển thành phôi rồi thành thai trong cơ thể mẹ cho đến khi ra đời. Thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống như thú trưởng thành và được thú mẹ nuôi bằng sữa cho đến khi có thể tự kiếm ăn.
3. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: Kể tên một số loài thú đẻ một lứa 1 con, một số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con.
* Phương pháp: thực hành.
* Cách tiến hành:
Hỏi: 
+ Thú sinh sản bằng cách nào?
+ Mỗi lứa thú thường đẻ mấy con?
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- Phát phiếu học tập cho từng nhóm.
- Yêu cầu HS: Quan sát tranh minh hoạ trang 120, 121 SGK và dựa vào hiểu biết của mình để phân loại các loài động vật thành 2 nhóm mỗi lứa đẻ 1 con và mỗi lứa đẻ từ 2 con trở lên.
- Đổi chéo các nhóm để kiểm tra kết quả.
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả. GV ghi nhanh lên bảng
- Gọi nhóm tìm được nhiều động vật nhất đọc cho cả lớp nghe. HS cả lớp bổ sung.
4. Hoạt động vận dụng: Tìm hiểu vể sự nuôi và dạy con của hổ, hươu
- Tìm hiểu thông tin và trả lời:
a. Sự nuôi và dạy con của hổ
Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
Vì sao hổ mẹ không rời con suốt tuần đầu tiên sau khi sinh?
Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi? Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
b. Sự nuôi và dạy con của hươu
Hươu ăn gì để sống?
Hươu đẻ mỗi lứa mấy con?
Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì?
Vì sao khi mới 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy hươu con tập chạy?
HS nêu theo hiểu biết của mình.
5. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 121 SGK.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào cở và tìm hiểu về sự nuôi dạy con của một số loài thú.
IV. Rút kinh nghiệm:
 ****************************************************
Chính tả
 CÔ GÁI CỦA TƯƠNG LAI (Nghe- viết)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
* Năng lực ngôn ngữ: - Nghe, viết, trình bày đúng đoạn văn: Cô gái của tương lai.
- Luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, biết một số huân chương của nước ta.
2. Năng lực chung và Phẩm chất:
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
* Phẩm chất: có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 - GV: Bảng thông minh, AIC book.
 - HS : SGK, VBT, vở chính tả
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
- GV: Bảng thông minh, AIC book.
 - HS : SGK, VBT, vở chính tả
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
- Cho 2 nhóm HS lên bảng thi viết từ khó (tên một số danh hiệu học ở tiết trước)
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi, dưới lớp cổ vũ cho các bạn
- HS nghe
- HS mở vở
2.Hoạt động khám phá:(7 phút)
*Mục tiêu: 
- HS nắm được nội dung bài chính tả và biết cách viết các từ khó.
- HS có tâm thế tốt để viết bài.
*Phương pháp: - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, 
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
*Cách tiến hành:
* Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Gọi 2HS đọc bài chính tả
+ Nội dung của 3 đoạn thơ là gì?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn
- GV nhận xét, nhắc HS ghi nhớ cách viết đoạn thơ
- Luyện viết từ khó.
* HS viết chính tả
- HS viết bài
- HS soát lỗi.
- Giáo viên chấm 7 – 10 bài..
- Nhận xét bài của HS.
- 2 HS đọc bài trước lớp. 
+ Bài giới thiệu Lan Anh là một bạn gái giỏi giang, thông minh, được xem là một trong những mẫu người của tương lai.
+ In-tơ-nét, Ôt-xtrây-li-a, Nghị viện Thanh niên, 
- HS tìm trong bài và gạch chân từ khó 
- HS đọc và viết 
3. HĐ luyện tập: (8 phút)
* Mục tiêu: Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, tổ chức (BT2, 3).
*Phương pháp: - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, 
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút.
* Cách tiến hành:
Bài 2: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc bài 2
- Tổ chức hoạt động nhóm đôi
- Gọi đại diện các nhóm chữa bài
- GV lưu ý trường hợp Nhất, Nhì, Ba 
Bài 3: HĐ nhóm
- HS đọc yêu cầu
- Thảo luận nhóm.
- Trình bày kết quả
- GV nhận xét chữa bài
- 1HS đọc, nêu yêu cầu của đề bài
- HS nhắc lại quy tắc viết hoa các danh hiệu.
- Các nhóm thảo luận
Anh hùng Lao động
Anh hùng Lực lượng vũ trang
Huân chương Sao vàng
Huân chương Độc lập hạng Ba
Huân chương Lao động hạng Nhất
Huân chương Độc lập hạng Nhất
- Cả lớp theo dõi
- HS thảo luận và làm bài theo nhóm 
- Đại diện nhóm nêu kết quả. 
a) Huân chương cao quý nhất của nước ta là Huân chương Sao vàng.
b) Huân chương Quân công là huân chương giành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích trong chiến đấu và xây dựng quân đội.
c) Huân chương Lao động là huân chương giành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích trong lao động sản xuất.
4. Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- Nhắc lại quy tắc viết hoa.
- HS nêu
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng.
- HS nghe và thực hiện
 IV. Rút kinh nghiệm:
 *********************************************
Địa lí
CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
Năng lực tìm hiểu địa lý tự nhiên:
Ghi nhớ tên 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
Năng lực sử dụng bản đồ, lựơc đồ: 
- Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ), hoặc trên quả Địa cầu.
- Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương.
2. Năng lực chung, PC:
- Năng lực chung: tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo, hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
PC: Thích tìm hiểu, khám phá khoa học
*GD MTBĐ: Có ý thức giữ gìn MT BĐ, chủ quyền lãnh thổ biển đảo.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: + Bản đồ thế giới. Bảng TT
 + Quả địa cầu, tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
 - HS : SGK, phiếu học KWLH
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" với nội dung:
+ Dân cư lục địa Ô- xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau ?
+ Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam Cực ? 
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: : 
- Ghi nhớ tên 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
- Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ), hoặc trên quả Địa cầu.
* Cách tiến hành:
Chia sẻ ND phiếu học KWLH
Hoạt động 1 : Vị trí của các đại dương
- Trên thế giới có mấy đại dương? Đó là những đại dương nào ?
- GV yêu cầu HS tự quan sát H1 trang 130 SGK và hoàn thành bảng thống kê
- HS báo cáo kết quả thảo luận, mỗi đại dương mời 1 HS báo cáo
- GV nhận xét, kết luận.
- Chiếu hình ảnh, chỉ vị trí các đại dương .
Hoạt động 2: Một số đặc điểm của Đại Dương
+ Nêu diện tích của từng đại dương ?
+ Xếp các đại dương từ lớn đến nhỏ theo diện tích ?
+ Cho biết Đại Dương có độ sâu trung bình lớn nhất.
+ Độ sâu lớn nhất thuộc về Đại Dương nào ?
- GVKL: chiếu hình ảnh, chốt đặc điểm các đại dương.
Hoạt động 3 : Thi kể về các đại dương
- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm chuẩn bị trưng bày tranh ảnh, bài báo, câu chuyện, thông tin để giới thiệu với các bạn
- Có 4 đại dương : Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương
- HS quan sát H 1, 2 thảo luận nhóm hoàn thành bài tập sau:
Tên đại dương
Giáp với châu lục
 Giáp với đại dương
Thái Bình Dương
Ấn Độ dương,
Đại Tây Dương
- 4 HS lần lượt báo cáo kết quả tìm hiểu về 4 đại dương
- Các HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- HS thảo luận nhóm rồi báo cáo kết quả trước lớp
+ Ấn Độ Dương rộng 75 triệu km2, ......
+ Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
+ Đại Dương có độ sâu trung bình lớn nhất: Thái Bình Dương.
+ Độ sâu lớn nhất thuộc về: Thái Bình Dương.
- HS làm việc theo nhóm, dán các tranh ảnh, bài báo, câu chuyện mình sưu tầm được.
3. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- GV chốt lại ND bài học
- Quan bài học hôm nay, các em biết được điều gì ?
- Biển Đông của nước ta thuộc đại dương nào ?
- Em cần làm gì để giữ gìn biển đảo, bờ biển nước ta
- Việc BVMTBĐ có tác dụng gì trong việc BV MT chung toàn thế giới ?
- HS nghe
- HS nêu
- Thái Bình Dương
4. Hoạt động củng cố dặn dò: (1 phút)
- Về nhà tìm hiểu thêm về đại dương mà em thích.
- HS nghe và thực hiện
 IV. Rút kinh nghiệm:
 *************************************************
 Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2021
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
 *Năng lực tư duy và lập luận toán học- Học sinh củng cô mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
* Năng lực giải quyết vấn đề toán học:- Chuyển đổi được các số đo thể tích
thông dụng, viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
- Vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực hành. 
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác cho học sinh.
 2. Năng lực chung: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Bảng tương tác, AIC book
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS hát
- Cho HS thi đua: Nêu sự khác nhau giữa đơn vị đo diện tích và thể tích? Mối quan hệ giữa chúng.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- 2 nhóm HS thi đua nêu
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành: (28 phút)
* Mục tiêu: 
Biết:
 - Quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối. 
 -Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
 - Chuyển đổi số đo thể tích.
* Phương pháp: - Vấn đáp , thảo luận nhóm, quan sát, thực hành 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cả lớp
- HS đọc yêu cầu.
- GV trình chiếu
+ Nêu các đơn vị đo thể tích đã học theo thứ tự từ lớn đến bé ?
+ Trong bảng đơn vị đo thể tích đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé tiếp liền nó ?
+ Đơn vị đo thể tích bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền nó ?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài. 
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
+ Các đơn vị đo thể tích đã học là : mét khối ; đề-xi-mét khối ; xăng-ti-mét khối.
+ Trong bảng đơn vị đo thể tích đơn vị lớn gấp 1 000 lần đơn vị bé tiếp liền nó.
+ Trong bảng đơn vị đo thể tích đơn vị bé bằng đơn vị lớn tiếp liền nó.
- HS làm bài,
- 1 HS lên điền vào bảng lớp, chia sẻ cách làm
Tên
Kí hiệu
Quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau
Mét khối
m3
1m3 = 1000dm3 = 1000 000 cm3
Đề-xi-mét khối
dm3
1dm3 = 1000 cm3
1dm3 = 0, 001m3
Xăng-ti-mét khối
cm3
1cm3 = 0,001dm3
Bài 2 : HĐ cá nhân
 - Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
*Kết luận: Cách đổi đơn vị đo thể tích
Bài 3: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV cho HS làm việc theo cặp đôi
- Đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
* Cách viết được số đo dưới dạng số thập phân.
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm 
- 2 HS lên thực hiện trên bảng tương tác, chia sẻ cách làm
1m3 = 1000dm3
1dm3 = 1000cm3
7,268m3 = 7268dm3
4,351dm3 = 4351cm3
0,5m3 = 500dm3
0,2dm3 = 200cm3
3m3 2dm3 = 3002dm3
1dm3 9cm3 = 1009cm3
- Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân 
- HS làm việc theo nhóm đôi
a. Có đơn vị là mét khối :
 6m3 272dm3 = 6,272 m3
b. Có đơn vị là đề- xi- mét khối :
 8dm3 439cm3 = 8439dm3
2105dm3 = 2,105m3 
3m3 82dm3 = 3,082m3
3670cm3 = 3,67 dm3 
5dm3 77cm3 =5,077dm3
3.Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Hai đơn vị đo thể tích liền nhau gấp kém nhau bao nhiêu lần ?
- HS nêu
4. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Về nhà chia sẻ mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích với mọi người để vận dụng trong cuộc sống.
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
 ************************************************
Tập đọc
TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
*Năng lực ngôn ngữ
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: lối, lấp ló, nặng nhọc...
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca, tự hào.
*Năng lực văn học
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài
- Hiểu nội dung bài: Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền thống; vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương tây của áo dài Việt Nam; sự duyên dáng, thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài.
2. Năng lực chung và Phẩm chất:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,năng lực giao tiếp và hợp tác
- Giáo dục niềm tự hào về truyền thống dân tộc của người phụ nữ Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.
2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS nghe bài hát: Việt Nam quê hương tôi.
- Nêu cảm nghĩ của em về bài hát, về hình ảnh người phụ nữ VN trong trang phục áo dài.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS nghe
2. Hoạt động luyện đọc: (12 phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc nối tiếp từng đoạn 
- Đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm L2
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
- 1 HS đọc mẫu bài văn
- HS chia đoạn: 4 đoạn (Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn lần 1+ luyện đọc từ khó. 
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn lần 2 + luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ khó. 
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn lần 3
- HS đọc theo cặp
- HS đọc
- Cả lớp theo dõi
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- HS thảo luận nhóm theo câu hỏi
+ Chiếc áo dài đóng vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
+ Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài cổ truyền?
+ Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
+ Em có cảm nhận gì về người thân khi họ mặc áo dài? 
- GVKL:
- HS thảo luận nhóm, chia sẻ kết quả
Ý 1: Chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo
+ Phụ nữ VN xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong.Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.
Ý 2: Sự giống nhau và khác nhau giữa áo dài tân thời và áo dài truyền thống.
+ Áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau, áo năm thân như áo tứ thân, nhưng vạt trước may từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải.
+ Áo dài tân thời là chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến, chỉ gồm hai thân vải phía trước và phiá sau. 
Ý 3: áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam
+ Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo./Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài/...
+ HS có thể giới thiệu ảnh người thân trong trang phục áo dài, nói cảm nhận của mình.)
- HS nghe 
4. Luyện đọc diễn cảm: (8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Qua tìm hiểu nội dung, hãy cho biết: Để đọc diễn cảm bài đọc này ta cần đọc với giọng như thế nào?
 - GV lưu ý thêm.
- Y/c một tốp HS đọc nối tiếp cả bài.
- GV hướng dẫn cách đọc mẫu diễn cảm đoạn: “ Phụ nữ Việt Nam xưa...thanh thoát hơn”.
- Gọi 1 vài HS đọc trước lớp, GV sửa luôn cách đọc cho HS.
- Gọi HS thi đọc diễn cảm trước lớp: GV gọi đại diện mỗi nhóm một em lên thi đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
 - HS lần lượt phát biểu.
+ 4 HS đọc nối tiếp cả bài.
+ HS nhận xét cách đọc cho nhau.
- HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.
- 1 vài HS đọc trước lớp, 
- 3 HS thi đọc diễn cảm trước lớp: HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
5. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Qua bài học trên, em biết được điều gì ?
- Viết đoạn văn ngăn giới thiệu về áo dài Việt Nam
- HS nêu:
VD: Em biết được tà áo dài Việt Nam đã có từ lâu đời/ Tà áo dài Việt Nam là trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
6. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc .
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm: 
 *************************************************
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
*Năng lực ngôn ngữ: Mở rộng vốn từ về chủ điểm: Nam và Nữ
*Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hành làm các bài tập: biết từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam và nữ. Giải thích được nghĩa của các từ đó. Trao đổi về những phẩm chất quan trọng mà một người nam, một người nữ cần có. 
2. Năng lực chung, phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: Luôn có thái độ đúng đắn về quyền bình đẳng giữa nam và nữ, không coi thường phụ nữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Từ điển HS.
- AICBook
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU.
1. Hoạt động khởi động:
- HS hát bài hát.
2. Hoạt động luyện tập:
* Mục tiêu: Mở rộng vốn từ về chủ điểm: Nam và Nữ: biết từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam và nữ. Giải thích được nghĩa của các từ đó. Trao đổi về những phẩm chất quan trọng mà một người nam, một người nữ cần có. 
* Phương pháp: thực hành.
* Cách tiến hành:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong nhóm đôi.
- Gọi HS phát biểu.
- Yêu cầu HS giải thích vì sao em lại đồng ý như vậy.
- Nếu HS giải thích chưa rõ, GV có thể giải thích nghĩa của từ để các em hiểu rõ.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời từng câu hỏi của bài.
- Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến
Dũng cảm: Gan dạ, không sợ nguy hiểm, gian khổ.
Cao thượng: Cao cả, vượt lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen.
Năng nổ: Ham hoạt động, hăng hái và chủ độg trong mọi công việc chung.
Dịu dàng: Êm ái, nhẹ nhàng, gây cảm giác dễ chịu.
Khoan dung: Rộng lượng tha thứ cho người dễ chịu.
Cần mẫn: Siêng năng và lanh lợi.
- GV cho HS đặt câu để hiểu rõ thêm về nghĩa của các từ ngữ đó.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp.
- Gọi nhóm làm trên VBT, GV chụp ảnh, chiếu để HS đọc phiếu, yêu cầu HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
Kết luận: Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô có chung những phẩm chất: giàu tình cảm, biết quan tâm, chia sẻ.
Ngoài ra, mỗi nhân vật có những phẩm chất riêng:
Ma-ri-ô: là một bạn trai sống kín đáo, mạnh mẽ, quyết đoán, cao thượng
Giu-li-ét-ta: là một cô gái dịu dàng, ân cần chăm sóc cho bạn.
- Nối tiếp nhau đặt câu.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm lại truyện Một vụ đắm tàu, trao đổi và trả lời câu hỏi 1 nhóm HS viết vào VBT TV.
- 1 nhóm HS báo cáo kết quả làm việc HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài.
3. Hoạt động vận dụng : Em thích phẩm chất nào nhất?
Ở một bạn nam?
Ở một bạn nữ?
Hãy giải thích nghĩa của từ ngữ chỉ phẩm chất mà em vừa chọn
4. Củng cố - Dặn dò
1.Kể cho người thân nghe những trò chơi / những công việc mà bạn nam, bạn nữ trong lớp thích.
2. Hỏi người thân về phẩm chất mà bạn nam, 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_30_nam_hoc_2020_2021_ban_moi_2_cot.docx