Giáo án Khối 5 - Tuần 29 - Năm học 2021-2022 (Mới nhất)

Giáo án Khối 5 - Tuần 29 - Năm học 2021-2022 (Mới nhất)

 MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN

I. Yêu cầu cần đạt:

- Hiểu nghĩa của tiếng quyền để thực hiện đúng BT1; tìm được những từ ngữ chỉ bổn phận trong BT2; hiểu nội dung Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi Việt Nam và làm đúng BT3.

- Viết được một đoạn văn khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4.

II. Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Khởi động: Mỗi cá nhân nêu nối tiếp từ đồng nghĩa. Nhóm ghi vào bảng nhóm.

2. Thực hành:

Bài 1: Dựa vào nghĩa của tiếng quyền, xếp từ trong ngoặc vào nhóm thích hợp.

- Mỗi bạn tự viết vào vở bài tập in.

- Chia sẻ với bạn bên cạnh. GV đến từng nhóm tương tác với HS: Giúp HS hiểu nghĩa từ.

- Chia sẻ trước lớp. Nhận xét, chốt lời giải đúng:

a) quyền lợi, nhân quyền

b) quyền hạn, quyền hành, quyền lực, thẩm quyền.

Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa với bổn phận.

- Mỗi bạn tự viết vào vở thêm từ đồng nghĩa với từ bổn phận.

- Chia sẻ, trao đổi trong nhóm.

- Một số nhóm chia sẻ trước lớp. GV nhận xét, trợ giúp nếu cần: Những từ đồng nghĩa với bổn phận là nghĩa vụ, trách nhiệm, phận sự.

Bài 3: Đọc lại Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi và trả lời câu hỏi.

- Cá nhân tự làm bài và chia sẻ nhóm đôi.

- Chia sẻ trong nhóm.

- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.

GV nhận xét, tuyên dương. Lời giải: Năm điều Bác Hồ dạy nói về bổn phận của thiếu nhi đã trở thành những quy định được nêu trong điều 21 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Bài 4: Viết đoạn văn khoảng 5 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Út Vịnh.

- GV gợi ý HS chia sẻ trước lớp:

-Truyện Út Vịnh nói điều gì ? (Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.)

- Điều nào trong “ Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em” nói về bổn phận của trẻ em phải thương yêu em nhỏ ?(Điều 21 khoản 1.)

- Điều nào trong “ Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em” nói về bổn phận của trẻ em phải thực hiện an toàn giao thông ?(Điều 21 khoản 2.)

- Mỗi bạn tự viết đoạn văn vào vở bài tập in.

- Cá nhân đọc đoạn văn vừa viết trong nhóm. Cả nhóm nhận xét, sửa sai.

- GV đến các nhóm nhận xét, tuyên dương những đoạn văn đúng, hay.

 

doc 21 trang cuongth97 5580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 29 - Năm học 2021-2022 (Mới nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ hai, ngày 18 tháng 4 năm 2022 
 TIẾT 1: 	 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Hiểu nghĩa của tiếng quyền để thực hiện đúng BT1; tìm được những từ ngữ chỉ bổn phận trong BT2; hiểu nội dung Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi Việt Nam và làm đúng BT3.
- Viết được một đoạn văn khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Khởi động: Mỗi cá nhân nêu nối tiếp từ đồng nghĩa. Nhóm ghi vào bảng nhóm.
2. Thực hành:
Bài 1: Dựa vào nghĩa của tiếng quyền, xếp từ trong ngoặc vào nhóm thích hợp.
- Mỗi bạn tự viết vào vở bài tập in.
- Chia sẻ với bạn bên cạnh. GV đến từng nhóm tương tác với HS: Giúp HS hiểu nghĩa từ.
- Chia sẻ trước lớp. Nhận xét, chốt lời giải đúng: 
a) quyền lợi, nhân quyền 
b) quyền hạn, quyền hành, quyền lực, thẩm quyền.
Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa với bổn phận.
- Mỗi bạn tự viết vào vở thêm từ đồng nghĩa với từ bổn phận.
- Chia sẻ, trao đổi trong nhóm.
- Một số nhóm chia sẻ trước lớp. GV nhận xét, trợ giúp nếu cần: Những từ đồng nghĩa với bổn phận là nghĩa vụ, trách nhiệm, phận sự.
Bài 3: Đọc lại Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi và trả lời câu hỏi. 
- Cá nhân tự làm bài và chia sẻ nhóm đôi.
- Chia sẻ trong nhóm.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.
GV nhận xét, tuyên dương. Lời giải: Năm điều Bác Hồ dạy nói về bổn phận của thiếu nhi đã trở thành những quy định được nêu trong điều 21 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Bài 4: Viết đoạn văn khoảng 5 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Út Vịnh.
- GV gợi ý HS chia sẻ trước lớp:
-Truyện Út Vịnh nói điều gì ? (Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.)
- Điều nào trong “ Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em” nói về bổn phận của trẻ em phải thương yêu em nhỏ ?(Điều 21 khoản 1.)
- Điều nào trong “ Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em” nói về bổn phận của trẻ em phải thực hiện an toàn giao thông ?(Điều 21 khoản 2.)
- Mỗi bạn tự viết đoạn văn vào vở bài tập in.
- Cá nhân đọc đoạn văn vừa viết trong nhóm. Cả nhóm nhận xét, sửa sai.
- GV đến các nhóm nhận xét, tuyên dương những đoạn văn đúng, hay. 
IV. Vận dụng trải nghiệm
Chia sẻ đoạn văn với bố mẹ.
V. Điều chỉnh sau bài dạy:
....................................................................................................................................
 TIẾT 2: TOÁN
 LUYỆN TẬP ( TRANG 171-172)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố giải bài toán về chuyển động đều. 
- Luyện kĩ năng tính, giáo dục tính cẩn thận cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Khởi động: - HĐTQ tổ chức trò chơi 
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
2.Thực hành
 -Cá nhân đọc các bài tập ở SGK, làm vào vở nháp bài 1; làm vào vở bài 2.
* Giao thêm cho những em đã làm xong các bài trên: bài 3 SGK
- GV tưong tác với học sinh về cách giải các bài toán về chuyển động đều. 
- Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo.
IV. Vận dụng trải nghiệm
- Chia sẻ với người thân về cách giải các bài toán về chuyển động đều. 
 V. Điều chỉnh sau bài dạy:
....................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU 
 	 TIẾT 2: ĐẠO ĐỨC
 DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Môi trường sống rất quan trọng với cuộc sống của con người.
- Học sinh biết bảo vệ môi trường.
- Có ý thức làm cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: Máy tính
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Khởi động: Ban văn nghệ tổ chức cho cả khởi động.
- GV giới thiệu và nêu mục tiêu của bài.
2. Khám phá.
HĐ1. Tìm hiểu về môi trường: 
- HS đọc các câu hỏi ở phiếu học tập.
- Chia sẻ ý kiến với bạn.
- Môi trường là gì?
- Nêu một số thành phần của môi trường bạn đang sống?
- Bạn đã làm gì để bảo vệ môi trường đang sống?
-Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp, 
- Báo cáo kết quả với cô giáo.
Giáo viên kết luận: Môi trường rất quan trọng đối với con người, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Vì vậy mọi người cần có ý thức bảo vệ môi trường.
3. Thực hành:
HĐ 2. Làm việc với tranh ảnh:
- Các nhóm trưng bày tranh ảnh đã sưu tầm
- Chia sẻ ý kiến với các bạn trong nhóm về nội dung các bức ảnh
- Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.
- GVKL, tương tác với HS một số nội dung.
+ Việc vứt rác bừa bãi ra dường, nơi công công, sông ngòi ở địa phương.
+ Việc phun thuốc trừ sâu, phun hóa chất, lưu lượng xe máy ô tô di lại nhiều.
+ Việc địa phương đã xây dựng được khu xử lý rác thải và tổ chức thu gom rác thải để bảo vệ môi trường.
IV. Vận dụng trải nghiệm
Yêu cầu HS chia sẻ ý kiến với những người thân trong gia đình về nội dung bài học. 
 V. Điều chỉnh sau bài dạy:
....................................................................................................................................
 TIẾT 3: KHOA HỌC 
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Nêu được một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái
 - Nêu được biện pháp khắc phục tình trạng đất trồng bị thu hẹp và suy thoái
- HS có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy - học:
Hình vẽ trong SGK trang 136, 137, thông tin về sự gia tăng dân số ở địa phương
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Khởi động: HĐTQ tổ chức trò chơi.
2. Khám phá:
Làm việc với SGK.
-Các nhóm quan sát các hình trang 136/ SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Hình 1 và 2 cho biết con người sử dụng đất vào việc gì?
+ Nêu một số ví dụ về sự thay đổi nhu cầu sử dụng diện tích đất? 
+ Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đất?
- Đại diện các nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
 Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
3. Thực hành
- Làm việc theo nhóm đôi
-HS thảo luận:
+ Người nông dân ở địa phương bạn đã làm gì để tăng năng suất cây trồng? 
+ Tác hại của việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu 
+ Tác hại của rác thải với môi trường đất
- Học sinh thay nhau trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
 - 2 học sinh đọc mục Bạn cần biết.
3.Thực hành
- Thảo luận nhóm đôi, chia sẻ trong nhóm. 
 Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất trồng bị thu hẹp? Nêu biện pháp khắc phục tình trạng trên
-Thống nhất ý kiến, báo cáo với cô giáo.
IV. Vận dụng trải nghiệm
Gv dặn hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị cho bài sau: Tác động của con người đến môi trường không khí và nước
 V. Điều chỉnh sau bài dạy:
....................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 19 tháng 4 năm 2022 
 TIẾT 1: TOÁN
 LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố kĩ năng giải các bài toán có nội dung hình học. 
- Luyện kĩ năng tính, giáo dục tính cẩn thận cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học: Máy tính
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1.Khởi động: - HĐTQ tổ chức trò chơi 
 - Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
 2. Thực hành
 - Cá nhân đọc các bài tập ở SGK, làm vào vở nháp bài 1; làm vào vở bài 2.
* Giao thêm cho những em đã làm xong các bài trên: bài 3 SGK
- GV tưong tác với học sinh về cách giải các bài toán có nội dung hình học. 
- Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả
IV. Vận dụng trải nghiệm
- Chia sẻ với người thân về cách giải các bài toán có nội dung hình học. 
 V. Điều chỉnh sau bài dạy:
....................................................................................................................................
 TIẾT 2: TẬP ĐỌC
NẾU TRÁI ĐẤT THIẾU TRẺ CON
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc diễn cảm bài thơ, nhấn giọng được những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.
- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học: Máy tính
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Khởi động:
-Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò chơi khởi động tiết học .
-Giáo viên giới thiệu bài học: Nếu trái đất thiếu trẻ con.
2. Khám phá:
1. Luyện đọc.
* Nghe đọc bài.
- 1 HS đọc bài Nếu trái đất thiếu trẻ con.
- Các bạn khác theo dõi, đọc thầm.
- Thảo luận nhóm để chia đoạn bài văn.
* Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa.
- Cá nhân tự tìm hiểu các từ ngữ và lời giải nghĩa.
- Không nhìn vào lời giải thích, N2 nói cho nhau nghe nghĩa của các từ khó.
-Bạn hiểu “lặng người “là thế nào? Vô nghĩa là gì?
- Nhóm trưởng đề nghị các bạn nêu thắc mắc của mình về những từ chưa hiểu.
* Cùng luyện đọc.
- Tìm và đọc trong bài các câu có các từ ngữ cần nhấn giọng, cách ngắt nghĩ.
- Nhấn giọng các từ : rất nhiều, trẻ nhất, ghê gớm, sung sướng,lặng người, vô nghĩa 
 Trẻ nhất / là các em / 
- Thảo luận trong nhóm cách đọc từng đoạn.
- Luyện đọc nối tiếp trong nhóm:
- 1 nhóm đọc to trước lớp.
3. Thực hành.
- Cá nhân đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK .
-Cá nhân chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung nếu thiếu.
- Nhóm TL , tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo.
-GV chia sẻ thêm: Qua tìm hiểu,Nội dung chính của bài này là gì?
*Luyện đọc lại :
-Cá nhân tự luyện đọc lại đoạn thơ mà mình thích.
- Chia sẻ cách đọc với bạn trong nhóm .
- Đại diện 1-2 nhóm thi đọc trước lớp.
IV. Vận dụng trải nghiệm
Chia sẻ với người thân về nội dung của bài tập đọc.
V. Điều chỉnh sau bài dạy:
....................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 20 tháng 4 năm 2022 
TIẾT 1: TOÁN 
ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố kĩ năng đọc số liệu trên biểu đồ, bổ sung tư liệu cho một bảng thống kê. 
- Luyện kĩ năng tính, giáo dục tính cẩn thận cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học: Máy tính
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Khởi động: - HĐTQ tổ chức trò chơi 
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
 2. Thực hành
 - Cá nhân đọc các bài tập ở SGK, làm vào vở nháp bài 1,2a; làm vào vở bài 2b.
* Giao thêm cho những em đã làm xong các bài trên: bài 3 SGK
- GV tưong tác với học sinh về cách đọc số liệu trên biểu đồ, bổ sung tư liệu cho một bảng thống kê. 
- Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo.
IV. Vận dụng trải nghiệm
- Chia sẻ với người thân về cách đọc số liệu trên biểu đồ, bổ sung tư liệu cho một bảng thống kê. 
 V. Điều chỉnh sau bài dạy:
....................................................................................................................................
 TIẾT 2: TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết và sửa được lỗi trong bài văn; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học: Máy tính
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Khởi động: BVN tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động tiết học.
- GV nêu bài học và mục tiêu.
2. Thực hành.
a/ Nghe cô giáo nhận xét bài làm của lớp.
Ưu điểm: Viết đúng thể loại. Bố cục rõ ràng, trình tự tả hợp lí, diễn đạt ý, câu rõ ràng, Dùng từ đặt câu hay, đã chú ý sử dụng từ láy, dùng từ có hình ảnh trong viết câu, sáng tạo trong dùng từ, đặt câu để có câu văn bộc lộ cảm xúc. Nhiều em biết sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa trong khi viết bài nên bài văn giàu hình ảnh, sinh động . Bài viết ít sai lỗi chính tả.
- Nhược điểm: Một số bài văn dùng từ đặt câu chưa hay, diễn đạt còn dài dòng, viết câu lủng củng và còn sai lỗi chính tả.
- GV trả vở cho HS.
b/ hướng dẫn chữa bài:
- Cá nhân đọc bài làm của mình và nhớ lại lời nhận xét của cô giáo để tự đánh giá bài làm của mình vào vở bài tập in theo các gợi ý:
- Phần thân bài tả cảnh theo trình tự không gian hay thời gian? 
- Chỉ ra các đoạn và ý của từng đoạn.
- Trong bài có bao nhiêu câu văn hay: Câu có hình ảnh, câu văn bộc lộ cảm xúc người viết.
- Cá nhân chữa bài và trao đổi với bạn trong nhóm về việc tự chữa lỗi.
- Nhóm trưởng báo cáo với cô giáo.
c/ Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của các HS trong lớp cho cả lớp nghe.
- HS trao đổi thảo luận theo nhóm để tìm ra cái hay, cái cần học tập của đoạn văn, bài văn, từ đó để rút kinh nghiệm cho mình.
d/ Chọn một đoạn trong bài làm của mình và viết lại theo cách khác cho hay hơn. 
- GV gợi ý: Chọn và viết lại một đoạn tả hình dáng hoặc thói quen hoạt động của con vật( có sử dụng sử dụng phép so sánh hay nhân hóa) cho hay hơn; hay viết lại phần mở bài hoặc kết bài cho hay hơn.
- Cá nhân viết vào vở.
- Chia sẻ với bạn trong nhóm. Các bạn trong nhóm nhận xét, bổ sung.
- BHT điều khiển đại diện các nhóm chia sẻ bài làm của mình trước lớp.
- BHT báo cáo kết quả với cô giáo.
IV. Vận dụng trải nghiệm
- Chia sẻ với người thân kết quả bài làm của mình. 
 V. Điều chỉnh sau bài dạy:
....................................................................................................................................
TIẾT 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
 (Dấu gạch ngang ) 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Lập được bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang (BT1); tìm được các dấu gạch ngang và nêu được tác dụng của chúng (BT2).
II. Đồ dùng dạy học: Máy tính
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Khởi động: HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp cách dùng dấu gạch ngang.
2. Thực hành:
Bài 1: Dựa vào kiến thức đã học và các ví dụ, lập bảng về tác dụng của dấu gạch ngang.
- Mỗi bạn tự làm vào vở bài tập in. 
- Chia sẻ trong nhóm. Cả nhóm thống nhất kết quả.
- Tổ chức HS các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Nhận xét, kết luận: Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu:
+ Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
+ Phần chú thích trong câu.
+ Các ý trong một đoạn liệt kê.
Bài 2: Tìm và nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong chuyện Cái bếp lò.
- Mỗi bạn tự đọc mẫu chuyện và làm vào vở bài tập in.
- Chia sẻ, trao đổi trong nhóm.
- Một số nhóm chia sẻ trước lớp. GV nhận xét, chốt bài làm đúng. 
IV. Vận dụng trải nghiệm
Chia sẻ cách dùng dấu gạch ngang với bố mẹ.
 V. Điều chỉnh sau bài dạy:
....................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU BỔ TRỢ KIẾN THỨC
TIẾT 1+2: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết giải một số bài toán có dạng đã học.
- Luyện kĩ năng tính, giáo dục tính cẩn thận cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học
-Máy tính 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Khởi động: 
 - HĐTQ tổ chức trò chơi 
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học 
 2.Thực hành: 
- Cá nhân đọc các bài tập ở SGK, làm vào vở nháp bài 1,2; làm vào vở bài 3.
* Giao thêm cho những em đã làm xong các bài trên: bài 4 SGK
- GV tưong tác với học sinh về cách giải một số bài toán có dạng đã học.
- Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo.
IV. Vận dụng trải nghiệm
- Chia sẻ với người thân về cách giải một số bài toán có dạng đã học.
 V. Điều chỉnh sau bài dạy:
....................................................................................................................................
TIẾT 3: TIẾNG VIỆT
 ÔN LUYỆN TUẦN 32
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc và hiểu bài: Những chú bé không chết; Hiểu được tinh thần dũng cảm ,sự hy sinh của các chiến sĩ nhỏ tuổi.
- Hiểu về dấu hai chấm
- Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp mà em yêu thích. 
II. Đồ dùng dạy học. Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Khởi động: 
Chủ tịch tổ chức cho các nhóm khởi động theo nội dung trong vở Ôn luyện
- HS cùng quan sát bức tranh và nói cho nhau nghe về vẻ đẹp của người phụ nữ với trang phục truyền thống.
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
3. Thực hành:
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập đọc.
- Cá nhân đọc thầm bài và viết câu trả lời vào vở.
- Hai bạn cùng chia sẻ với nhau.
- Nhóm trưởng chỉ định từng bạn nêu bài làm của mình, nhận xét, bổ sung. 
- Giáo viên tương tác với HS về nội dung các câu hỏi
Hoạt động 2: Làm bài tập 3,4,5 vở ôn luyện.
- Nhóm đôi thảo luận nội dung bài tập.
- Cá nhân hoàn thành BT vào vở
- Chia sẻ kết quả trong nhóm.
- Gv tương tác với Hs về nội dung BT 4, 5.
IV. Vận dụng trải nghiệm
- Chia sẻ nội dung bài học với người thân. 
 V. Điều chỉnh sau bài dạy:
....................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 21 tháng 4 năm 2022 
TIẾT 1: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Thực hành bốn phép tính: cộng, trừ, nhân, chia.
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Giải bài toán có nội dung liên quan đến hình học, bài toán về chuyển động đều.
- Luyện kĩ năng tính, giáo dục tính cẩn thận cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học: Máy tính
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Khởi động: - HĐTQ tổ chức trò chơi 
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học 
 2. Thực hành: 
- Cá nhân đọc các bài tập ở SGK, làm vào vở nháp bài 1,2; làm vào vở bài 3.
* Giao thêm cho những em đã làm xong các bài trên: bài 4 SGK
- GV tưong tác với học sinh về cách giải cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo.
IV. Vận dụng trải nghiệm
- Chia sẻ với người thân về cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
V. Điều chỉnh sau bài dạy:
....................................................................................................................................
 TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN
 TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người; nhận biết và sửa được lỗi trong bài; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học: Máy tính
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Khởi động: BVN tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động tiết học.
-GV nêu bài học và mục tiêu.
2. Thực hành: Trả bài.
a/ Nghe cô giáo nhận xét bài làm của lớp.
Ưu điểm: Viết đúng thể loại. Bố cục rõ ràng, trình tự tả hợp lí, diễn đạt ý, câu rõ ràng, Dùng từ đặt câu hay, đã chú ý sử dụng từ láy, dùng từ có hình ảnh trong viết câu, sáng tạo trong dùng từ, đặt câu để có câu văn bộc lộ cảm xúc. Nhiều em biết sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa trong khi viết bài nên bài văn giàu hình ảnh, sinh động . Bài viết ít sai lỗi chính tả.
- Nhược điểm: Một số bài văn dùng từ đặt câu chưa hay, diễn đạt còn dài dòng, viết câu lủng củng và còn sai lỗi chính tả.
- GV trả vở cho HS.
b/ Hướng dẫn chữa bài:
- Cá nhân đọc bài làm của mình và nhớ lại lời nhận xét của cô giáo để tự đánh giá bài làm của mình vào vở bài tập in:
- Trong bài có bao nhiêu câu văn hay: Câu có hình ảnh, câu văn bộc lộ cảm xúc người viết.
- Trong bài có bao nhiêu lỗi: Lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi đặt câu.
- Cá nhân chữa bài và trao đổi với bạn trong nhóm về việc chữa lỗi.
- Nhóm trưởng báo cáo với cô giáo.
c/ Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của các HS trong lớp cho cả lớp nghe.
- HS trao đổi thảo luận theo nhóm để tìm ra cái hay, cái cần học tập của đoạn văn, bài văn, từ đó để rút kinh nghiệm cho mình.
d/ Chọn một đoạn trong bài làm của mình và viết lại theo cách khác cho hay hơn. 
- GV gợi ý: Chọn và viết lại một đoạn tả hình dáng hoặc thói quen hoạt động của người đó( có sử dụng sử dụng phép so sánh hay nhân hóa) cho hay hơn; hay viết lại phần mở bài hoặc kết bài cho hay hơn.
- Cá nhân viết vào vở.
- Chia sẻ với bạn trong nhóm. Các bạn trong nhóm nhận xét, bổ sung.
- BHT điều khiển đại diện các nhóm chia sẻ bài làm của mình trước lớp.
- BHT báo cáo kết quả với cô giáo.
IV. Vận dụng trải nghiệm
- Chia sẻ với người thân kết quả bài làm của mình. 
 V. Điều chỉnh sau bài dạy:
....................................................................................................................................
TIẾT 4: ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Yêu cầu cần đạt:
- Hệ thống lại được 1 số kiến thức cơ bản môn luyện từ và câu trong chương trình lớp 5
- Có ý thức đặt câu và dùng dấu câu thích hợp
II.Đồ dùng dạy học: -PBT 2 , máy tính.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:	
Khởi động: Nhóm trưởng điều khiển bạn ôn lại ý nghĩa và cách dùng dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than).
-Giới thiệu bài: 
2.Thực hành: (THĐ: Nói ra suy nghĩ của mình)
*HS cùng hoàn thành các bài tập sau trên phiếu bài làm:
PHIẾU ÔN TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài 1: Điền vào chỗ trống để hoàn thành các thành ngữ, tục ngữ sau:
1. Con.............. cha là nhà có phúc. 2. Giỏ nhà ai, ..................nhà nấy.
3. Cọp chết để da, người ta chết để .............. 4. Góp............thành bão.
5. Góp............nên rừng. 6. Người ta là ............đất.
7. Gan.........dạ sắt. 8. Gan..........tướng quân.
9. ...............như ruột ngựa. 10. Sông có ........., người có lúc.
Bài 2. Xếp các từ: "giang sơn, thương người, đất nước, nhi đồng, sơn hà, trẻ thơ, nhân ái, nước non, nhân đức, con nít" vào các chủ điểm dưới đây:
Tổ quốc:
Trẻ em:
Nhân hậu:
Bài 3. Trái nghĩa với từ "tươi" trong "Cá tươi" là?
A. Uơn B. Thiu C. Non D. Sống
Bài 4. Từ "cánh" trong câu thơ "Mùa xuân, những cánh én lại bay về" được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển
Bài 5. Chủ ngữ của câu: "Qua khe dậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói." là gì?
A. Quả ớt đỏ chói B. Mấy quả ớt đỏ chói
C. Khe dậu D. Quả ớt
Bài 6. Trạng ngữ của câu: "Khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả đèn tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt." là gì?
A. Khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả đèn tím nhạt.
B. Buổi chiều
C. Khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả đèn tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây.
D. Khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả đèn tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại.
Bài 7. Câu nào dưới đây là câu ghép?
A. Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước.
B. Năm nay, mùa đông đến sớm, gió thổi từng cơn lạnh buốt.
C. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
D. Khi mùa xuân đến, muôn hoa đua nở, khoe sắc rực rỡ trong vườn.
Bài 8. Các vế câu ghép: "Vì thỏ chủ quan, kiêu ngạo nên thỏ đã thua rùa." được nối với nhau bằng cách nào?
A. Nối trực tiếp bằng dấu câu. B. Nối bằng cặp quan hệ từ.
C. Nối bằng cặp từ hô ứng. D. Nối bằng quan hệ từ và cặp từ hô ứng.
Bài 9. Cặp quan hệ từ nối các vế câu ghép: "Không những hoa hồng nhung đẹp mà nó còn rất thơm." thể hiện quan hệ gì giữa các vế câu ghép?
A. Nguyên nhân và kết quả B. Tương phản
C. Tăng tiến D. Giả thiết và kết quả
Bài 10. Từ nào dưới đây là quan hệ từ?
A. Từ "và" trong câu "Bé và cơm rất nhanh".
B. Từ "hay" trong câu: "Cuốn truyện đó rất hay".
C. Từ "như" trong câu: "Cô gái ấy có nụ cười tươi tắn như hoa mới nở."
D. Từ "với" trong câu: Quyển sách để ở chỗ cao quá, chị ấy với không tới.
* Cùng bạn chia sẻ kết quả bài làm của mình.
Đáp án 
Bài 1: 1. hơn 2. Quai 3. tiếng 4. Gió 5. gỗ 6. Hoa 7. Vàng 8. Lì 9. thẳng 10. khúc
Bài 2. - Tổ quốc: giang sơn, đất nước, sơn hà, nước non
 -Trẻ em: nhi đồng, trẻ thơ, con nít
 -Nhân hậu: nhân ái, nhân đức, nhân đạo, nhân từ
Bài 3. A Bài 4. B Bài 5. B Bài 6. D
Bài 7. B Bài 8. B Bài 9. C Bài 10. C
IV. Vận dụng trải nghiệm: Chia sẻ bài học với bố mẹ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
....................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1: ĐỊA LÍ
ÔN TẬP 
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ thế giới.
 - Hệ thống được một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên, dân cư, hoạt động kinh tế của các châu lục : châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
 II. Đồ dùng dạy học: - PHT cûa HS . Bản đồ thế giới.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Khởi động: Lớp hát một bài.
-giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
2. Thực hành:
Tiếp tục ôn của tiết trước.
 HĐ 2:( Làm việc nhóm) Đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của các châu lục và một số nước trên thế giới.
 - Tổ chức cho HS làm vào phiếu theo yêu cầu. 
 a, 
Tên nước
Thuộc châu lục
Tên nước
Thuộc châu lục
Trung Quốc
Châu Á
Pháp
Châu Âu
.........
...........
b,
Châu lục
Vị trí
Đặc điểm tự nhiên
Dân cư
Hoạt động kinh tế
Châu Á
............
 - Đại diện các nhóm trình bày . Nhóm khác bổ sung.
 - GV nhận xét, kết luận .
IV. Vận dụng trải nghiệm
 V. Điều chỉnh sau bài dạy:
....................................................................................................................................
 TIẾT 3: LỊCH SỬ
 ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. Yêu cầu cần đạt:
-Học sinh củng cố lại kiến thức về mốc thời gian, sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất
 1945 - 1975: Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước, 
- nay: Xây dựng CNXH trong cả nước.
- Nhớ, thuật lại, lập được bảng thống kê, nêu ý nghĩa các sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ 1945- 1975, 1975 đến nay.
-HS tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước, kính trọng và biết ơn danh nhân lịch sử .
II. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam, bảng thống kê, câu hỏi ôn tập, ô chữ. 
 Học sinh: Ôn tập từ bài 17 đến bài 28. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Khởi động: BVN tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. Em hãy nêu 5 sự kiện LS tiêu biểu nhất của LS nước ta từ 1958 – nay và giai thích tại sao lại chọn 5 sự kiện đó ?
2. Thực hành.
- Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945- 1975 ; 1975 đến nay
+ Hãy nêu các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn từ 1945 đến 1975?
+ Hãy nêu các sự kiện lịch sử tiêu biểu 1975 đến nay?
*Các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu.
+ Kể lại một sự kiện hoặc nhân vật LS trong giai đoạn 1945- 1975 ; 1975 đến nay mà em nhớ nhất? 
+ Nêu ý nghĩa của những sự kiện LS tiêu biểu mà em đã được học?
* Ôn lại các kiến thức lịch sử đã học 
 Các câu hỏi hái hoa:
1- Chiến dịch ĐBP toàn thắng vào thời gian nào? 2. Tên người lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội xông lên diệt thù trong chiến dịch ĐBP? 3. Tên con sông được qui định là giới tuyến tạm thời giữa 2 miền Nam Bắc? 4. Vì sao nổ ra phong trào Đồng Khởi? 5. Nêu ý nghĩa to lớn của đường TS đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước? 6. “Sấm sét đêm giao thừa” diễn ra vào thời gian nào? 
* Củng cố: Trò chơi “Đoán ô chữ”
+ Đường TS còn có tên gọi là gì? (14 ô chữ)
+ Tên 1 tỉnh tiêu biểu cho PT Đồng Khởi? (6 ô chữ)
+ Dinh Độc lập hiện nay được gọi là gì? (13 ô chữ)
 (Đường Hồ Chí Minh; Bến Tre; Dinh Thống Nhất)
IV. Vận dụng trải nghiệm
- Chia sẻ với người thân kết quả bài làm của mình.
 V. Điều chỉnh sau bài dạy:
....................................................................................................................................
Thứ 6 ngày 22 tháng 4 năm 2022 
 TIẾT 1: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Thực hành bốn phép tính: cộng, trừ, nhân, chia.
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Luyện kĩ năng tính, giáo dục tính cẩn thận cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học: bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Khởi động: 
 - HĐTQ tổ chức trò chơi 
- Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học 
 2. Thực hành: 
- Cá nhân đọc các bài tập ở SGK, làm vào vở nháp bài 1,2; làm vào vở bài 3.
* Giao thêm cho những em đã làm xong các bài trên: bài 4 SGK
- GV tưong tác với học sinh về cách giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo.
IV. Vận dụng trải nghiệm
- Chia sẻ với người thân về cách giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
 V. Điều chỉnh sau bài dạy:
....................................................................................................................................
 TIẾT 2: TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI
I. Yêu cầu cần đạt:
- Lập được dàn ý một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK.
- Trình bày miệng được đoạn văn một cách rõ ràng, rành mạch dựa trên dàn ý đã lập.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
-PBT dàn ý
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Khởi động: BVN tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi xì điện để củng cố cấu tạo của bài văn tả người.
- GV nêu bài học và mục tiêu bài học.
2. Khám phá
Bài 1: Lập dàn ý chi tiết cho một trong sốcác đề bài sau:
Đề bài gợi ý:
a. Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp.
b. Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng, ).
c. Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
* Chọn đề bài:
- Cá nhân đọc đề bài gợi ý; chọn một đề bài để viết dàn bài chi tiết cho bài văn. ( chọn đề khác ngoài đề tiết trước đã chọn)
- Nói cho bạn trong nhóm nghe về đề bài mà mình đã chọn.
* Lập dàn ý:
- Cá nhân đọc gợi ý trong SGK (trang 150 - 151) và chia sẻ những nội dung trong phần gợi ý.
- Cá nhân viết dàn bài chi tiết vào vở.
- Chia sẻ với bạn trong nhóm để bổ sung cho đầy đủ. 
Nhóm trưởng thu bài, báo cáo kết quả với cô giáo.
IV. Vận dụng trải nghiệm
	- Về nhà chọn và viết thêm bài văn theo 1 trong 3 đề gợi ý trên.
 V. Điều chỉnh sau bài dạy:
....................................................................................................................................
 TIẾT 3: LUYỆN VIẾ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_29_nam_hoc_2021_2022_moi_nhat.doc