Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Hùng

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Hùng

I/ MỤC TIÊU:

* Kiến thức:

 - Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.

* Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức làm tốt các bài tập 1a; 2.

* Thái độ:

 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Tính toán cẩn thận, trình bày sạch đẹp.

II/ CHUẨN BỊ:

- Phấn màu, bảng phụ

- Xem bài trước ở nhà.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Ổn định: (1’)

2. Bài cũ: (4’)

-Thu bài yêu cầu hs lên sửa bài 2a,b /66

Nhắc lại quy tắc.

- Giáo viên nhận xét và cho điểm.

3. Bài mới: (25’)

a/ Giới thiệu bài:

 Tiết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài “Chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân”.

b/ Phát triển các hoạt động:

* HĐ 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.

 Ví dụ 1:

Nêu bài toán sgk/69

+Để biết cạnh của cái sân hình vuông dài bao nhiêu mét chúng ta làm thế nào?

-Yêu cầu hs đọc phép tính.

Ghi bảng: 27 : 4 = ? (m)

- Yêu cầu hs thực hiện phép chia.

+Theo em có thể chia tiếp được hay không? Làm thế nào có thể chia tiếp số dư 3 cho 4

 Để chia tiếp ta viết dấu phẩy vào bên phải thương (6) rồi viết thêm 0 vào vào bên phải số dư 3 thành 30 chia tiếp, có thể tiếp tục như thế cho đến khi không còn dư nữa.

Ví dụ 2:Đặt tính rồi thực hiện.

 43 : 52 = ?

+ Phép chia 43: 52 có thể thực hiện giống phép chia 27: 4 không? Vì sao?

+ Hãy viết số 43 thành số thập phân mà giá trị không đổi.

+Vậy để thực hiện 43 : 52 ta cò thể thực hiện 43,0 : 52 mà kết quả không thay đổi

 Chia một số thập phân cho một số tự nhiên.

+ Muốn chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư thì ta tiếp tục chia như thế nào?

-Ghi bảng

* HĐ 2: Hướng dẫn học sinh bước đầu thực hiện phép chia những số tự nhiên cụ thể.

 Bài 1/68: Đặt tính rồi tính

Yêu cầu HS làm ý a, các ý còn lại dành cho HS khá, giỏi.

- Yêu cầu hs nêu rõ cách tính của một số phép tính.

Nhận xét – Sửa sai –Ghi điểm

Bài 2/68: Bài toán

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.

GDHS: Biết giữ gìn quần áo sạch sẽ.

-Nhận xét ghi điểm.

 4. Củng cố: (4’)

+ Muốn chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư thì ta tiếp tục chia như thế nào?

 

docx 44 trang loandominic179 3410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 14
(Từ ngày 05/12 ->09/12/2016)
THỨ
MÔN HỌC
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
ĐIỀU CHỈNH
TÍCH HỢP
HAI
5/12
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Đạo đức
14
27
66
14
27
Chào cờ Tuần 14
Chuỗi ngọc lam
Chia 1 STN ... 1 STN thương tìm...STP
Thu đông 1947- việt bắc “mồ chôn... 
Tôn trọng phụ nữ (tiết 1)
Làm bt1a,2(T)
-Ko trình bày diễn biến.
KNS
(Đ)
BA
6/12
Thể dục LTVC
Toán
Khoa học
Kỹ thuật
27
27
67
27
14
Đt điều hoà –trò chơi:thăng bằng 
Ôn tập về từ loại
Luyện tập 
Gốm xây dựng –gạch ngói
Cắt khâu thêu hoặc ... chọn(tiết 3)
Làm bt1,3,4
(T)
TƯ
7/12
Tập đọc
Chính tả Toán
Địa lý
Âm nhạc 
28
14
68
14
14
Hạt gạo làng ta
Nghe –viết:chuỗi ngọc lam 
Chia một số tự nhiên cho một ...phân
Giao thông vận tải
Ôn 2 bài hát...
Làm bt1,3(T)
NĂM
08.12
Thể dục TLV
Toán
Khoa học 
K.chuyện
28
27
69
28
14
Bài thể dục phát triển chung 
Làm biên bản cuộc họp
Luyện tập
Xi măng
Pa-xtơ và em bé
Làm bt1,2,3
(T)
KNS
(TLV)
SÁU
09/12
TLV
Toán LTVC
Mỹ thuật
SHL
28
70
28
14
14
Luyện tập làm biên bản cuộc họp
Chia một số thập phân cho một ... phân
Ôn tập về từ loại
Vẽ trang trí...
SHT 14
Làm bt1
a,b,c, bt2
(T)
KNS
(TLV)
Kí duyệt của BGH (Khối trưởng)
Thứ hai ngày 05 tháng 12 năm 2016
Tiết 2
TẬP ĐỌC
CHUỖI NGỌC LAM
MỤC TIÊU:
 KN: 
- Đọc lưu loát và bước đầu biết đọc diễn cảm toàn bài.
- Đọc phân biệt được lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (Pi-e,Gioan, người thiếu nữ)
 -Giọng đọc nhẹ nhàng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả tâm trạng của bé Gioan trước vẻ đẹp của chuỗi ngọc lam.
+ KT:
 Hiểu được các từ ngữ trong bài: Lễ Nô - en, giáo đường 
 - Hiểu được nội dung chính của bài: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
+ TĐ:
GDHS biết quan tâm, có tấm lòng nhân hậu và biết đem niềm vui đến cho mọi người.
II.CHUẨN Bị.
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
-Bảng phụ để ghi câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Giáo viên
Học sinh
1.Ổn định: (1’) 
2.Bài cũ: (4’)
-GV gọi 3 Hs đọc nối tiếp từng đoạn trong bài:Trồng rừng ngập mặn & nêu nội dung chính của từng đoạn.
- Gv nhận xét tuyên dương.
3.Bài mới: (30’)
a) Giới thiệu bài(1’).
-Gv dùng tranh
-Dẫn dắt và ghi tên bài.
b) Hướng dẫn tìm hiểu: (29’)
+ Luyện đọc(10’).
* Gv gọi 1 hs đọc toàn bài 
- Gv hướng dẫn giọng đọc: Cần đọc với giọng kể nhẹ nhàng.
-Giọng bé vui vẻ Gioan mừng vui thích thú.
-Giọng Pi-e trầm ngâm, sâu lắng.
-Giọng người thiếu nữ: ngạc nhiên.
-Nhấn giọng ở những từ ngữ: áp trán, có thể xem, đẹp quá 
+ Bài này chia làm mấy đoạn ?	
** Gv cho hs đọc nối tiếp (L1)
- Gv theo dõi, phát hiện, sửa sai 
-Luyện đọc từ ngữ: Áp trán, kiếm, chuỗi, nô-en 
** G v gọi hs đọc nối tiếp (L2)
- Gv hướng dẫn hs giải nghĩa một số từ khó trong SGK
- Gv cho hs luyện đọc theo cặp 
- Tổ chức cho hs thi đọc theo cặp
- Nhận xét, tuyên dương.
- Gv đọc mẫu toàn bài.
+Tìm hiểu bài(10’).
- Đ1: Cho HS đọc thầm.
** Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
** Em có đủ tiền để mua chuỗi ngọc không? 
* Chi tiết nào cho biết điều đó?
+Phần còn lại.
-Cho HS đọc thầm.
** Chị của cô bé tìm gặp Pi-e làm gì?
* Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc lam?
* Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
- Gv cho hs đọc thầm toàn bài 
 H: Nội dung chính của bài là gì?
- Gdhs có lòng nhân hậu, biết thương yêu mọi người.
+ Đọc diễn cảm(9’).
 Gv y/c hs đọc lướt toàn bài
-GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn các chú ý khi đọc diễn cảm cần luyện đọc lên và hướng dẫn HS cách đọc.
- Gv y/c hs đọc diễn cảm theo nhóm 
- Tổ chức thi đọc diễn cảm
- Gv nhận xét,tuyên dương
4. Củng cố; (5’)
* Gv gọi 4 hs phân vai đọc lại toàn bài .
- Cho hs nhắc lại nội dung chính của bài văn.
-GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà học, soạn bài:
- Yêu cầu HS về nhà luyện đọc, đọc trước bài; Hạt gạo làng ta.
- KTSS, hát 
**3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Hs nhận xét bạn.
-Nghe
** 1hs nhắc lại 
- Hs đọc bài 
* Bài chia làm 2 đoạn: 
+ Đ1: Chiều hôm ấy Cướp mất người anh quý.
+ Đ2: đoạn còn lại của bài.
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
-Tiếp nối đọc đoạn đến hết bài.
-Tiếp nối đọc đoạn cho hết bài.
- Hs nối tiếp nêu
- 2hs cùng bàn đọc bài 
- 3 cặp thi đọc
- Hs bình bầu, nhận xét
- Hs nghe
-HS đọc.
-Để tặng chị gái nhân ngày nô-en.Mẹ mất, chị đã thay mẹ nuôi cô bé.
-Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc.
- Thể hiện qua chi tiết "Cô bé mở khăn ra, đổ lên bàn một nắm tiền xu".
- HS đọc thầm.
-Để xem có đúng em gái mình đã mua chuỗi ngọc ở tiệm Pi-e không 
-Vì pi-e thấy tấm lòng của em đối với chị.
-Vì Pi-e là người rất trân trọng tình cảm.
-Rất quý và cảm động trước tình cảm của 3 nhân vật.
- Hs đọc bài 
* Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
- Hs đọc thầm 
- Hs tự phát hiện cách đọc diễn cảm 
- 3hs ngồi cùng nhau tạo một nhóm phân vai đọc bài 
- 3 nhóm phân vai thi thi đọc diễn cảm 
- Hs bình bầu, nhận xét
 - Hs đọc bài 
- Nhắc lại.
- Hs nhận xét 
- Nghe và làm theo
Tiết 3
TOÁN
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN MÀ
 THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
I/ MỤC TIÊU:
* Kiến thức:
 - Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
* Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức làm tốt các bài tập 1a; 2.
* Thái độ:
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Tính toán cẩn thận, trình bày sạch đẹp. 
II/ CHUẨN BỊ:
- Phấn màu, bảng phụ 
- Xem bài trước ở nhà.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) 
-Thu bài yêu cầu hs lên sửa bài 2a,b /66
Nhắc lại quy tắc.
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới: (25’) 
a/ Giới thiệu bài:
 Tiết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài “Chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân”.
b/ Phát triển các hoạt động:
* HĐ 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
	 Ví dụ 1: 
Nêu bài toán sgk/69
+Để biết cạnh của cái sân hình vuông dài bao nhiêu mét chúng ta làm thế nào?
-Yêu cầu hs đọc phép tính.
Ghi bảng: 27 : 4 = ? (m)
- Yêu cầu hs thực hiện phép chia.
+Theo em có thể chia tiếp được hay không? Làm thế nào có thể chia tiếp số dư 3 cho 4
 Để chia tiếp ta viết dấu phẩy vào bên phải thương (6) rồi viết thêm 0 vào vào bên phải số dư 3 thành 30 chia tiếp, có thể tiếp tục như thế cho đến khi không còn dư nữa.	
Ví dụ 2:Đặt tính rồi thực hiện.
 43 : 52 = ?
+ Phép chia 43: 52 có thể thực hiện giống phép chia 27: 4 không? Vì sao?
+ Hãy viết số 43 thành số thập phân mà giá trị không đổi.
+Vậy để thực hiện 43 : 52 ta cò thể thực hiện 43,0 : 52 mà kết quả không thay đổi
 Chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
+ Muốn chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư thì ta tiếp tục chia như thế nào?
-Ghi bảng
* HĐ 2: Hướng dẫn học sinh bước đầu thực hiện phép chia những số tự nhiên cụ thể.
 Bài 1/68: Đặt tính rồi tính
Yêu cầu HS làm ý a, các ý còn lại dành cho HS khá, giỏi.
- Yêu cầu hs nêu rõ cách tính của một số phép tính.
Nhận xét – Sửa sai –Ghi điểm
Bài 2/68: Bài toán
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
GDHS: Biết giữ gìn quần áo sạch sẽ.
-Nhận xét ghi điểm.
 4. Củng cố: (4’)
+ Muốn chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư thì ta tiếp tục chia như thế nào?	
5. Dặn dò: (1’)
Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: “Luyện tập”.
-2 Hs lên sửa.
Nhận xét.
Nêu lại tựa bài.
- Tóm tắt bài.
+Lấy chu vi của cái sân hình vuông chia cho 4.
+ 27 : 4
- Hs thực hiện: 27 4
 30 6,75 (m)
 20
 0
+ Tự nêu.
- Hs nêu yêu cầu.
+ Phép chia 43 : 52 có số chia lớn hơn số bị chia ( 52 > 43) nên không thực hiện giống phép chia 27 : 4.
+ 43 = 43,0.
+ Hs thực hiện đặt tính:
	43, 0 52
 1 4 0 0, 82
 3 6
+ Nêu phần quy tắc.
- Đọc yêu cầu đề – làm bài
 12 5 23 4
 20 2,4 30 5,75 
 0 20 
 0
 882 36 15 8
 162 24,5 70 1,875
 180 60
 0 40
 0 
Nhận xét
Học sinh đọc đề - Tóm tắt:
	25 bộ quần áo	: 70 m
	6 bộ quần áo	: ? m vải
Học sinh làm bài.
Bài giải
May một bộ quần áo hết
70 : 25 = 2,8 (m)
 May 6 bộ quần áo hết
2,8 x 6 = 16,8 (m)
 Đáp số: 16,8 m vải
Học sinh sửa bài.
- Học sinh nhắc lại quy tắc chia.
Lắng nghe.
- HS nhận xét 
Tiết 4
LịCH SỬ
THU ĐÔNG 1947 VIỆT BẮC "MỒ CHÔN GIẶC PHÁP"
I. MỤC TIÊU:
- KT: 
 Kể lại một số sự kiện của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 và nắm được ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên VB, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến. 
- KN: 
 Dựa vào lược đồ nêu được các mũi tiến công của quân ta.
- TĐ:
 GDHS học tập tốt góp phần xây dựng đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình minh hoạ SGK.
 - Lược đồ chiến dịch Việt Bắc Thu- đông 1047.
 - Gv cùng hs xem bài trước khi đến lớp..
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Giáo viên
Học sinh
1.Ổn định: (1’)
2.Bài cũ: (4’)
-GV gọi 3 HS lên bảng kiêm tra bài.
+ Em hãy nêy dẫn chứng về việc TD Pháp âm mưư cướp nước ta một lần nữa ?
+ Lời kêu gọi toàn quốc K/C của HCT có ý nghĩa gì?
+ Thuật lại cuộc chiến đấu của nd HàNội ?
- Gv nhận xét tuyên dương.
3.Bài mới:(30’)
a) Giới thiệu bài mới(1’).
GV giới thiệu bài, ghi tên bài.
b) Tìm hiểu bài(29’).
* HĐ1(9’): 
Âm mưu của địch và chủ trương của ta.
-GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc SGK và trả lời 2 câu hỏi.
+Sau khi đánh chiếm được HN và các thành phố lớn thực dân Pháp có âm mưu gì?
+Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó?
+Trước âm mưu của thực dân Pháp, Đảng và Chính Phủ ta đã cho chủ trương gì?
-GV cho HS trình bày ý kiến trước lớp.
-GV kết luận về nội dung hoạt động theo các ý trên.
*Hoạt động2: (14’) 
Diễn biến chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông 1947.
-GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc SGK, sau đó dựa vào SGK và lược đồ kể lại một số sự kiện của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947. GV có thể nêu các câu hỏi gợi ý sau để HS dựa vào đó và xây dựng các nội dung cần kể:
+Quân địch tấn công lên Việt Băc theo mấy đường? Nêu cụ thể từng đường.?
+Quân ta đã tiến công, chặn đánh quân địch như thế nào?
+Sau hơn một tháng tấn lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như thế nào?
+Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu quân ta thu được kết quả ra sao?
-GV tổ chức cho HS kể lại một số sự kiện của chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông 1947.
-GV tuyên dương các HS đã tham gia trình bày.
*Hoạt động3: (6’) 
Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc Thu -Đông 1947.
-GV lần lượt nêu các câu hỏi cho HS suy nghĩ và trả lời để rút ra ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947.
+Thắng lợi của chiến dịch đã tác động thế nào đến âm mưu đánh nhanh- thắng nhanh, kết thúc chiến tranh của thực dân pháp?
+Sau chiến dịch, cơ quan đầu não kháng chiến của ta ở Việt Bắc như thế nào?
+ Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi chứng tỏ điều gì?
+Thắng lợi tác động thế nào đến tinh thần chiến đấu của nhân dân cả nước?
-GV tổng kết lại các ý chính về ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu- đông 1947.
4. Củng cố; (5’)
* Gv gọi 2 hs nêu lại nd bài .
H: Tại sao nói: Việt Bắc thu- đông 1947 là " mồ chôn giặc pháp"?
+ Gd học tốt góp phần xd đất nước 
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà trình bày laị diễn biến của chiến dich Việt Bắc thu đông 1947 trên lược đồ và chuẩn bị bài.
5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà học, soạn bài:
- Chuyển tiết. 
** 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Hs nhận xét 
-Nghe, nhắc lại.
-HS đọc SGK và tự tìm câu trả lời.
** Pháp đã mở rộng cuộc tấn công với quy mô lớn lên căn cứ Việt Bắc.
* Vì đây là nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta 
* Đã quyết định: Phải phá tan cuộc tấn công mùa dông của giặc.
- Mỗi HS trình bày 1 ý kiến, các HS khác theo dõi, nhận xét.
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS. Lần lượt từng HS vừa chỉ trên lược đồ vừa trình bày diễn biến, các HS cùng nhóm nghe và góp ý cho bạn.
-Theo 3 đường:
- Binh đoàn quân dù nhảy xuống thị xã bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn.
 - Bộ binh theo đường số 4.
 - Thuỷ binh từ HN theo sônng Hồng và Sông Lô qua Đoan hùng đánh lên Tuyên Quang.
-Đánh địch ở cả 3 đường.
+Trên đường số 4 ta chặn đánh địch ở đèo Bông Lau 
+Trên đường Thuỷ, ta chặn đánh địch ở Đoan Hùng, tàu chiến & ca nô của Pháp bị cháy tại sông Lô.
+Tại thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới khi địch nhảy dù ta phục kích đánh .
-Địch bị sa lầy ở Việt Bắc và buộc phải rút quân, Thê nhưng đường rút quân ta cũng mai phục và đánh dữ dội tại Bình Ca, Đoan Hùng.
+ Tiêu diệt được hơn 3000 tên địch bắt giam hàng trăm tên; bắn rơi 16 máy bay đich, phá huỷ hàng trăm xe cơ giới .
-3 HS lên trình bày trước lớp.
- Hs nhận xét 
-HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
**Phá tan âm mưu đánh nhanh- thắng nhanh kết thúc chiến tranh của thực dân pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
**Được bảo vệ vững chắc.
* Sức mạnh của sự đoàn kết dân tộc & tinh thần đấu tranh kiên cường của nd ta 
* Đã cổ vũ phong trào đấu tranh của toàn dân ta.
- Hs nối tiếp 
-Vì trong chiến dịch Thu - Đông 1947, giặc pháp dùng không quân, thuỷ quân và bộ binh ồ át tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diết cơ quan đầu não của ta để kết thúc chiến tranh xâm lược nhưng tại đây, chúng đã bị đánh bại 
- Nghe và thực hiện.
Tiết 5
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ ( T1)
I.MỤC TIÊU:
- KT: 
Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ.
 - KN:
Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái.
 - GD: 
Thực hiện hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.
- Hs có kĩ năng tư duy phê phán( biết đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử
 không phù hợp với phụ nữ). 
- Có kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới phụ nữ.
* Phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
Thảo luận nhóm
Xử lý tình huống.
II. Tài liệu và phương tiện:
 -Thẻ màu bày tỏ ý kiến.
 - Tranh ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
GV
HS
1.Ổn định: (1)
 2.Bài cũ: (5)
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
** Cần làm những việc gì để thể hiện sự tôn trọng "kính già, yêu trẻ" ?
* Em đã làm những việc gì để thể hiện sự kính già, yêu trẻ trong gia đình ?
- Gv nhận xét tuyên dương.
3.Bài mới:( 30’)
- Nêu vị trí của người mẹ trong gia đình, liên hệ đến bài học.
a) GT bài(1’):
-Ghi đề bài lên bảng.
b.) Hướng dẫn tìm hiểu(29’): 
* Hoạt Động1:(11’)
Tìm hiểu thông tin ( trang 22, SGK)
+Chia HS thành các nhóm quan sát, GT nội dung bức tranh trong SGK.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên GT.
- Liên hệ, gdhs sau mỗi bức tranh.
-Các nhóm lắng nghe nhận xét, bổ sung ý kiến.
-Nhận xét, kết luận:Bà Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Trâm, chi Nguyễn Thị Thuý Hiền và bà mẹ trong bức ảnh " Mẹ điu con làm nương" đều là những người phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh và bảo vệ tổ quốc, xây dựng đất nước ta trên các lĩnh vực quân sự, khoa học, thể thao, kinh tế.
* Hoạt Động2: (9’)
Làm bai tập 1 SGK
+Y êu cầu làm việc cá nhân:
-Kể các công việc trong gia đình và xã hội của người phụ nữ mà em biết ?
- Tại sao người phụ nữ là những người đáng được kính trọng ?
-Mời HS lên trình bày ý kiến.
-Các thành viên nhận xét bổ sung.
-Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
+ Giao nhiệm vụ cho HS làm việc nhóm đôi
-Cho HS lên trình bày ý kiến, HS nhận xét bổ sung
+ Nhận xét rút kết luận:
-Các việc làm thể hiện sự tôn trọng phụ nữu là a, b.
-Việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ là c, d.
* Hoạt Động 3: (9’) Bày tỏ thái độ ( BT2 –SGK)
+ Yêu cầu HS làm bài tập 2, HD HS bày tỏ thái độ bằng các thẻ màu.
-Nêu ý kiến, cho HS bày tỏ ý kiến.
-Mời 1 số HS giải thích ý kiến.
-Nhận xét rút kết luận: 
+ Tán thành với các ý kiến a, b.
+ Không tán thành với các ý kiến b, c d, vì các ý kiến thiếu tôn trọng phụ nữ.
4. Củng cố: ( 5)
* Gv gọi 2 học sinh nhắc lại nội dung bài học.
- Gv nhận xét tiết học 
+ Tìm hiểu để GT về một người phụ nữ mà em kính trọng, yêu mến.
-Sưu tầm các bài thơ ca, bài hát nói về người phụ nữ.
5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà học, soạn bài:
Chuyển tiết. 
-HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Hs nhận xét 
-HS trả lời.
-Nêu đầu bài.
+ Làm việc theo nhóm, quan sát trình bày nội dung bức tranh.
-Nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong nhóm thảo luận.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Liên hệ với người mẹ trong gia đình các em.
-Nhận xét rút kết luận.
- 3 HS nêu lại kết luận.
+Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi.
** Nấu ăn, giặt ... giáo viên, công nhân...
**Họ là người có nhiều đóng góp cho gia đình và xã hội.
-Nhận xét bổ sung.
**3 HS đọc ghi nhớ SGK.
+ Làm việc nhóm đôi.
-Trình bày các thành viên nhận xét, góp ý.
- Nhắc lại.
-Liên hệ thái độ cần đối xử bình đẳng bằng các công việc cụ thể của mình.
+ Làm việc cá nhân, bày tỏ ý kiến theo thẻ.
-Lắng nghe suy nghĩ và giơ thẻ.
-Nêu ý kiến của mình tai sao lại nhất trí, tại sao lại không.
+ Nhận xét rút kết luận, Nhắc lại các câu trả lời đúng.
* Nêu lại nội dung bài học.
- Nghe và thực hiện.
-Liên hệ, sưu tầm cho bài học sau.
Thứ ba ngày 06 tháng 12 năm 2016
Tiết1
THỂ DỤC
ĐỘNG TÁC ĐIỀU HOÀ
Trò chơi: thăng bằng
_____________________________________________
TIẾT 2
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I.MỤC TIÊU.
- KT:
Hs nhận biết danh từ riêng, danh từ chung trong đoạn văn ở Bt; nêu được quy tắc viết hoa DTR đã học (bt2); tìm được đại từ xưng hô (bt3); thực hiện được yêu cầu bt 4(a,b,c)
 -KN: 
Nâng cao một bước thực hành kĩ năng sử dụng danh từ, đại từ trong các kiểu câu đã học. Hs khá, giỏi làm được toàn bộ bt4.
- GD: 
Sử dung đúng , chính xác các Danh từ, đại từ trong cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
Bút dạ và vài tờ giấy khổ to để HS làm bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: (1’)
 2.Bài cũ: (4’)
-GV gọi 3 HS lên bảng đặt câu với một 
trong các cặp quan hệ từ đã học.
- Gv nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới: (30’)
a) Giới thiệu bài(1’).
-Giới thiệu bài.
-Dẫn dắt và ghi tên bài.
b) Hướng dẫn tìm hiểu(29’)
- Bài tập 1: Cho HS đọc toàn bộ bài 1.
- Giao việc:
-Tìm danh từ riêng trong đoạn văn.
-Tìm 3 danh từ chung.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét và chốt lại: Các em chỉ cần gạch được 3 danh từ chung trong các danh từ chung sau đây là đạt yêu cầu: Giọng, hàng, nước mắt 
-Danh từ riêng: Nguyên.
-Bài tập 2: Cho HS đọc yêu cầu BT phát biểu ý kiến.
+ Yêu cầu hs nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng?
-GV nhận xét và chốt lại.
- Khi viết danh từ riêng các cụm từ chỉ tên riêng nói chung, ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành danh từ riêng 
- Gv treo bảng phụ có ghi sẵn quy tắc 
- Gv đọc cho hs viết các danh từ riêng:
- Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Trường Sơn, Vích-to 
- Gv nhận xét, tuyên dương.
-Bt 3: Cho HS đọc yêu cầu của bài 3.
-GV giao việc:
-Mỗi em đọc lại đoạn văn ở bài 1.
-Dùng viết chì gạch dưới đại từ xưng hô trong đoạn văn vừa đọc.
+ Y/c hs nhắc lại các KT ghi nhớ về đại từ ?
-Cho HS làm bài vào phiếu.
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
 Chị, em, tôi, chúng tôi.
-BT4: Cho HS đọc yêu cầu bài 4.
-GV giao việc:
-Đọc lại đoạn văn ở bài 1.
-Tìm danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong các kiểu câu: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
-Cho HS làm bài vào vở.
-GV nhận xét và chốt lại câu đúng.
-Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu:Ai làm gì?
-Nguyên quay sang tôi giọng nghẹn ngào.
+Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai thế nào?
-Một năm mới bắt đầu.
+Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai là gì?
- Chị là chị gái của em nhé.
- Chị sẽ là chị của em mãi mãi.
+Danh từ làm vị ngữ phải đi kèm từ là: từ chị trong 2 câu trên là vị ngữ đứng sau từ là.
4.Củng cố;(5’)
* Gv gọi 2 hs nêu lại nd bài 
+ Thế nào là danh từ ? Động từ ?
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà làm lại bài 4.
5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà học, soạn bài:
-Chuẩn bị cho bài sau.
- Chuyển tiết.
**3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
Hs dưới lớp đặt vào vở 
- Hs nhận xét 
-Nghe, nhắc lại.
**1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân, dùng bút chì gạch dưới các danh từ tìm được.
-Một số HS lên bảng viết các danh từ tìm được.
-Lớp nhận xét.
*1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-Một số HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
** 3hs nối tiếp đọc bài 
- Viết bảng con.
**-1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
** 3 hs lên bảng, lớp viết bảng con 
Hs nhận xét 
** 2 hs đọc bài 
-Đại từ chỉ ngôi trong đoạn văn là từ được ngườ nói dùng để tự chỉ mình:tôi, chúng tôi, mày, chúng mày, nó, chúng nó.
- Ngoài ra người VN còn dùng các danh từ làm đại từ xưng hô theo thứ bậc: ông, bà, anh, chị 
*2 HS lên làm trên phiếu. Lớp làm trong SGK.
-Cả lớp nhận xét bài làm của 2 bạn trên lớp.
- Hs nối tiếp 
- DT:
 Những từ chỉ người, sự vật, động vật...
- ĐT: 
Những từ chỉ hđ của người, sự vật ,..
- Nghe và thực hiện.
Tiết 3
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
- KT: 
Củng cố quy tắc và thực hành thành thạo phép chia số tự nhiên, thương tìm được là một số TP.
- KN :
 Củng cố thứ tự thực hiện trong biểu thức. Bt 1,3,4/ 68
- GD: 
GDHS tính cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ ghi nội dung BT2 ( T 68)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Ổn định: (1’)
 2.Bài cũ: (4’)
- Gọi 4 h/s nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên thương tìm được là một số TP.?
* Gv gọi 1 hs lên bảng làm bài 
- Thực hành tính:13 : 4
- Gv nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới: (30’)
a) Giới thiệu bài (1’)
Trực tiếp 
Gv ghi tựa bài lên bảng 
b) Hướng dẫn tìm hiểu(29’)
+ BT1: Cho h/s đọc y/c đề .
Đề bài y/c gì ? 
+ Nêu cách tính giá trị biểu thức ?
- Cho lớp làm vào vở nháp, 4 h/s lên bảng làm 
- Gdhs tính cẩn thận khi làm toán.
- Nhận xét – Chữa bài 
+ BT3: Cho h/s đọc y/c đề.
- Đề bài y/c gì ?
+ Nêu công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
- Gv gọi 2 hs nêu cách giải 
- Cho h/s tự làm vào vở 
Thu một số vở nhận xét
-GV nhận xét tuyên dương.
4.Củng cố;(5’) 
- Nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là một số TP.?
+ Gv nhận xét tiết học,Về nhà học bài,làm bài tập 4,chuẩn bị bài sau: 
5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà học, soạn bài:
Chia một số TN cho một số TP.
- Chuyển tiết. 
** Hs nối tiếp.
- Hs làm bảng con 
- 3,25
- Hs nhận xét 
** 1hs nhắc lại 
** Đọc đề.
** Tính giá trị biểu thức 
** 4 hs nối tiếp nêu 
**4 Hs lên bảng, lớp nháp.
a) 5,9 : 2 + 13,06 = 2,95 + 13,0
 = 16,01
b) 35,04 : 4 – 6,87 = 8,76 – 6,87 
 =	1,89
c) 167 : 25 : 4 = 6,68 : 4 = 1,67
d) 8,76 x 4 : 8 = 35,04 : 8 = 4,38
- Hs nhận xét 
** Đọc đề .
** Tính CV, DT mảnh vườn 
* 3 hs nối tiếp nêu 
- Hs nêu... 
Giải :
Chiều rộng hình chữ nhật là:
( 24 : 5 ) x 2 = 9,6 (m)
Chu vi mảnh vườn là :
( 24 + 9,6 ) x 2 = 67,2 (m)
Diện tích mảnh vườn là:
24 x 9,6 = 230,4 (m2)
Đáp số: 67,2 m và 230,4 m2
* 1 Hs lên bảng sửa bài, lớp nhận xét .
- Nêu quy tắc nhân nhẩm STP với 10, 100,1000 
Tiết 4
KHOA HỌC
 GỐM XÂY DỰNG: GẠCH NGÓI
I.MỤC TIÊU:
- KT:
Kể tên một số đồ gốm. Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.
- KN:
Phân biệt gạch, ngói với các loại đò sành sứ.Làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của gạch ngói.
- GD: 
Bảo quản tốt các vật dụng trong gia đình đựơc làm bằng gốm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Hình 56, 57 SGK.
 -Sưu tầm thông tin và tranh ảnh đồ gốm nói chung và đồ gốm xây dựng nói riêng.
 - Một số viên gạch, chậu nước.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
GV
HS
1.Ổn định:(1) 
2. Bài cũ: (5)
+ Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
-Làm thế nào để nhận biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không ?
-Nêu một số tính chất cơ bản của đávôi ?
- Đá vôi có thể dùng để làm gì?
- Gv nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới: (30’)
a. GT bài(1’):
+ Cho HS nêu các vật liệu làm từ gốm xây dựng trong cuộc sống hằng ngày để GT bài, ghi đề bài.
b)Hướng dẫn tìm hiểu (29’):
* Hoạt Động1:( 10’)
HS kể tên một số đồ gốm. Phân biệt được gạch ngói với các loại sành sứ.
+ Yêu cầu làm việc theo nhóm: Quan sát tranh ảnh thảo luận trả lời câu hỏi:
-Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì ?
- Gạch, ngói khác sành, sứ ở điểm nào ?
-Yêu cầu các nhóm trình bày.
-Nhận xét tổng kết, rút kết luận: 
+ Tất cả cá loại đồ gốm đều làm bằng đất sét.
+ Gạch ngói làm từ đất sét nung ở nhiệt độcao không được tráng men, đồ sành sứ được ttráng men.
* Hoạt Động2:(9’)
HS nêu được công dụng của gạch ngói.
+Yêu cầu HS làm nhóm hoàn thành bài tập:
Hình
Công dụng
Hình1
Hình2a
Hình2b
Hình2c
Hình4
-Để lợp nhà H5, H6 người ta sử dụng loại ngói nào ở hình 4 ?
-Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
+ Nhận xét rút kết luận: 
Có nhiều loại gạch và ngói dùng để xây, lát, lợp nhà.
* Hoạt Động3: (10’)
Thực hành để phát hiện ra một số tính chất của gạch ngói.
+Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển hoạt động nhóm: 
Quan sát kĩ một viên gạch, ngói rồi nhận xét.
Để một viên gạch khô vào nước em thấy điềugì?
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả và giải thích hiện tượng.
+ Nhận xét rút kết luận: Gạch, ngói thường xốp, có những lõ nhỏ li tichứa không khí và dễ vỡ. Vì vậy cần phải lưu ý khi vận chuyển để tránh vở.
4.Củng cố: (5)
* Gv gọi 2 hs nêu lại nd bài 
+ Ở gia đình emcó những vật dụng nào bằng gốm? Em hãy nêu cách bảo quản chúng ?
+ Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà học, soạn bài:
Về nhà học bài,Chuẩn bị bài sau.
- Chuyển tiết.
** 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
-HS trả lời.
 Nhỏ giấm vào hòn đá nếu có sủi bọt và có khói bay lên thì đó là đá vôi 
 Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của axit thì đá vôi sủi bọt.
Đá vôi được dùng để: nung vôi, lát đường, xây nhà, sản xuất xi măng, làm phấn viết, tạc tượng, tạc đồ lưu niệm 
-HS nhận xét.
** Nêu các vật liệu làm từ gốm xây dựng có trong gia đình.
-Nêu đầu bài.
+ Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
+ Đất sét
+ Gạch ngói không tráng men, sứ được tráng men.
- Các nhóm lên trình bày.
-Nhận xét.
- Nhắc lại.
+ Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập.
Hình
Công dụng
Hình1
Dùng để xây nhà
Hình2a
Dùng để lát sân hoặc vỉa hè
Hình2b
Lát sàn nhà
Hình2c
Ôp tường
Hình4
Lợp mái nhà
+ Mái nhà H5 lợp H4C
+Mái nhà h6 lợp H4A. 
* 2 HS nêu lại kết luận.
+ Thảo luận nhóm trình bày kết quả.
-Làm thí nghiệm theo nhóm nhận xét kết quả ghi vào giấy ý kiến chung cả nhóm.
-Nhiều lỗ nhỏ li ti.
- Nước tràn vào, đẩy không khí trào ra bọt khí.
- Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét các nhóm. 
**3HS nêu.
- 2HS nêu lại ND bài.
-2 hs nối tiếp nêu
- Nêu...
- Nghe và thực hiện.
Tiết 5
KĨ THUẬT
CẮT, KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN (Tiết 3 và 4)
I.MỤC TIÊU: 
- HS cần phải làm được một sản phẩm khâu, thêu hoặc nấu ăn. 
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo trong khi thực hành.
- Ý thức tự phục vụ bản thân.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số sản phẩm khâu, thêu đã học.
- Tranh ảnh của các bài đã học.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt Động3: 
HS THỰC HÀNH 
LÀM SẢN PHẨM TỰ CHỌN
- Kiểm tra sự chuẩn bị nguyên, vật liệu và dụng cụ thực hành của HS.
- Phân chia vị trí thực hành cho các nhóm.
- GV qs từng nhóm thực hành và hướng dẫn thêm những trường hợp còn lúng túng.
* Hoạt Động4:
 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
- Tổ chức cho HS đánh giá chéo theo gợi ý đánh giá trong SGK.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm, của cá nhân HS. Nêu ưu, khuyết điểm của từng nhóm, HS
4/ Củng cố:
- Nhận xét ý thức và kết quả thực hành của HS.
- Hướng dẫn Hs chuẩn bị bài “ Lợi ích của việc nuôi gà”
5. Dặn dò:
 Về nhà xem lại bài học bài
- HS trình bày sự chuẩn bị của mình.
- Các nhóm thực hành sản phẩm tự chọn.
- Các nhóm thực hiện đánh giá sản phẩm của nhóm bạn.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả đánh giá. Cả lớp nhận xét.
- Nghe và thực hiện.
Thứ tư ngày 07 tháng 12 năm 2016
Tiết 1
TẬP ĐỌC
HẠT GẠO LÀNG TA
I.MỤC TIÊU :
- KN:
 Đọc lưu loát bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ, chú ý đọc vắt dòng, nhấn giọng ở các từ ngữ nói đến vị phù sa, hương sen. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết.
- KT: 
Hiểu ý nghĩa bài thơ: Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh.
-HTL những khổ thơ em thích.
- GD: 
Quý trọng người lao động , giúp đỡ cha , mẹ các công việc trong gia đình.
II.CHUẨN BỊ.
- Bài hát Hạt gạo làng ta.
- Gv cùng hs xem bài trước khi đến lớp.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
 Giáo viên
Học sinh
1.Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’)
-GV gọi 2HS đọc nối tiếp bài: Chuỗingọc lam & trả lới câu hỏi:
+ Em có suy nghĩ gì về những nhân vật trong truyện?
+ Câu chuyện nói về điều gì?
- Gv nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới: (30’)
a) Giới thiệu bài(1’).
-Giới thiệu bài: Cho hs nghe hát bài 
-Dẫn dắt và ghi tên bài.
b) Phát triển bài(29’).
+Luyện đọc(10’)
- Gv gọi 3 hs đọc toàn bài 
+ Bài chia mấy đoạn ?
- Gv hướng dẫn giọng đọc: Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, nghỉ nhanh, bắt sang dòng sau luôn ở những khổ 2,3 
 ** Gv gọi 3 hs đọc nối tiếp (l1)
- Gv theo dõi, phát hiện, sửa sai 
-Luyện đọc những từ ngữ khó: Phù sa, trành 
** G v gọi 3 hs đọc nối tiếp ( l2)
- Gv hướng dẫn hs giải nghĩa một số từ khó trong SGK
+ Gv cho hs luyện đọc theo cặp 
- Tổ chức cho hs thi đọc theo cặp
- Gv nhận xét, tuyên dương
+ Gv đọc cho hs nghe cả bài: Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, nghỉ nhanh, bắt sang dòng sau luôn ở những khổ 2,3 
+ Tìm hiểu bài(10’) 
+Khổ 1; 
-Gv y/c hs đọc thầm
- Hạt gạo được làm nên từ những gì?
+Khổ 2:
- Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
- GDHS nhớ đến công lao của những người lao động.
+ Các khổ còn lại.
- Em hiểu câu " em vui em hát hạt vàng làng ta" như thế nào?
- Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?
- Vì sao tác giả lại gọi hạt gạo là “ hạt vàng “ ?
- GDHS khi sử dụng gạo cơm tránh lãng phí...
- Nội dung chính của bài thơ là gì ?
+ Luyện đọc diễn cảm và HTL(9’):
-GV đọc diễn cảm bài thơ 1 lượt.
- Y/c hs phát hiệ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_14_nam_hoc_2016_2017_nguyen_van.docx