Giáo án Sinh hoạt tập thể Lớp 5 - Chương trình cả năm

Giáo án Sinh hoạt tập thể Lớp 5 - Chương trình cả năm

I – Mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh có khả năng

 - Hiểu được sự cần thiết của môi trường cho cuộc sống của con người, trách nhiệm của con người trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.

 - Phân biệt được việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường trong sạch.

 - Biết thực hiện giữ gìn và bảo vệ môi trường.

II – Nội dung và hình thức tổ chức:

 1. Nội dung:

 - MT rất cần thiết cho cuộc sống con người. MT cung cấp cho con người những điều kiện để sống như ăn, mặc, ở,

 - MT ô nhiễm chủ yếu là do con người gây ra. Vì vậy con người cần có trách nhiệm với MT, sống thân thiện với môi trường.

 - Trách nhiệm mỗi chúng ta là phải giữ gìn và bảo vệ môi trường.

 2. Hình thức tổ chức:

 - Trò chơi giao lưu.

 - Thảo luận và liên hệ bản thân.

 

doc 11 trang loandominic179 10530
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh hoạt tập thể Lớp 5 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề tháng 01 
Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc
Bài 2: Tham gia giữ gìn và bảo vệ môi trường
I – Mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh có khả năng
	- Hiểu được sự cần thiết của môi trường cho cuộc sống của con người, trách nhiệm của con người trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.
	- Phân biệt được việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường trong sạch.
	- Biết thực hiện giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II – Nội dung và hình thức tổ chức:
	1. Nội dung: 
	- MT rất cần thiết cho cuộc sống con người. MT cung cấp cho con người những điều kiện để sống như ăn, mặc, ở, 
	- MT ô nhiễm chủ yếu là do con người gây ra. Vì vậy con người cần có trách nhiệm với MT, sống thân thiện với môi trường.
	- Trách nhiệm mỗi chúng ta là phải giữ gìn và bảo vệ môi trường.
	2. Hình thức tổ chức: 
	- Trò chơi giao lưu.
	- Thảo luận và liên hệ bản thân.
III – Chuẩn bị của thầy và trò:
	 	* Về giáo viên:
	- Các dụng cụ để thực hiện hoạt động như: Giấy KT, bút dạ, băng dính, keo, 
	- Phổ biến cho HS những nội dung cần thiết chuẩn bị cho hoạt động
	- Trò chơi “Bỏ rác vào thùng”.
	* Về phía học sinh:
	- Làm các cánh hoa và nhụy hoa cho hoạt động.
	- Chuẩn bị ý kiến xung quanh nội dung mà giáo viên đã phổ biến cho lớp.
IV – Các bước tiến hành hoạt động:
	1. Hoạt động Khởi động: Trò chơi “Bỏ rác vào thùng”.
	a) Mục tiêu: Trò chơi giúp định hướng nội dung hoạt động cho HS
	b) Cách tiến hành:
	- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm:
	+ Nhóm “Thùng rác”: Khoảng 1/3 số lượng người chơi.
	+ Nhóm “Bỏ rác”: Khoảng 2/3 số lượng người chơi.
	- Phổ biến cách chơi:
	+ Nhóm “Bỏ rác” xếp thành hình vòng tròn, mỗi em cầm một vật tượng trưng là rác (cặp, sách, bút, viết, ). Nhóm “thùng rác” ở trong vòng tròn.
	+ Khi có lệnh, các em nhanh chóng bỏ rác vào thùng, mỗi thùng chỉ đựng số lượng rác là 3 (thùng rác cầm 3 vật trên tay).
	+ Khi có lệnh kết thúc, trong nhóm “bỏ rác” em nào còn cầm rác là thua. Em nào vứt rác đi mà không bỏ vào thùng là bị phạt. 
	- Cho HS thực hiện trò chơi.
	- Sau đó cho HS thảo luận câu hỏi: Vì sao phải bỏ rác vào thùng đựng rác? Vứt rác bừa bãi có tác hại gì?
	c) Giáo viên kết luận chung:
	Bỏ rác vào thùng để giữ vệ sinh chung, giữ cho MT trong sạch, tránh được dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe cho con người. Vậy MT là gì? MT ảnh hưởng đến con người như thế nào? Đó là nội dung của tiết học hôm nay ta cần thực hiện.
	2. Hoạt động 1: Thảo luận chung cả lớp
	a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu môi trường là gì?
	b) Cách tiến hành:
	- Cho HS quan sát tranh, ảnh đã sưu tầm được.
	- GV gợi ý và nêu câu hỏi:
	+ Nhìn thấy những gì trong bức tranh/ ảnh đó?
	+ Những gì em nhìn thấy được trong tranh/ ảnh đó có liên quan đến cuộc sống con người như thế nào?
	- HS trao đổi, thảo luận và trả lời – GV đúc kết rút ra kết luận.
	* Kết luận: Môi trường bao gồm không khí, nước, đất đai, âm thanh, ánh sáng, cây cối, sông núi, biển, hồ, động thực vật, các khu dân cư, khu sản xuất, 
	3. Hoạt động 2: Liên hệ thực tế việc giữ gìn và bảo vệ môi trường
	a) Mục tiêu: HS biết sự cần thiết phải tự liên hệ cá nhân trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.
	b) Cách tiến hành:
	- Cho HS thảo luận theo nhóm (3nhóm)
	- Các nhóm thảo luận để liệt kê các nội dung có liên quan đến việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Đưa ra những kiến nghị về việc bảo vệ môi trường.
	- HS thực hiện hoạt động và báo cáo kết quả – GV đúc kết rút ra kết luận
	* Kết luận: Bảo vệ MT và tài nguyên thiên nhiên là giữ cho MT trong sạch, đảm bảo cân bằng sinh thái; ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra. Bảo vệ tốt MT và tài ngyuên thiên nhiên giúp con người tạo ra cuộc sống tốt đẹp phát triển bền vững, lâu dài.
V – Kết thúc hoạt động:	
	- Cho HS xung phong phát biểu cảm tưởng của mình về buổi sinh hoạt ngoài giờ .
	- Giáo viên nhận xét chung về tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp.
	- GVCN tuyên bố kết thúc hoạt động .
Chủ đề tháng 02 
Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc
Bài 1: Tổ chức hội vui hoc tập
1. Yêu cầu: Giúp học sinh:
-Thi đua học tập trong tháng cuối năm để đạt kết quả tốt nhất trong kì thi học kì và thi vào lớp 6.
-Biết thêm những cách thức mới trong học tập
-Nâng cao trách nhiệm trong học tập
2. Nội dung và hình thức hoạt động
+ Nội dung: Kiến thức một số môn học mà kết quả chưa cao; hoặc kiến thức một số môn do lớp tự chọn để đưa vào hoạt động ôn tập (văn và toán)
+ Hình thức: thi giải câu đố, thi giải nhanh bài tập, tình huống ứng xử, sự kiện lịch sử của dân tộc.
+ Hoạt động theo đội.
3 .Chuẩn bị
+ Về phương tiện
- Hệ thống câu hỏi phục vụ cho chương trình ôn tập
+ Về tổ chức
Lựa chọn môn học đưa vào danh sách để xây dựng câu hỏi bài tập 
Tập hợp những học sinh khá giỏi để xây dựng đáp án 
+ Hình thành các nhóm dự thi
+ Thông qua giáo viên chủ nhiệm để xin ý kiến các giáo viên bộ môn nhằm hoàn thiện nội dung các câu hỏi và đáp án
+ Cử ban giám khảo
+ Mời giáo viên tham dự
+ Phân công người điều khiển chương trình
4.Tiến hành hoạt động
a .Khởi động
b.Thi trả lời các câu hỏi làm các bài tập nhanh.
Đại diện các nhóm lên bắt thăm câu hỏi đọc to cho các nhóm khác cùng nghe. Các nhóm thực hiện trong vòng 60 giây. Nhóm nào giơ tay trả lời trước được trả lời đầu tiên. nếú không trả lời đựơc nhóm khác có quyền trả lời.
Ban giám khảo công bố kết quả
5. Kết thúc hoạt động
	- Cho HS xung phong phát biểu cảm tưởng của mình về buổi sinh hoạt ngoài giờ .
	- Giáo viên nhận xét chung về tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp.
	- GVCN tuyên bố kết thúc hoạt động .
Chủ đề tháng 02 
Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc
Bài 2: Thi vẽ tranh theo chủ đề:
 “Con người và Môi trường”
I – Mục tiêu giáo dục: Sau bài học học sinh có khả năng:
	- Hiểu được sự cần thiết phải có MT trong lành cho con người sống và hoạt động.
	- Biết yêu quý MT xung quanh.
	- Biết thực hiện các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II – Nội dung và hình thức tổ chức:
	1. Nội dung: 
	- Môi trường trong lành là điều kiện rất cần thiết cho cuộc sống của con người. MT cung cấp cho con người những điều kiện để sống như: ăn, mặc, ở, hít thở, Nếu không có những điều kiện đó con người không thể sống, tồn tại và phát triển. Vì vậy để đảm bảo sự phát triển bền vững của MT con người cần phải sống thân tiện với MT, đồng thời phải có những việc làm giữ gìn và BVMT.
	2. Hình thức tổ chức: 
	- Tổ chức thi vẽ tranh với chủ đề “Con người và sức khỏe”.
III – Chuẩn bị của thầy và trò:
	 	* Giáo viên:
	- Xây dựng nội dung thi vẽ tranh với chủ đề: “Con người và sức khỏe”
	- Gợi ra những việc làm cụ thể vừa sức HS để các em tự sáng tác những bài vẽ thiết thực nhất như: Cùng nhau tổng vệ sinh trường lớp; tưới cây xanh của trường; nhặt giấy rác bừa bãi trên sân trường; quét dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm; thu gom phế thải; 
	- Sưu tầm một số bức tranh có nội dung như trên để HS làm tư liệu sáng tác.
	- Phối hợp với GV Mĩ thuật thành lập Ban giám khảo để cùng nhau chấm tranh của học sinh.
	*Học sinh:
	- Chuẩn bị giấy vẽ, bút màu, hồ dán, kéo, băng dính, 
	- Mỗi em dự kiến nội dung định vẽ mà bản thân thích nhất.
IV – Các bước tiến hành hoạt động:
	1. Hoạt động Khởi động: Toàn lớp hát bài “Điều đó tùy thuộc vào hành động của bạn” (Nhạc và lời: Vũ Kim Dung)
	a) Mục tiêu: Định hướng hoạt động cho HS.
	b) Cách tiến hành: 
	- Quản ca bắt nhịp cho cả lớp hát.
	- GV hỏi: Bài hát các em vừa hát nói về điều gì?
	* GV kết luận Bài hát nói về trách nhiệm của mỗi con người trong việc giữ gìn và bảo vệ MT. Vì vậy MT cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của con người? Vì sao cần phải BVMT? Để BVMT trong lành, chúng ta cần phải làm gì? Cuộc vẽ tranh hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu về điều đó.
	2. Hoạt động 2: Thi vẽ tranh về chủ đề: “Con người và môi trường”
	a) Mục tiêu: HS thể hiện hiểu biết của mình về những hành động giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh.
	b) Cách tiến hành: 
	- GV nhắc lại nôi dung của cuộc thi vẽ tranh và động viên HS cố gắng để thực hiện cho tốt bài vẽ của mình.
	- Mỗi HS với dụng cụ vẽ của mình sẽ thể hiện ý tưởng đã lựa chọn trên bức tranh vẽ. Cuọc thi tiến hành trong thời gian 20 phút
	- Hết thời gian GV cho HS treo bức tranh của mình vào vị trí thích hợp nhất ở trong lớp. Lớp sẽ trở tranh một phòng triển lãm tranh sinh động với nhiều màu sắc khác nhau.
	- Ban giám tiến hành chấm thi:
	+ GV mời 1 số em có bức tranh đặc sắc nhất lên trình bày nội dung tranh của mình.
	+ Lớp lắng nghe và cho ý kiến nhận xét đâu là bức tranh đẹp nhất với nội dung hay nhất.
	* GV kết luận: Muốn cho MT trong lành vì cuộc sống hôm nay và mai sau (như tiết đạo đức vừa học) thì mỗi người điều phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ MT bằng những việc làm cụ thể.
	3. Hoạt động 3: Liên hệ
	a) Mục tiêu: HS biết đánh giá những hành vi, việc làm BVMT của bản thân.
	b) Cách tiến hành: 
	- GV yêu cầu HS nhớ và ghi lại những việc làm giữ gìn và BVMT ở nhà trường, nơi công cộng và ở gia đình mà bản thân các em đã làm được.
	- Mời lần lượt một số em kể lại cho cả lớp nghe.
	- GV gọi một số em nhắc lại những việc làm mà các bạn đã nêu để toàn lớp ghi nhớ.
	*GV kết luận: Mỗi HS tùy theo khả năng của mình sẽ thực hiện những hành vi tích cực nhất để BVMT. Có như vậy mới làm cho MT xung quanh chúng ta luôn luôn được trong sạch, con người mới khỏe mạnh.
V – Kết thúc hoạt động:	
	- Cho HS xung phong phát biểu cảm tưởng của mình về buổi sinh hoạt ngoài giờ .
	- Giáo viên nhận xét chung về tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp.
	- GVCN tuyên bố kết thúc hoạt động .
Chủ đề tháng 03 
Yêu quý mẹ và cô giáo
Bài 1: Giao lưu với các Đội viên tiêu biểu ở trong Liên đội nhà trường
I – Mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh
	- Hiểu được công tác Đội – sao trong nhà trường có tầm quan trọng như thế nào? Hiểu được thành tích và các phẩm chất có được để trở thành một đội viên tiểu biểu xuất sắc.
	- Cảm phục và học hỏi được tấm gương tiêu biểu của các đội viên xuất sắc.
II – Nội dung và hình thức tổ chức:
	1. Nội dung: 
	- Tình hình hoạt động Đội của Chi đội lớp 5A
	- Các gương tốt của một số đội viên tiêu biểu trong Liên đội nhà trường.
	- Tình hình chung và các thành tích của lớp.
	2. Hình thức tổ chức: 
	- Giao lưu.
	- Văn nghệ.
III – Chuẩn bị của thầy và trò:
	 	* Về phương tiện:
	- Bản báo cáo công tác hoạt động đội của Chi đội lớp 5A.
	- Bản báo cáo thành tích của lớp đạt được từ đầu năm học đến nay.
	- Câu hỏi giao lưu.
	- Một số tiết mục văn nghệ.
	* Về tổ chức:
	- Giáo viên chủ nhiệm liên hệ với chị Tổng phụ trách đội, mời một số đội viên tiêu biểu có nhiều thành tích tốt trong phong trào Đội – Sao của nhà trường cũng như trong học tập và giúp đỡ bạn bè, 
	- Thông báo nội dung, yêu cầu của buổi giao lưu, động viên mọi học sinh trong lớp tích cực tham gia.
	- Chuẩn bị câu hỏi giao lưu.
	- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
	- Phân công người điều khiển chương trình và phân công nhóm trang trí.
	- Dự kiến mời đại biểu tham dự.
IV – Các bước tiến hành hoạt động:
	* Khởi động: 
	- Cho lớp sinh hoạt hát tập thể một số bài hát quen thuộc.
	- Tuyên bố lý do và giới thiệu thành phần tham dự.
	* Giao lưu và văn nghệ xen kẻ.
	- Người điều khiển chương trình mời lớp trưởng lên báo cáo những nét chính các thành tích của lớp đạt được từ đầu năm học đến nay.
	- Mời một số đội viên tiêu biểu được mời tự giới thiệu về mình đồng thời nêu những thành tích mà mình đã đạt được trong học tập cũng như phong trào đội trong thời gian qua.
	- Chuẩn bị câu hỏi giao lưu, chuyển cho người dẫn chương trình.
	- Người điều khiển chương trình lần lượt đọc các câu hỏi của lớp, tất cả các đội viên tham dự cùng giao lưu trả lời với lớp
	- Xen kẻ vào hoạt động giao lưu có một số tiết mục văn nghệ của lớp đã chuẩn bị.
V – Kết thúc hoạt động:	
	- Cho HS xung phong phát biểu cảm tưởng của mình về buổi giao lưu.
	- Mời đại biểu phát biểu ý kiến.
	- GVCN tuyên bố kết thúc hoạt động – mời đại biểu nghỉ.
Chủ đề tháng 03
Yêu quý mẹ và cộ giáo
Bài 2: Sinh hoạt văn nghệ mừng Ngày 
Thành lập Đoàn 26 - 3
	1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
- Phát huy khả năng văn nghệ của lớp, khai thác tìm hiểu thêm nhiều bài hát về đoàn, biểu diễn dưới nhiều hình thức.
- Khắc sâu ý nghĩa ngày thành lập đoàn 26 – 3
	2. Nội dung và hình thức hoạt động
a. Nội dung
- Các bài hát về đoàn.
- Tên bài hát tên tác giả các bài hát về đoàn.
b. Hình thức
Thi văn nghệ theo chủ đề mừng ngày thành lập đoàn 26 – 3.
	3. Chuẩn bị hoạt động
a. Về phương tiện
- Tập hợp các bài hát về đoàn: tên bài hát tên tác giả,
- Câu hỏi câu đố trong cuộc thi
b. Về tổ chức
- Thành lập các đội chơi: mỗi tổ cử một đội gồm 3 học sinh, các đội tự đặt tên
- Chuẩn bị các câu hỏi câu đố.
- Phân công người diều khiển chương trình ban giám khảo, nhóm trang trí
- Chuẩn bị đáp án thang điểm
- Mời đại biểu
	4. Tiến hành hoạt động
a. Khởi động
b. Cuộc chơi
- Người điều khiển chương trình lần lượt đưa ra các câu hỏi các câu đố.
- Đội nào có tín hiệu trước sẽ được vào cuộc
- Hoặc các đội sẽ đưa ra câu hỏi câu đố cho các đội khác 
- Dành một số câu hỏi cho khán giả.
- Ban giám khảo cho điểm các đội
- Công bố kết quả cuộc thi
	5. Kết thúc hoạt động
Chủ đề tháng 04
Hòa bình và Hữu nghị
Bài 1: Tổ chức diễn đàn trao đổi về chủ đề
“Hòa bình và Hữu nghị”
I – Mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh 
	- Nâng cao hiểu biết về vấn đề hòa bình, ý nghĩa của hòa bình đối với sự phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc. Khắc sâu kiến thức về một số vấn đề mà nhân loại quan tâm như chống đói nghèo, môi trường chiến tranh, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
	- Biết hợp tác trên tinh thần đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau để hướng tới một cuộc sống tích cực, tôn trọng các giá trị của dân tộc mình và các dân tộc khác.
II – Nội dung và hình thức tổ chức:
	1. Nội dung: 
	- Hòa bình và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình trong với cảnh hiện nay. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện hòa bình bằng hành động cụ thể.
	2. Hình thức tổ chức: 
	- Diễn đàn: Trình bày những quan điểm của cá nhân, tổ nhóm.
	- Một số tiết mục văn nghệ.
III – Chuẩn bị của thầy và trò:
	 	* Về phương tiện:
	- Bản trình bày ý kiến cá nhân, nhóm về chủ đề hòa bình và hữu nghị 
	- Một số bài hát, tiểu phẩm trò chơi.
	* Về tổ chức:
	Phân công cá nhân chuẩn bị ý kiến của mình:
	- Mỗi tổ nhóm định hướng số người lên tham gia diễn đàn theo sự phân công của lớp.
	- Xây dựng chương trình.
	- Phân công người điều khiển chương trình.
IV – Các bước tiến hành hoạt động:
	1. Hoạt động Khởi động: Trò chơi “Bỏ rác vào thùng”.
	- Cho lớp sinh hoạt hát tập thể một số bài hát quen thuộc.
	- Tuyên bố lý do và giới thiệu thành phần tham dự.
	* Trình bày một số tiết mục văn nghệ xen kẻ.
	2. Hoạt động 2: Tổ chức diễn đàn
	Người điều khiển chương trình lần lượt mời đại diện từng tổ lên trình bày ý kiến của mình về một trong những vấn đề hòa bình và tình hữu ghị. Theo chương trình, mỗi vấn đề được trình bày trong thời gian 5 phút. Sau mỗi vấn đề lớp bổ sung hoặc nêu những thắc mắc để giải quyết. Cụ thể như sau:
	+ Tổ 1: Nêu suy nghĩ về ý nghĩa của hòa bình đối với sự phát triển của xã hội.
	+ Tổ 2: Trình bày trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần bảo vệ hòa bình và ổn định xã hội trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.
	* Sau phần trình bày của các tổ, các cá nhân có thể tham gia phát biểu tự do. Bên cạnh người điều khiển chương trình giới thiệu xen kẻ các tiết mục văn nghệ tham gia.
V – Kết thúc hoạt động:	
	- Cho HS xung phong phát biểu cảm tưởng của mình về buổi sinh hoạt ngoài giờ .
	- Giáo viên nhận xét chung về tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp.
	- GVCN tuyên bố kết thúc hoạt động .
TUẦN 32
Chủ đề tháng 04
Hòa bình và Hữu nghị
Bài 2: Thi vẽ tranh theo chủ đề:
 “Con người và Môi trường”
I – Mục tiêu giáo dục: Sau bài học học sinh có khả năng:
	- Hiểu được sự cần thiết phải có MT trong lành cho con người sống và hoạt động.
	- Biết yêu quý MT xung quanh.
	- Biết thực hiện các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II – Nội dung và hình thức tổ chức:
	1. Nội dung: 
	- Môi trường trong lành là điều kiện rất cần thiết cho cuộc sống của con người. MT cung cấp cho con người những điều kiện để sống như: ăn, mặc, ở, hít thở, Nếu không có những điều kiện đó con người không thể sống, tồn tại và phát triển. Vì vậy để đảm bảo sự phát triển bền vững của MT con người cần phải sống thân tiện với MT, đồng thời phải có những việc làm giữ gìn và BVMT.
	2. Hình thức tổ chức: 
	- Tổ chức thi vẽ tranh với chủ đề “Con người và sức khỏe”.
III – Chuẩn bị của thầy và trò:
	 	* Giáo viên:
	- Xây dựng nội dung thi vẽ tranh với chủ đề: “Con người và sức khỏe”
	- Gợi ra những việc làm cụ thể vừa sức HS để các em tự sáng tác những bài vẽ thiết thực nhất như: Cùng nhau tổng vệ sinh trường lớp; tưới cây xanh của trường; nhặt giấy rác bừa bãi trên sân trường; quét dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm; thu gom phế thải; 
	- Sưu tầm một số bức tranh có nội dung như trên để HS làm tư liệu sáng tác.
	- Phối hợp với GV Mĩ thuật thành lập Ban giám khảo để cùng nhau chấm tranh của học sinh.
	*Học sinh:
	- Chuẩn bị giấy vẽ, bút màu, hồ dán, kéo, băng dính, 
	- Mỗi em dự kiến nội dung định vẽ mà bản thân thích nhất.
IV – Các bước tiến hành hoạt động:
	1. Hoạt động Khởi động: Toàn lớp hát bài “Điều đó tùy thuộc vào hành động của bạn” (Nhạc và lời: Vũ Kim Dung)
	a) Mục tiêu: Định hướng hoạt động cho HS.
	b) Cách tiến hành: 
	- Quản ca bắt nhịp cho cả lớp hát.
	- GV hỏi: Bài hát các em vừa hát nói về điều gì?
	* GV kết luận Bài hát nói về trách nhiệm của mỗi con người trong việc giữ gìn và bảo vệ MT. Vì vậy MT cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của con người? Vì sao cần phải BVMT? Để BVMT trong lành, chúng ta cần phải làm gì? Cuộc vẽ tranh hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu về điều đó.
	2. Hoạt động 2: Thi vẽ tranh về chủ đề: “Con người và môi trường”
	a) Mục tiêu: HS thể hiện hiểu biết của mình về những hành động giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh.
	b) Cách tiến hành: 
	- GV nhắc lại nôi dung của cuộc thi vẽ tranh và động viên HS cố gắng để thực hiện cho tốt bài vẽ của mình.
	- Mỗi HS với dụng cụ vẽ của mình sẽ thể hiện ý tưởng đã lựa chọn trên bức tranh vẽ. Cuọc thi tiến hành trong thời gian 20 phút
	- Hết thời gian GV cho HS treo bức tranh của mình vào vị trí thích hợp nhất ở trong lớp. Lớp sẽ trở tranh một phòng triển lãm tranh sinh động với nhiều màu sắc khác nhau.
	- Ban giám tiến hành chấm thi:
	+ GV mời 1 số em có bức tranh đặc sắc nhất lên trình bày nội dung tranh của mình.
	+ Lớp lắng nghe và cho ý kiến nhận xét đâu là bức tranh đẹp nhất với nội dung hay nhất.
	* GV kết luận: Muốn cho MT trong lành vì cuộc sống hôm nay và mai sau (như tiết đạo đức vừa học) thì mỗi người điều phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ MT bằng những việc làm cụ thể.
	3. Hoạt động 3: Liên hệ
	a) Mục tiêu: HS biết đánh giá những hành vi, việc làm BVMT của bản thân.
	b) Cách tiến hành: 
	- GV yêu cầu HS nhớ và ghi lại những việc làm giữ gìn và BVMT ở nhà trường, nơi công cộng và ở gia đình mà bản thân các em đã làm được.
	- Mời lần lượt một số em kể lại cho cả lớp nghe.
	- GV gọi một số em nhắc lại những việc làm mà các bạn đã nêu để toàn lớp ghi nhớ.
	*GV kết luận: Mỗi HS tùy theo khả năng của mình sẽ thực hiện những hành vi tích cực nhất để BVMT. Có như vậy mới làm cho MT xung quanh chúng ta luôn luôn được trong sạch, con người mới khỏe mạnh.
V – Kết thúc hoạt động:	
	- Cho HS xung phong phát biểu cảm tưởng của mình về buổi sinh hoạt ngoài giờ .
	- Giáo viên nhận xét chung về tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp.
	- GVCN tuyên bố kết thúc hoạt động .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoat_tap_the_lop_5_chuong_trinh_ca_nam.doc