Giáo án Khối 5 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021

Giáo án Khối 5 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021

Tiết 2 TOÁN

Luyện tập

I. Mục tiêu

- Biết tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.

- Biết so sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.

- Vận dụng làm được bài 1; bài 2 (a,b); bài 3 (cột 1); bài 4. Những phần còn lại khuyến khích HS hoàn thành bài trước làm.

II. Hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ

* Trưởng ban học tập điều hành: Cho 2 bạn lên bảng làm, dưới lớp làm nháp:

Tính: 36,258 + 45,96 + 11,56 25,36 + 246 + 0,38

- Chữa bài, nhận xét

2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài

2.2. Luyên tâp (Tr.52)

*Bài 1: Tính

->Củng cố: Quy tắc cộng các STP, cách đặt dấu phẩy của các số hạng và của tổng.

*Bài 2:Tính bằng cách thuận tiện nhất:

4,68 +6,03+ 3,97 6,9 +8,4 +3,1 + 0,2

 . .

->Củng cố: Việc sử dụng các tính chất của phép tính để tính nhanh

*Bài 3: Điền dấu thích hợp:

 3,6 + 5,8 8,9 7,56 4,2 +3,4 .

->Củng cố: Phương pháp so sánh 2 số thập phân

*Bài 4: Ngày 1: 28,4 m

 Ngày 2 hơn ngày 1: 2,2 m ? m

 Ngày 3 hơn ngày 2: 1,5 m

- Chữa bài - Nhận xét

->Củng cố: Cách cộng nhiều số thập phân -Đọc đề bài và xác định yêu cầu

- Làm bài vào vở

- 2 học sinh lên bảng làm

- Đọc đề bài và nêu yêu cầu

- Làm bài vào vở

- Chữa bài - nêu rõ tính chất áp dụng

- Đọc và nêu yêu cầu của đề bài

- Làm bài vào vở

- Nêu cách làm

- Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã cho và yếu tố cần tìm

- Tóm tắt (bằng sơ đồ)

- Làm bài vào vở

3. Củng cố, dặn dò: - Cách tính tổng của nhiều stp và các tính chất của nó.

- Nhận xét giờ học. Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau: Trừ hai số thập phân.

 

doc 33 trang cuongth97 4270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11: Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2020
Tiết 1 CHÀO CỜ
_______________________________________
Tiết 2 TOÁN
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Biết so sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
- Vận dụng làm được bài 1; bài 2 (a,b); bài 3 (cột 1); bài 4. Những phần còn lại khuyến khích HS hoàn thành bài trước làm.
II. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
* Trưởng ban học tập điều hành: Cho 2 bạn lên bảng làm, dưới lớp làm nháp: 
Tính: 36,258 + 45,96 + 11,56 25,36 + 246 + 0,38
- Chữa bài, nhận xét
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Luyên tâp (Tr.52)
*Bài 1: Tính
->Củng cố: Quy tắc cộng các STP, cách đặt dấu phẩy của các số hạng và của tổng.
*Bài 2:Tính bằng cách thuận tiện nhất:
4,68 +6,03+ 3,97 6,9 +8,4 +3,1 + 0,2
 ... ...
->Củng cố: Việc sử dụng các tính chất của phép tính để tính nhanh
*Bài 3: Điền dấu thích hợp: 
 3,6 + 5,8 8,9 7,56 4,2 +3,4 ...
->Củng cố: Phương pháp so sánh 2 số thập phân
*Bài 4: Ngày 1: 28,4 m
 Ngày 2 hơn ngày 1: 2,2 m ? m
 Ngày 3 hơn ngày 2: 1,5 m
- Chữa bài - Nhận xét 
->Củng cố: Cách cộng nhiều số thập phân
-Đọc đề bài và xác định yêu cầu 
Làm bài vào vở 
2 học sinh lên bảng làm
Đọc đề bài và nêu yêu cầu 
Làm bài vào vở 
Chữa bài - nêu rõ tính chất áp dụng
Đọc và nêu yêu cầu của đề bài
Làm bài vào vở
Nêu cách làm
Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã cho và yếu tố cần tìm
Tóm tắt (bằng sơ đồ) 
Làm bài vào vở 
3. Củng cố, dặn dò: - Cách tính tổng của nhiều stp và các tính chất của nó.
- Nhận xét giờ học. Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau: Trừ hai số thập phân.
Tiết 3 TẬP ĐỌC
Chuyện một khu vườn nhỏ
I. Mục tiêu
- Đọc diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (ông).
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
II. Chuẩn bị : - GV: Tranh minh hoạ bài đọc; bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài:
* Giới thiệu tranh minh hoạ chủ điểm Giữ lấy màu xanh và gtb
2.2. Luyện đọc
Chia bài làm 3 đoạn:
 + đoạn 1: câu đầu
 + đ2: tiếp đến “ không phải là vườn”
 + đoạn 3: còn lại. 
Kết hợp sửa phát âm (lá nâu, sà xuống cành lựu, líu ríu,...), giải nghĩa từ (săm soi, cầu viện
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
- 1 HS đọc cả bài 
- Đọc nối tiếp theo đoạn
- Luyện đọc theo cặp 
- 1 HS đọc cả bài 
2.3. Tìm hiểu bài
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm
- GV kết luận các câu trả lời.
- Bổ sung +Bạn Thu chưa vui điều gì?
+ Em có nhận xét gì về hai ông cháu?
-> Ý 1: Hai ông cháu bé Thu rất yêu thiên nhiên, cây cối, 
-> Ý 2: Con người biết yêu thiên nhiên thì MT sẽ trong lành và tốt đẹp hơn
- Hãy nêu nội dung chính của bài
- HS đọc thầm, trao đổi nhóm đôi, trả lời từng câu hỏi trong sgk/103
- 1 HS lên điều khiển lớp trao đổi về những câu hỏi của bài
+ Vì Hằng bảo ban công nhà Thu không phải là vườn
+Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu và muốn mọi người luôn làm đẹp MTxq mình
2.4. Luyện đọc diễn cảm và HTL
- Yêu cầu HS đọc và tìm cách đọc hay
- Tổ chức HS đọc diễn cảm đoạn 3:
 + Treo bảng phụ
 + Đọc mẫu
- Tổ chức cho HS đọc phân vai.
- 3HS đọc nối tiếp theo đoạn 
- Theo dõi GV đọc mẫu và tìm các từ cần nhấn giọng, chỗ ngắt giọng
 - Luyện đọc theo cặp 
- 3-5 HS thi đọc đọc diễn cảm
- 2 nhóm HS đọc phân vai
3. Củng cố, dặn dò: - Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?
- Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau: Luyện đọc những bài tập đọc đã học.
Tiết 5 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Đại từ xưng hô
I. Mục tiêu
- Nắm được khái niệm đại từ xưng hô.
- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn ( BT1 mục III), bước đầu biết sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong một văn bản ngắn; chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào ô trống ( BT2).
- Vận dụng tốt trong giao tiếp hàng ngày.
II. Chuẩn bị : - GV: Bảng phụ viết sẵn BT 1,2/106
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: - Đại từ là gì? Lấy ví dụ minh họa.
2. Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài:
2.2.Hình thành khái niệm
*Bài 1/104 
- Đoạn văn có những nhân vật nào?
- Các nhân vật làm gì?
- Những từ nào được in đậm trong đoạn văn trên?
- Những từ đó dùng để làm gì?
- Những từ nào chỉ người nghe?
- Từ nào chỉ người, vật được nhắc tới?
-> Những từ chị, chúng tôi, ta, các ngươi, chúng trong đoạn văn trên gọi là các đại từ xưng hô
- Thế nào là đại từ xưng hô?
* Bài 2
- HS đọc lại lời của cơm và chị Hơ Bia.
- Cách xưng hô của mỗi nhân vật thể hiện thái độ của người nói như thế nào?
- GV kết luận
* Bài 3
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp
- Nhận xét các cách xưng hô đúng
- GV kL về việc lựa chọn từ xưng hô
2.3.Ghi nhớ
2.4. Luyện tập
* Bài 1/106: Treo bảng phụ.
- Gợi ý: đọc kĩ đoạn văn,gạch chân các từ xưng hô; đọc kĩ lời nhân vật có đại từ xưng hô để thấy được thái độ , tình cảm của mỗi nhân vật.
- GV gạch chân các đại từ trong đoạn văn
- Nhận xét , kết luận lời giải đúng.
 * Bài 2 ( bảng phụ)
- Đoạn văn có những nhân vật nào?
- Nội dung đoạn văn là gì?
- HS đọc yc và nội dung BT
- Các nhân vật:Hơ Bia, cơm, thóc gạo
- Cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau, thóc
 gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng
- Chị, chúng tôi, ta, các ngươi, chúng
- Để thay thế cho Hơ Bia, thóc gạo, cơm
- Chị, các ngươi
- Chúng
- HS trả lời theo ý hiểu.
- HS đọc yêu cầu 
- HS đọc
- Cách xưng hô của cơm rất lịch sự, 
cách xưng hô của Hơ Bia thô lỗ, coi 
thường người khác
- HS làm việc nhóm đôi
- Phát biểu ý kiến, bổ sung.
HS đọc phần Ghi nhớ
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm việc nhóm đôi, ghi từ tìm được ra giấy nháp
- phát biểu ý kiến
- HS đọc yêu cầu 
- Bồ Chao, Bồ Các, Tu Hú, các bạn 
- 1 HS làm trên BP, lớp làm VBT
- Giải thích vì sao chọn các từ đó 
3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại phần Ghi nhớ.
- Nhấn mạnh sự cần thiết của việc lựa chọn, sử dụng đại từ xưng hô chính xác, 
phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. Chuẩn bị bài sau: Quan hệ từ.
Tiết 6 ĐẠO ĐỨC
Thực hành kĩ năng giữa kì I
I. Mục tiêu
- Củng cố lại kến thức đã học trong 5 tuần .
- Học sinh xử lí một số tình huống .
- Giáo dục HS có ý thức tốt, nhân cách tốt .
II. Chuẩn bị: - GV : Một số tình huống , bài tập thực hành ,
III. Hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài:
2.Nội dung:
* Ôn kiến thức thông qua bài thực hành 
+Bài 1: Hãy nêu cách ứng xử cần thiết trong mỗi tình huống dưới đây :
- Em nhìn thấy một bạn HS lớp dưới vứt rác ra đường .
- Em thấy mấy HS lớp dưới đánh nhau .
- Trên đường đi học , em thấy một em bé bị ngã .
+Bài 2 : Em hãy nêu một việc làm có trách nhiệm của em .
+Bài 3 : Em hãy bày tỏ thái độ của mình về mỗi ý kiến dưới đây :
 ( tán thành , không tán thành , phân vân )
- Trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè .
- Bạn bè tốt phải biết giúp đỡ, nói ra khuyết điểm cho nhau .
- Bạn bè phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ .
HS nêu cách ứng xử
HS nêu
Bày tỏ thái độ
3. Củng cố, dặn dò: - Nhấn mạnh ND bài.
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau: Kính già yêu trẻ
Tiết 7 KHOA HỌC
Ôn tập: Con người và sức khoẻ (tiếp)
I. Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về: 
+ Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì
+ Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV/ AIDS.
II. Chuẩn bị. - GV: Phiếu học tập cá nhân. 
III. Hoạt động dạy- học
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung:
2.1.Hoạt động 3:Trò chơi: Ô chữ kì diệu
- GV đưa ra ô chữ ( gồm 15 ô hàng ngang và 1 ô chữ 
hình chữ S ), phổ biến luật chơi.
- Cho HS chơi trò chơi, nhận xét
- Nội dung ô chữ:
1.Nhờ có quá trình này mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì, kế tiếp?
2.Đây là biểu trưng của nữ giới, do cơ quan sinh dục tạo ra.
3.Từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu “ . dậy thì vào khoảng từ 10 đến 15 tuổi là:
4.Hiện tượng xuất hiện ở con gái khi đến tuổi dậy thì
5.Đây là giai đoạn con người vào khoảng từ 20 đến 60 hoặc 65 tuổi 
15. Giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên
=> ô chữ hàng dọc: Sức khỏe là vốn quý
2.2. Hoạt động 4: Nhà tuyên truyền giỏi
- GV cho HS lựa chọn vẽ tranh cổ động, tuyên truyền theo một trong các đề tài sau:
1.Vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện
2.Vận động phòng tránh xâm hại trẻ em
3.Vận động nói không với ma túy, rượu, bia, thuốc lá.
4.Vận động phòng tránh HIV/ AIDS
5.Vận động thực hiện an toàn giao thông.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
HS nắm luật chơi
HS chơi trò chơi giải ô chữ:
1.Sinh sản
2.Trứng
3. Con gái
4. Kinh nguyệt
5. Trưởng thành
 .
15.Tuổi dậy thì
HS lựa chọn đề tài vẽ tranh cổ động, tuyên truyền theo nhóm
Các nhómtrình bày trước lớp
3.Củng cố dặn dò: - Nhấn mạnh ND bài.
- Nhận xét giờ học. Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau: Tre, mây, song 
Thứ ba ngày 17 tháng 11 năm 2020
Tiết 5 TOÁN
Trừ hai số thập phân
I. Mục tiêu
- Biết trừ hai số thập phân, vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế.
- Vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế. HS làm được bài1(a,b), bài2(a,b), bài 3. Những phần còn lại khuyến khích HS hoàn thành bài trước làm.
II. Chuẩn bị : - GV: Bảng phụ ghi quy tắc trừ hai stp
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách cộng hai số thập phân?
- Tính : 3,65 + 0,8 ; 89,6 + 0,95 ; 3,48 + 64,1
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Lí thuyết
a) Hướng dẫn HS tự tìm cách thực hiện phép trừ hai số thập phân
+ Ví dụ 1: 
 Đường gấp khúc ABC = 4,29 m
 AB = 1,84m
 BC = ? m
->Chốt lại: 3 bước khi thực hiện phép tính: - Đặt tính./ Thực hiện trừ
 - Đặt dấu phẩy ở hiệu
+ Ví dụ 2: 45,8 -19,26 = ?
->Khắc sâu : Bước 1 và 3.
b) Quy tắc : SGK - 53
 ( Treo bảng phụ)
- Hoạt động nhóm đôi, thảo luận: 
Tìm cách thực hiện phép trừ
Từ kết quả nêu cách trừ hai STP
Báo cáo - Các nhóm nhận xét và bổ sung
HS nhắc lại.
Tính vào vở nháp
1 học sinh lên bảng - Chữa bài
- Rút ra quy tắc 
- Nhắc lại quy tắc và lấy VD
2.3. Luyện tập (54)
* Bài 1: Tính
->Củng cố: Quy tắc trừ hai số thập phân
*Bài 2: Đặt tính rồi tính
 72,1 - 30,04 ; 5,12 - 0,68 ; 69 -7,85
->Củng cố: Nhấn mạnh bước đặt tính: các dấu phẩy của SBT và STphải thẳng cột
*Bài 3: Thùng đựng : 28,75 kg
 Lấy: -Lần 1 : 10,5 kg
 - Lần 2 : 8 kg
 Còn : ? kg
- Chữa bài - Nhận xét 
-> Củng cố: Các cách giải bài toán
Làm bảng con
2 học sinh lên bảng 
Đọc đề bài và xác định yêu cầu 
Làm bài vào vở - Chữa bài
Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã cho và yếu tố cần tìm. 
Làm bài vào vở
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại quy tắc trừ hai số thập phân. (Liên hệ với cách cộng stp)
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Tiết 6 TẬP LÀM VĂN
Trả bài văn tả cảnh
I. Mục tiêu
- Biết rút kinh nghiệm bài văn (bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ); nhận biết và sửa chữa lỗi trong bài. 
-Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. 
II. Chuẩn bị : - GV: Bảng phụ ghi sẵn những lỗi phổ biến của HS cần sửa.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
2. Nội dung:
* Nhận xét về kết quả bài làm của HS
- HS đọc lại đề bài, nêu yêu cầu trọng tâm của đề.
-GV nêu những ưu điểm, hạn chế trong bài làm hs:
+Ưu điểm: ...
 ..
+Hạn chế: .
GV đưa ra bp đã viết các lỗi phổ biến, yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi và tìm cách sửa lỗi
-Trả bài cho HS.
*Hướng dẫn chữa bài
- Gọi HS đọc yêu cầu 1
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
- GV cho HS thảo luận nhóm các câu hỏi ghi trên bp
 + Bài văn tả cảnh nên tả theo trình tự nào là hợp lí nhất?
 + Mở bài theo kiểu nào để hấp dẫn người đọc?
+ Thân bài cần tả những gì?
 + Câu văn nên viết thế nào để sinh động, gần gũi?
+ Phần kết bài nên viết như thế nào để cảnh vật luôn in đậm trong tâm trí người đọc?
- Đọc cho HS nghe một số đoạn văn hay của HS.
- Yêu cầu HS chọn một đoạn văn trong bài của mình để viết lại cho hay hơn (đoạn tả cảnh ở phần thân bài hoặc viết lại mở bài, kết bài theo kiểu khác)
 .
 .
 .
 .
 ..
 ..
- HS đọc lời nhận xét của GV, phát hiện thêm lỗi trong bài của mình, sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để soát lại việc sửa lỗi.
- Các nhóm phát biểu ý kiến, rút ra kinh nghiệm viết bài văn tả cảnh
- HS đọc yêu cầu 2
- Một số HS đọc đoạn văn đã viết lại, lớp nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò - Ghi nhớ cách làm bài văn miêu tả.
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập làm đơn.
Tiết 7	 KĨ THUẬT
Thêu dấu nhân (Tiết 1)
I. Mục tiêu : HS cần phải:
 - Biết cách thêu dấu nhân
 - Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kỹ thuật, đúng qui trình.
 - Yêu thích , tự hào với sản phẩm mình làm được.
 II. Chuẩn bị: + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 35x35cm
+ Kim khâu , len (hoặc sợi khác màu vải), phấn màu, bút màu, thước kẻ, kéo, 
khung thêu.
- Mẫu thêu dấu nhân được thêu bằng len, sợi được thêu trên vải hoặc các tờ bìa khác màu. Kích thước mũi thêu khoảng 3-4 cm.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của HS.
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài.
2. Hoạt động1:Quan sát nhận xét mẫu:
- GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân. 
-GV: Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành các mũi thêu giống như dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa hai đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu. 
- Thêu dấu nhân được ứng dụng để thêu trang trí hoặc thêu chữ trên các sản phẩm may mặc như váy, áo, vỏ gối, khăn ăn, khăn trải bàn.
+ So sánh đặc điểm của thêu dấu nhân với thêu chữ V.
 +Nêu nhận xét về đặc điểm của đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái đường thêu.
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
- Hướng dẫn đọc nội dung mục 2 SGK 
+ Nêu các bước thêu dấu nhân?
- Hướng dẫn vạch dấu thêu dấu nhân.
+ So sánh sự giống và khác nhau của thêu dấu nhân và thêu chữ V?
- HD thao tác bắt đầu thêu, thêu mũi thứ nhất, thứ hai. Khi hướng dẫn GV lưu ý:
+ Các mũi thêu được luân phiên thực hiện trên 2 đường kẻ cách đều
+ Khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ 2 dài gấp đôi khoảng cách lên kim và xuống kim ở đường dấu thứ nhất.
+ Sau khi lên kim cần rút chỉ từ từ, chặt vừa phải để mũi thêu không bị dúm
-HS lên thực hiện thao tác các mũi thêu tiếp theo.
- GV qs và uốn nắn những thao tác chưa đúng.
-HDhsqs h5 (sgk) và nêu cách kết thúc đường thêu dấu nhân
- HD nhanh lần thứ hai toàn bộ thao tác thêu dấu nhân
( thêu 2-3 mũi thêu).
4.Hoạt động 3 : Thực hành
- Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS và tổ chức cho HS tập thâu dấu nhân trên giấy kẻ ô ly
- HS qs, lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- So sánh đặc điểm mẫu thêu dấu nhân với mẫu thêu chữ V.
- HS nêu.
- HS đọc nội dung.
- HS nêu.
- 1 HS lên bảng vạch dấu. HS khác quan sát, so sánh thêu chữ V với thêu dấu nhân.
- HSqs và lắng nghe.
- HS đọc mục 2a và quan sát hình 3 SGK.
- HS đọc mục 2b,2c và quan sát 4a,4b,4c,4d (SGK) để nêu cách thêu mũi dấu nhân thứ nhất, thứ hai..
-HS lên thực hiện
HS nêu cách thêu dấu nhân và nhận xét.
- HS thực hành
3. Củng cố, dặn dò : - Đọc lại ghi nhớ SGK.
- GV hệ thống bài học, nhận xét giờ học, nhắc nhở Hs CB tiết thực hành sau.
Thứ tư ngày 18 tháng 11 năm 2020
Tiết 1	 TẬP ĐỌC
Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu :
- Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
- Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
- HS tự giác khi làm bài. Giảm tải : Không dạy bài : Tiếng vọng.
II. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài 
2. Đề bài: Em hãy tả một cảnh đẹp ở địa phương em.
- Yêu cầu HS đọc đề, xác định yêu cầu của đề.
- Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- Yêu cầu HS dựa vào dàn ý đã lập ở tuần 8 để viết bài.
- GV theo dõi.
- GV thu bài về chấm.
- HS đọc và xác định yêu cầu của đề.
- HS nêu.
- HS làm bài.
3. Củng cố dặn dò : - Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về hoàn chỉnh bài và chuẩn bị bài tuần 11.
Tiết 2 TOÁN
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết trừ hai số thập phân; Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ các số thập phân; Cách trừ một số cho một tổng.
- Vận dụng làm được bài 1; bài 2 (a,c); bài 4a. Những phần còn lại khuyến khích HS làm bài xong trước làm.
II. Chuẩn bị : - GV: Bảng phụ ghi BT 4 (54)
III. Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: - Lấy VD về cộng, trừ các số thập phân.
2. Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài:
2.2.Luyện tâp(54)	
*Bài 1: Đặt tính rồi tính:
->Củng cố: Cách trừ hai số thập phân
*Bài 2: Tìm x:
 x + 4,32 = 8,67 x- 3,64 = 5,86 
6,85 + x = 10,29 7,9 - x = 2,5
->Củng cố: Cách tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ.
*Bài 3: 
 Quả 1 : 4,8 kg
 Quả 2 nhẹ hơn : 1,2 kg 
Quả 3 : ? kg 
14,5 kg
->Chữa bài - Nhận xét 
*Bài 4 (bảng phụ)
a)Tính rồi so sánh giá trị của:
 a - b - c và a - ( b + c )
->Chốt lại: Tính chất trừ một số cho một tổng
b)Tính bằng 2 cách
 8,3 - 1,4 - 3,6 18,64 - ( 6,24 + 10,5)
- > Củng cố: ứng dụng của tính chất một số trừ đi một tổng để tính hợp lí. 
- Đọc đề bài và xác định yêu cầu 
Làm bài vào vở nháp 
Từng học sinh lên bảng 
- Nêu đầu bài
 HS xác định thành phần cần tìm và cách tìm.
Làm bài vào vở nháp 
HS lên bảng chữa bài
- Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã cho và yếu tố cần tìm. 
Làm bài vào vở 
- Hoạt động nhóm đôi: Tính và so sánh kết 
quả à Rút ra nhận xét - Báo cáo 
Làm bài vào vở nháp
2 học sinh lên bảng 
3. Củng cố, dặn dò:
- Cách cộng, trừ hai số thập phân và tính chất của phép tính.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
Tiết 3 LỊCH SỬ
Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ
 (1858-1945)
I. Mục tiêu
+ Nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945:
- Năm 1858: thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
- Nửa cuối thế kỉ XIX : phong trào chống Pháp của Trương Định và pt Cần vương.
- Đầu thế kỉ XX : phong trào Đông du của Phan Bội Châu.
- Ngày 3-2-1930: Đẳng Cộng sản Việt Nam ra đời.
- Ngày 19-8-1945: khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
- Ngày 2-9-1945: Chủ tịch HCM đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nước VNDCCH ra đời.
II. Chuẩn bị : - HS: cờ đủ dùng cho các nhóm.
- GV : Bảng thống kê
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi 1, 2 SGK, trang 23.
- Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong ngày 2-9-1945?
->Nx và hỏi: Từ khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta đến CM tháng Tám 1945, nhân dân ta tập trung thực hiện những nhiệm vụ gì? 
2. Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài:
2.2.HĐ 1: Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến 1945. 
- Hướng dẫn HS báo cáo kết quả chuẩn bị. 
- Hỏi để giúp HS ghi nhớ kiến thức về từng sự kiện:
+ Ngày 1-9-1858 xảy ra sự kiện lịch sử gì?
+ Nội dung cơ bản của sự kiện lịch sử đó?
+ Sự kiện tiêu biểu tiếp theo sự kiện Pháp nổ súng xâm lược nước ta là gì? Thời gian xảy ra và nội dung cơ bản của sự kiện đó?....
+ ý nghĩa của các sự kiện lịch sử đó?
+ Nêu được một số nhân vật lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn này?
->Kết luận các ý chính và hoàn thành bảng thống kê theo các thời điểm sau: 1/9/1858; 1858-1864; 1859-1864; 5/7/1885; 1905-1908; 5/6/1911; 3/2/1930; 1930-1931; 8/1945; 2/9/1945. 
- Đọc bảng thống kê đã chuẩn bị theo yêu cầu của tiết trước. 
- Đại diện trình bày và lớp nhận xét, bổ sung.
2.3. HĐ2: Chơi trò chơi: Ai nhanh hơn. 
- Hướng dẫn HS chơi trò chơi: 
+ GV phổ biến luật chơi: Phổ biến cách chơi và thanh điểm cho mỗi câu trả lời, nội dung thưởng và phạt điểm.
+ Nội dung câu hỏi: 
+ Tên của Bình Tây đại Nguyên Soái?
+ Phong trào yêu nước do Phan Bội Châu tổ chức ở đầu thế kỉ XX?
+ Bác Hồ có những tên gọi nào?
+ Một trong hai tỉnh nổ ra phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh?
+ Cuộc cách mạng mùa thu của dân tộc ta diễn ra vào thời gian nào?
+ Theo lệnh của triều đình thì Trương Định phải về đâu để nhận chức Lãnh binh?
+ Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường nào?
+ Giai cấp xuất hiện ở đất nước ta khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ.
+ Nơi diễn ra hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?
+ Cách mạng thánh Tám thành công đã giúp nhân dân ta thoát khỏi ách người này?
+ Người chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn là ai?
+ Người lập ra Hội Duy Tân?
+ Buổi lễ kết thúc ra sao?
- Nhận xét và tuyên dương các đội. 
->Kết thúc hoạt động 2.
- HS nghe và tuyển chọn thành 3 đội chơi theo hướng dẫn của GV. 
+ Thảo luận và đại diện HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- Trả lời câu hỏi.
3. Củng cố, dặn dò. - Nhấn mạnh ND bài.
- Chuẩn bị bài sau: Vượt qua tình thế hiểm nghèo
Tiết 4 CHÍNH TẢ
Nghe-viết: Luật Bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu
- Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn bản luật.
- Làm được bài tập chính tả phân biệt âm đầu l/n
- Có ý thức đọc, viết đúng chính tả.
- GDBVTNMT biển và hải đảo: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của HS với 
bảo vệ môi trường nói chung, môi trường biển đảo nói riêng.
II. Chuẩn bị : GV: Bảng phụ	
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn HS viết chính tả 
- Gọi HS đọc đoạn luật
- Điều 3, khoản 3 trong Luật bảo vệ môi trường có nội dung là gì?
- Em đã làm gì để bảo vệ môi trường ở lớp, ở nhà?
- Tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả?
- đọc cho HS viết chính tả.
Lưu ý HS chỉ xuống dòng ở tên điều khoản và khái niệm “Hoạt động môi trường” đặt trong ngoặc kép.
- Soát lỗi, chấm bài.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
- Nói về hoạt động bảo vệ môi trường, giải thích thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường
- VD: môi trường, suy thoái, trong lành, sự cố,...
- HS luyện đọc và viết các từ tìm được
- HS viết vào vở.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2a
Tổ chức cho HS bắt thăm cặp tiếng chứa âm đầu l/n và thi viết các từ ngữ có tiếng đó.
 *Bài 3a
Tổ chức cho HS thi tìm nhanh các từ láy âm đầu l/n.
Gv viết các từ HS tìm được lên bảng
- HS xác định yêu cầu của bài tập
- HS lần lượt bốc thăm, mở phiếu và đọc to cho cả lớp nghe cặp tiếng ghi trên phiếu, tìm và viết thật nhanh lên bảng 2 từ ngữ có chứa 2 tiếng đó
- HS đọc từ ngữ đã ghi trên bảng, lớp nhận xét, bổ sung các từ ngữ khác
- 1 số HS đọc lại các từ ngữ đã tìm được
- 3 tổ HS nối tiếp nhau nêu nhanh các từ láy âm đầu l/n, mỗi HS nêu 1 từ , lần lượt từng HS cho đến hết, nếu đến lượt mà HS không nêu được từ thì tổ đó sẽ bị trừ 1 điểm
- đọc lại các từ đã tìm được
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc HS ghi nhớ cách viết chính tả các từ đã luyện tập ở lớp.
 - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau: Mùa thảo quả
Thứ năm ngày 19 tháng 11 năm 2020
Tiết 1 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Quan hệ từ
I. Mục tiêu
- Bước đầu nắm được khái niệm về quan hệ từ.
- Nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn ( BT1, mục III); xác định được cặp quan hệ và tác dụng của nó trong câu ( BT2); biết đặt câu với qht ( BT3).
- HS biết liên hệ về ý thức bảo vệ môi trường qua bài tập 2.
II. Chuẩn bị : - GV: Bảng phụ ghi nội dung BT1 phần Nhận xét.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: -1 HS lên bảng đặt câu có đại từ xưng hô, 
- 1HS khác nhắc lại kiến thức về đại từ xưng hô.
2. Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài:
2.2.Hình thành khái niệm
*Bài 1/109: Cho hs đọc nd
+ Từ in đậm nối những từ ngữ nào trong câu?
+ Quan hệ mà từ in đậm biểu thị là qh gì?
- GV chốt lời giải đúng và kết luận: các từ in đậm trong các câu trên gọi là qht.
- Quan hệ từ là gì?
- Quan hệ từ có tác dụng gì?
* Bài 2
-Treo bảng phụ, gọi HS lên gạch chân các từ thể hiện quan hệ giữa các ý ở mỗi câu.
- Mỗi cặp từ đó biểu thị quan hệ gì giữa các ý?
- Liên hệ đến việc bảo vệ MT?
- Nhiều khi từ ngữ trong câu được nói với nhau bằng một cặp quan hệ từ.
- HS đọc phần Ghi nhớ trong sgk.
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm việc nhóm đôi
- phát biểu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung
- ... là từ nối các từ ngữ hoặc các câu nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau
- HS đọc yêu cầu.
nếu - thì: quan hệ điều kiện- giả thiết
 tuy - nhưng: quan hệ tương phản
- HS đọc, lấy ví dụ câu có quan hệ từ.
2.3.Luyện tập
* Bài tập 1/110
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
->Củng cố về khái niệm và tác dụng của quan hệ từ.
* Bài tập 2
- Hướng dẫn HS tìm quan hệ từ trong câu và xác định mối quan hệ giữa các ý.
->Củng cố về tác dụng của cặp qht. 
- Liên hệ đến việc bảo vệ MT?
* Bài tập 3
- GV nêu yêu cầu, gợi ý cách làm: 
 + Xác định ý nghĩa, tác dụng của từng quan hệ từ.
 + Đặt câu có mối quan hệ giữa các ý như đã xác định
- Chữa bài, nhận xét.
- HS đọc yêu cầu và nội dung BT
- 1 HS làm trên bảng lớp, các ha khác dùng bút chì gạch dưới các quan hệ từ trong câu.
- Chữa bài, nhận xét.
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến.
HS đặt câu
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp
- chữa bài trên bảng, 1 số HS đọc câu đã đặt
3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại phần ghi nhớ.
- Lấy ví dụ câu có cặp quan hệ từ biểu thị sự tương phản.
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau: MRVT: Bảo vệ môi trường 
Tiết 2 ĐỊA LÍ
Bài 11: Lâm nghiệp và thuỷ sản (trang 89)
I. Mục tiêu
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thuỷ sản của nước ta:
- Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu để nhận biết về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản.
- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng. không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh, rừng và nguồn lợi thuỷ sản.
- GDBVTNMT biển và hải đảo: +Nguồn lợi hải sản mà biển mang lại cho con người, khai thác nguồn lợi đó để p/t nghề nuôi trồng thuỷ sản ở vùng ven biển.
+Phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển cần gắn với giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển- rừng ngập mặn. 
- GDSDNL tiết kiệm và hiệu quả: tình hình khai thác rừng ( gỗ) ở nước ta và biện pháp bảo vệ rừng.
II. Chuẩn bị : - GV: Các sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ trong SGK.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: - Kể một số loại cây trồng được trồng nhiều ở nước ta?
- Vì sao nước ta có thể trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới?
- Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định, vững chắc? 
+ GV nhận xét, chốt và sử dụng câu hỏi: Rừng và biển có vai trò gì đối với đời sống và sản xuất của nhân dân? để dẫn vào bài.
2. Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài:
2.2.HĐ1: Các hoạt động của lâm nghiệp. Vai trò của ngành trồng trọt. 
- Yêu cầu HS quan sát SGK và trả lời câu hỏi:
- Nội dung thảo luận: 
+ Câu hỏi 1, phần 1, SGK. 
- GV nhận xét.
-> Kết thúc HĐ 1: Lâm nghiệp có 2 ngành chính đó là trồng và bảo vệ rừng; khai thác gỗ và các lâm sản khác.
- Dựa vào sơ đồ để nêu các hoạt động chính của lâm nghiệp.
2.3. HĐ2: Sự thay đổi về diện tích của rừng nước ta. 
+ Bảng só liệu thống kê về điều gì? 
- Hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi:
+ Bảng thống kê diện tích rừng nước ta vào những năm nào?
+ Nêu diện tích rừng của từng năm đó?
+ Câu hỏi 2 SGK, trang 89, phần 1.
- Nhận xét câu trả lời và chính xác lại nếu cần.
->Kết thúc hoạt động 2.
- Đọc bảng số liệu để trả lời câu hỏi.
- Hoạt động theo nhóm nhỏ và trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày và lớp nhận xét, bổ sung.
2.4. HĐ3: Khai thác ngành thuỷ sản. 
- Câu hỏi thảo luận:
+ Biểu đồ biểu diễn điều gì? 
+ Trục ngang của biểu đồ biểu diễn điều gì?
+ Trục dọc của biểu đồ biểu diễn điều gì? Tính theo đơn vị nào?
+ Các cột màu đỏ trên biểu đồ thể hiện điều gì?
+ Các cột màu xanh trên biểu đồ thể hiện điều gì?
+ Câu hỏi SGK, phần 2, trang 90.
+ Nước ta có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành thuỷ sản?
- Nhận xét và kết thúc hoạt động 3. 
->Chốt nội dung toàn bài.
- Qs biểu đồ thuỷ sản SGK, trang 90 và trả lời câu hỏi.
- Trao đổi cả lớp theo hướng dẫn của GV và trả lời. 
-Vùng biển rộng có nhiều hải sản,mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiệm, nhu cầu về thuỷ sản ngày càng tăng.
- Nêu nội dung ghi nhớ SGK, trang 90.
3. Củng cố, dặn dò: - Cần phải làm gì để bảo vệ các loài thuỷ hải sản?
- Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm. Chuẩn bị bài 12: Công nghiệp. 
Tiết 3 TOÁN
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Biết cộng, trừ số thập phân; Tính giá trị của biểu thức, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
-Biết vận dụng tính chất của phép cộng, trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- HS làm được các bài 1,2,3.
II. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
* TBHT cho 3 bạn lên bảng làm, dưới lớp làm bảng con theo dãy - nhận xét:
- Đặt tính rồi tính : 69 -36,5 52,36 - 42,6 46,8 + 52,36 + 14
+ GV nhận xét
2. Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài:
2.2.Luyện tập (55)
*Bài 1: Tính	
-> Củng cố: Cách cộng, trừ hai STP
 Lưu ý: Phần 3 tính giá trị biểu thức số, nêu thứ tự thực hiện
* Bài 2: Tìm x:
 x - 5,2 = 1,9 + 3,8 x +2,7 = 8,7 + 4,9
-> Củng cố: Cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính cộng, trừ.
*Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất: 
 12,45 + 6, 98 + 7,55
 42,37 - 28,73 - 11,27
->Củng cố: Việc áp dụng các t/c để tính nhanh giá trị biểu thức số.
*Bài 4: 
 Giờ 1 : 13,25 km
Giờ 2 ít hơn : 1,5 km
 Giờ 3 : ? km
- Chữa bài - Nhận xét
*Bài 5: 
 Tổng 3 số = 8
 số thứ nhất + số thứ hai = 4,7
 số thứ hai + số thứ ba = 5,5
 Tìm mỗi số 
- >Củng cố: Phương pháp giải bài toán
Đọc đề bài và xác định yêu cầu 
Làm bài vào vở nháp 
3 học sinh lên bảng 
Đọc đề bài và nắm yêu cầu 
Xác định thành phần chưa biết và cách tìm
Làm bài vào vở - Chữa bài
Đọc đề bài và nêu yêu cầu 
Làm bài vào vở nháp 
Chữa bài - Giải thích cách làm
Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã cho và yếu tố cần tìm. 
Tóm tắt bằng sơ đồ
Làm bài vào vở 
Tự đọc đầu bài và phân tích đề
Dựa vào phần tóm tắt nêu các bước giải 
Làm bài vào vở 
3. Củng cố, dặn dò: - Các tính chất của phép cộng và trừ số thập phân.
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau: Nhân một STP với một số tự nhiên.
Tiết 4 KỂ CHUYỆN
Người đi săn và con nai
I. Mục tiêu
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh và lời gợi ý (BT1); tưởng tượng và nêu được kết thúc câu chuyện một cách hợp lí (BT2). Kể nối tiếp được từng đoạn câu chuyện .
*GDMT: GD ý thức BVMT, không săn bắt các loại động vật trong rừng, góp phần giữ gìn vẻ đẹp của MT thiên nhiên.
II. Chuẩn bị : - GV: Tranh minh hoạ truyện.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ - HS kể lại câu chuyện : Cây cỏ nước Nam
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài
2.2.Học sinh nghe kể chuyện
- GV kể lần 1: chỉ kể 4 đoạn tương ứng với 4 tranh minh hoạ
- Giải nghĩa từ khó: súng kíp, đèn ló, cây trám, 
- GV kể lần 2, kết hợp chỉ tranh minh hoạ
2.3.Học sinh kể chuyện; t

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_11_nam_hoc_2020_2021.doc