Giáo án Khối 5 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021

Giáo án Khối 5 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021

Tiết 5 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc (tr 146)

I. Mục tiêu:

- Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc (BT1); Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc, đặt được câu chứa một số từ ngữ chứa tiếng phúc (BT2, BT3), xđ được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc (BT4). HS không làm BT3 SGK.

- Biết trao đổi, tranh luận cùng các bạn để có nhận thức đúng về hạnh phúc.

II. Chuẩn bị: - Từ điển Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- Môn TV 5 chúng ta đang học về chủ điểm gì?

- Tên chủ điểm gợi cho em nghĩ đến những việc làm nh¬ư thế nào?

- Em hãy kể một việc làm vì hạnh phúc của con ngư¬ời trong các bài tập đọc em đã học trong chủ điểm này? Vậy em hiểu thế nào là hạnh phúc?

B-Bài mới:

1- GTB: GV nêu mục tiêu, y/c bài.

2- Nội dung:

HĐ1:Hướng dẫn HS luyện tập.

Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS thảo luận nhóm đôi giải nghĩa từ

- Đặt câu có từ hạnh phúc.

-KL hạnh phúc: Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.

Bài 2: Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc.

- Cho HS tra từ điển từ đồng nghĩa để làm bài.

- Gọi HS phát biểu, mỗi HS chỉ cần nêu 1 từ.

- GV ghi nhanh lên bảng.

- Gọi HS đặt câu với các từ vừa tìm được.

Bài 3: Đặt câu với một trong các từ tìm được - GV gợi ý để HS nắm y/c bài.

- Mời 1 HS đặt câu mẫu trước lớp.

- Y/c lớp làm VBT, nêu miệng câu của mình.

- GV + HS nghe, nhận xét.

Bài 4: GV đọc đề bài, y/c HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:

. yếu tố nào quan trọng nhất để tạo nên một gia đình hạnh phúc?

- GV nhận xét chung.

- Vài HS trả lời trước lớp. Cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi giải nghĩa từ hạnh phúc.

- HS đặt câu.

- HS nắm yêu cầu BT.

-HS tra từ điển tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ hạnh phúc. Trình bày kq:

- sung sư¬ớng, may mắn,.

-bất hạnh, khốn khổ, cơ cực,.

- HS nối tiếp đặt câu.

- HS giải thích từ, đặt câu.

- 1 HS đặt câu trước lớp.

- HS nối tiếp nêu:

- HS thảo luận nhóm bàn

- HS nêu ý kiến cá nhân của nhóm mình, giải thích.

 

doc 46 trang cuongth97 06/06/2022 2970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15: Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2020
Tiết 1 CHÀO CỜ
Tiết 2 TOÁN
Luyện tập (tr 72)
I - Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Củng cố quy tắc và rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia STP cho STP.
- Vận dụng giải bài toán tìm x và toán có lời văn. Làm BT1a,b,c, bài 2a; BT3. KKHS hoàn thành phần d bài 1; phần b,c bài 2; bài 4.
- Giáo dục ý thức học tập và phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.
II- Các hoạt động dạy học:
A - Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu quy tắc chia 1 stp cho 1 stp?
+Đặt tính rồi tính: 19,72: 5,8; 12,88:0,25 2HS lên bảng, HS nhận xét.
B - Bài mới:
1 - Giới thiệu bài: 
2- Hướng dẫn giải bài tập 
Bài 1. a,b,c. KKHS hoàn thành cả phần d.
- GV chép 3 phép tính lên bảng, hướng dẫn HS cách thực hiện từng phép tính.
- Cho HS làm việc cá 
- Chữa bài. KKHS chữa phần d.
Bài 2: Y/c HS làm phần a. KKHS hoàn thành cả phần b,c.
- Chép các bài toán lên bảng
- Nhận xét, rút ra kết luận.
* Nêu cách tìm các thành phần chưa biết trong bài?
Bài tập 3:
- Gợi ý cách làm.
- Chữa bài và nhận xét.
- Bài toán thuộc dạng toán cơ bản nào?
- Củng cố bài liên quan đến tỉ lệ.
Bài 4. - GV theo dõi HS làm bài tập.
Xđ số dư phép chia bằng cách dóng theo vị trí của chữ số hàng đơn vị của SBC)
- 2 HS nêu lại quy tắc. 2 HS lên bảng thực hiện tính chia. Lớp làm nháp.
- HS + GV nhận xét, chốt kết quả.
- HS lắng nghe, ghi vở.
- HS đọc và nêu yêu cầu. 
- 3 em lên làm a,b,c.
- Làm việc cá nhân vào vở.
- Lớp chữa bài và nhận xét.
- HS đọc, nêu yêu cầu đề.
- 2 HS lên bảng.
- Nhận xét kết quả của bạn và so sánh bài làm của mình.
a) x = 40 b) x = 3,57 c) x = 14,28
- HS đọc và nêu yêu cầu.
- Làm việc cá nhân vào vở bài tập.
- Chữa bài trên lớp và nhận xét.
- Dạng toán về quan hệ tỉ lệ.
- HS làm việc cá nhân
- Chữa bài trên lớp.
- Nhận xét kết quả- Hs làm bài.
3 - Củng cố - dặn dò: - Nêu lại quy tắc chia một số thập phân cho một stp. 
- Nhắc học sinh về xem lại bài. Chuẩn bị bài tiết sau: Luyện tập chung.
Tiết 3 TẬP ĐỌC
Buôn Chư Lênh đón cô giáo (tr 144)
I - Mục tiêu: 
 - Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù 
hợp nội dung của từng đoạn.
 - Hiểu được ý nghĩa bài văn: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn 
con em được học hành. Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3.
- GD HS có lòng tự hào tinh thần hiếu học của dân tộc mình.
II- Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài đọc SGK. 
III- Các hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: 
 -2 HS đọc thuộc bài thơ Hạt gạo làng ta, trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.
B-Dạy bài mới:
1- GTB: qs tranh và giới thiệu.
2- HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
- HS thực hiện theo y/c của GV. Cả lớp nghe, nêu nhận xét.
- HS quan sát tranh, nghe, ghi vở.
*HĐ1: Luyện đọc: 
- GV đọc toàn bộ bài văn.
- Chia bài làm 4 đoạn:
- HS cả lớp theo dõi, đọc thầm
Luyện đọc từ khó: Buôn Chư Lênh, già Rok, Y Hoa,
+ Đoạn 1: Từ đầu đến dành cho khách quý. 
+Đ2: Tiếp sau khi chém nhát dao.
+Đ 3: từ Già Rok...đến xem cái chữ nào.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- Cần chú ý HS đọc đúng.
- Lần 1: Từng tốp HS nối nhau đọc 4 đoạn, sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi.
- Lần 2: HS đọc theo cặp cả bài, kết hợp giải nghĩa từ, đọc chú giải..
- Kết hợp giải nghĩa các từ + chú giải. 
- HS nêu những từ chưa hiểu.
HĐ2: Tìm hiểu bài
- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm, thảo luận, tìm hiểu nội dung theo câu hỏi SGK.
=> Rút ý 1: Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình.
* ý2: Người Chư Lênh yêu quý “cái chữ”
+ Tình cảm của người Tây Nguyên đối với cô giáo, với “cái chữ” nói lên điều gì?
- GV chốt: nêu nội dung bài tập đọc.
*Chốt: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-HDHS tìm giọng đọc phù hợp với từng đoạn.
- GV y/c HS đánh dấu đoạn 3 trong SGK.
- Chọn đọc diễn cảm đoạn 3. 
- Yêu cầu 3 HS đọc phân vai. 
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày: 
- HS nối tiếp nhau trả lời.
VD: Người Tây Nguyên ham học, ham hiểu biết/ Người Tây Nguyên muốn cho con mình biết cái chữ, học hỏi được nhiều điều lạ, điều hay....
- HS nêu.
- HS luyện đọc đoạn 3.
- Từng tốp đọc phân vai.
- GV cùng HS nhận xét, uốn nắn cho HS.
-HS luyện đọc diễn cảm toàn bài.
-HS bình chọn bạn đọc hay nhất.
HĐ4: Củng cố, dặn dò: - Nêu ý nghĩa của bài?
- Các em đã làm gì để tỏ lòng kính yêu thầy, cô giáo? 
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Về ngôi nhà đang xây... 
Tiết 5 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc (tr 146)
I. Mục tiêu: 
- Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc (BT1); Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc, đặt được câu chứa một số từ ngữ chứa tiếng phúc (BT2, BT3), xđ được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc (BT4). HS không làm BT3 SGK.
- Biết trao đổi, tranh luận cùng các bạn để có nhận thức đúng về hạnh phúc.
II. Chuẩn bị: - Từ điển Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Môn TV 5 chúng ta đang học về chủ điểm gì?
- Tên chủ điểm gợi cho em nghĩ đến những việc làm như thế nào? 
- Em hãy kể một việc làm vì hạnh phúc của con người trong các bài tập đọc em đã học trong chủ điểm này? Vậy em hiểu thế nào là hạnh phúc?
B-Bài mới:
1- GTB: GV nêu mục tiêu, y/c bài.
2- Nội dung:
HĐ1:Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm đôi giải nghĩa từ 
- Đặt câu có từ hạnh phúc.
-KL hạnh phúc: Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
Bài 2: Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc.
- Cho HS tra từ điển từ đồng nghĩa để làm bài.
- Gọi HS phát biểu, mỗi HS chỉ cần nêu 1 từ.
- GV ghi nhanh lên bảng.
- Gọi HS đặt câu với các từ vừa tìm được.
Bài 3: Đặt câu với một trong các từ tìm được - GV gợi ý để HS nắm y/c bài.
- Mời 1 HS đặt câu mẫu trước lớp.
- Y/c lớp làm VBT, nêu miệng câu của mình.
- GV + HS nghe, nhận xét.
Bài 4: GV đọc đề bài, y/c HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
... yếu tố nào quan trọng nhất để tạo nên một gia đình hạnh phúc?
- GV nhận xét chung.
- Vài HS trả lời trước lớp. Cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi giải nghĩa từ hạnh phúc.
- HS đặt câu.
- HS nắm yêu cầu BT.
-HS tra từ điển tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ hạnh phúc. Trình bày kq:
- sung sướng, may mắn,...
-bất hạnh, khốn khổ, cơ cực,.
- HS nối tiếp đặt câu.
- HS giải thích từ, đặt câu.
- 1 HS đặt câu trước lớp.
- HS nối tiếp nêu: 
- HS thảo luận nhóm bàn
- HS nêu ý kiến cá nhân của nhóm mình, giải thích.
3. Củng cố dặn dò: - HS liên hệ luôn có ý thức làm những việc có ích, góp phần tạo nên niềm hạnh phúc của gia đình mình. Chuẩn bị bài: Tổng kết vốn từ.
Tiết 6 	 TOÁN*
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cho HS kĩ năng chia với số thập phân.
 - Làm một số bài tập có liên quan đến phép chia số thập phân.
 - HS có ý thức làm bài. 
II. Các hoạt động dạy học:
1. Lí thuyết (2-3') - GV yêu cầu HS nêu 4 quy tắc chia số thập phân
2. Luyện tập (32-34')
Bài 1 (8-9') Đặt tính rồi tính.
 586 : 42 	 327,46 : 213	 842 : 0,321	 83,2 : 3,17
- GV củng cố các quy tắc chia.
- HS đọc đề bài 
 - HS làm bài cá nhân - HS chữa bài.
Bài 2 (7-8') Tính 
 	( 256,8 - 146,4 ) : 4,8 - 20,06	17,28 : ( 2,92 + 6,68 ) + 12,64.
- GVchốt lời giải đúng và củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
- HS xác định yêu cầu của bài
 - HS tự làm bài - HS chữa bài.
Bài 3 (7-8') Tìm thương và số dư trong mỗi phép chia (phần thập phân của thương chỉ lấy đến 2 chữ số)
	7,6 : 2,4	 3,85 : 5,3 	4,4 : 0,67
- GV chốt lời giải đúng và củng cố cho HS cách xác định số dư.
- HS làm bài cá nhân - 3HS lên bảng
 - HS chữa bài trong nhóm đôi.
3. Củng cố, dặn dò (2-3') - HS nêu quy tắc chia số thập phân
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về ôn lại bài.
Tiết 7 KHOA HỌC
Thủy tinh (tr 60)
I. Mục tiêu:
- Hs biết: Làm thí nghiệm để tìm ra tính chất đặc trưng của thủy tinh.
- Nêu được một số tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh.
- GDBVMT: Giữ vệ sinh môi trường khi sản xuất và khi đã sử dụng đồ dùng
 bằng thủy tinh.
II. Chuẩn bị: - HS: Giấy thí nghiệm, bút dạ, bảng nhóm.
- GV: Cốc bằng thủy tinh, a- xít (dùng giấm ăn), bật lửa, miếng thủy tinh.
- PPDH: Bàn tay nặn bột.
III. Các hoạt động dạy - học:
I.Ổn định: (1 phút)
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
II. Bài mới: (55 phút)
 1. Tình huống xuất phát:
- Em hãy kể tên đồ dùng làm bằng thủy tinh?
- Tổ chức trò chơi “ truyền điện” để HS kể được các đồ dùng làm bằng thủy tinh.
- GV kết luận trò chơi. 
 2. Nêu ý kiến ban đầu của HS:
- Em đã có hiểu biết gì về tính chất của thủy tinh?
 - Yêu cầu HS trình bày quan điểm của các em về vấn đề trên.
- GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu lên bảng. Y/c HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến trên ( chọn ý kiến trùng nhau xếp vào 1 nhóm).
3.Đề xuất câu hỏi:
- Em hãy nêu thắc mắc của mình về tính chất của thủy tinh (có thể cho HS nêu miệng)
 - GV nêu: với những câu hỏi các em đặt ra, cô chốt lại một số câu hỏi sau (đính bảng):
- Thủy tinh có cháy không?
- Thủy tinh có bị gỉ không?
- Thủy tinh có bị a- xít ăn mòn không?
- Thủy tinh có phải là vật trong suốt không?
- Thủy tinh có dễ vỡ không?
- Dựa vào câu hỏi em hãy dự đoán kết quả và ghi vào phiếu học tập (em dự đoán).
4. Đề xuất các TN nghiên cứu:
+ Để kiểm tra kết quả dự đoán của mình các em phải làm thế nào?
+ Các em đã đưa ra nhiều cách làm để kiểm tra kết quả, nhưng cách làm thí nghiệm là phù hợp nhất.
 - Tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất thí nghiệm nghiên cứu
- Phát đồ dùng thí nghiệm cho các nhóm.
- GV quan sát các nhóm.
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi thí nghiệm:
- Em hãy trình bày cách làm thí nghiệm để kiểm tra xem: Thủy tinh có bị cháy không?
- GV thực hành lại thí nghiệm, chốt sau mỗi câu trả lời của HS “Thủy tinh không cháy”
- Tương tự:
- Em hãy giải thích cách làm thí nghiệm để biết: Thủy tinh có bị a - xít ăn mòn không?
* Thủy tinh không bị axit ăn mòn
- Em hãy giải thích cách làm thí nghiệm để biết: Thủy tinh có trong suốt không?
* Thủy tinh trong suốt
- Thủy tinh có dễ vỡ không?
* Thủy tinh rất dễ vỡ
+ Sau mỗi lần đại diện nhóm trình bày thí nghiệm, GV có thể hỏi thêm: Có nhóm nào làm thí nghiệm khác như thế mà kết quả cũng giống như nhóm bạn không?
 5. Kết luận kiến thức mới:
- Qua thí nghiệm em rút ra KL gì?
- Yêu cầu HS làm phiếu cá nhân, thảo luận nhóm 4, ghi vào bảng nhóm
 - GV hướng dẫn HS so sánh kết quả thí nghiệm với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 có gì khác nhau.
* Lưu ý: GV chỉ nhận xét nhóm nào trùng, nhóm nào không trùng ý kiến ban đầu; không nhận xét đúng, sai.
* GVKL, rút ra bài học, đính bảng:
- Thuỷ tinh thường trong suốt, không gỉ,cứng nhưng dễ vỡ. Thuỷ tinh không cháy, không hút ẩm và không bị a xít ăn mòn
 III. Củng cố:
- Thuỷ tinh có ứng dụng gì trong cuộc sống?
- Chúng ta có những cách bảo quản nào để đồ dùng thủy tinh không bị vỡ?
- Thủy tinh được lấy từ đâu?
- Ta cần làm gì để có nguồn nguyên liệu sử dụng lâu dài?
- Khi sản xuất thủy tinh, các nhà máy cần chú ý điều gì để BVMT?
- Chuẩn bị bài: Cao su
- Hát
- Chuẩn bị dụng cụ học tập
-HS tham gia chơi.
- HS làm việc cá nhân: ghi vào phiếu học tập ( Điều em nghĩ) những hiểu biết ban đầu của mình về tính chất của thủy tinh.
- HS làm việc nhóm 4, tập hợp các ý kiến vào bảng nhóm
- Các nhóm đính bảng nhóm lên bảng lớp rồi cử đại diện nhóm trình bày.
 - HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến.
- HS tự đặt câu hỏi vào phiếu học tập:
HS có thể nêu: Thủy tinh có bị cháy không? Thủy tinh có bị gỉ không? Thủy tinh có dễ vỡ không? Thủy tinh có bị a- xít ăn mòn không?
- Lần lượt HS nêu câu hỏi
- 1 HS đọc lại các câu hỏi
- HS làm cá nhân vào phiếu (ghi dự đoán kết quả vào phiếu học tập).
- Nhóm thảo luận ghi vào bảng nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét.
-HS đề xuất các cách làm để kiểm tra kết quả dự đoán(VD: Thí nghiệm, mô hình, tranh vẽ, quan sát, trải nghiệm...,) 
- HS thảo luận nhóm 4, đề xuất các thí nghiệm.
- Các nhóm HS nhận đồ dùng thí nghiệm, tự thực hiện thí nghiệm, quan sát và rút ra kết luận từ thí nghiệm (HS điền vào phiếu học tập/mục 4)
- Đại diện nhóm trình bày:
- Lần lượt các nhóm lên làm lại thí nghiệm trước lớp và nêu kết luận
- Các nhóm khác nêu TN của nhóm mình ( nếu khác nhóm bạn).
 - HS nhúng miếng thủy tinh và lọ giấm ăn. KL: Thủy tinh không bị a - xít ăn mòn.
 - Dùng cốc thủy tinh, đổ nước, đá, ..., soi đèn qua cốc, ... KL: Thủy tinh trong suốt.
 - Thả nhẹ miếng thủy tinh xuống đất. KL: Thủy tinh rất dễ vỡ.
 - HS có thể trình bày thí nghiệm nếu thí nghiệm cho kết quả khác các nhóm khác.
 - HS làm việc theo y/c của GV.
 - HS nêu cá nhân
 -Vài HS đọc KL của GV, lớp ghi vào vở.
-Làm đồ dùng:Li, bình hoa, chén, .
 -cần tránh va chạm với những vật rắn, để nơi chắc chắn , 
-....Cát
 - Khai thác hợp lí
- Phải xử lí chất thải hợp lí không thải ra sông, suối, 
Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2020
Tiết 5 TOÁN 
 Luyện tập chung (tr 72)
I- Mục tiêu:
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân.
- So sánh các số thập phân; vận dụng để tìm x và làm được các BT1( a,b); BT2 
(cột 1); BT4 (a,c). KKHS làm được đầy đủ cả 4 BT1 d, 2 cột 2, 3, 4 (b,d).
- GDHS có sự cẩn thận trong học tập.
II- Các hoạt động dạy học: 
A- Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:
Tính: 4,3 (3- 2,1) - 2,68
- GV nhận xét.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: KKHS làm phần c.
- HS đọc đề bài, chữa bài.
-Nêu cách chuyển PSTP thành STP?
Bài 2: - Hs nêu yêu cầu 
-Để so sánh chúng ta phải làm gì?
- GV yêu cầu HS làm.
 -Nhận xét và chữa bài.
Bài 3: - Cho HS đọc đề bài toán.
- Cho hs yêu cầu của bài 
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, kết luận kết quả đúng.
Bài 4: KKHS làm phần b, d.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
-Cho HS nhận xét bài làm của bạn 
*Nêu cách tìm tp chưa biết?
HS lên bảng làm bài. 
HS dưới lớp làm vở nháp.
- HS nghe 
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS thực hiện. HS nêu cách làm.
- HS nêu yêu cầu: So sánh các phân số.
- chuyển hỗn số thành stp rồi so sánh.
- HS cả lớp làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm.
- HS đọc thầm bài toán.
- HS nêu: 
- HS cả lớp làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
-HS cả lớp làm bài vào vở, 2HS lên bảng làm bài a, c.
-1HS nhận xét, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến thống nhất bài làm đúng.
3- Củng cố - dặn dò: - HS nhắc lại các kiến thức cần nhớ qua bài học.
- GV tổng kết tiết học và dặn HS chuẩn bị trước bài mới: Luyện tập chung.
Tiết 6	 TIẾNG VIỆT*
Luyện tập
I. Mục tiêu - Giúp HS :
- Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức đã học về: danh từ, đt, tính từ, qht, đại từ.
- HS biết vận dụng kiến thức đã học làm các bài tập.
- HS có thói quen sử dụng từ loại đã học để viết văn.
II. Chuẩn bị : BP
III.Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra (3-4') - Nêu khái niệm danh từ, động từ, tính từ? Cho ví dụ?
B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài (1-2’) - GV giới thiệu nội dung tiết học
2. Hướng dẫn luyện tập (28-30’)
Bài 1. Tìm các danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ có trong đoạn văn sau.
 Xuân đi học qua cánh đồng làng. Trời mây xám xịt, mưa ngâu rả rích. Đó đây có bóng người đi thăm ruộng hoặc be bờ. Xuân rón rén bước trên con đường lầy lội.
- GV gọi HS đọc đề bài - xác định đề
-GV chốt bài làm đúng và củng cố kiến thức về danh từ, động từ, tính từ, QHT.
- HS làm bài cá nhân
- HS chữa bài
Bài 2: Tìm quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống: với, hoặc, mà, của.
a) Đây là em tôi và bạn nó.
b) Chiều nay sáng mai sẽ có.
c) Nói .không làm.
d) Hai bạn như hình bóng, không rời nhau một bước.
- GV gọi HS đọc đề bài - xác định đề
- GV chốt bài làm đúng và củng cố kiến thức về QHT.
- HS làm bài cá nhân
- HS chữa bài
Bài 3 : Xếp các từ được gạch dưới trong đoạn văn sau vào bảng phân loại
Ánh đèn từ muôn ngàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sáng đài truyền hình thành phố có vẻ bị hạ thấp và kéo lại gần . Mặt trời đang chầm chậm lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.
Động từ
Tính từ
Quan hệ từ
- GV gọi HS đọc đề bài - xác định đề
- GV chốt bài làm đúng và củng cố kiến thức về ĐT, TT, QHT.
- HS làm bài cá nhân
- HS chữa bài
3. Củng cố, dặn dò (1-2') : - 3 HS nêu lại khái niệm: danh từ, động từ, tính từ
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về ôn lại bài.
Tiết 7	 KĨ THUẬT
Cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản ( tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 HS cần phải:
 - Biết cách cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản
 - Cắt, khâu, thêu trang trí được túi xách tay đơn giản.
 - Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay và khả năng sáng tạo.Hs yêu thích, tự hào với sản phẩm do mình làm được.
II. Chuẩn bị; - Một số mẫu thêu đơn giản.
 - Mẫu thêu túi xách tay bằng vải có hình thêu trang trí ở mặt túi.
 - Một mảnh vải trắng hoặc mầu kích thước 30cm x 40cm .
 - Kim khâu,kim thêu, chỉ khâu chỉ thêu, khung thêu cầm tay.
III. Các hoạt động dạy - học
A.Kiểm tra bài cũ
- Nêu vật liệu và dụng cụ cần dùng?
- HS nhận xét. GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS thực hành
- GV KT sản phẩm HS đo, cắt ở giờ học trước.
- GV nhận xét.
+ Em hãy nêu tên các mũi thêu đã học ở lớp 4?
+ Em sẽ thêu hình thêu trên vải = mũi thêu nào?
- GV nêu thời gian thực hành, yêu cầu sản phẩm
- yêu cầu HS thực hành thêu trang trí trên vải. 
- GV quan sát uốn nắn HS còn lúng túng.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, kq thực hành của HS.
- Dặn dò HS chuẩn bị tiết sau tiếp tục thực hành. 
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS nêu
- HS lắng nghe.
- HS thực hành thêu trang trí theo nhóm.
- HS lắng nghe.
Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2020
Tiết 1 TẬP ĐỌC
Về ngôi nhà đang xây (tr 148)
I- Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới trên đất nước ta. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 ); KKHS trả lời câu 4, đọc diễn cảm được bài thơ với giọng vui, tự hào.
- GDHS có sự tin tưởng vào tiềm năng và sự phát triển của đất nước.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc toàn bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo +TLCH
- Nhận xét HS đọc.
B- Bài mới: 
1.GTB: Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh.
2- Hướng dẫn luyện đọc:
- Đọc toàn bài. 
- HS nối tiếp nhau đọc toàn bài thơ. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS,HD đọc để hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong bài trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm.
3- Tìm hiểu bài:
HS đọc thầm khổ thơ 1, 2, TLCH 1+ 2. 
=>Ý 1: Hình ảnh đẹp, sống động của ngôi nhà đang xây.
HS đọc khổ thơ 3,4 và TLCH:
+ Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta? (KKHS trả lời)
=>Ý 2: Sự đổi mới hàng ngày trên đn ta
- Bài thơ cho em biết điều gì? 
- GV ghi bảng nội dung chính của bài.
4- Đọc diễn cảm:
- HS đọc toàn bài, tìm cách đọc hay.
- Tổ chứcHS đọc diễn cảm khổ thơ 1, 2:
+ GV đọc mẫu.(Treo BP)
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc hay.
III- Củng cố - dặn dò:
- Nội dung bài?
- 2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài và lần lượt trả lời câu hỏi.
- Tranh vẽ các bạn nhỏ đang đi học qua một công trình đang xây dựng.
- 1 HS đọc.
- HS đọc bài theo trình tự:
+HS1:Chiều đi học... vôi gạch.
+HS2: Bầy chim... . với trời xanh.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài. 
- HS nêu các chi tiết: 
+ Cuộc sống xây dựng trên đất nước ta rất náo nhiệt, khẩn trương.
-HSTL, HS khác nhận xét, bổ sung.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, trao đổi tìm giọng đọc.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- HS lắng nghe.
- Khuyến khích HS HTL bài thơ và chuẩn bị bài: Thầy thuốc như mẹ hiền.
Tiết 2 TOÁN
Luyện tập chung (tr 73)
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện các phép tính với STP và vận dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành các phép tính có liên quan đến số thập phân. Thực hiện BT 1a,b,c; BT 2cột 1; BT3. KKHS thực hiện các BT
- Giáo dục ý thức học tập và phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A - Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau: Tìm x
a) 9,5 x = 47,4 + 24,8
b) x: 8,4 = 47,04 - 29,75
- GV chữa bài, nhận xét.
B. Bài mới
1 - Giới thiệu bài: 
2 – Hướng dẫn giải bài tập 
Bài 1: a, b, c, d*: Đặt tính rồi tính:
- Gv chép 4 phép tính lên bảng.
- Cho học sinh làm việc cá nhân vào vở sau đó chữa bài trên bảng.
* Nêu cách chia STP cho STN; STN cho STN thương tìm được là STP; chia STP cho STP; STN cho STP?
Bài 2: Tính:
a. ( 128,4 - 73,2 ): 2,4 -18,32; 
b*. 8,64: ( 1,46 + 3,34 ) + 6,32; 
- GV hỏi HS về thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 3:
- Giáo viên gọi HS đọc đề bài.
- Gợi ý cách làm.
- Nhận xét chung kết quả.
* Nêu cách giải?
Bài 4 (KKHS): Tìm X:
- Gợi ý cách làm.
- Nhận xét kết quả của học sinh.
* Nêu cách tìm SBT, SH, TS 
- 2 HS thực hiện trên bảng, lớp làm giấy nháp.
- Cả lớp cùng GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- HS lắng nghe, ghi vở.
- Học sinh đọc và nêu yêu cầu.
- Làm việc cá nhân vào vở nháp. 
- HS có thể thực hiện cả bài
- HS lên bảng trình bày kết quả.
- Lớp chữa bài và nhận xét.
a.7,83; b.13,8; c.25,3; d. 0,48
- Học sinh đọc, nêu yêu cầu đề.
- Làm việc theo nhóm đôi.
- Đại diện chữa bài trên lớp. HS có thể thực hiện cả bài
- Nhận xét bài làm trên bảng.
- Giải thích cách làm.
- Học sinh đọc và nêu yêu cầu.
- Tóm tắt bài toán.
- Làm việc theo nhóm bàn.
- Trình bày kết quả trước lớp.
- Nhận xét kết quả.
- Học sinh đọc và nêu cách tìm thành phần chưa biết, làm việc cá nhân.
- Chữa bài trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
C - Củng cố – dặn dò: - Các dạng toán có lời văn đã học?
- Chuẩn bị bài sau: Tỉ số phần trăm.
Tiết 3 	 LỊCH SỬ
Chiến thắng Biên giới thu- đông 1950
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết.
- HS kể lại một số sự kiện về chiến dịch Biên giới.
- Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu.
- HS khâm phục tấm gương anh hùng La Văn Cầu.
* Giảm tải: Không yêu cầu HS trình bày diễn biến, chỉ kể lại một số sự kiện về chiến dịch Biên Giới.
II. Chuẩn bị: Bản đồ Hành chính Việt Nam ( để chỉ biên giới Việt - Trung).
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ : - Thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích gì?
- Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Việt Bắc?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Làm việc cả lớp.
 - GV treo bản đồ Hành chính Việt Nam yêu cầu xác định biên giới Việt- Trung.
- GV nhận xét.
- GV cho HS xác định trên lược đồ những điểm địch đóng quân để khoá biên giới tại Đường số 4.
- GV nhận xét giải thích thêm: Cụm cứ điểm .
- Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ ra sao?
HĐ2: Làm việc theo nhóm:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi.
- Để đối phó với âm mưu của địch, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định như thế nào? Quyết định ấy thể hiện điều gì?
- Chiến thắng Biên giới thu- đông 1950 có tác động ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
- GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV kết luận.
HĐ3: Làm việc theo nhóm.
- GV chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận theo gợi ý sau:
+ Nêu điểm khác chủ yếu nhất của chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947 với chiến dịch Biên giới thu- đông 1950.
+ Tấm gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu thể hiện tinh thần gì?
+ Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới gợi cho em suy nghĩ gì?
+ Quan sát hình ảnh tù binh Pháp bị bắt trong chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 em có suy nghĩ gì?
- GV nhận xét kết luận.
- Kể lại 1 số sự kiện về chiến dịch Biên giới?
=> Nêu tác dụng của chiến dịch Biên giới?	
- HS xác định biên giới Việt- Trung trên bản đồ, sau đó xác định những điểm địch đóng quân để khoá biến giới tại Đường số 4.
- HS cần trả lời: Cuộc kháng chiến của ta sẽ bị cô lập dẫn đến thất bại.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS làm việc theo nhóm 6-7 người.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- HS trả lời.
- HS đọc phần tóm tắt.
- HS trả lời.
- HS* trả lời
C. Củng cố- Dặn dò : - Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu đông năm 1950.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về học theo bài học.
Tiết 4 TẬP LÀM VĂN
Luyện tập tả người (tả hoạt động - tr 150)
I. Mục tiêu: 
- Xác định được các đoạn của một bài văn tả người, nội dung của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động trong đoạn (BT1).
- Viết được đoạn văn tả hoạt động của một người thể hiện khả năng qs, diễn đạt (B2)
- GDHS có kĩ năng qs và chọn lọc các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của từng nhân vật.
II. Các hoạt động dạy- học:
A- Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc lại biên bản một cuộc họp lớp (chi đội).
B- Dạy bài mới:
1. GTB: GV nêu mục tiêu, y/c giờ học.
2. Các hoạt động chính:
- 2 HS lên bảng đọc bài, lớp nhận xét.
- HS lắng nghe, ghi tên bài vào vở.
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1: Đọc bài văn Công nhân sửa đường và TLCH trong SGK.
- Gọi HS đọc nội dung BT 1.
- Cho HS phát biểu ý kiến.
*GV chốt ý đúng; ghi bảng.
- Bài văn có 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Tả bác Tâm vá đường
+Đ2: Tả kết quả LĐ của bác Tâm.
+ Đoạn 3: Tả bác Tâm đứng trước mảng đường đã vá xong.
- Khi tả hoạt động của một người ta cần chú ý điều gì?
*KL: Qs cần tập trung vào những hđ nổi bật, những chi tiết đặc sắc giúp thể hiện tính nết của người đó.
Bài tập 2: Viết đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV hướng dẫn HS cách viết:
+ Người đó có thể là người thân trong gia đình, là cô giáo, bạn bè, ca sĩ,...
+ Em cần tả hđ của người đó qua nội dung một công việc cụ thể. VD: tả mẹ lúc nấu cơm, bố đọc báo, bạn nhảy dây, ca sĩ đang hát,...
- GV chữa bài, nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm, trao đổi cùng bạn để trả lời các câu hỏi.
- HS nối tiếp trả lời.
- Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm: 
+ Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất khéo những viên đá...
+ Bác đập búa đều đều, hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.
+ Bác đứng lên vươn vai mấy cái liền.
- HS nêu: Cần qs tỉ mỉ, chọn lọc những hoạt động nổi bật, những chi tiết đặc sắc.
- HS nhắc lại những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm.
- HS nắm yêu cầu BT.
- Một số HS giới thiệu về người các em sẽ chọn tả. 
- HS viết và trình bày đoạn viết.
 VD: Trang đón lấy sợi dây từ tay Bích. Hai tay nắm chặt hai đầu dây, nó bắt đầu nhảy. Chiếc dây quay nhanh dần theo nhịp nhảy. Chúng em chăm chú nhìn và đếm. Đôi chân của Trang nhấc lên đặt xuống nhịp nhàng, thoăn thoắt. Không một lần vướng dây, không một lần lỗi nhịp. Đôi môi đỏ thắm, đôi mắt sáng ngời, đôi má ửng hồng, trông Trang thật đáng yêu. Trán Trang đã lấm tấm mồ hôi nhưng nụ cười không tắt trên môi.
VD: Đoạn văn tả hoạt động của người HS:
 Chị Lan đang ngồi học bài. Mặc dù đã là học sinh giỏi nhưng chị ấy rất chăm học. Chị ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế, không cúi sát xuống bàn, ngay cả động tác cầm bút của Chị ấy cũng rất chuẩn. Khi học chị hết sức tập trung. Vằng trán cao suy nghĩ có lúc hơi nhíu lại vẻ suy nghĩ bài tập, mắt căng tròn nhìn xuống vở không chớp. Tay phải cầm bút nháp lia lịa,tay trái lúc giữ vở, lúc cầm tờ giấy nháp trông thật linh hoạt, có lúc chị mỉm cười gật gật rồi lại cặm cụi công việc.....
C. Củng cố- dặn dò: - Cách tả hoạt động của người?
- Dặn dò HS chuẩn bị bài: Luyện tập tả người hoạt động.
Thứ năm ngày 17 tháng 12 năm 2020
Tiết 1 	 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tổng kết vốn từ
I. Mục tiêu:
- HS nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè theo yêu cầu của BT1, BT2. Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT 3 ( trọn 3 trong số 5 ý a, b, c, d, e)
- Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4.
- HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra (5’) - Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : HĐ1. Giới thiệu bài 1-2’
HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập 32’
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài. 
- GV tổ chức cho HS làm bài vào VBT.
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
- 1 HS đọc.
- HS làm vở bài tập; 2 HS chũa bài.
- HS nhận xét, bổ sung.
Bài 2. - Bài yêu cầu gì?
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi.
- Gọi HS đọc các tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè.
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc.
- 2 HS cùng trao đổi thảo luận.
- HS nêu ý kiến.
- HS nhận xét bổ sung.
Bài 3. Nêu yêu cầu?
- Tổ chức cho HS thi tìm từ tiếp sức cho nhóm.
- Tổng kết cuộc thi. Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ và đúng.
- Yêu cầu HS giải thích nghĩa 1 số từ vừa tìm được. GV giải thích bổ sung nghĩa.
Bài 4. - Gọi HS đọc yêu cầu nội dung của bài.
- HS làm bài cá nhân vào VBT; 2 HS làm bài ở BP.
- 1 HS nêu.
- Thi tìm từ tiếp sức theo hướng dẫn.
- Tiếp nối nhau nêu từ, giải thích.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài cá nhân; 2 hs làm bài BP
- HS trình bày bài làm.
- GV nhận xét, đánh giá.
- 2 HS* trình bày. HS nhận xét.
- 2- 4 HS khác đọc bài.
3. Củng cố, dặn dò. 
- GV hệ thống lại một số từ ngữ chính trong từng chủ điểm.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3	 TOÁN
 Tỉ số phần trăm (Tr 73)
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
- Bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm.
- Biết viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm.
- HS hoàn thành bài 1; bài 2.
- Hiểu ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm.
II. Chuẩn bị: Hình vẽ như SGK- Tr 73.
III. Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra : HS lên bảng chữa bài 3 tr.73. Nêu cách tính giá trị của biểu thức.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : HĐ1. Giới thiệu bài 1-2’
HĐ2. Giới thiệu khái niệm tỉ số phần trăm.
* VD1: - GV nêu ví dụ.
- GV vẽ hình lên bảng, giới thiệu.
- GV yêu cầu HS tìm tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa.
- GV nêu: Tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa là 1/4 viết là 25%, đọc : hai mươi lăm phần trăm.
- Ta n

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_15_nam_hoc_2020_2021.doc