Giáo án Khối 5 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

Giáo án Khối 5 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

Tập đọc: LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê- ĐÊ

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng các từ ngữ: xét xử, cõng, xác, diều ta quạ mổ, vác không kham,.

+ Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm minh của văn bản.

- Hiểu được các từ mới trong bài: luật tục, Ê- đê, song, co, tang chứng nhân chứng, trả lại đủ giá, bồi thường,.

+ Hiểu nội dung bài: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê- đê xưa; kể được 1 hoặc 2 luật của nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Giáo dục học sinh phải biết sống và làm việc theo pháp luật.

- Góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ đọc, năng lực giao tiếp, năng lực ứng xử,.

II. Đồ dùng: - Sưu tầm một số bộ luật của nước ta.

- Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên.

III. Các hoạt động:

A. Hoạt động cơ bản:

1/ Khởi động:

Việc 1: Ban học tập tổ chức trò chơi: "Ai tài xử lý"

Nội dung: HS xử lý một số tình huống cô giáo đưa ra.

Việc 2: Cả lớp cùng tham gia chơi.

2/Luyện đọc đúng.

-Việc 1: 1 học sinh đọc mẫu toàn bài. Cả lớp theo dõi, đọc thầm.

-Việc 2: Các nhóm luyện đọc cá nhân toàn bài.

 Luyện đọc từ khó đọc: xét xử, cõng, xác, diều ta quạ mổ, vác không kham,.

-Việc 3: Cùng nhau giải nghĩa từ khó, chưa hiểu: luật tục, Ê- đê, song, co, tang chứng nhân chứng, trả lại đủ giá, bồi thường,.

-Việc 4: Cùng nhau thảo luận để chia đoạn, nêu cách đọc cho từng đoạn,.

-Việc 5: Luyện đọc theo nhóm: Mỗi bạn đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài.

-Việc 6: Luyện đọc theo đoạn trước lớp.

3/Tìm hiểu bài.

Việc 1: Cá nhân đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK.

Việc 2: Cá nhân chủ động chia sẻ câu trả lời của mình với các bạn trong nhóm để cùng trao đổi lại và bổ sung. (nếu thiếu).

Việc 3: Nhóm TL, tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo.

Việc 4: HS nêu nội dung chính của bài.

HSCHT: Câu hỏi 1 GV gợi ý thêm: Những người có tội được xử phạt như thế nào?

HSHTT trả lời thêm ý: Vì sao người Ê- đê lại đưa ra một số luật tục như vậy?

 

doc 17 trang cuongth97 4140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ hai ngày 08 tháng 3 năm 2021.
Chào cờ: ĐỌC SÁCH THƯ VIỆN
Câu chuyện: Người mẹ mù một bên mắt
I. Mục tiêu:
- HS nắm được cốt truyện, diễn biến, các nhân vật trong câu chuyện: Người mẹ mù một bên mắt.
- Hiểu được bài học rút ra qua câu chuyện: Mẹ có thể làm tất cả mọi việc vì con. Hãy yêu thương mẹ của mình! Hãy trân trọng những gì mà ta có, để rồi mất đi đừng bao giờ hối tiếc!
- Có kĩ năng trả lời các câu hỏi liên quan đến câu chuyện và kể lại được câu chuyện.
- Giáo dục HS biết yêu quý, trân trọng và tự hào về mẹ của mình. 
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực tư duy tưởng tượng.
- Làm được tấm thiệp tặng mẹ của mình nhân ngày 08/3 và bày tỏ tình cảm của mình bằng những lời chúc ghi ở thiệp.
II. Đồ dùng: - HS: Kéo, giấy, bút, màu vẽ 
- GV: Nội dung câu chuyện. Một số hình ảnh liên quan đến nội dung câu chuyện.
III. Hình thức tổ chức:
*Bước 1:( 5phút) Giáo viên tổ chức trò chơi: Giới thiệu về mẹ của mình qua một câu nói ngắn gọn nhất.
- Lần lượt từng học sinh nối tiếp nhau nói trước lớp.
- Gv nhận xét và giới thiệu câu chuyện: Người mẹ mù một bên mắt.
*Bước 2:( 10phút) Giờ đọc truyện:
+ Trước khi đọc: 
- Giới thiệu câu chuyện.
- Yêu cầu HS quan sát minh họa và hỏi:
+ Bức tranh vẽ gì ? (Người mẹ bồng con và hai tay nâng cao con lên giữa bầu trời bao la) 
+ Trong khi đọc: Giáo viên đọc truyện, dừng lại ở đoạn 1 rồi hỏi:
- Hoàn cảnh của cậu bé thế nào ? (Mồ côi cha, sống lên trong sự bao bọc và tình yêu thương của mẹ)
- Vì sao suốt thời thơ ấu cả khi lớn lên, lúc nào người con cũng ghét người mẹ, không
 bao giờ giới thiệu cho ai gặp mẹ mình cả? (vì người mẹ bị mù một mắt)
GV đọc tiếp . đặt những câu hỏi phù hợp, dự đoán trí tưởng tượng của các em.
+ Sau khi đọc: Giáo viên đặt câu hỏi:
- Khi bị bạn bè trêu chọc, cậu ta đã làm gì? 
- Người mẹ mù thế nào?
- Chuyện gì xảy ra khi anh con trai về dự họp lớp cũ ở quê nhà?
- Người mẹ bị ốm và mất đi, bà đã gửi lại hàng xóm cho anh con trai cái gì?
- Khi đọc xong thư mẹ, anh con trai thế nào?
- Vì sao người mẹ bị mù một mắt? (người mẹ đã lấy một mắt của mình để thay vào con mắt đã bị hỏng một bên do một vụ tai nạn hồi bé)
- Khi biết được sự thât, người con trai đã thế nào?
- Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện ? 
*Bước 3: ( 10 phút) Giờ hoạt động: Yêu cầu HS thảo luận nhóm
- Tìm các động từ chỉ hoạt động của các nhân vật trong câu chuyện ?
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét.
*Bước 4: ( 10 phút) Làm và mang về:
- Làm thiệp tặng mẹ nhân ngày 08/3.
- Trưng bày và giới thiệu sản phẩm của mình. 
*Bước 5: ( 5phút) Đọc theo cặp đôi hoặc đọc riêng:
- Học sinh chọn truyện để đọc cá nhân hoặc đọc theo cặp.
IV. Hoạt động ứng dụng:
- Gv cho hs biết về lịch sử ngày 08/3.
- Về thể hiện tình cảm yêu thương mẹ qua những việc làm thiết thực của bản thân.
-------------˜ { ™-------------
Tập đọc: LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê- ĐÊ
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các từ ngữ: xét xử, cõng, xác, diều ta quạ mổ, vác không kham,...
+ Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm minh của văn bản.
- Hiểu được các từ mới trong bài: luật tục, Ê- đê, song, co, tang chứng nhân chứng, trả lại đủ giá, bồi thường,...
+ Hiểu nội dung bài: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê- đê xưa; kể được 1 hoặc 2 luật của nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Giáo dục học sinh phải biết sống và làm việc theo pháp luật.
- Góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ đọc, năng lực giao tiếp, năng lực ứng xử,...
II. Đồ dùng: - Sưu tầm một số bộ luật của nước ta.
- Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên.
III. Các hoạt động:
A. Hoạt động cơ bản:
1/ Khởi động:
Việc 1: Ban học tập tổ chức trò chơi: "Ai tài xử lý"
Nội dung: HS xử lý một số tình huống cô giáo đưa ra.
Việc 2: Cả lớp cùng tham gia chơi.
2/Luyện đọc đúng.
-Việc 1: 1 học sinh đọc mẫu toàn bài. Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
-Việc 2: Các nhóm luyện đọc cá nhân toàn bài.
 Luyện đọc từ khó đọc: xét xử, cõng, xác, diều ta quạ mổ, vác không kham,...
-Việc 3: Cùng nhau giải nghĩa từ khó, chưa hiểu: luật tục, Ê- đê, song, co, tang chứng nhân chứng, trả lại đủ giá, bồi thường,... 
-Việc 4: Cùng nhau thảo luận để chia đoạn, nêu cách đọc cho từng đoạn,...
-Việc 5: Luyện đọc theo nhóm: Mỗi bạn đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài.
-Việc 6: Luyện đọc theo đoạn trước lớp.
3/Tìm hiểu bài.
Việc 1: Cá nhân đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK. 
Việc 2: Cá nhân chủ động chia sẻ câu trả lời của mình với các bạn trong nhóm để cùng trao đổi lại và bổ sung. (nếu thiếu).
Việc 3: Nhóm TL, tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo.
Việc 4: HS nêu nội dung chính của bài. 
HSCHT: Câu hỏi 1 GV gợi ý thêm: Những người có tội được xử phạt như thế nào?
HSHTT trả lời thêm ý: Vì sao người Ê- đê lại đưa ra một số luật tục như vậy?
B.Hoạt động thực hành: Luyện đọc lại.
- Yêu cầu học sinh chọn một đoạn mà em yêu thích. 
Việc 1: Hoạt động cá nhân: Luyện đọc đoạn.
Việc 2: Hoạt động trong nhóm: Đọc cho nhau nghe, sữa lổi cho nhau (Nếu có)
Việc 3: GV tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Em hãy kể tên một số luật tục của nước ta hiện nay mà em biết? Hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm cùng nghe (Luật giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, Luật Di sản văn hóa,...)
-------------˜ { ™-------------
Toán: Tiết 116. LUYỆN TẬP CHUNG. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán có liên quan có yêu cầu tổng hợp. 
3.Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận và yêu thích học toán cho học sinh.
4. Năng lực: Góp phần phát triển năng lực tự học, hợp tác trong nhóm. 
II. Đồ dùng: Phiếu ghi bài tập vận dụng. 	
III. Các hoạt động:
1/ Khởi động: - HĐTQ tổ chức trò chơi “Chiếc hộp kì diệu?” 
Câu hỏi ở các phiếu trong hộp:
+ Nêu cách tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật.
+ Nêu cách tính diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
+ Nêu cách tính diện tích xung quanh hình lập phương.
+ Nêu cách tính diện tích toàn phần hình lập phương.
+ Nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật.
+ Nêu cách tính thể tích hình lập phương.
2/ Gv giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
A. Hoạt động thực hành.
-Việc 1: Cá nhân đọc các bài ở SGK, làm vào vở nháp bài 2 cột 1; làm vào vở bài 2.
+ HSCHT: hỗ trợ cách tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
+ HSHTT: làm thêm bài 3 SGK.
-Việc 2: Từng cặp đổi vở, chia sẻ kết quả.
-Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp.
-Việc 4: Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo.
B. Hoạt động ứng dụng: 
1/ Bài toán: Người ta đổ cát vào một cái hố hình hộp chữ nhật có chiều dài 50dm, 
chiều rộng 30dm. Phải tính xem phải đổ vào bao nhiêu khối cát ( biết rằng 1m3 gọi tắt là 1 khối) thì đầy cái hố đó.
- Hs làm cá nhân.
- Chia sẻ trong nhóm, trước lớp.
2/ Về nhà vận dụng tính thể tích giúp bố mẹ như: Thùng chứa bao nhiêu khối nước, 
-------------˜ { ™-------------
Địa lí: 	 ÔN TẬP.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Xác định và mô tả được vị trí địa lí, giới hạn, lãnh thổ châu Á, châu Âu trên 
bản đồ.
- Hệ thống hóa các kiến thức đã học về châu Á, châu Âu. So sánh ở mức độ đơn giản để thấy được sự khác biệt giữa hai châu lục.
2. Kĩ năng: Sử dụng bản đồ thành thạo.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức đoàn kết các dân tộc trên thế giới.
4. Năng lực: Góp phần phát triển năng lực giao tiếp, đọc lược đồ, năng lực hợp tác nhóm và giải quyết vấn đề, năng lực tìm tòi, khám phá tự nhiên thế giới.
II. Đồ dùng:- Bản đồ, quả địa cầu. 
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: Ban học tập tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi: “Đố bạn”.
Câu 1: Châu lục nào có diện tích lớn nhất thế giới? (châu Á)
Câu 2: Quốc gia nào có diện tích lớn nhất thế giới? (Liên Bang Nga)
Câu 3: Quốc gia nào có diện tích nhỏ nhất thế giới? (Ý)
2. Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
A. Hoạt động thực hành: Ôn tập.
*HĐ 1: Trò chơi “Đối đáp nhanh”.
- GV chọn 2 đội chơi, mỗi đội gồm 5 HS đứng thành 2 nhóm ở hai bên bảng, giữa bảng treo bản đồ Tự nhiên thế giới.
- GV nêu luật chơi: Thành viên mỗi đội lần lượt đặt các câu hỏi về 1 trong các nội dung vị trí địa lí, giới hạn, lãnh thổ, các dãy núi lớn, các đồng bằng lớn, các con sông lớn của châu Á và châu Âu. Đội còn lại nghe xong câu hỏi nhanh chóng dung bản đồ để trả lời. Nếu đúng được bảo toàn số người chơi, nếu trả lời sai bị loại khỏi trò chơi. Mỗi đội được hỏi 5 câu hỏi. Trò chơi kết thúc khi hết lượt nêu câu hỏi, đội có nhiều thành viên hơn là đội thắng cuộc.
*HĐ 2: So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa châu Á và châu Âu
-Việc 1: Cá nhân HS kẻ bảng như bài 2 trang 115 vào vở và tự làm bài tập.
-Việc 2: Chia sẻ với bạn bên cạnh.
-Việc 3: Trao đổi trong nhóm, thống nhất ý kiến, chia sẻ trước lớp.
HSHTT nêu được điểm khác nhau về văn hóa giữa hai châu lục:
+ Châu Âu: Luôn làm việc đúng giờ, thích làn da nâu khỏe khoắn, ăn nhanh bữa sáng, thích đi bộ, đi xe đạp, chào hỏi, giao tiếp bằng cách hôn lên má...
+ Châu Á: Chào hỏi, thích da trắng, đi lại chủ yếu bằng ô tô, xe máy, bày tỏ tình yêu thương với người thân bằng cử chỉ, hành động, ngại nói thành lời...
B. Hoạt động ứng dụng:
- Cho HS xem video sự khác biệt giữa châu Âu và châu Á để phân biệt một số điểm khác nhau về văn hóa của 2 châu lục. 
- Qua bài học và xem video, em học tập được điều gì? (Học tập phong cách giao tiếp khéo léo của người phương Đông (châu Á), cách làm việc nghiêm túc, đúng giờ của người phương Tây (châu Âu), văn hóa xếp hàng nơi công cộng, văn hóa kính trên ...
-------------˜ { ™-------------
Chính tả: ( Nghe- viết ) NÚI NON HÙNG VĨ.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nghe viết đúng bài chính tả, viết hoa đúng các tên riêng trong bài.
- Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ (bài tập 2).Học sinh khá giỏi giải được câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử.
2. Kĩ năng: Hs viết đúng chính tả, đúng mẫu chữ quy định.
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
4. Năng lực: Góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng 
lực hợp tác.
II. Các hoạt động:
A. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động: Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi. Nhìn hình đoán chữ: 
Các hình ảnh là trên là những danh lam thắng cảnh nào? (Phan- xi- păng, Tam Đảo, Đèo Mây Ô Quy Hồ)
* Giáo viên giới thiệu bài viết: Núi non hùng vĩ.
2. Hướng dẫn nghe - viết:
*HĐ 1: Tìm hiểu nội dung bài thơ.
- Đoạn văn miêu tả vùng đất nào? Cho em biết điều gì ?
Việc 1: Cá nhân tự đọc thầm đoạn viết để trả lời.
Việc 2: Chia sẻ câu trả lời với bạn bên cạnh.
Việc 3: Trao đổi trong nhóm để chốt lại kết quả.
*HĐ 2: Hướng dẫn viết từ khó.
Việc 1: Cá nhân đọc thầm bài và tìm các từ viết khó, hay sai ở trong bài.
( tày đình, hiểm trở, chọc thủng, Phan- xi- păng, Mây Ô Quy Hồ, )
Việc 2: Thảo luận trong nhóm và viết các từ đó ra nháp.
Việc 3: Nhóm trưởng hướng dẫn trong nhóm cách trình bày.
B. Hoạt động thực hành:
Việc 1. Viết chính tả:
- HS nghe cô đọc
- Viết bài vào vở.
Việc 2. Dò bài:
- Cá nhân dò bài của mình.
- Nhóm 2 đổi vở, dò bài lẫn nhau.
Việc 3. Làm bài tập chính tả:	
Bài 2: HS làm bài vào vở.
- Cá nhân đọc yêu cầu và làm vào vở.
- Chia sẻ kết quả bài làm với bạn bên cạnh
- Chia sẻ thống nhất kết quả trong nhóm, báo cáo với cô giáo.
Bài 3: HS làm bài theo nhóm.
- Cá nhân đọc yêu cầu, trao đổi kết quả trong nhóm.
- Đại diện các nhóm ghi kết quả vào phiếu.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
GV chia sẻ thêm: Nói những hiểu biết của mình về các địa danh trong bài.
C. Hoạt động ứng dụng
- HS nêu cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
-------------˜ { ™-------------
Khoa học: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn. Hiểu thế nào là mạch kín, mạch hở.
2. Kĩ năng: Thực hành lắp được mạch điện đơn giản và làm được cái ngắt điện đơn giản .
3. Thái độ: Có ý thức thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
4. Năng lực: Góp phần phát triển năng lực hợp tác nhóm hiệu quả, khám phá tri thức khoa học.
II. Đồ dùng: - Bộ lắp ráp mạch điện.
III. Các hoạt động: 
A. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động: Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp khởi động trò chơi: “Đi chợ”.
2. GV nêu mục tiêu bài học.
A. Hoạt động thực hành:
*HĐ 1: Thực hành lắp mạch điện.
-Việc 1: Cá nhân đọc hướng dẫn ở SGK trang 94.
-Việc 2: Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục Thực hành ở trang 94 SGK.
+ Câu hỏi thực hành: Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng? Giải thích.
 HS lắp mạch để đèn sáng và vẽ lại cách mắc vào giấy.
-Việc 3: Các nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình.
-Việc 4: Báo cáo cô giáo.
-Việc 5: HS đọc mục Bạn cần biết ở trang 94, 95 SGK chỉ cực dương (+), cực âm (-) của pin, chỉ 2 đầu của dây tóc nơi 2 đầu đưa ra ngoài, chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua (hình 4 trang 95).
Hoạt động 2: Thực hành làm cái ngắt điện đơn giản
-Việc 1: Quan sát tranh minh họa T97 cùng với vật thật, mô tả cấu tạo cái ngắt điện theo các câu hỏi sau:
+ Cái ngắt điện được làm bằng vật liệu gì? 
+ Nó ở vị trí nào trong mạch điện?
+ Nó có thể chuyển động như thế nào?
+ Dự đoán tác động của nó lên mạch điện? (khi nó chuyển động)
-Việc 2: Chia sẻ kết quả trong nhóm, báo cáo với GV.
-Việc 3: Thực hành làm cái ngắt điện đơn giản theo nhóm bằng ghim và giấy, hộp nhựa....
-Việc 4: Trình bày kết quả trước lớp.
B. Hoạt động ứng dụng:
- Triển lãm trưng bày mạch điện và công tắc tự làm theo nhóm. 
- Lớp đánh giá và bình chọn nhóm làm đẹp nhất
Thứ ba ngày 09 tháng 3 năm 2021.
Tập đọc: HỘP THƯ MẬT
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các từ ngữ: phóng, gửi gắm, bu-gi, quan sát, hòn đá dẹt, lẫn, bẩy,..
+ Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện được tính cách của nhân vật.
- Hiểu thêm các từ mới trong bài: Chữ V, bu-gi, cần khởi động, động cơ,..
+ Hiểu nội dung: Hiểu được những hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Giáo dục học sinh biết ơn các chiến sĩ công an đã bảo vệ cuộc sống bình yên cho mọi người dân và cho đất nước.
- Góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ đọc hay, đọc diễn cảm.
II. Đồ dùng:- Tranh ảnh về thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ. Phiếu học tập.
III. Các hoạt động:
A. Hoạt động cơ bản:
1/Khởi động.
-Việc 1: Ban học tập tổ chức trò chơi: "Chọn hình"
Nội dung: Học sinh chọn hình và trả lời một số câu hỏi liên quan đến tên bài học.
-Việc 2: Cả lớp cùng tham gia chơi.
2/ Hình thành kiến thức mới.
HĐ1: Luyện đọc đúng.
-Việc 1: 1 học sinh đọc mẫu toàn bài. Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
-Việc 2: Các nhóm luyện đọc cá nhân toàn bài.
 Luyện đọc từ khó đọc: phóng, gửi gắm, bu-gi, quan sát, hòn đá dẹt, lẫn, bẩy,..
-Việc 3: Cùng nhau giải nghĩa từ khó, chưa hiểu: Chữ V, bu-gi, cần khởi động, động cơ,.. 
-Việc 4: Cùng nhau thảo luận để nêu cách đọc từng đoạn.
-Việc 5: Luyện đọc theo nhóm: Mỗi bạn đọc một đoạn nối tiếp nhau đến hết bài.
-Việc 6: Luyện đọc trước lớp.
HĐ2: Tìm hiểu bài.
-Việc 1: Cá nhân đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
-Việc 2: Cá nhân chủ động chia sẻ câu trả lời của mình với các bạn trong nhóm để có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung (nếu thiếu).
-Việc 3: Nhóm TL, tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo.
-Việc 4: HS nêu nội dung chính của bài. 
+HSCHT: Câu hỏi 1 GV gợi ý thêm: Em hiểu hộp thư mật dùng để làm gì? (để chuyển những tin tức bí mật, quan trọng)
+HSHTT: Trả lời thêm câu hỏi: Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?
B. Hoạt động thực hành: Luyện đọc lại.
- Yêu cầu học sinh chọn một đoạn để đọc diễn cảm.
Việc 1: Hoạt động cá nhân: Luyện đọc theo từng đoạn. 
Việc 2: Hoạt động trong nhóm: Đọc cho nhau nghe, sửa lỗi cho nhau (Nếu có)
Việc 3: GV tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp.
C. Hoạt động ứng dụng:
 - Qua bài học này, em học tập được điều gì ở chú Hai Long? Hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm?
- Về chia sẻ với người thân nội dung bài vừa học. 
-------------˜ { ™-------------
Toán: Tiết 117. LUYỆN TẬP CHUNG. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:- Biết tính tỉ số phần trăm của một số , ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
- Biết tính thể tích hình lập phương trong mối quan hề với thể tích của một hình lập phương khác.
2. Kĩ năng: Hs tính toán thành thạo. 
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận và yêu thích học toán cho học sinh.
4. Năng lực: Góp phần phát triển năng lực tự học, hợp tác trong nhóm. 
II. Đồ dùng: Phiếu ghi bài tập vận dụng và nâng cao. 	
III. Các hoạt động:
1/ Khởi động: - HĐTQ tổ chức trò chơi “Ai nhanh, Ai đúng ?” 
Tính nhẩm 37,5% của 150.
2/ Gv giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
A. Hoạt động thực hành:
-Việc 1: Cá nhân đọc các bài tập ở SGK, làm vào vở nháp bài 2 cột 1; làm vào vở bài 2.
+ HSCHT: Gv hỗ trợ thêm về cách tính tỉ số phần trăm và cách tính thể tích hình lập phương.
+ HSHTT: làm thêm bài 3 và bài tập ở phiếu. 
Bài tập nâng cao: Một khúc gỗ dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 2,4m ; chiều rộng 
0,4m ; chiều cao bằng một nửa chiều dài. Biết 1dm3 khối gỗ đó cân nặng 1,5kg. Hỏi cả 
khối gỗ đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
-Việc 2: Từng cặp đổi vở, chia sẻ kết quả.
-Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp.
-Việc 4: Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo.
B. Hoạt động ứng dụng: 
1. Bài toán: Một bể nước dạng hình lập phương có cạnh dài 2 m (đo trong lòng bể). Hiện bể đang chứa nước. Hỏi phải đổ thêm bao nhiêu lít nước để bể đầy nước ?
- Hs làm cá nhân vào vở nháp.
- Chia sẻ trước lớp.
2. Gv nhận xét giờ học.
Thứ tư ngày 10 tháng 3 năm 2021.
Tập làm văn: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Tìm được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); tìm được các hình ảnh 
nhân hóa, so sánh trong bài văn (BT1).
2. Kĩ năng: Viết được đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc theo yêu cầu của BT2.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tự giác làm bài, yêu thích kể chuyện.
4. Năng lực: Góp phần phát triển năng lực: giao tiếp và hợp tác nhóm, tự chủ và tự học, năng lực thực hành, năng lực ngôn ngữ cho học sinh.
II. Đồ dùng: Bảng nhóm, bút lông.
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: BVN tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
- Thi kể nhanh và đúng tên các câu chuyện mà em mà em biết.
2. GV nêu bài học và mục tiêu bài học.
A. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu phía dưới:
a. Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài?
b. Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hóa có trong bài văn?
-Việc 1: Cá nhân đọc thầm bài văn và thực hiện các yêu cầu vào vở bài tập in.
-Việc 2: Cá nhân chia sẻ với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả.
-Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ bài làm trong nhóm, trước lớp.
-Việc 4: Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến và báo cáo kết quả với cô giáo.
- Việc 5: GV tương tác với hs: Bài văn tả đồ vật có cấu tạo 3 phần:
+ Mở bài ( Mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp)
+ Thân bài: Trước hết tả bao quát toàn bộ đồ vật rồi đi vào tả từng bộ phận có đặc điểm nổi bật.
+ Kết bài (Kết bài mở rộng hoặc không mở rộng)
Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em.
-Việc 1: Cá nhân đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
-Việc 2: Cá nhân chia sẻ với bạn bên cạnh để bổ sung cho đầy đủ.
+HSHTT biết sử dụng các từ gợi tả, các hình ảnh so sánh, nhân hóa để bài văn sinh động.
-Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ bài làm trong nhóm. Các bạn trong nhóm 
nhận xét, bổ sung.
-Việc 4: BHT tổ chức cho các nhóm chia sẻ đoạn văn trước lớp. BHT báo cáo kết quả với cô giáo. 
B. Hoạt động ứng dụng:
 - Trong các đồ vật của em, em thích nhất là đồ vật nào? Hãy chia sẻ ý kiến của em về đồ vật đó với các bạn.
- Nhận xét giờ học.
-------------˜ { ™-------------
Toán: Tiết 118. HĐTN: THỰC HÀNH TÍNH THỂ TÍCH CÁC VẬT CÓ 
 DẠNG HÌNH LẬP PHƯƠNG, HÌNH HỘP CHỮ NHẬT. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Vận dụng công thức tính thể tích của hình lập phương, thể tích của hình hộp chữ nhật để tính được thể tích của hình lập phương, thể tích của hình hộp chữ nhật
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính thể tích của hình lập phương và của hình hộp chữ nhật 
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận cho học sinh.
4. Năng lực: Góp phần phát triển năng lực tự học, hợp tác trong nhóm. 
II. Đồ dùng: Các đồ vật có dạng hình lập phương, hình hộp chữ nhật: Viên gạch, hộp phấn, con xúc xắc, hộp quà; phòng học, thước cuộn. 	
III. Các hoạt động:
1/Khởi động: - HĐTQ tổ chức trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng ?”
- Viết công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương.
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
2/ Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
A. Hoạt động thực hành.
-Việc 1: Gv cho hs nhận dạng đồ vật mình mang đến có dạng hình hộp chữ nhật hay hình lập phương.
-Việc 2: Các nhóm tiến hành đo độ dài (chiều dài, chiều rộng, chiều cao) và tính đồ vật mình mang đến. 
+ Gv theo dõi, hỗ trợ các nhóm.
-Việc 3: Các nhóm chia sẻ và tương tác lẫn nhau.
-Việc 4: Gv nhận xét.
B. Hoạt động ứng dụng: 
1/ Gv cùng học sinh đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao phòng học. Yêu cầu hs tính thể tích không chứa bên trong của phòng học.
- Học sinh thực hiện cá nhân.
- Vài hs chia sẻ trước lớp.
2/ Về cùng người thân đo và tính thể tích không khí chứa trong phòng của em để tiết sau chia sẻ với bạn.
-------------˜ { ™-------------
Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: AN NINH – TRẬT TỰ
I. Mục tiêu:	
1. Kiến thức:- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trật tự, an ninh. Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu.
2. Kĩ năng: - Làm được BT1; tìm được một số danh từ và động từ có thể kết hợp với từ an ninh (BT2); hiểu được nghĩa của những từ ngữ đã cho và xếp được vào nhóm thích hợp (BT3); làm được BT4.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, có thái độ học tập tốt. 
4. Năng lực: Góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. Đồ dùng: Bảng phụ.
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: 
- Hãy nêu tên những lực lượng góp phần bảo vệ an ninh trật tự xã hội?
2. Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
A. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Nêu nghĩa của từ an ninh.
-Việc 1: Mỗi bạn tự làm vào vở.
-Việc 2: Chia sẻ với bạn bên cạnh. GV đến từng nhóm tương tác với HS.
-Việc 3: Một số HS chia sẻ trước lớp. GV nhận xét và chốt đáp án đúng.
*Dự kiến: Đáp án đúng là câu b.
Bài 2: Tìm danh từ, động từ kết hợp với từ an ninh
-Việc 1: Cá nhân ghi những từ vừa tìm được vào vở bài tập in.	 (Có thể tra từ điển)
-Việc 2: Nối tiếp nhau mỗi bạn nêu một từ. Cả nhóm lập danh sách các từ tìm được.
-Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm trò chơi “xì điện” chia sẻ trước lớp. 
*Dự kiến:
+ Động từ: bảo vệ an ninh, giữ gìn an ninh, củng cố an ninh, quấy rối an ninh 
+ Danh từ : cơ quan an ninh, lực lượng an ninh, sĩ quan an ninh, xã hội an ninh 
Bài 3: Xếp các từ vào nhóm thích hợp.
-Việc 1: Mỗi bạn tự viết vào vở các từ vào 2 nhóm. GV giải nghĩa : Toà án, xét xử, bảo mật, cảnh giác, thẩm phán.
-Việc 2: Chia sẻ, trao đổi trong nhóm.
-Việc 3: Một số nhóm chia sẻ trước lớp. GV nhận xét, nêu đáp án đúng.
Bài 4: GV hướng dẫn các nhóm phân loại theo nội dung: Từ ngữ chỉ việc làm; Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức; Từ ngữ chỉ người giúp em tự bảo vệ khi không có cha mẹ ở bên .
-Việc 1: Cả nhóm thảo luận và viết vào vở bài tập in.
-Việc 2: Chia sẻ trước lớp. Các nhóm nhận xét, sửa sai.
-Việc 3: GV nhận xét, tuyên dương. 
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ những việc làm có thể giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ không có ở bên.
- Gv nhận xét giờ học.
 Ngày 10/3/2021
..................................................
..................................................
..................................................
..................................................
..................................................
Thứ năm ngày 11 tháng 3 năm 2021.
Toán: Tiết 119. LUYỆN TẬP CHUNG. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận và yêu thích học toán cho học sinh.
4. Năng lực: Góp phần phát triển năng lực tự học, hợp tác trong nhóm. 
II. Đồ dùng: Phiếu ghi bài tập vận dụng. 	
III. Các hoạt động:
1/ Khởi động: - HĐTQ tổ chức trò chơi “ Ai nhanh, Ai đúng?” 
Tính diện tích hình tam giác có đáy là 17cm, chiều cao là 2dm.
2/ Gv giới thiệu bài và mục tiêu bài học.
A. Hoạt động thực hành.
-Việc 1: Cá nhân đọc các bài tập ở SGK, làm vào vở nháp bài 1a; làm vào vở bài 3.
+ HSCHT: nêu công thức tính diện tích hình tam giác, hình tròn.
+ HSHTT: làm thêm bài 1b, bài 2 SGK. 
-Việc 2: Từng cặp đổi vở, chia sẻ kết quả.
-Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp.
-Việc 4: Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo.
B. Hoạt động ứng dụng: 
1/ Bài toán:Một biển báo giao thông có đường kính 40cm. Diện tích hình mũi tên trên biển báo bằng 1/5 diện tích của biển báo đó. Tính diện tích hình mũi tên trên biển bao đó ?
- Hs làm vở nháp.
- Chia sẻ trước lớp.
2/ Về vận dụng tính diện tích con đường nhà em để tiết sau chia sẻ với bạn.
-------------˜ { ™-------------
Luyện từ và câu: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CẶP TỪ HÔ ỨNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Nắm được cách nối các câu ghép bằng cặp từ hô ứng thích hợp (ND Ghi nhớ).
2. Kĩ năng: Hs đặt thành thạo câu ghép có cặp từ hô ứng.
- Làm được BT1, 2 của mục III.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, có thái độ học tập tốt. 
4. Năng lực: Góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. Đồ dùng: Bảng phụ.
III. Các hoạt động:
A. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động: 
- Nhóm trưởng điều khiển bạn ôn lại các kiến thức: Các vế trong câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ chỉ mối quan hệ nào? Nêu ví dụ?
2. Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
3. Ghi nhớ: 
- Cá nhân HS đọc phần ghi nhớ trong SGK, tìm ví dụ chia sẻ trong nhóm.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tìm từ nối các vế trong từng câu ghép
Việc 1: Mỗi bạn tự làm bài vào vở bài tập.
Việc 2: Nhóm trưởng điều khiển bạn chia sẻ ý kiến.
Việc 3: Báo cáo với cô giáo. Nhận xét, chốt bài làm đúng.
*Dự kiến:
Kết quả đúng: a, Chưa- đã; b, vừa - đã; c, càng -càng.
Bài 2: Tìm các cặp từ hô ứng điền vào chỗ trống.
- GV lưu ý: có thể có vài phương án điền cặp từ hô ứng ở một số câu.
Việc 1: Mỗi bạn tự viết vào vở bài tập in.
Việc 2: Cá nhân đọc câu vừa điền trong nhóm. Cả nhóm nhận xét, sửa sai.
Việc 3: Một số HS đọc câu trước lớp. GV nhận xét, tuyên dương. 	
C. Hoạt động ứng dụng:
- Tổ chức thi đua đặt câu câu ghép bằng cặp từ hô ứng. 
- Lớp nhận xét câu bạn đặt.
- Vận dụng vào giao tiếp hằng ngày.
-------------˜ { ™-------------
Khoa học: AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:- Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện
2. Kĩ năng:* Lồng ghép GDKNS:
- Kĩ năng ứng phó, xử lí tình huống (khi có người bị điện giật/ khi dây điện đứt/ )
- Kĩ năng bình luận, đánh giá về việc sử dụng điện (tiết kiệm, tránh lãng phí).
- Kĩ năng ra quyết định và đảm nhận trách nhiệm về việc sử dụng điện tiết kiệm.
3. Thái độ: Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện và sử dụng điện an toàn. 
4. Năng lực: Góp phần phát triển năng lực giao tiếp, tự tin giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm hiệu quả, khám phá tự nhiên, khám phá tri thức khoa học.
II. Đồ dùng: - Hình minh họa SGK phóng to.
III. Các hoạt động: 
A. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động: Ban học tập tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Lịch sự” 
* GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hình thành kiến thức mới.
HĐ 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật.
-Việc 1: Chia sẻ với bạn khi ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện, cho bản thân và cho những người khác.
-Việc 2: Chia sẻ trước lớp các biện pháp phòng tránh bị điện giật.
-GV bổ sung thêm: cầm phích cắm điện bị ẩm ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị giật, không nên chơi nghịch ổ lấy điện dây dẫn điện, bẻ, xoắn dây điện, 
HĐ 2: Một số biện pháp tránh gây hỏng đồ điện. Vai trò của cầu chì và công tơ.
Việc 1: Tìm hiểu số vôn quy định của một số dụng cụ, thiết bị điện ghi trên đó, lắp pin cho môt số đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
Việc 2: Đọc SGK để tìm hiểu lí do cần lắp cầu chì và hoạt động của cầu chì.
Việc 3: HS đọc mục 99/ SGK và thảo luận: Làm thế nào để người ta biết được mỗi hộ gia đình đã dùng hết bao nhiêu điện trong một tháng.
* Lưu ý HS: Khi dây chì bị cháy, thay cầu chì khác, không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng.
- GV chốt lại: Mỗi hộ dùng điện đều có một công tơ điện để đo năng lượng điện đã dùng. Dựa vào đó người ta tính được số tiền điện phải trả.
HĐ 3: Các biện pháp tiết kiệm điện.
-Việc 1: Cá nhân trả lời các câu hỏi:
+ Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm?
+ Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện.
-Việc 2: Chia sẻ trong nhóm, trước lớp.
-Việc 3: Báo cáo với cô giáo.
-GV lưu ý HS: Cần sử dụng điện hợp lí, tránh lãng phí. Chỉ dùng điện khi cần thiết, khi ngưng sử dụng cần phải tắt các thiết bị điện.
B. Hoạt động ứng dụng:
-Em sẽ làm gì để tiết kiệm điện và sử dụng điện một cách an toàn?
(Hưởng ứng giờ Trái Đất, tắt điện, quạt khi ra khỏi phòng, dùng đèn tiết kiệm điện, chỉ sử dụng điều hòa ở gia đình khi thực sự cần thiết, nhắc nhở người thân cùng tiết kiệm điện và sử dụng điện an toàn, không bật tắt điện khi tay bị ướt, không chơi gần các cột điện, vật dụng có điện...)
- Về chia sẻ kiến thức vừa học với người thân và thực hành an toàn, tiết kiệm điện trong cuộc sống.
-------------˜ { ™-------------
Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh; sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ ý; biết và biết trao đổi về nội dung câu chuyện.
2. Kĩ năng: Kể lại được chuyện bằng ngôn ngữ của mình.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_24_nam_hoc_2020_2021_ban_dep.doc