Giáo án Khối 5 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)

Giáo án Khối 5 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)

Buổi 2:

Lịch sử

Bài 10: SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA.

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG (Tiết 2 )

I. MỤC TIÊU:

 Sau bài học, em:

- Biết được 12 ngày đêm cuối năm 1972 , quân Mĩ đã điên cuồng dùng những máy bay tối tân nhất ném bom hòng hủy diệt Hà Nội và một số thành phố lớn ở miền Bắc nhưng quân dân miền Bắc đã làm thất bại âm mưu của chúng bằng trận “ Điện Biên Phủ trên không ” .

- Biết rút ra nhận xét trận “ Điện Biên Phủ trên không ” đã gây cho địch nhiều thiệt hại, tạo thế thắng cho quân ta.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Tài liệu HDH, tranh ảnh tư liệu.

- HS: -Vở thực hành LS&ĐL .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

- Thực hiện HĐCB 3,4,5 và HĐTH 2,3.

*) Lưu ý:

- HĐCB 3 GV hỗ trợ HS tìm hiểuvề âm mưu của Mĩ trong việc dùng không quân hủy diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc năm 1972.

- HĐTH 3 GV hỗ trợ HS trả lời câu hỏi/32.

- Sau HĐTH 3, HS báo cáo.GV và HS nhận xét

- GV chốt lại: Cuối năm 1972, trong 12 ngày đêm quân dân ta đã đánh bại cuộc tấn công hủy diệt của không quân Mĩ lập nên chiến thắng oanh liệt Điện Biên Phủ trên không.

 

doc 15 trang cuongth97 6250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi 1: TUẦN 27
Thứ hai, ngày 18 tháng 3 năm 2019
Chào cờ
Sinh hoạt đầu tuần
________________________________________
Tiếng Việt
Bài 27A: NÉT ĐẸP XƯA VÀ NAY (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc – hiểu bài Tranh làng Hồ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh trong tài liệu HDH
- HS: Vở TH TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2, 3, 4, 5.
*) Lưu ý:
- Sau HĐCB 5 GV chốt nội dung bài : Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc.
 . .
__________________________________________
Toán
Bài 91: VẬN TỐC (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: Em có thể:
- Tính được vận tốc của một chuyển động đều.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 2, 3, 4 và hoạt động ứng dụng.
*) Lưu ý : 
- HĐTH 3 GV lưu ý HS đổi 1phút 20 giây về giây
- Sau HĐTH4 HS báo cáo, GV và HS nhận xét. 
- GV chốt lại kết quả HĐTH 2,3,4.
- GV khắc sâu cách tính vận tốc.
 ...................
................................................................................................................................................................................................................................................
Mĩ thuật
( 2 tiết: GV chuyên dạy )
__________________________________________________________________
Buổi 2:
Lịch sử
Bài 10: SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA. 
CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG (Tiết 2 )
I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học, em:
- Biết được 12 ngày đêm cuối năm 1972 , quân Mĩ đã điên cuồng dùng những máy bay tối tân nhất ném bom hòng hủy diệt Hà Nội và một số thành phố lớn ở miền Bắc nhưng quân dân miền Bắc đã làm thất bại âm mưu của chúng bằng trận “ Điện Biên Phủ trên không ” .
- Biết rút ra nhận xét trận “ Điện Biên Phủ trên không ” đã gây cho địch nhiều thiệt hại, tạo thế thắng cho quân ta.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH, tranh ảnh tư liệu.
- HS: -Vở thực hành LS&ĐL .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện HĐCB 3,4,5 và HĐTH 2,3. 
*) Lưu ý:
- HĐCB 3 GV hỗ trợ HS tìm hiểuvề âm mưu của Mĩ trong việc dùng không quân hủy diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc năm 1972.
- HĐTH 3 GV hỗ trợ HS trả lời câu hỏi/32.
- Sau HĐTH 3, HS báo cáo.GV và HS nhận xét
- GV chốt lại: Cuối năm 1972, trong 12 ngày đêm quân dân ta đã đánh bại cuộc tấn công hủy diệt của không quân Mĩ lập nên chiến thắng oanh liệt Điện Biên Phủ trên không.
 .
__________________________________________________
Địa lí
BÀI 12: CHÂU PHI ( TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
- Mô tả sơ lược vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ châu Phi
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư của châu Phi.
- Đọc đúng tên và vị trí hoang mạc Xa- ha- ra và một số cao nguyên, bồn địa ở châu Phi trên bản đồ( lược đồ).
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở BT. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS thực hiện HĐTH 1, 2, 3
*) Lưu ý:
- HĐTH 1 GV lưu ý HS đọc kĩ các thông tin để chỉ ra câu đúng, câu sai.
- HĐTH 2 GV hướng dẫn hỗ trợ HS nối đặc điểm khí hậu với cảnh thiên nhiên cho phù hợp
- Sau HĐTH 3 HS báo cáo. GV và HS nhận xét.
- GV chốt lại vị trí địa lí, giới hạn, khí hậu, dân cư của châu Phi
 .......................
______________________________________________
Giáo dục đạo đức
Bài 12: EM YÊU HÒA BÌNH (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hàng ngày.
- Yêu hòa bình, tích cực tham gia các HĐ bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.(Không yêu cầu làm bài tập 4)
*) HS nhận thức tốt:
 + Biết được ý nghĩa của hòa bình.
 + Biết trẻ em có quyền được sống HB và có trách nhiệm tham gia các HĐ bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng.
*) GDANQP: Kể được những hoạt động việc làm thể hiện được tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Sách GV.
- HS: SGK, Giấy A4, màu vẽ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động:
- TBVN cho lớp hát Cánh chim hoà bình”
 + Loài chim bồ câu là biểu tượng gì?
- GV giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động thực hành
1. Giới thiệu các hoạt động vì hòa bình
- Việc 1: Hs từng các nhân giới các hoạt động bảo vệ hoà bình.
 + Đi bộ vì hòa bình
 + Lấy chữ kí phản đối chiến tranh 
- Việc 2: TN tổ chức chia sẻ thống nhất ý kiến: Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
2. Vẽ cây hoà bình
- Việc 1: HS vẽ tranh theo nhóm.
- Đại diện từng nhóm giới thiệu về tranh của nhóm mình.
- Việc 2: TBHT gọi 1 số nhóm chia sẻ: Đại diện từng nhóm giới thiệu về tranh của nhóm mình.
3. Triển lãm về chủ đề “ Em yêu hoà bình”
- Việc 1: HS trưng bày sản phẩm
 + Góc tranh vẽ chủ đề về hoà bình.
 + Góc hình ảnh
 + Góc báo trí
 + Góc âm nhạc
- Việc 2: TN cho HS trình bày
 + Thảo luận những việc làm và hoạt động cần làm để giữ gìn hoà bình.
 + Nêu ý nghĩa của các sản phẩm mỗi nhóm đưa ra.
* TBHT tổ chức chia sẻ HĐ 1, 2, 3
* GV chia sẻ hướng dẫn rút ra kết luận: 
- Việc GV kết luận: Tích cực tham gia các hoạt động xây dung hòa bình là thể hiện tình yêu đất nước.
 B. Hoạt động ứng dụng
- Sưu tầm một số bài thơ, bài hát ca ngợi về hòa bình.
 ..
 .
__________________________________________________________
Giáo dục thể chất
Bài 54: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI: CHẠY ĐỔI CHỖ, VỖ TAY NHAU
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân hoặc bất cứ bộ phân nào. 
- Biết cách phát cầu bằng mu bàn chân.
- Học trò chơi: "Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. 
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: trên sân trường, vệ sinh nơi tập sạch, an toàn
- Phương tiện: còi
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. GV giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu mục tiêu
 A. Hoạt động thực hành
1. Khởi động
- Việc 1: Ôn định tổ chức, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
- Việc 2: + Chạy chậm thành, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
 + Ôn bài thể dục phát triển chung
2. Ôn tung cầu bằng đùi
- Việc 1: Ôn tập cá nhân trong thời gian 5 phút
- Việc 2: Luyện tập theo nhóm: Nhóm trưởng cho các bạn tập theo đội hình vòng tròn
- Việc 3: TBHT cho các nhóm lên tập chia sẻ, GV quan sát, giúp đỡ, sửa sai cho học sinh
- Việc 4: GV tổ chức đánh giá, nhận xét, sửa sai
3. Học phát cầu bằng mu bàn chân
- Việc 1: GV làm mẫu, giải thích động tác
- Việc 2: Luyện tập theo nhóm: Nhóm trưởng cho các bạn tập theo đội hình vòng tròn
- Việc 3: TBHT cho tập chia sẻ, GV quan sát, giúp đỡ, sửa sai cho học sinh
- Việc 4: GV tổ chức đánh giá, nhận xét, sửa sai
4. Trò chơi : Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau
- Việc 1: Gv yêu cầu học sinh nêu tên trò chơi, cách chơi và qui định chơi, luật chơi. 
- Việc 2: Các nhóm chơi thử - chơi chính thức.
- Việc 3: Tổ nhận xét, đánh giá cuộc chơi
5. Phần kết thúc 
- Việc 1: TBHT cho lớp tập một số động tác chạy chậm, thả lỏng, hít thở sâu
- Việc 2: GV cùng HS hệ thống bài 
- Việc 3: Nhận xét tiết học
 B. Hoạt động ứng dụng
- Ôn lại động tác đá cầu tại nhà
 .
__________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2019
Tiếng Anh
( 2 tiết: GV chuyên dạy)
Tiếng Việt
Bài 27A: NÉT ĐẸP XƯA VÀ NAY (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ - viết đúng bốn khổ thơ cuối bài Cửa sông.
- Viết hoa đúng tên người, tên địa lí nước ngoài.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2, 3.
*) Lưu ý:
- HĐTH 1 GV giúp HS viết các từ khó: Ê-vơ-rét; Hi-ma-lay-a; Ét-mân Hin-la-ri; Ten-sinh No-rơ-gay
- HĐTH 3 GV khắc sâu cách viết hoa tên riêng các từ trong HĐTH1. 
 ..
_______________________________________________
Toán
Bài 92: QUÃNG ĐƯỜNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Em biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều khi biết thời gian và vận tốc.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH
- HS: VTH Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: BVN cho hát
2. Tìm hiểu mục tiêu
A. Hoạt động cơ bản
1. Chơi trò chơi “Đổi số đo thời gian
- Việc 1: Cá nhân đọc yêu cầu, suy nghĩ tìm ví dụ
- Việc 2:Thay phiên nhau đố trong nhóm
2.Viết tiếp vào chỗ chấm trong bài giải của bài toán 
- Việc 1: Làm việc cá nhân
- Việc 2: Chia sẻ cặp đôi kết quả
- Việc 3: TN tổ chức cho các bạn chia sẻ, chốt đáp án, đơn vị đo
3. Đọc kĩ và nghe thầy cô giáo hướng dẫn
- Việc 1: Đọc nhận xét và trả lời câu hỏi:
 + Nêu tên gọi của các kí hiệu: t, s, v ?
 + Nêu đơn vị đo của t, s, v?
- Việc 2: NT tổ chức cho các bạn chia sẻ 
- Việc 3: TBHT tổ chức cho các nhóm chia sẻ, thống nhất ý kiến
- Việc 4: Chốt cách tính, công thức tính quãng đường, đơn vị đo quãng đường
- Việc 5: HS nêu cách tính và công thức tính
4. Viết tiếp vào chỗ chấm trong bài giải của bài toán 
- Việc 1: Làm việc cá nhân
- Việc 2: Chia sẻ cặp đôi kết quả
- Việc 3: TN tổ chức cho các bạn chia sẻ, chốt đáp án, đơn vị đo
5 Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
- Việc 1: Làm việc cá nhân
- Việc 2: Chia sẻ cặp đôi kết quả
- Việc 3: TN tổ chức cho các bạn chia sẻ, chốt đáp án, đơn vị đo
 B. Hoạt động ứng dụng
1. Sử dụng kiến thức đã học để tính quãng đường từ nhà đến trướng
 .
 ..
____________________________________________________________________
Buổi 1:
Thứ tư , ngày 20 tháng 3 năm 2019
Âm nhạc
( 2 tiết: GV chuyên)
_____________________________________________
Tiếng anh
( 2 tiết: GV chuyên)
__________________________________________________________________
Buổi 2:
Toán
Bài 92: QUÃNG ĐƯỜNG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Em biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều khi biết thời gian và vận tốc.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH, một số đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu..
- HS: Vở BTTH Toán
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 2, 3, 4 và hoạt động ứng dụng.
*) Lưu ý:
- HĐTH 1GV lưu ý có 2 cách đổi ở cột 4
+ Đổi thời gian 40phút = 2/3 giờ
+ Đổi vận tốc: 900km/giờ = 900: 60=15km/phút
- Sau HĐTH 5 HS báo cáo, GV và HS nhận xét. 
- GV chốt lại : cách tính quãng đường đi được của một chuyển động khi biết thời gian và vận tốc.
- GV chốt lại kết quả HĐTH 2, 3, 4
 .
____________________________________________
Khoa học
Bài 29: CÂY CON MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
I.MỤC TIÊU 
 Sau bài học, em:
- Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.
II.CHUẨN BỊ
- GV chuẩn bị: ngọn mía, củ khoai tây, lá sống đời, củ riềng, củ gừng, củ hành, củ tỏi; Thùng giấy, hoặc chậu cây đựng sẵn đất 
- HS: Vở thực hành khoa học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản, thực hành và hoạt động ứng dụng 2
*) Lưu ý:
- Sau HĐTH HS báo cáo. GV và HS nhận xét.
- GV chốt lại: Trong tự nhiên không phải cây nào cũng mọc lên từ hạt mà một số cây có thể mọc từ một số bộ phận của cây mẹ như: thân, rễ, cành , lá...
- Để cây con có thể mọc và phát triển tốt cần có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.
 ....................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________________________
Tin học
( 2 tiết: Gv chuyên ) 
__________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 21 tháng 3 năm 2019
Tiếng Việt
Bài 27A: NÉT ĐẸP XƯA VÀ NAY (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ: Truyền thống.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 4, 5 và hoạt động ứng dụng.
*) Lưu ý:
- HĐTH4 GV giải nghĩa các câu ca dao, tục ngữ
- GV chốt kết quả HĐTH 4,5
- GV giáo dục HS phải biết trân trọng, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
_________________________________________
Tiếng Việt
Bài 27B: ĐẤT NƯỚC MÙA THU (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc- hiểu bài Đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Sách HDH.
- HS: Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản 1, 2, 3 ,4 ,5, 6,7.
*) Lưu ý:
- Sau HĐCB 7HS báo cáo. GVvà HS nhận xét.
- GV cho HS trình bày một phút về nội dung bài: Thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.
____________________________________________
Toán
Bài 93: THỜI GIAN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Em biết tính thời gian của một chuyển động đều khi biết quãng đường đi được và vận tốc.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH Toán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: BVN cho hát
2. Tìm hiểu mục tiêu
A. Hoạt động cơ bản
1. Chơi trò chơi “Đố tìm vân tốc hoặc quãng đường
- Việc 1: Cá nhân đọc yêu cầu, suy nghĩ tìm ví dụ
- Việc 2:Thay phiên nhau đố trong nhóm
2.Viết tiếp vào chỗ chấm trong bài giải của bài toán 
- Việc 1: Làm việc cá nhân
- Việc 2: Chia sẻ cặp đôi kết quả
- Việc 3: TN tổ chức cho các bạn chia sẻ, chốt đáp án, đơn vị đo
3. Đọc kĩ và nghe thầy cô giáo hướng dẫn
- Việc 1: Đọc nhận xét và trả lời câu hỏi:
 + Nêu tên gọi của các kí hiệu: t, s, v ?
 + Nêu đơn vị đo của t, s, v?
- Việc 2: NT tổ chức cho các bạn chia sẻ 
- Việc 3: TBHT tổ chức cho các nhóm chia sẻ, thống nhất ý kiến
- Việc 4: Chốt cách tính, công thức tính thời gian, đơn vị đo thời gian
- Việc 5: HS nêu cách tính và công thức tính
4. Viết tiếp vào chỗ chấm trong bài giải của bài toán 
- Việc 1: Làm việc cá nhân
- Việc 2: Chia sẻ cặp đôi kết quả
- Việc 3: TN tổ chức cho các bạn chia sẻ, chốt đáp án, đơn vị đo
5 Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
- Việc 1: Làm việc cá nhân
- Việc 2: Chia sẻ cặp đôi kết quả
- Việc 3: TN tổ chức cho các bạn chia sẻ, chốt đáp án, đơn vị đo
 B. Hoạt động ứng dụng
1. Sử dụng kiến thức đã học để tính thời gian từ nhà đến trướng
 .
Giáo dục kĩ thuật
Bài 18: LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG(Tiết 1) 
I. MỤC TIÊU:
 HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
- Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.
- HS khéo tay: Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- HS: Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Ban văn nghệ
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
2. Tìm hiểu mục tiêu
	. A. Hoạt động cơ bản
1.Quan sát máy bay trực thăng đã lắp sẵn
- Việc 1: Quan sát mẫu máy bay trực thăng và cho biết:
 + Máy bay trực thăng có mấy bộ phận?
 + Các bộ phận đó là gì?
- Việc 2: Nói cho các bạn biết điều mà mình quan sát được
2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a. Hướng dẫn chọn các chi tiết
- Việc 1: Học sinh tự chọn trong bộ đồ dùng của mìn các chi tiết
- Việc 2: Gọi 1 – 2 học sinh lên bảng chọn từng chi tiết theo bảng SGK và sắp xếp các chi tiết đó vào nắp hộp.
- Việc 3: Lớp nhận xét
b. Lắp từng bộ phận
- Việc 1: HS quan sát hình 2 và cho biết để lắp thân và đuôi máy bay cần chọn những chi tiết nào? Số lượng bao nhiêu?
- Việc 2: GV nêu cách lắp, 1 HS lên lắp thân và đuôi
- Việc 3: 1 HS lên lắp sàn ca bin và các thanh đỡ, GV hướng dẫn 
- Việc 4: GV thao tác các bước lắp cánh quạt cho HS quan sát và làm theo
- Việc 5: GV hướng dẫn lắp 1 càng máy bay. Trong khi lắp GV thao tác chậm các bước cho HS nắm được. HS lắp tiếp càng thứ 2
- Việc 6: Lắp ráp máy bay trục thăng
 + GV hướng dẫn HS lắp thao các bước SGK
 + GV hướng dẫn HS kiểm tra toàn diện sau khi lắp
- Việc 7: Kiểm tra hoạt động của xe ben.
- Việc 8: Hướng dẫn thao từng phần và tháo rời các chi tiết ngược lại với quá trình lắp.
- Việc 9: Gọi 1 - 2 em đọc phần ghi nhớ SGK
B. Hoạt động ứng dụng
- Chia sẻ cách lắp máy bay trực thăng với người thân
- Tìm hiểu lại các bước lắp
 ..................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________________________
Buổi 1:	Thứ sáu, ngày 22 tháng 3 năm 2019
Tiếng Việt
Bài 27B: ĐẤT NƯỚC MÙA THU (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập về cách làm bài văn tả cây cối.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH. 
- HS: Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2.
*) Lưu ý:
- Sau HĐTH 1 GV chốt cho HS cách viết bài văn miêu tả cây cối .
+ Bài văn đủ 3 phần : Mở bài, thân bài , kết bài .
. Mở bài: giới thiệu bao quát về cây sẽ tả 
.Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì phát triển của cây.
. Kết bài: Nêu lợi ích của cây, tình cảm của người tả về cây.
- Khi viết chúng ta cần viết câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa để bài văn sinh động.
 ..................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________________
Tiếng Việt
Bài 27B: ĐẤT NƯỚC MÙA THU (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Kể được một câu chuyện về thầy (cô) giáo của em.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Sách HDH Tiếng Việt 5, các câu chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 3, 4 và hoạt động ứng dụng. 
*) Lưu ý:
- HĐTH 3 yêu cầu HS đọc kĩ các gợi ý (KTDH đọc tích cực)
- GV chốt kể chuyện theo trình tự:
+ Giới thiệu: câu chuyện diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?
+ Thuật lại nội dung câu chuyện
. Câu chuyện bắt đầu như thế nào?
. Diễn biến của câu chuyện ra sao?
 ..
_______________________________________
Toán
Bài 93: THỜI GIAN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Em biết tính thời gian của một chuyển động đều khi biết quãng đường đi được và vận tốc.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH Toán, Phiếu in HĐ1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2, 3, 4, 5.
*) Lưu ý:
- HĐTH 3,5 GV lưu ý HS phải đổi các số đo theo một đơn vị cho thống nhất
- GV hỗ trợ HS HĐTH 4
- Sau HĐCB5 HS báo cáo, GV và HS nhận xét. 
- GV chốt lại kết quả ở HĐTH 1,2,3,4,5.
- GV chốt lại cách tính thời gian đi được của một chuyển động khi biết quãng đường và vận tốc.
_______________________________________
Sinh hoạt lớp
Sơ kết tuần 27
__________________________________________________________________
Buổi 2:
Tiếng Việt
Bài 27C: LIÊN KẾT CÂU BẰNG TỪ NGỮ NỐI (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết và sử dụng được các từ ngữ nối để liên kết các câu trong đoạn văn
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS : Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản 1,2 và hoạt động thực hành 1, 2,3. 
*) Lưu ý:
- HĐCB 2 GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối.
- HĐTH 1GV hỗ trợ HS nêu tác dụng của các từ ngữ in đậm trong đoạn văn.
- Sau HĐTH 3 GV khắc sâu cách liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối.
_________________________________________________
Tiếng Việt
Bài 27C: LIÊN KẾT CÂU BẰNG TỪ NGỮ NỐI (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Viết được bài văn tả cây cối (kiểm tra viết)
II. CHUẨN BỊ:
- GV: SHD.
- HS: Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động thực hành 4 và hoạt động ứng dụng. 
*) Lưu ý:
- HĐTH 4 GV lưu ý HS đọc kĩ đề rồi chọn đề mà mình thích. Đọc kĩ gợi ý để làm bài
Kỹ năng sống
 Bài 53: HẠN CHẾ SỬ DỤNG INTERNET VÀ MẠNG XÃ HỘI
 Bài 54: KĨ NĂNG CHUẨN BỊ VÀ TẶNG QUÀ
 ( Có giáo án in sẵn kèm theo)
 Đại Hưng, ngày 15 / 03 / 2019
 TT kí:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_27_nam_hoc_2018_2019_ban_dep.doc